Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả
lượt xem 13
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Lợi ích, ưu điểm khi sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh; Những khó khăn, tồn tại khi sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả
- 1 PHÒNG GD-ĐT TX BÌNH LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS AN LỘC B Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục Thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Ngày, Nơi công Chức danh (GV Trình Tỉ lệ % đóng STT Họ và tên tháng, năm tác dạy môn, lớp) độ góp vào việc sinh chuyên tạo ra sáng môn kiến 1 HỒ VIẾT 14.7.1979 Trường Giáo viên giảng Cử 100% TOÀN THCS An dạy Sinh học 6, nhân Lộc B, Hóa học 8, sư Bình Long, Chủ nhiệm 6A2 phạm Bình Phước 1. Là tác giả đề nghị xét sáng kiến: “Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả". 2. Chủ đầu tư tạo sáng kiến: không có 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Công tác chủ nhiệm lớp). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: từ tháng 09/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Hiện nay, nhiều trường phổ thông trên cả nước đã triển khai dịch vụ "Sổ liên lạc điện tử" dưới hình thức gửi tin nhắn về điện thoại của phụ huynh để thông báo điểm, tình hình học tập hằng ngày của học sinh. Có thu phí dịch vụ tùy theo từng trường, theo ứng dụng mà trường sử dụng (Ví dụ như mạng giáo dục Việt Nam vnEdu.vn). Nếu phụ huynh đăng ký sẽ thường xuyên nhận được tin nhắn qua điện thoại phản ánh về lịch học, lịch thi, kết quả học tập của con em mình. Tuy vậy, hạn chế của "Sổ liên lạc điện tử" trong trường học hiện nay là phụ huynh không thể tương tác trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm trên nền tảng công nghệ sổ liên lạc điện tử. Thông tin chỉ mang tính tương tác một chiều từ giáo viên chủ nhiệm và nhà trường thông qua các tin nhắn. Ít tiện lợi, nhiều phụ huynh kiến nghị nên thay đổi hình thức liên lạc điện tử. Cần cải tiến để tăng tương tác, thay vì chỉ kết nối bằng cách gửi tin nhắn theo kiểu "tương tác một chiều" như hiện nay.
- 2 Ở một số trường học chưa triển khai dịch vụ sổ liên lạc điện tử do cơ sở hạ tầng thông tin còn thiếu, việc kết nối giữa giáo viên và phụ huynh về tình hình học tập của học sinh vẫn luôn được duy trì chặt chẽ, đặc biệt là trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch COVID-19 - học sinh tự học ở nhà thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Hiện tại có nhiều cách kết nối giữa giáo viên và phụ huynh như Facebook, Zalo, Viber, Mocha, Line,... thuận tiện mà vẫn đảm bảo nội dung thầy cô cần thông báo. Nhiều giáo viên, phụ huynh và cả học sinh thường lập group (nhóm) trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook... để trao đổi thông tin và tiếp nhận thông tin từ phía giáo viên chủ nhiệm hoặc trao đổi, bàn bạc về các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để quản lý, chăm sóc và giáo dục học sinh là cần thiết và rất tiện lợi. Đặc biệt, những ứng dụng này đều miễn phí, tận dụng được nền tảng công nghệ thông tin. Bởi vậy việc tận dụng và duy trì kết nối giữa Giáo viên chủ nhiệm - phụ huynh học sinh thông qua các trang mạng xã hội kết hợp với việc sử dụng dịch vụ "Sổ liên lạc điện tử" giúp cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động - học tập của học sinh ở trường cũng như ở nhà dễ dàng, thuận lợi hơn. Để trao đổi thông tin qua mạng xã hội thực sự có hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp, bản tôi muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm qua đề tài: “Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả" 5.2. Nội dung của sáng kiến. 5.2.1. Lợi ích, ưu điểm khi sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh. Hầu hết các phụ huynh học sinh hiện nay đều sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) có cài đặt và sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc. Việc “Kết bạn”, lập nhóm (group) và tham gia vào các nhóm Zalo dễ dàng. Thông tin trao đổi giữa các thành viên trong nhóm nhanh chóng, thuận lợi, tương tác hai chiều. Thông tin, tương tác riêng giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm riêng tư nên nhiều khi phụ huynh học sinh mạnh dạn trao đổi hết với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập và hoạt động của học sinh ở nhà nên giáo viên chủ nhiệm nắm bắt đầy đủ thông tin về học sinh nhiều hơn góp phần thuận lợi trong công tác giáo dục cho học sinh kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn. Bởi vậy khi sử dụng hiệu quả sẽ mang lại một số lợi ích như: Thứ nhất: Giáo viên thông báo thuận tiện. Trong nhóm "chat" trên mạng xã hộ Zalo, giáo viên vừa thông báo, tất cả phụ huynh sẽ biết ngay. Thầy cô tiết kiệm thời gian khi chỉ cần soạn một thông báo, thay vì phải gửi tin nhắn đến từng phụ huynh. Những tin nhắn quan trọng cần lưu ý giáo viên chủ nhiệm có thể ghim lên bảng tin. Vậy là thông báo này luôn nằm ở phần đầu cuộc hội thoại, các phụ huynh khác chỉ cần mở lên là thấy, và giả sử có quên cũng dễ dàng xem lại. Ngoài ra giáo viên còn thêm nhắc hẹn những thông báo cần chú ý để phụ huynh nhận lại được thông báo. Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của các em, phụ huynh thường xuyên sử dụng và cập nhật thông tin chung của nhóm phụ huynh và
- 3 giáo viên chủ nhiệm nên mọi thông tin, thông báo của giáo viên chủ nhiệm liên quan đến hoạt động của học sinh, phụ huynh nhắc nhở các em kịp thời, hiệu quả. Ảnh chụp màn hình điện thoại một thông báo của giáo viên chủ nhiệm trong nhóm Zalo lớp 6a2 trường THCS An Lộc B Thứ hai: Phụ huynh hỏi đáp dễ dàng. Nhóm "chat" trên mạng xã hộ Zalo giúp giải đáp các thắc mắc của các bậc phụ huynh một cách nhanh chóng. Chỉ cần một người có câu hỏi, giáo viên và các phụ huynh khác nếu biết đều có thể trả lời ngay, và cả nhóm đều nắm được thông tin hữu ích, dễ dàng thảo luận trong nhóm.
- 4 Thứ ba: Kênh bàn luận, chia sẻ và trao đổi hữu ích. Các tiện ích có sẵn trong nhóm giúp thầy cô và phụ huynh học sinh bàn luận các vấn đề cực kì thuận lợi, từ thống nhất thời gian, địa điểm nội dung công việc thực hiện của học sinh cả lớp đến nhắc lịch học các con. Một số hoạt động của lớp, nhờ hình thức bình chọn của Zalo nên mọi người vui vẻ chọn hình thức thực hiện được số đông tán thành. Các hình ảnh hoạt động, chia sẻ cũng được lưu trữ trong nhóm để phụ huynh có thể lưu ảnh về. Đặc biệt hơn, nhóm còn là nơi thầy cô và phụ huynh chia sẻ link các chương trình học tập, lớp dạy kĩ năng sống cho con. Nhóm chat Zalo giữa giáo viên và phụ huynh không chỉ là nơi cập nhật tình hình lớp, mà đây là một cộng đồng những người cùng quan tâm nuôi dạy con cái; chia sẻ những kiến thức, giúp đỡ nhau trong việc thấu hiểu tâm lý con. Thầy cô giáo cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc giáo dục học sinh. Đặc biệt nhóm chat Zalo còn cho phép thêm thành viên trực tiếp từ số điện thoại mà không phải kết bạn trước đó. PHHS có thể tải nội dung tài liệu ôn tập, tự học ở nhà trong nhóm Zalo lớp 6a2 trường THCS An Lộc B( Ảnh chụp màn hình điện thoại) 5.2.2. Những khó khăn, tồn tại khi sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh. Không thể phủ nhận những lợi ích khi giáo viên và phụ huynh sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, liên lạc. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu không theo quy định chung của nhóm thì nhóm sẽ dễ trở thành như một "Hội chợ". Giáo viên chủ nhiệm khó kiểm soát nội dung bàn luận, thông tin chung của nhóm... thậm chí dễ bị đổ vỡ
- 5 mối liên hệ giữa giáo viên với phụ huynh, giữa phụ huynh với phụ huynh, hay giữa học sinh với nhau do những nguyên nhân sau: Thứ nhất là: Một số học sinh, bố mẹ đi làm ăn xa, không ở với bố mẹ mà ở với ông bà nội ngoại, tuổi cao hầu như không sử dụng mạng xã hội nên không thể tham gia vào nhóm. Có khi phụ huynh có tham gia nhưng khó kết nối với học sinh để nhắc nhở các em kịp thời. Thứ hai là: Một số phụ huynh học sinh do bận rộn công việc nên ít cập nhật thông tin kịp thời. Không theo dõi hết thông tin nên có khi hỏi lại hoặc thời gian tương tác trên nhóm ngoài giờ, trao đổi thông tin không cần thiết làm ảnh hưởng đến thành viên khác trong nhóm. Thứ ba là: Một số phụ huynh học sinh khi tham gia chưa nắm hết các quy tắc chung của nhóm nên có lúc đưa lên thông tin không liên quan đến hoạt động chung của lớp mất "tài nguyên" thông tin. Hoặc thông tin không liên quan đến học sinh lớp làm ảnh hưởng đến các phụ huynh khác. Thậm chí nhiều phụ huynh chỉ trích, nói nhau nặng lời khi các con xích mích nhau, đôi khi có những thông tin chưa được kiểm chứng nhưng các phụ đã vội đưa lên hình ảnh, thông tin của học sinh lên và nhận xét, bình luận, "kết tội" các em, làm tổn thương đến học sinh, gây bức xúc và ảnh hưởng đối với các thành viên. Đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự đổ vỡ mối quan hệ các thành viên trong nhóm. Thứ tư là: Thành viên trong nhóm có thể không phải là phụ huynh học sinh trong lớp mà chính học sinh của lớp hay "người ngoài". Khi tham gia vào nhóm có thể gây ảnh hưởng chưa tốt đến nhóm. Thậm chí chính ngay học sinh lớp cũng có thể làm giả tài khoản phụ huynh để tham gia nhóm. 5.2.3. Giải pháp thực hiện. 5.2.3.1. Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả. Tương tác với phụ huynh học sinh trong lớp là một phần thiết yếu trong công việc của bất kỳ giáo viên chủ nhiệm nào. Thông qua giao tiếp hiệu quả, bạn có thể chia sẻ các phản hồi, có được thông tin chi tiết và cải thiện hiệu quả học tập của học sinh. Phụ huynh là nguồn cung cấp thông tin cực kỳ có giá trị khi nói đến việc tạo ra một kế hoạch, chương trình giáo dục học sinh trong lớp hiệu quả và lôi cuốn học sinh. Phụ huynh cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về con cái của họ và cung cấp phản hồi kết quả hoạt động của học sinh ở nhà. Như vậy, việc thiết lập các kênh giao tiếp phù hợp giữa bạn và cha mẹ của học sinh là rất quan trọng. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi cảm thấy việc sử dụng mạng xã hội Zalo để kết nối liên lạc với phụ huynh học sinh lớp trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả thì giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau: Đầu tiên: Thiết lập nhóm phụ huynh học sinh trên mạng xã hội Zalo và thu hút phụ huynh tham gia vào nhóm. Ngay từ buổi họp mặt phụ huynh học sinh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm dành một ít thời gian để giới thiệu về lợi ích và hạn chế của việc
- 6 tham gia vào nhóm mạng xã hội Zalo do giáo viên chủ nhiệm thành lập riêng và chỉ dành riêng cho phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp. Tên nhóm (chính là tên lớp), biểu tượng của nhóm, người quản trị (admin) của nhóm là giáo viên chủ nhiệm của lớp, số điện thoại liên lạc của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm dành một ít thời gian trong buổi họp để "kết bạn" ngay với phụ huynh nếu có thể thực hiện ngay. Những phụ huynh học sinh nếu chưa thực hiện được thì có thể "kết bạn" với giáo viên chủ nhiệm sau khi kết nối số điện thoại liên lạc của giáo viên chủ nhiệm. Do vậy ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh, nhóm đã kết nối được gần 50% thành viên và ngay từ tuần đầu tiên của năm học giáo viên chủ nhiệm đã kết nối được hết các thành viên là phụ huynh học sinh trong lớp. Bởi vậy phụ huynh học sinh theo dõi và nắm bắt tình hình hoạt động của lớp cũng như hoạt động của con em mình ngay từ đầu năm học. Thứ hai: Một số quy ước với các thành viên khi tham gia vào nhóm Zalo của lớp: - Mọi thành viên trong nhóm luôn phải tôn trọng lẫn nhau. Không biến những mục đích tốt đẹp thành diễn đàn để "tố giác", "kể tội" các con, thậm chí nhiều phụ huynh chỉ trích, nói nhau nặng lời khi các con xích mích nhau, đôi khi có những thông tin chưa được kiểm chứng nhưng các phụ đã vội đưa lên hình ảnh, thông tin của học sinh lên và nhận xét, bình luận, "kết tội" các em, làm tổn thương đến học sinh và gây bức xúc và ảnh hưởng đối với các thành viên. Trong quá trình hoạt động của nhóm, nhiều khi giáo viên chủ nhiệm - là người quản trị nhóm còn đóng vai trò "làm trọng tài" để xử lí các thông tin và hòa giải các phụ huynh học sinh khi xảy ra các tranh luận, bàn cãi. - Thành viên tham gia vào nhóm chỉ là phụ huynh học sinh của lớp, tên tài khoản thành viên của nhóm phải được người quản trị nhóm là giáo viên chủ nhiệm xác minh rõ ràng, chính xác. - Khi phụ huynh có nhu cầu liên lạc vào nội dung chung trong nhóm, chỉ có những thông tin, hoạt động chung của tập thể lớp, không đưa lên những thông tin không liên quan. Không đưa lên thông tin trao đổi riêng của con em mình lên nhóm. Không chia sẻ thông tin hay những link liên kết không liên quan đến học sinh trong lớp. Nếu có nhu cầu trao đổi tìm hiểu thông tin, tình hình học tập riêng của con em mình thì xin mời phụ huynh mạnh dạn trao đổi riêng qua trang riêng của giáo viên chủ nhiệm hay trang riêng của phụ huynh để không làm ảnh hưởng đến phụ huynh khác mà vẫn đảm bảo tính riêng tư cá nhân của các thành viên và học sinh lớp. - Hạn chế đưa lên thông tin cá nhân hoặc biểu tượng của trang cá nhân (ví dụ như chúc mừng sinh nhật), chỉ đưa lên thông tin chung của tập thể lớp, thông tin chung phải ngắn gọn, rõ ràng, ngôn từ trong sáng, lịch sự để không ảnh hưởng đến phụ huynh khác trong nhóm. Những thông tin trao đổi cá nhân về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp thì phụ huynh trao đổi qua trang riêng của giáo viên chủ nhiệm. - Thời gian trao đổi thông tin trên nhóm phù hợp, tránh giờ nghỉ ngơi buổi trưa hay buổi tối để khỏi làm phiền đến các phụ huynh khác trong nhóm.
- 7 - Giáo viên là người quản trị có thể thay đổi tên thành viên theo quy ước gọi tên phụ huynh kèm theo tên học sinh trong lớp (Ví dụ như tên là Phhs Nguyễn Lan Anh - 6a2). Như vậy khi lên nhóm liên lạc, giao tiếp phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm có thể dễ dàng biết thông tin liên quan đến phụ huynh học sinh nào. Khi liên lạc riêng trực tiếp liên quan đến học sinh giáo viên chủ nhiệm tìm tên liên lạc nhanh chóng, thuận lợi. - Chỉ giáo viên chủ nhiệm là người quản trị nhóm là người duy nhất trong nhóm có quyền thêm bớt thành viên nhóm, ghim, bỏ ghim tin nhắn, tạo ghi chú, xóa bỏ tin nhắn, thông tin không phù hợp... Những thành viên khác chỉ tham gia để nắm bất thông tin hoạt động của lớp, không được quyền chia sẻ điều hành hoạt động nhóm. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến Như đã đề cập ở trên, hầu hết các giáo viên và phụ huynh học sinh hiện nay đều sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) có cài đặt và sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc. Việc “Kết bạn”, lập nhóm (group) và tham gia vào các nhóm Zalo dễ dàng. Thông tin trao đổi giữa các thành viên trong nhóm nhanh chóng, thuận lợi, tương tác hai chiều. Thông tin, tương tác riêng giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm riêng tư nên nhiều khi phụ huynh học sinh mạnh dạn trao đổi hết với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập và hoạt động của học sinh ở nhà nên giáo viên chủ nhiệm nắm bắt đầy đủ thông tin về học sinh nhiều hơn góp phần thuận lợi trong công tác giáo dục cho học sinh kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn. Bởi vậy khi sử dụng hiệu quả sẽ mang lại thuận lợi, nhanh chóng cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh trong công tác giáo dục hai mặt học tập và đạo đức cho học sinh. Tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp đều thành lập được nhóm liên lạc với phụ huynh học sinh của lớp mình. 6. Những thông tin cần được bảo mật: không 7. Các điều kiện áp dụng sáng kiến: Các giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cần trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất phục vụ cho liên lạc như điện thoại hoặc máy tính có cài đặt ứng dụng Zalo. Giáo viên phải có kĩ năng, trình độ chuyên môn vững vàng, giao tiếp khéo léo với phụ huynh học sinh, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của phụ huynh và học sinh trong lớp và có kế hoạch áp dụng sáng kiến. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: 8.1. Kết quả thông qua hoạt động của lớp chủ nhiệm: Hiện nay số thành viên trong nhóm Zalo PHHS lớp 6A2 trường THCS An Lộc B là 48. Ngoài giáo viên chủ nhiệm là trưởng nhóm còn lại phụ huynh tham gia vào nhóm Zalo của lớp là 47/47 phụ huynh. Đạt tỉ lệ 100% tổng số phụ huynh của lớp. 100% phụ huynh học sinh trong nhóm cập nhật, theo dõi thông tin của nhóm. Những thông tin cá nhân học sinh khi trao đổi thông tin qua trang riêng với phụ huynh học sinh đầy đủ làm cho mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh ngày càng gắn kết hơn. Phụ huynh hỗ trợ tốt các phong trào và hoạt động của lớp.
- 8 Tất cả các hoạt động của học sinh lớp được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Thông báo của GVCN lớp trên trang nhóm được phụ huynh học sinh cập nhật, theo dõi. Đặc biệt là các thông báo nhắc nhở các em học tập, ôn tập bài học trong các giờ kiểm tra phụ huynh học sinh cập nhật theo dõi các em nên các em hoàn thành tốt các bài kiểm tra, nhắc nhở các em thực hiện tốt nội quy và hoạt động ở trường, lớp. Nhờ vậy kết quả xếp loại hai mặt của học sinh lớp cuối học kì 1 có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Cụ thể trong HK1 năm học 2020-2012, kết quả hai mặt của học sinh lớp 6A2 như sau: Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Đầu năm 4 10 25 8 25 20 2 8,51% 21,27% 53,19% 17,03 53,19% 42,55% 4,26% Cuối HK1 9 20 13 5 30 17 0 19,14% 42,55% 27,65% 10,66% 63,83% 36,17% Dự kiến 15 18 14 0 33 14 0 HK2 31,91% 38,30% 29,79% 70,21% 29,79% 8.2. Kết quả kiểm chứng thông qua hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc THCS cấp thị xã năm học 2020 - 2021 và thông qua hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc THCS cấp tỉnh năm học 2020 - 2021. Qua hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc THCS cấp thị xã năm học 2020 - 2021 ngày 16/11/2020. Bản thân tôi cũng tham gia thuyết trình giải pháp dựa trên sáng kiến này và được đánh giá đạt để tham gia hội thi. Giải pháp dựa trên sáng kiến này cũng là giải pháp để tham dự hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc THCS cấp tỉnh năm học 2020 - 2021 sắp tới. 8.3. Bài học kinh nghiệm 8.3.1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến. Khi công nghệ trở nên hiện đại hơn, giáo viên đã bắt đầu tận dụng và sử dụng các ứng dụng khác nhau để liên lạc với phụ huynh học sinh. Tin nhắn, email, trò chuyện video và cổng trực tuyến giúp giao tiếp hiệu quả hơn cho cả giáo viên và phụ huynh. Phụ huynh cũng có thể được truy cập bất cứ lúc nào, có nghĩa là giáo viên sẽ không cần phải cắt giảm thời gian của công việc khác để nói chuyện với phụ huynh học sinh. Những công cụ kỹ thuật số này giúp cho cha mẹ theo sát các vấn đề về con cái của họ. Thay vì chờ đợi hàng tháng cho một phiếu thông báo kết quả học tập duy
- 9 nhất, phụ huynh có thể theo dõi em xác định các vấn đề tiềm ẩn, sau đó họ có thể trao đổi với giáo viên thông qua các ứng dụng. Là một giáo viên chủ nhiệm, giao tiếp với cha mẹ là một phần không thể tránh khỏi của công việc. Cách thức liên lạc phù hợp có thể giúp giáo viên và phụ huynh thuận lợi hơn trong công tác giáo dục cho học sinh, cải thiện hiệu quả học tập của học sinh. Để liên lạc với phụ huynh học sinh hiệu quả giáo viên cần phải: - Có lòng yêu nghề, lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao. - Luôn đảm bảo chuẩn bị chu đáo cho việc thực hiện các kế hoạch, đầy đủ các nội dung liên lạc của giáo viên với phụ huynh học sinh trong lớp. - Nếu cha mẹ trở nên nóng nảy khi giao tiếp, hãy nhớ giữ bình tĩnh và duy trì sự kiểm soát. - Nhóm phụ huynh học sinh trong lớp qua mạng xã hội Zalo không phải là kênh duy nhất liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. Phụ huynh cần liên lạc theo dõi thêm trên kênh liên lạc khác như vnEdu.vn hoặc liên lạc qua điện thoại trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm. 8.3.2. Những kiến nghị, đề xuất triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn. - Để phát huy hết vai trò của mạng xã hội trong công tác đạt hiệu quả cao, Nhà trường và Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức buổi tọa đàm về vai trò của mạng xã hội trong công tác dành cho tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Thành lập nhóm và khuyến khích, động viên tất cả các thầy cô và nhân viên tham gia vào nhóm của trường. - Các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp cần tổ chức thành lập nhóm phụ huynh học sinh của lớp mình. Dành một khoảng thời gian để trao đổi với phụ huynh học sinh về vai trò mạng xã hội trong liên lạc với giáo viên, nhà trường ngay trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học để phụ huynh học sinh thấy rõ những lợi ích và tồn tại khi sử dụng mạng xã hội. Từ đó phụ huynh học sinh chủ động tham gia vào các nhóm liên lạc với giáo viên, nhà trường tích cực hơn, hiệu quả hơn. Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân trong công tác chủ nhiệm xin được chia sẻ cùng các thầy cô. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chắc chắc vẫn có nhiều sai sót, rất mong sự đóng góp ý để sáng kiến này của tôi hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn! ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
- 10 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phú Thịnh, ngày 05 tháng 02 năm 2021 Người viết Hồ Viết Toàn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở bậc học Trung học cơ sở
24 p | 75 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
15 p | 47 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học lớp 8, 9
24 p | 162 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7
15 p | 11 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở
32 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 - 9
24 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Rubric đánh giá để tăng hiệu quả các tiết nói-nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri
10 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lý
32 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn Địa lý lớp 6
32 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hằng đẳng thức & hệ thức Vi - ét đảo, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
17 p | 48 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường
14 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn