intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình học 7

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình học 7" được thực hiện với mục đích giúp học sinh có kỹ năng trình bày kiến thức một cách logic; Xây dựng cho học sinh phương pháp tự nghiên cứu, khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua từng bài học; Rèn cách trình bày lời giải một bài toán chứng minh Hình học cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình học 7

  1. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 I­ PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài Dạy Hình học  ở  các lớp đầu cấp trường THCS phải đi tới một tỏng   những cái đích cần đạt là học sinh biết lập luận có căn cứ. Nhưng thực tiễn   sư  phạm cho thấy, khi chuyển từ việc học một số kiến thức Hình học lẻ  tẻ  theo trực giác  ở  Tiểu học sang học Hình học có hệ  thống với yêu cầu lập   luận có căn cứ học sinh thường gặp khó khăn. Có em học đến lớp 9 vẫn còn   mơ hồ, chưa biết lập luận chính xác. Hình học  ở trường THCS là môn học có cấu trúc logic tương đối chặt   chẽ, do đó học sinh muốn lĩnh hội được các kiến thức Hình học thì phải có  trình độ  phát triển tư  duy phù hợp với yêu cầu của chương trình. Cụ  thể  là:  Phải nhận thức được mối liên hệ logic giữa các mệnh đề Hình học, biết tìm  ra những tính chất mới từ những điều đã biết bằng suy luận. Vì vậy: Khi dạy Hình học  ở  các lớp đầu cấp THCS nên xem kỹ  năng  lập luận cú căn cứ được hình thành vừa là mục đích, vừa là phương tiện của  dạy Hình học. Trên cơ  sở  quan tâm đầy đủ  đến việc làm rõ vì căn cứ  của lập luận,  trong quá trình dạy từng bài mới là giải từng bài tập. Với biện pháp chủ yếu   là xây dựng và sử  dụng hệ thống câu hỏi và bài tập thích hợp thì mới có thể  hình thành kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh góp phần chủ động nâng  cao hiệu quả dạy học theo yêu cầu của bộ môn. Việc hình thành kĩ năng lập luận có căn cứ  cho học sinh là một quá  trình lâu dài và phải được quan tâm ngay từ  khi dạy phần mở  đầu Hình học   phẳng. Hệ  thống câu hỏi, bài tập  ở  mỗi tiết dạy phải dược thiết kế  theo   hướng vừa thể  hiện được vai trò chuyển tiếp trong dạy học, vừa đảm tính  thống nhất của quy trình hai giai đoạn trong dạy học. I.2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích: nâng cao chất lượng học thực chất của học sinh. Học sinh   chủ động nắm kiến thức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Ngay từ  khi bắt đầu vào phần Hình học 6 tôi đã xác định việc rèn kỹ  năng lập luận có căn cứ cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết. Một  phần công việc nghiên cứu này tôi đã làm trong khi dạy Hình học lớp 6 (Năm  học 2006 ­ 2007). Tuy vậy nếu Hình học 6 là mang tính kế thừa tri thức trực quan ở Tiểu   học và có nhiệm vụ tạo cơ sở cho suy diễn chặt chẽ ở lớp 7 thì Hình học 7 là   chính thức đi vào hình thành kỹ  năng luận luận có căn cứ  cho học sinh sử  dụng các kiến thức đã chuẩn bị ở lớp 6. Dạy Hình học 7 là chuyển dần sang   Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 1
  2. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 suy luận vận dụng kiến thức. Với suy nghĩ trên cùng với việc năm học 2007 ­   2008 tôi được phân công giảng dạy toán 7 nên ngay từ  khi bắt đầu chương I  tôi đã chú ý việc rèn kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh. I.3. Thời gian, địa điểm: ­ Thời gian: Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008. ­ Địa điểm: Lớp 7B1, 7B2 trường THCS Mạo Khê 2. I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn. ­ Học sinh có kỹ năng trình bày kiến thức một cách logic. ­ Xây dựng cho học sinh phương pháp tự  nghiên cứu, khắc sâu kiến   thức cho học sinh thông qua từng bài học. ­ Rèn cách trình bày lời giải một bài toán chứng minh Hình học cho học   sinh. Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 2
  3. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 II­ NỘI DUNG. II.1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Đề tài: “Rèn kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy   Hình học 7” gồm 3 phần: Phần 1: Dạy Hình học theo quy trình hình thành kỹ năng lập luận có căn cứ. Phần 2: Hình thức tổ chức dạy học. Phần 3: Hệ thống câu hỏi, bài tập ở một số bài học Hình học chương I ­ Lớp   7. II. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II.2.1. Dạy học Hình học theo quy trình hình thanh kỹ năng lập luận có căn  cứ. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập nhằm hình thành kỹ  năng lập   luận có căn cứ cho học sinh phải dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau: ­   Học sinh biết lập luận có căn cứ  để  học Hình học, đồng thời học   sinh học Hình học để có những kỹ năng lập luận có căn cứ. ­ Hình thành kỹ năng lập luận có căn cứ trên cơ sở khai thác đúng mức  nội dung chương trình sách giáo khoa Hình học, phù hợp tâm lý lứa tuổi, làm  nổi bật những căn cứ của suy luận để có kiến thức mới cũng như để giải các   bài tập. ­ Hình thành kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh trên cơ  sở luyện  tập từng mẫu qui tắc suy luận khi học lý thuyết cũng như khi vận dụng kiến  thức nhằm giáo dục logic một cách ẩn tàng cho học sinh. ­ Hình thành kỹ  năng lập luận có căn cứ  cho học sinh chủ  yếu bằng  cách xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập thích hợp. II.2.2. Hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp dạy học hệ  thống câu hỏi, bài tập trong mỗi tiết gồm 3  bước chủ yếu sau: ­ Bước 1:  Giáo viên tổ  chức cho học sinh cả  lớp làm chung bài mẫu   hoặc đọc, phân tích, nắm vững cấu trúc bài giải mà bài mẫu hoặc bài đọc,   phân tích, nắm vững cấu trúc bài giải mẫu. ­ Bước 2: Học sinh tự  làm các bài tập theo mẫu, sau khi học sinh làm  xong, giáo viên thu các bài của học sinh. ­ Bước 3: Giáo viên tổ  chức cho cả  lớp thảo luận để  đưa ra lời giải   đúng của các bài tập mà học sinh đã làm. Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 3
  4. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 Thông qua việc xem xét các bài làm của học sinh sau mỗi tiết học và   kết quả các bài kiểm tra, giáo viên có được số liệu đáng tin cậy về thành tích   học tập của mỗi học sinh trong cả quá trính dạy học. Do câu hỏi và bài tập ở các tiết có cùng cấu trúc nên sau mỗi tiết khi đã  quen mẫu, học sinh có thể chủ động tự luyệ tập. Sau đây là một số ví dụ  về  hệ thống câu hỏi, bài tập mà tôi đã sử dụng ở một số bài để rèn kỹ năng lập   luận có căn cứ cho học sinh. II.2.3. Hệ thống câu hỏi và bài tập ở một số bài Hình học chương I lớp  7. II.2.3.1. Hai góc đối đỉnh. Bài 1: Cho các góc mOn, mOz trên hình 1 (H.1) Trả lời 1. Các góc nào có một cạnh là tia đối của tia  Oy? 1, ………………………… 2. Các góc nào có một cạnh là tia đối của tia Ox? 2, ………………………… 3. Góc nào có cả 2 thuộc tính trên? 3, ………………………… 4. Góc nào là góc đối đỉnh của góc xOy? 4, ………………………… Bài 2: Trên hình 2. Hai góc xOy và x’Oy’ có phải là 2 góc đối  đỉnh không? Vì sao? Lời giải ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… (H.2) ……………………………………………………… ……………………………………………………… Bài 3: Trên hình 3. Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 4
  5. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 Hai góc xOy và x’Oy’ có phải là 2 góc đối  đỉnh không? Vì sao? Lời giải …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. (H.3) …………………………………………………………. Bài 4: Trên hình 4.  Cho 2 đường thẳng mm’ và nn’ cắt  nhau tại I. Trong các khẳng định sau, khẳng định  nào đúng, khẳng định nào sai? (H.4) 1. Nếu mIn, m’In’ đối đỉnh thì mIn và m’In’ có  chung đỉnh. Trả lời 1, …………………… 2. Nếu mIn và và m’In’ đối đỉnh thì Im, Im; là 2  tia đối nhau. 2, …………………… 3. Nếu mIn cà m’In’ đối đỉnh thì In, In’ là 2 tia   3, …………………… đối nhau. 4, …………………… 4. Nếu mIn và m;In’ đối đỉnh thì 2 tia Im, Im’   đối nau và hai tia In. In’ đối nhau. Bài 5: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? 1. Nếu 2 góc xOy và x’Oy’ có chung đỉnh O  thì 2 góc xOy và x’Oy’ đối đỉnh. Trả lời 1, …………………… 2. Nếu 2 tia Ox, Ox’ đối nhau thì 2 góc xOy   và x’Oy’ đối đỉnh. 2, …………………… 3. Nếu 2 tia Oy, Oy’ đối nhau thì 2 góc xOy   3, …………………… và x’Oy’ đối đỉnh. 4, …………………… 4. Nếu 2 tia Ox, Ox’ và 2 tia Oy và Oy’ đối  nhau thì hai góc xOy và x’Oy’ đối nhau. 5, …………………... 5. Nếu 2 tia Ox, Ox’ đối nhau hoặc hai tia   Oy, Oy’ đối nhau thì hai góc xOy và x’Oy’  đối nhau. Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 5
  6. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 Bài 6:  Hai đường thẳng cắt nhau  ở  A  tạo thành 4 góc A1, A2, A3, A4.  Biết A1 = 470. Tính các góc còn lại. (H.5) Lời giải A1 = A3 = ………………….. (vì ……………………………) A2 = 1800 ­ A1 = …………… (vì ……………………………) A4 = A2 = ……………………… (vì ……………………….) Bài 7: Cho 2 góc xOy và x’Oy’ có số  đo khác nhau. Lập luận như thế nào để  chứng tỏ hai góc xOy và x’Oy’ không phải là 2 góc đối đỉnh? Giải Nếu 2 góc đối đỉnh thì chúng bằng nhau. (Căn cứ: Tính chất của 2 góc đối  đỉnh) Số đo xOy khác số đo x’Oy’ (Căn cứ: Đề bài) Vậy hai góc xOy và x’Oy’ không phải là hai góc đối đỉnh. Bài 8:  Cho 2 góc ABC và DBK có số đo khác nhau. Lập luận như thế nào để  chứng tỏ ABC và DBK không phải là hai góc đối đỉnh? Giải ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. II.2.3.2. Hai đường thẳng vuông góc. Bài 1: Trong hai câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? 1, ………….. 2, ………….. Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 6
  7. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 Hãy dùng hình vẽ để bác bỏ câu sai. 1. Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau. 2. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc. Bài 2: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào  đúng, khẳng định nào sai? 1, ………….. 1. Nếu xx’ cắt yy’ tại O và xOy = 900 thì xx’   yy’ 2. Nếu xx’ vắt yy’ tại O và xOy + yOx’ = 1800 thì xx’  2, ………….. yy’ 3, ………….. 3. Nếu xOy = x’Oy’ thì xx’   yy’ 4, ………….. 4. Nếu xx’ vắt yy’ tại O và  5, ………….. xOy = yOx = x’Oy’ = y’Ox = 900 thì xx’   yy’ 5. Nếu xx’ cắt yy’ tại O và xOy = y’Ox thì xx’   yy’ Bài 3: Cho 2 đường thẳng mm’ và nn’ cắt nhau tại I   và vuông góc với nhau (H.6) Lập luận như thế nào để chứng tỏ mIn = 900? Giải Nếu 2 đường thẳng vuông góc với nhau thì một  (H.6) trong các góc tạo thành bởi hai đường thẳng đó là góc  vuông. (Căn cứ: Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc). Hai đường thẳng mm’ và nn’ là 2 đường thẳng vuông góc (Căn cứ: Đề  bài). Vậy: Một trong các góc tạo thành mIn = 900. Bài 4: Cho 2 đường thẳng aa’ và bb’ vuông góc với nhau. Lập luận như thế nào để chứng tỏ rằng hai đường thẳng aa’ và bb’ cắt nhau. Giải ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. II.2.3.3. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Bài 1. Cho hình 7. Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 7
  8. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 Trong các khẳng định sau, khẳng định nào  đúng, khẳng định nào sai? (H.7) 1. D1 và E1 là 2 góc đồng vị. 2. Góc D2 đồng vị với góc E2 1, ………….. 3. Góc E4 và góc D3 là 2 góc so le trong. 2, ………….. 4. Góc E2 so le trong với góc D4. 3, ………….. 5. Góc D1 và góc D3 là 2 góc đối đỉnh. 4, ………….. 6. Góc E2 và góc E3 là 2 góc kề bù. 5, ………….. Bài 2: Cho hình vẽ 8. Điền vào chỗ  trống trong các câu sau để  được khẳng định đúng. 1. IPO và POR là 1 cặp góc …………………… 2. OPI và INO là 1 cặp góc …………………… 3. PIO và NIO là 1 cặp góc …………………… (H.8) 4. OPR và POI là ……………………………… Bài 3: Cho hình vẽ 9. a. Vì sao a // b b. Tính A4, B4. C. Tính A4 + B3. Giải a. a // b vì a, b và có một cặp góc trong cùng  phía bù nhau: A1  + B2  = 1400  + 400  = 1800  (H.9) (Căn cứ: …………………………) b. A4 = B2 = 400 (Căn cứ: ……………………….) B4 = A4 = 400 (Căn cứ: ………………………….) c. A4 + B3 = 1800 (Căn cứ: …………………….) II.2.3.4. Tiên đề Oclit về đường thẳng song song. Bài 1: Cho hình vẽ 10. Biết A // b và c cắt a tại A, cắt b tại B. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện bài làm dưới đây: Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 8
  9. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 a. A1 = ………… (Vì là cặp góc so le trong) b. A2 = ………… (Vì là cặp góc đồng vị) c. B3 = A3 (Vì …………………………….) (H.10) d. B2 = A4 (Vì …………………………….) Bài 2: Cho hình 11. Biết A // b. Hãy nêu tên các cặp góc bằng nhau của hai tam   giác CAB và CDE. Giải CAB = CDE (Vì …………………….) CBA = ……… (Vì ………………….) ACB = DCE (Vì ………………..) (H.11) Bài 3:  Cho   ABC.   Qua   đỉnh   A   vẽ   đường  thẳng a song song với BC. Qua đỉnh B vẽ  đường thẳng song song với AC; a và b cắt  nhau tại O. Hãy xác định một góc đỉnh O có  số đo bằng số đo góc c của   ABC. (H.12) Giải C = …………….. (1) (Vì a // BC và C, A1 là cặp góc so le trong) A1 = ……………. (2) (Vì ………………………………………) Từ (1) và (2) ta có C = O1. Vậy O1 =…………………. II.2.3.5. Định lý. Bài 1:  Xem hình 13 và điền vào chỗ  trống  để chứng minh định lý “Hai góc đối đỉnh thì  (H.13) bằng nhau”. GT: ……………………….. KL: ………………………. STT Các khẳng định Căn cứ của khẳng định Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 9
  10. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 1 O1 = O2 = 1800 Vì ………………………………… 2 O3 + O2 = ………… Vì ………………………………… 3 O1 + O2 = O2 + O3 Căn cứ vào ……… và ……….. 4 O1 + O3 Căn cứ vào ……………………… Bài 2: Chứng minh định lý sau: “Khoảng cách từ  trung   điểm   của   đoạn   thẳng   đến   mỗi   đầu   nút  đoạn thẳng bằng nửa độ dài đoạn thẳng đó”. A M B Bước thứ nhất: Phân biệt giả thiết, kết luận (H.14) Giả thiết: M là trung điểm của đoạn thẳng AB. 1 1 Kết luận: MA =  AB; MB =  AB. 2 2 Bước thứ 2: Trả lời các câu hỏi sau: 1. Từ giả thiết M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì ta suy ra được điều gì? Trả lời:  M nằm giữa A và B  (1) MA = MB (2) 2. Nếu M nằm giữa 2 điểm A và B thì suy ra được điều gì? Trả lời: MA + MB = AB  (3) 3. Từ đẳng thức MA = MB và MA + MB = AB ta suy ra được điều gì? 1 1 Trả lời: MA =  AB; MB =  AB. 2 2 Bước thứ 3: Điền khẳng định đã được đánh số (1), (2) và (3) vào ô thích hợp  của sơ đồ lập luận sau đây để có sơ đồ lập luận đúng: (1) (3) Giả  Kết luận thiết (2) Bước thứ 4: Điền các căn cứ thích hợp vào bảng trình bày lời giải: STT Các khẳng định Căn cứ của khẳng định Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 10
  11. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 1 M là trung điểm của đoạn thẳng AB Theo đầu bài 2 M nằm giữa 2 điểm A và B Do (1) Do (2) và tchất cộng đoạn  3 AM + MB = AB thẳng Do (1) và định nghĩa trung  4 M cách đều 2 điểm A, B: AM = MB điểm đoạn thẳng 5 AM + MB = AB; AM = MB Do (3) và (4) 1 6 AM =  AB Do (5) 2 1 7 BM =  AB Do (4) vµ (6) 2 Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 11
  12. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 II.3. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP ­ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. II.3.1. Phương pháp nghiên cứu. ­ Dựa vào hướng dẫn chung của ngành về  phương pháp dạy học theo  phương pháp đổi mới. ­ Dựa vào kinh nghiệm của bản thân, dựa vào việc đánh giá rút kinh   nghiệm thông qua các tiết dự chuyên đề và dự giờ trong tổ. ­ Dạy thử và lắng nghe sự góp ý của đồng nghiệp. ­ Nắm chắc đối tượng, phân loại học sinh. ­ Nắm chắc nội dung bài dạy, hệ thống kiến thức của bài. ­ Đánh giá phương pháp dạy thông qua kết quả của học sinh. II.3.2. Kết quả nghiên cứu. ­ Qua 2 năm dạy Hình học lớp 6, 7 cùng với việc chú trọng việc rèn  luyện kỹ năng lập luận có căn cứ như trên tôi nhận thấy hầu hết học sinh từ  trung bình trở  lên đều chú ý đến kỹ  năng này khi làm bài, các em có lực học   khá trở lên đều đã biết lập luận tốt. ­ Số học sinh chủ động tham gia xây dựng bài, chủ động tiếp nhận kiến  thức tăng lên nhiều, kỹ  năng giải bài tập của học sinh được nâng cao, khả  năng suy luận và tư duy của học sinh có tiến bộ. ­ Ý thức học của học sinh được nâng cao, chất lượng của học sinh tăng  dần, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng. Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 12
  13. Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình   học 7 III. KẾT LUẬN. Để đánh giá việc thực hiện chuyên đề  có thành công hay không là dựa  vào chất lượng học của học sinh. Để  học sinh chủ  động học thì chính bản   thân các em phải nắm chắc kiến thức cơ  bản và phải có một kỹ  năng suy   luận nhất định. Vì vậy trước tiên người thầy phải nắm chắc đố  tượng học   sinh để cung cấp các kỹ năng cần thiết cho học sinh để  học sinh có đủ  điều   kiện chủ động trong việc học của mình. Người thầy phải lên kết hoạch cụ  thể  và chi tiết cho từng giờ  dạy,   tăng cường tổ  chức sinh hoạt nhóm và phiếu học tập để  học sinh chủ  động   suy luận từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến tổng quát. Rèn kỹ năng suy   luận có căn cứ  cho học sinh thông qua các bài toán đòi hỏi tư  duy sáng tạo.   Rèn cho học sinh từ việc tham gia xây dựng bài đến nghiên cứu xây dựng bài. Người thầy phải luôn rèn luyện để nâng cao tay nghề, rèn phương pháp  truyền thụ, vận dụng nhiều hình thức dạy học, thiết kế  từng giờ  dạy một   cách chi tiết và khoa học. Người thầy phải chú trọng đến rèn nề nếp ý thức học tập và xây dựng  phong trào học tập chung của cả  lớp. Kích thích được ý thức của học sinh,  điều chỉnh lượng kiến thức phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Trên đây là một số ý kiến của tôi về vấn đề rèn luyện kỹ năng lập luận   có căn cứ  cho học sinh thông qua dạy Hình học Chương I ­ Lớp 7. Tôi rất  mong và trân trọng cảm ơn sự góp ý của tất cả các đồng nghiệp để tạo điều  kiện cho học sinh học Hình học được tốt hơn. Mạo Khê, ngày 7 tháng 5 năm   2008 Người viết Tống Thị Thanh Hà Tống Thị Thanh Hà ­ Trường THCS Mạo Khê II 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2