intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo" giúp học sinh sử dụng được Tiếng Anh trong thực tế cuộc sống, chủ động dùng Tiếng Anh để nói và viết về các vấn đề xung quanh, tập làm MC và tổ chức sự kiện. Tạo cho học sinh các cơ hội thể hiện năng lực của bản thân và tự tin khi thuyết trình trước đám đông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

  1. UỶ BAN NHÂN DÂNHUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát   triển năng lựcvà tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn: Ngoại Ngữ Cấp học:  THCS Tên tác giả:  Nguyễn Thị Thanh Khang Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh,  Đan Phượng, Hà Nội. Chức vụ: Giáo viên 1/20
  2. NĂM HỌC 2019­2020 A. Đặt vấn đề I.Lý do lựa chọn đề tài: Năm 2008, khi huyện Đan Phượng được sáp nhập vào Hà Nội, trường   tôi may mắn được Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo  Đan Phượng chọn cử tham gia vào dự  án “ Lớp học kết nối­Đối thoại Châu  Á’’ của Hội đồng Anh. Tôi được chọn làm điều phối viên tại trường. Mặc   dù bận rộn với việc giảng dạy, tôi vẫn cố  gắng mang các cơ  hội đến cho   học sinh của mình tham gia hoạt động dự án. Trong cuộc thi “ Tôi là công dân   toàn cầu”, học sinh Quách Thị  Thu Trang lớp 8F của trường tôi đã đạt giải   nhất quốc gia, tôi và hai học sinh của trường đã được mời tham dự triển lãm  giáo dục quốc tế tại Đài Loan vào tháng 11 năm 2009. Vào tháng 2 năm 2010,  tôi lại được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cử đi tham dự khóa đào tạo điều  phối viên tại Malaysia. Ở đó tôi cùng các đồng nghiệp và học sinh được tham   gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với các bạn đến từ  các nước khác.  Tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ  năng thực hành Tiếng Anh và tổ  chức các  hoạt động trải nghiệm cho học sinh là vô cùng quan trọng. Và trong bối cảnh   giáo dục hiện nay, việc rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh và tổ chức các hoạt  động trải nghiệm cho học sinh là rất cần thiết. Vì vậy tôi đã chú trọng đến  vấn đề này và đã áp dụng vào quá trình giảng dạy tại trường. II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: * Giúp học sinh sử dụng được Tiếng Anh trong thực tế cuộc sống,   chủ động dùng Tiếng Anh để nói và viết về các vấn đề xung quanh, tập làm  MC và tổ chức sự kiện. * Tạo cho học sinh các cơ hội thể hiện năng lực của bản thân và tự tin   khi thuyết trình trước đám đông. * Giúp học sinh phát triển được năng lực sử  dụng ngôn ngữ  Tiếng Anh,  nănglực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự  học, tự quản lý, sử  dụng công nghệ  thông tin, và giải quyết vấn đề. 2/20
  3. III. Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu. Trong thực tế  học sinh học Tiếng Anh tương đối tốt, nhưng các em chỉ  đáp   ứng   được   yêu   cầu   của   các   kỳ   kiểm   tra   thường   xuyên,   định   kỳ,   thi  chuyển cấp, nhưng không biết sử  dụng Tiếng Anh trong thực tế cuộc sống  hàng ngày, khả  năng thực hành Tiếng Anh còn hạn chế, không tự  tin khi sử  dụng Tiếng Anh. Để  giải quyêt vấn đề  này tôi tiến hành các biện pháp rèn  kỹ  năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh và tổ  chức các hoạt động trải   nghiệm để học sinh có cơ hội thực hành năng lực sử dụng ngôn ngữ. 1 .Đối tượng áp dụng: Học sinh các lớp 6A, 7A, 9A trường THCS. 2 . Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Năm học  2018­2019, 2019­2020 IV. Phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp nhóm nghiên cứu lý luận và nhóm phương pháp nghiên  cứu thực tiễn. ­ Chú trọng phát triển năng lực học sinh. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập 2.   Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. ­ Phương pháp điều tra. ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. ­ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. B. Phần nội dung I. Cơ sở lý luận.  Căn cứ  vào nhu cầu của xã hội và mục tiêu của chương trình giáo  dục phổ thông mới là đào tạo học sinh có 6 phẩm chất và 9 năng lực đó là   các phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung;   Trung thực, tự  trọng, chí công, vô tư; Tự  lập, tự  tin, tự  chủ; Có trách  3/20
  4. nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.  Và các năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao   tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán. II. Cơ sở thực tiễn Căn cứ  vào tình hình thực tế, đa số  học sinh không tự  tin khi sử  dụng Tiếng Anh, không có khả năng tự học, tự quản lý, phụ thuộc nhiều  vào thầy cô, không biết sử  dụng CNTT vào việc học tập mà chỉ  để  giải  trí. Học sinh chưa chủ động sáng tạo, chưa có các năng lực cần thiết đáp   ứng yêu cầu của xã hội và mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông   mới. III.Thực trạng tình hình vấn đề: Chương trình SGK nặng về  kiến thức để  thi cử, thời lượng giảng   dạy và học tập trên lớp ít, học sinh phải học nhiều môn học khác nữa. Số liệu điều tra cho thấy rất ít  học sinh sử dụng được Tiếng Anh   để  giao tiếp, viết văn bản hoặc trao đổi công việc. Học sinh thụ  động,  không  biết  sử  dụng Tiếng Anh  vào  các  tình  huống thực tế.  Học sinh   không tự  tin khi nói Tiếng Anh trước đám đông, không biết viết Tiếng   Anh trong các tình huống cụ thể, lúng túng khi lập kế hoạch và tổ chức sự  kiện, phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài với yêu cầu trình bày suy   nghĩ của em về lợi ích của Internet trong cuộc sống hiện đại. Lớp Sĩ số Có khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh 6A 46 20 học sinh 7A 48 25 học sinh 9A 47 20 học sinh 4/20
  5. IV. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Cho học sinh vận dụng thực hành Tiếng Anh trong và sau giờ học. Biện pháp 1: Rèn kỹ năng viết và gửi thư điện tử (email). Ở bài 1 chương trình Tiếng Anh lớp 6, sau khi hướng dẫn học sinh   đọc và viết email ở trường, tôi giao bài về nhà cho học sinh tập viết email  và gửi bài cho cô qua mạng. Nhiều học sinh đã gửi bài và tôi chữa lỗi sai   cho học sinh rồi gửi lại. Qua hoạt động này học sinh phát triển đượcnăng   lực sử  dụng ngôn ngữ  viết Tiếng Anh và năng lực sử  dụng công nghệ  thông tin.Tôi cho học sinh thực hành gửi email ngay từ khi các con bắt đầu  học sách giáo khoa Tiếng Anh mới từ năm học 2016­2017 đến nay. Nhiều  học sinh đã rất thành thạo việc gửi bài cho cô qua mạng. Và trong đợt  nghỉ  phòng dịch Covid­19 vừa qua học sinh đã làm bài  ở  nhà và nộp bài   cho cô qua mạng, tôi nhận xét, sửa lỗi, chấm điểm và gửi lại bài cho học   sinh, yêu cầu học sinh viết lại nếu bài viết chưa đạt yêu cầu. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng nói và viết bài theo chủ đề. Vớibài học chủ đề trường học, tôi giao cho học sinh vẽ và viết bài   về trường của em rồi giới thiệu cho các bạn khác.Học sinh rất hào hứng  tham gia và say mê sáng tạo. Hoạt động này giúp học sinh phát triển năng   lực viết tiếng Anh và năng lực sáng tạo. Còn với các chủ  đề  khác, ví dụ  về  ngôi nhà của em, bạn em, lớp   học của em, môi trường nơi em đang sống, về  Tết Việt…tôi cũng giao  cho học sinh vẽ tranh và viết bài rồi trình bày trước lớp hoặc kể cho bạn   mình nghe theo cặp 2 học sinh. Trong quá trình rèn luyện đó học sinh phát   triển được năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anhđể nói và viết   về các vấn đề thực tế của cuộc sống xung quanh. Từ đó kỹ năng sử dụng   Tiếng Anh của các em được cải thiện rất nhiều và các em tự  tin hơn khi   sử dụng Tiếng Anh trong thực tế. Biện pháp 3:  Hướng dẫn học sinh tìm kiếm, lựa chọn thông tin qua các trang  mạng tin cậy và tự học tiếng Anh qua mạng. 5/20
  6. Với các chủ  đề  rộng hơn như  các danh lam thắng cảnh của đất  nước và các kỳ  quan thế  giới,… tôi cho học sinh tìm kiếm thông tin trên  mạng, sưu tầm tranh  ảnh và giới thiệu, chia sẻ  cùng các bạn trong lớp.  Qua hoạt động này, sự  hiểu biết của học sinh về  thế  giới tăng lên rất   nhiều, làm phong phú kho tàng kiến thức của học sinh, học sinh có kỹ  năng tìm kiếm thông tin trên mạng và hiểu biết hơn về lịch sử và văn hóa  của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa học sinh còn có   thể tự học để nâng cao trình độ Tiếng Anh và kiến thức xã hội của mình  qua các trang mạng hữu ích. Ví dụ  các trang mạng  www.learnenglish.britishcouncil.org/en  hoặc  www.learnenglish.de  ….Tôi thường chia sẻ  với học sinh những bài viết   hay hoặc các bí quyết học Tiếng Anh tốt để các em tham khảo và tự học  để  nâng cao trình độ  của mình. Hoạt động này giúp cho học sinh của tôi  phát triển được năng lực tự  học và tự  quản lý.Tôi cũng liên hệ  với phụ  huynh để trao đổi với họ cách giúp con tự  quản lý khi con dùng máy tính  và điện thoại để học Tiếng Anh Biện pháp 4:  Tổ  chức hoạt động trải nghiệm vàsự  kiện nhân dịp các ngày lễ  kỷ  niệm. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong phạm vi lớp học Trong dịp lễ  Giáng sinh và năm mới, tôi tổ  chức cho học sinh viết  và làm bưu thiếp chúc mừng các bạn nước ngoài. Các em cùng trao đổi và  chia sẻ những tấm thiệp tự làm và những lời chúc mừng có ý nghĩa nhân   dịp ngày lễ lớn. Và các em cũng nhận được những tấm thiệp của các bạn  nước ngoài như  Indonesia và Malaysia, nơi tôi có hai bạn đồng nghiệp   đang công tác. Các em đã rất hào hứng với hoạt động này và tham gia   nhiệt tình. Tôi thường cho các em tìm hiểu về ngày lễ Giáng sinh, nguồn gốc,  phong tục tổ  chức Giáng sinh  ở  các nước, các món ăn và các hoạt động  vào dịp đặc biệt này. Ở mỗi lớp, tùy theo năng lực của học sinh tôi chọn   những hoạt động phù hợp như: hát, vẽ, tổ  chức trò chơi… Lớp 8, 9 học   6/20
  7. sinh tổ  chức game shows, lớp 6,7 làm bưu thiếp, vẽ  tranh và hát bằng  Tiếng Anh. Khi  tổ   chức  các  hoạt   động  này,  tôi  thường  cho  học  sinh   tự  lên  chương trình, nội dung và phân công các bạn tham gia hoạt động tùy theo   khả năng của mình. Sau đó tôi duyệt chương trình và góp ý nếu thấy cần   thiết. Thông qua các hoạt động này, học sinh phát triển được năng lực  sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự  giải quyết vấn đềtrong việc tổ  chức hoạt động tập thể. Tôi không bao giờ  đưa ra một khuôn mẫu bắt   học sinh phải theo mà tôi cho học sinh thỏa sức sáng tạo theo sở  thích,  khả năng và hiểu biết của các em từ việc trang trí phòng học cho đến việc  dẫn dắt chương trình, tôi chỉ kiểm tra, giám sát và góp ý khi học sinh trình   bày kế  hoạch vàlên ý tưởng cho buổi hoạt động ngoại khóa. Vì vậy khi   nhà trường tổ chức các hoạt động lớn trong phạm vi toàn trường, tôi cũng  không phải mất nhiều thời gian vì đã có một đội ngũ học sinh từ  các lớp  có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa rất tự tin, chủ động, tích cực và sáng   tạo. Ví dụ: Học sinh của tôi đã tự lên chương trình và dẫn dắt hoạt động   của góc Tiếng Anh trong hội vui văn học vừa diễn ra ở trường tôi vào đầu  tháng 1 vừa qua Tổ chức sự kiện trong phạm vi trường học. Tôi cùng nhóm ngoại ngữ của trường cũng đã tổ chức Lễ hội Tiếng  Anh chào đón Giáng sinh và năm mới trong phạm vi toàn trường thu hút   đông đảo học sinh và phụ huynh tham gia. Chúng tôi mời thầy giáo nước  ngoài cùng dự. Các em thỏa sức múa, hát, đóng kịch và giao lưu với Mr  Kent, một giáo viên đến từ nước Mỹ. Sau hoạt động này các em lại càng   thấy yêu thích và hào hứng với bộ  môn Tiếng Anh và mong muốn năm  học nào các thầy cô cũng tạo ra sân chơi bổ  ích và lý thú để  các em thỏa   sức vui chơi và thể  hiện khả  năng Tiếng Anh của mình. Hoạt động này  giúp học sinh phát triển được năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sáng  tạo và hợp tác. Tổ chức cho học sinh đi dã ngoại, tham gia dự án tìm hiểu về những  dòng sông trên thế giới. 7/20
  8. Ngoài các hoạt động tại trường, tôi đã lên kế hoạch, xin phép BGH   nhà trường và kết hợp cùng phụ  huynh   cho học sinh đi dã ngoại trong  khuôn khổ  dự  án “ Tìm hiểu những dòng sông trên thế  giới”. Sau khi dự  án kết thúc, tôi vẫn xin phép BGH nhà trường và kết hợp với phụ  huynh  tổ  chức cho học sinh đi tham quan dã ngoại và viết bài thu hoạch bằng   Tiếng Anh hoặc vẽ những bức tranh về chuyến đi sau khi trở lại trường.   Học sinh của trường tôi đã được mở  rộng sự  hiểu biết vềthế  giới xung   quanh, các em được thể hiện khả năng nói và viết tiếng Anh cũng như kỹ  năng hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Hoạt động trải nghiệm này  giúp các em phát triển năng lực tự quản lý, năng lực hợp tác, năng lực sử  dụng ngôn ngữ, năng lực tự giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp. V.Hiệu quả của SKKN: ­ Học sinh thích học Tiếng Anh hơn. ­ Học sinh tự làm và viết thiếp chúc mừng cô nhân các ngày lễ. ­ Học sinh tự tin trong giao tiếp với người nước ngoài. ­ Học sinh tự tin khi làm MC Tiếng Anh.(Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Thị  Huyền Trang…Lớp 9A) ­ Nhiều học sinh thi đỗ chuyên ngữ và cận chuyên.( Đỗ Vũ Minh Nguyệt,   Trần Hồng Ngọc, Nguyễn Phương Anh, Tạ Quang Đạt, Nguyễn Hương  Giang…) ­ Lớp 9A (2018­2019) năm đầu tiên môn Tiếng Anh thi vào THPT đạt  điểm TB 8,25 nhiều học sinh đạt điểm 9,10 và môn tiếng Anh toàn trường   cao nhất huyện. ­ Học sinh đạt nhiều giải cao trong các kỳ  thi học sinh giỏi Tiếng Anh  cấp Huyện và Thành phố. Năm học 2019­2020 này, học sinh Quách Duy Nam lớp 9A đạt giải nhất  cấp Huyện, giải ba cấp Thành phố môn Tiếng Anh. Và 8 học sinh khác đạt các giải nhì, ba và khuyến khích cấp Huyện môn   Tiếng Anh. 8/20
  9. ­ Trường nơi tôi công tác đạt danh hiệu “ Trường học hợp tác quốc tế tích  cực”. ­ Trường được tặng bằng khen của Hội đồng Anh. C. Kết luận chung và kiến nghị Trong quá trình dạy học Tiếng Anh tôi đã khơi nguồn cảm hứng  sáng tạo cho học sinh, tạo cho các em những cơ hội được trải nghiệm và   thực hành Tiếng Anh của mình, giúp các em phát triển được các phẩm  chấtvà năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang hướng tới.   Học sinh thích học Tiếng Anh hơn, điều đó làm tăng thêm động lực và   nhiệt huyết với nghề trong tôi. Thời gian vừa qua hai học sinh cũ của tôi  là em Đào Thị Kim Oanh, du học sinh Hàn Quốc và Nguyễn Hoàng Minh,   đang hoàn thiện hồ sơ du học Mỹ trở lại trường xin tôi nhận xét và những   bức  ảnh cũ tôi chụp cho các em khi tham gia hoạt động  ở  trường THCS   để hoàn thiện hồ sơ  du học. Tôi cảm thấy tự  hào vì những việc làm nhỏ  của mình đã đặt dấu ấn trong hành trình trưởng thành của học sinh. Tôi sẽ  tiếp tục cố gắng tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa chohọc sinh c ủa mình, giúp  các em có nền tảng tốt để tiếp tục thành công trong tương lai. Kiến nghị: Trong quá trình áp dụng đề tài tôi nhận thấy các yếu tố để thành công là: ­ Tạo được sự hứng thú trong học tập cho học sinh.  ­ Khuyến khích được học sinh tự giác học tập và chủ động, sáng tạo. ­ Được BGH nhà trường, các giáo viên và đông đảo phụ  huynh học sinh  ủng hộ. Vì vậy tôi xin có một số kiến nghị sau đây: o Đối với Bộ GD&ĐT:  Chỉ  đạo sát sao và khuyến khích các chương trình tổ  chức hoạt động  trải nghiệm cho học sinh. o Đối với Sở GD&ĐT: 9/20
  10. Đưa các cơ  hội hoạt động dự  án và hoạt động trải nghiệm cho các  trường xa trung tâm thành phố, phù hợp với đặc thù của vùng đó. o Đối với Phòng GD&ĐT: Tạo điều kiện tốt và khuyến khích các trường  ở  địa phương tổ  chức  các hoạt động trải nghiệm. o Đối với BGH nhà trường: Tạo điều kiện tốt về  cơ  sở  vật chất và có các hình thức động viên  khuyến khích giáo viên tổ  chức các hoạt động trải nghiệm cho học   sinh. Cho giáo viên và học sinh có nhiều cơ hội được tổ chức các hoạt động  trải nghiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 10/20
  11. D. CÁC MINH CHỨNG KÈM THEO I. Phiếu điều tra trước khi thực hiện đề tài với yêu cầu trình bày suy nghĩ  của em về lợi ích của Internet trong cuộc sống hiện đại. Lớp Sĩ số Khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh Ghi chú 6A 46 20 học sinh 7A 48 25 học sinh 9A 47 20 học sinh Bảng so sánh đối chiếu với số liệu điều tra trước khi thực hiện. Cho học sinh trình bày một vấn đề bằng Tiếng Anh trước lớp. Lớp Sĩ số Số hs sử dụng tốt T.Anh  Số hs sử dụng tốt T.Anh  trước khi thực hiện sau khi thực hiện 6A 46 20học sinh 40học sinh 7A 48 25học sinh 45học sinh 9A 47 20học sinh 42học sinh 11/20
  12. II. Dưới đây là một sô bài viết của học sinh gửi cho cô qua mạng 12/20
  13. 13/20
  14. 14/20
  15. Các bài viết của học sinh về Tết Việt 15/20
  16. Các trang web cho học sinh tự học Tiếng Anh 16/20
  17. III. Hoạt động nhân ngày lễ Giáng Sinh 17/20
  18. 18/20
  19. Dưới đây là hình ảnh em Nguyễn Minh Quân và Nguyễn Thị Huyền Trang  đang dẫn chương trình trong góc Tiếng Anh­Hội Vui Văn Học của trường. 19/20
  20. 20/20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2