Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở" với mục đích giúp học sinh hoạt động tích cực, chủ động hơn trong việc tìm ra kiến thức mới, nhưng điều này cũng làm cho giáo viên giảng dạy gặp nhiều khó khăn như mất thời gian chuẩn bị, kẻ, viết phóng to, mất thời gian treo lên, lấy xuống, bên cạnh đó là sự tốn kém về kinh tế mỗi khi sử dụng ... Đối với các mẫu vật sống, có kích thước nhỏ bé, để học sinh tự quan sát bằng mắt thường hay kính lúp thì cũng gặp nhiều khó khăn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2020 - 2021 TÊN ĐỀ TÀI: SỬ SỤNG WEBCAM THAY THẾ MÁY CHIẾU ĐA VẬT THỂ TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ......................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận. .................................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 3 3. Tính cần thiết của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................ 4 II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 5 III, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM ................................................... 5 IV, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ..................................................................... 5 V, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: ..................................................... 5 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .............................. 6 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 6 1. Máy chiếu đa vật thể : ....................................................................................... 6 2. WebCam (Web Camera): .................................................................................. 7 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 9 III. KINH NGHIỆM THIẾT KẾ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ MÁY CHIẾU ĐA VẬT THỂ BẰNG WEBCAM TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. ............................................................................ 9 1. Sử dụng Webcam thay thế cho máy chiếu đa vật thể. ...................................... 9 1.1. Thiết kế đồ dùng ......................................................................................... 9 1.2. Thao tác thực hiện.................................................................................... 10 2. Ứng dụng trong dạy học tích cực .................................................................... 15 3. Tiểu kết ........................................................................................................... 18 4. Vận dụng cụ thể trong một vài tiết, nội dung bài học..................................... 19 IV- KẾT QUẢ THỰC HIỆN .................................................................................. 28 PHẤN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 30 2
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận. Như chúng ta đã biết, hiện nay việc đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Hầu hết các trường học trên cả nước đều đã triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học. Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. Thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho công tác giảng dạy hàng ngày của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định CNTT chính là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”, vì thế Bộ đã yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng coi CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học”. Trong công tác đổi mới phương pháp dạy học thì việc cải tiến, nâng cao chất lượng, sáng tạo ra những đồ dùng dạy học mới và việc sử dụng sao cho thật hiệu quả những đồ dùng, trang thiết bị ấy trong các giờ học là một điều không thể thiếu và không kém phần quan trọng. Để đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp, việc sử dụng các phương tiện dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh thực hiện tốt các hoạt động tư duy, phát huy được khả năng tìm tòi, sáng tạo, thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Vì thế, trong một tiết học, việc lựa chọn, sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho hợp lý, hiệu quả là một yếu tố vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định đến chất lượng giờ học đó. 2. Cơ sở thực tiễn Khi nói về đổi mới phương pháp giảng dạy, một trong những nội dung cơ bản chính là đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp là đổi mới “cách dạy - cách học”, tránh tình trạng “dạy chay - học chay”, bởi vậy nên mới cần dạy học tích cực. Vậy khi nói tới dạy học tích cực nghĩa là nói tới việc tích cực hóa hoạt động của học sinh nhằm tăng khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho các em. Cụ thể hơn chính là việc đổi mới cách dạy của thầy sẽ dẫn tới sự thay đổi cách học của trò. Đối với bộ môn Sinh học, do đặc thù là một môn khoa học tự nhiên, do vậy luôn cần có sự tư duy tích cực, tính độc lập sáng tạo của học sinh. Muốn vậy, mỗi 3
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” giờ dạy giáo viên cần tạo ra sự hứng thú, yêu thích tìm hiểu, khám phá về thiên nhiên, môi trường và về cả cơ thể con người bằng sự đổi mới về phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động, đặc biệt là tìm và sử dụng những đồ dùng dạy học hợp lí. Để đáp ứng được những yếu tố này đòi hỏi mỗi trường học phải có phòng thí nghiệm, phòng thực hành, các loại đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập phải thật sự đầy đủ. Đây không phải là những yêu cầu có thể dễ dàng đáp ứng được trong một sớm một chiều ở những trường học vùng nông thôn chúng ta. Trong vài năm gần đây ngành giáo dục đã trang bị nhiều phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu Projector … tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bằng các bài giảng điện tử một cách sinh động và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, ở hầu hết các trường học hiện nay cũng chỉ có máy tính, máy chiếu Projector, và chưa được trang bị máy chiếu đa vật thể nào. Vậy thì làm thế nào để chúng ta đảm bảo thực hiện tốt đổi mới phương pháp, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, để học sinh có điều kiện tự tìm tòi phát hiện kiến thức, mà người thầy chỉ là người thiết kế, định hướng, đồng thời chuyển tải hết nội dung chương trình cơ bản, những kiến thức chuyên sâu hay mở rộng cho các em. Chính vì vậy, để khắc phục những tồn tại về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn chưa đầy đủ như hiện nay, tận dụng những thiết bị đã có thì bản thân mỗi thầy cô giáo phải tự làm những đồ dùng dạy học nhằm tự phục vụ cho các tiết dạy của mình, có như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới. 3. Tính cần thiết của sáng kiến kinh nghiệm Là một giáo viên bộ môn Sinh học ở trường THCS - cấp học mà về yêu cầu kiến thức của bộ môn có rất nhiều bài học, nhiều đơn vị kiến thức khó cần có sự trao đổi, thảo luận theo nhóm để tìm ra kiến thức mới. Vì vậy, sau một vài năm giảng dạy, tôi nhận thấy một vấn đề làm tôi băn khoăn, suy nghĩ: Việc sử dụng bảng phụ để học sinh làm bài trong các hoạt động nhóm có yêu cầu giải bài tập, vẽ hình, nhận xét, so sánh ... là hết sức quan trọng để giúp học sinh hoạt động tích cực, chủ động hơn trong việc tìm ra kiến thức mới, nhưng điều này cũng làm cho giáo viên giảng dạy gặp nhiều khó khăn như mất thời gian chuẩn bị, kẻ, viết phóng to, mất thời gian treo lên, lấy xuống, bên cạnh đó là sự tốn kém về kinh tế mỗi khi sử dụng ... Đối với các mẫu vật sống, có kích thước nhỏ bé, để học sinh tự quan sát bằng mắt thường hay kính lúp thì cũng gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết được vấn đề nêu trên, tôi đã sử dụng linh hoạt và sáng tạo một số đồ dùng để giúp cho các tiết dạy của mình có chất lượng tốt hơn, cụ thể là: 4
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” “ Sử dụng một Webcam kết nối với máy tính và máy chiếu Projector thay thế cho chiếc máy chiếu đa vật thể đắt tiền để chiếu các phiếu học tập nhóm, vở bài tập của học sinh, các mẫu vật thật, mẫu vật khô - sống lên màn hình máy chiếu” để cả lớp có thể cùng quan sát, nhận xét, so sánh, tìm ra kiến thức mới một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Với những đồ dùng tự làm như trên, các giờ dạy của tôi đã thu được những sự thay đổi tích cực đáng kể, vì vậy, đó là lí do tôi xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở”. Trong phạm vi đề tài này tôi đã mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của mình trong việc thiết kế, sử dụng hiệu quả chiếc máy chiếu đa vật thể đơn giản này trong các tiết học của môn Sinh học ở cấp Trung học cơ sở. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU − Webcam ( Webcamera). − Một số phần mềm quay phim, chụp ảnh bằng Webcam. III, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Học sinh các khối lớp của trường THCS Đông Quang - Huyện Ba Vì - TP Hà Nội. IV, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: − Nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp công nghệ mới. − Phương pháp thực nghiệm trong các tiết học. − Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, và một vài phương pháp khác. V, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Đề tài này được nghiên cứu và khảo sát trong quá trình tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học tại các khối lớp học sinh của trường THCS Đông Quang - Huyện Ba Vì - TP Hà Nội trong năm học 2020- 2021. 5
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng sản phẩm “Máy chiếu đa vật thể bằng Webcam kết hợp với máy vi tính và máy chiếu Projector” trong dạy học bằng giáo án điện tử là phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận CNTT phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng thiết bị CNTT trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh. 1. Máy chiếu đa vật thể : Là một thiết bị số có khả năng thu hình ảnh của các vật thể đặt trước ống kính, truyền hình ảnh vào máy tính, cho phép người dùng có thể xử lý, chỉnh sửa, lưu giữ hình ảnh tùy ý. Bên cạnh nhu cầu máy chiếu văn phòng để trình chiếu trong các buổi họp của các doanh nghiệp, hay trong những buổi thuyết trình ở trường học thì nhu cầu một máy chiếu vật thể để trình diễn quá trình thí nghiệm, minh họa vật mẫu hoặc hướng dẫn thao tác trực quan, thí nghiệm trong các giờ dạy sinh học ở trường THCS cũng đang ngày càng tăng cao và trở thành một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên một chiếc máy chiếu đa vật thể hiện trên thị trường hiện nay có giá rất đắt (khoảng từ 8 → 25 triệu đồng – nguồn internet), do đó khó có thể đáp ứng nhu cầu trang bị cho tất cả các trường học. Thực tế này làm ảnh hưởng tới chất lượng dạy học và tiến trình ứng dụng CNTT trong dạy học, và đặc biệt là các tiết học chưa gây được sự hứng thú, ham thích học hỏi cho học sinh. Dưới đây là hình ảnh một số loại máy chiếu đa vật thể thường gặp (nguồn Internet): Samsung SVP-5300P Samsung SDP 850 Samsung SDP 950 DXA 12,093,000 VND 15,137,100 VND 29,461,050 VND 6
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” 2. WebCam (Web Camera): WebCam hay PC Video Camera, là một loại máy quay phim kỹ thuật số được chế tạo riêng cho các máy tính cá nhân nhằm giúp người sử dụng có thể hội thoại hình ảnh động trực tiếp trên Internet khi sử dụng các chương trình nhắn tin hỗ trợ giọng nói và hình ảnh như Yahoo Messenger, MSN, Skype. Với webcam, người sử dụng cũng có thể dùng để chụp hình hoặc làm các đoạn phim ngắn gửi qua Internet cho bạn bè. Trên thị trường có hai loại webcam chính, loại thông thường (bắt buộc phải kết nối với máy tính) có chức năng chính là chụp và ghi lại hình ảnh, video và truyền trực tiếp vào máy tính qua cổng USB. Một loại khác là webcam hoạt động độc lập như một máy ảnh số, có nhiều chức năng hơn có thể quay phim kỹ thuật số hoặc ghi âm. Hơn nữa, với một bộ nhớ gắn trong máy (khoảng 8 - 128 MB), dạng máy này còn giống như một ổ cứng di động khá an toàn và thuận tiện. Những loại webcam phổ biến trên thị trường hiện nay có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với chiếc máy chiếu đa vật thể. Có thể kể đến sản phẩm của các hãng Creative, Kensington, LG, Genius.... Chúng thường có độ phân giải từ 100K pixel đến 300K pixel và bắt hình với tốc độ 15 hoặc 30 khung hình/giây. Nên sử dụng loại có độ phân giải 300K pixel (640x480) trở lên. Những máy này cho phép quay những thước phim chất lượng rất tốt. Dưới đây là một số loại Webcam, và sơ lược chức năng của chúng: Creative Vista Loại phổ thông, thiết kế đẹp với ba chân và góc xoay rộng khi đặt trên bàn làm việc. Dùng chip cảm biến hình ảnh VGA cho độ phân giải 800 x 600 bằng phần mềm kèm theo. Trên webcam có nút điều chỉnh thấu kính để tăng hoặc giảm nét cho hình ảnh. Sản phẩm hỗ trợ kết nối USB 2.0 cho phép truyền hình ảnh ở mạng ADSL tốc độ cao. WebCam Colovis Webcam có độ phân giải hình ảnh 640 x 480 pixel, chip cảm biến hình ảnh CMOS, cho tỷ lệ nén hình trung bình, sử dụng được khi truyền tải qua mạng tốc độ thấp. Có loại có hỗ trợ thêm mắt đọc hồng ngoại, và tăng cường thêm đèn LED chiếu sáng 7
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” Genuis Look 316 Sản phẩm được thiết kế có thể gắn trên các loại máy tính xách tay hoặc màn hình LCD. Có chip cảm biến hình ảnh VGA độ phân giải 640 x 480 pixel và có thể nâng lên mức 1280 x 960 pixel bằng phần mềm của Genius kèm. Hỗ trợ nén hình ảnh để khi truyền qua mạng tốc độ chậm vẫn cho hình ảnh sắc nét. Trên webcam có sẵn micro M 017 Hãng sản xuất: E-BLUE. Độ phân giải ảnh: 640x480 / Kết nối: USB2.0, Tính năng: Chụp ảnh, Đèn hồng ngoại, Tích hợp micro. Phần mềm kèm theo webcam dùng quay phim và gửi email phim. Khi sử dụng, để có được chất lượng hình ảnh tối ưu nhất, nên tinh chỉnh các thông số như: tiêu cự, ánh sáng, độ nét, độ tương phản. Ánh sáng trong phòng có thể ảnh hưởng nhiều đến độ nét, màu sắc của hình ảnh. Khi sử dụng WebCam như một máy chiếu đa vật thể cùng máy vi tính và máy chiếu Projector, giúp cho việc chuẩn bị của giáo viên trong mỗi tiết dạy, đặc biệt là các tiết học có nội dung thực hành được thực hiện đơn giản và dễ dàng, đỡ tốn thời gian hơn rất nhiều, đặc biệt là gây được sự hứng thú, đam mê cho học sinh trong từng tiết học bởi các em thường xuyên được thấy các mẫu vật thật, các hình ảnh, đoạn phim tư liệu liên quan mà giáo viên đã sử dụng. 8
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau khi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến thực tế từ các giáo viên giảng dạy môn Sinh học, cũng như ý kiến của các em học sinh và một số bạn bè đồng nghiệp, tôi nhận thấy có thể tóm tắt thực trạng tình hình dạy - học trong các giờ Sinh học ở các trường THCS hiện nay bằng một vài nội dung cơ bản sau: − Thứ nhất: Nhiều giờ học, tiết học còn dạy chay - học chay vì việc chuẩn bị đồ dùng, mẫu vật, bảng phụ còn mất quá nhiều thời gian. − Thứ hai: Thông thường, giáo viên chỉ dạy bằng bài giảng điện tử vào những khi thao giảng hoặc những dịp thi giáo viên dạy giỏi. Khi đó, trong các hoạt động nhóm, giáo viên vẫn thường sử dụng các tờ giấy tôki khổ lớn cho học sinh thảo luận, ghi kết quả, sau đó treo lên bảng. Như vậy với hình thức này thường mất thời gian treo lên lấy xuống, nhận xét đánh giá chéo... − Thứ ba: Những tiết học có điều kiện để cho học sinh quan sát mẫu vật thật, mẫu vật sống còn ít. Học sinh vẫn phải tự tìm hiểu, quan sát bên ngoài. Vì vậy các tiết học chưa gây được sự tò mò, hứng thú học tập ở học sinh. Việc sử dụng phương tiện hiện đại, kết hợp thêm với những đồ dùng dạy học tự làm một cách hợp lý, khoa học sẽ rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành và làm cho quá trình nhận thức của học sinh được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính xác hơn đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản cho các em. Do đó việc sáng tạo ra một chiếc máy chiếu đa vật thể đơn giản, rẻ tiền từ một chiếc Webcam bình thường là một sáng tạo quan trọng và vô cùng thiết thực trong tình hình dạy học hiện nay. III. KINH NGHIỆM THIẾT KẾ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ MÁY CHIẾU ĐA VẬT THỂ BẰNG WEBCAM TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. 1. Sử dụng Webcam thay thế cho máy chiếu đa vật thể. 1.1. Thiết kế đồ dùng Chuẩn bị: + Một Webcam có độ phân giải khoảng 300k pixel(640x480 pixel), có thể mua mới hoặc cũ đều được, miễn sao Webcam vẫn có thể cho hình ảnh tương đối sắc nét. (Khi mua nhớ lấy cả Drive để cài đặt kết nối Webcam với máy tính) + Máy tính + Máy chiếu Projector Phần mềm hỗ trợ chụp ảnh, quay phim từ Webcam. Trong tài liệu này tôi xin giới thiệu một phần mềm khá thông dụng, dễ sử dụng mà hiệu quả thu được lại rất lớn 9
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” tôi vẫn thường sử dụng, đó là phần mềm Cyberlink Youcam 4. Chúng ta có thể tham khảo và tải phần mềm này về dùng thử từ địa chỉ Web: http://download.easyvn.net/cyberlink-youcam-4--phan-mem-tao-hieu-ung- webcam.vn#axzz1jXkbXmL0. Nếu không có điều kiện sử dụng phần mềm này các bạn có thể sử dụng Windows Movie maker tích hợp sẵn trong máy tính của các bạn. 1.2. Thao tác thực hiện + Đầu tiên, khi mua WebCam về cần cải tiến một chút cho dễ sử dụng bằng cách tạo cho nó một giá đỡ. Khi làm giá đỡ phải thiết kế sao cho WebCam có thể dễ 0 dàng xoay 360 trong không gian, di chuyển lên xuống một cách dễ dạng. Để làm điều này chúng ta có thể dùng giá và kẹp thí nghiệm Vật Lý, Hóa Học rồi bố trí theo hình ảnh minh họa kế bên. + Cài đặt phần mềm: − Cắm đầu nối USB của webcam vào máy tính đã kết nối với máy chiếu Projector (cắm sai vị trí, máy tính sẽ không nhận được thiết bị). Cho đĩa CD vào máy tính (khi mua có kèm theo) để cài đặt driver cho webcam và cài đặt theo chỉ dẫn của chương trình. Hiện nay, nhiều loại Webcam đã có khả năng tương thích với máy tính, nên có thể chỉ cần cắm Webcam vào máy là có thể sử dụng được. − Cài đặt phần mềm hỗ trợ quay phim, chụp ảnh bằng Webcam Cyberlink Youcam. Sau khi tải về đủ các bộ cài theo yêu cầu chúng ta tiến hành cài đặt bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng setup.exe (file chạy của phần mềm). − Khi màn hình xuất hiện cửa sổ Youcam- Install Shield Wizard bạn chọn Next để tiếp tục chạy chương trình theo hình ảnh minh họa dưới đây: 10
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” Kích chọn để tiếp tục Trên màn hình xuất hiện cửa sổ Install Shield Wizard : Màn hình xuất hiện cửa sổ Installing Cyberlink YouCam 4.0 --> chọn Next Click chọn Tiếp tục chọn Yes để chạy chương trình 11
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” Click chọn Khi trên màn hình xuât hiện của sổ dưới đây và hỏi nhập key (Serial Number) của phần mềm, các bạn nhập YF584869813MN382, rồi sau đó chọn Next để tiếp tục. Vị trí nhập Key Click chọn Click chọn Cuối cùng, kích chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt. 12
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” Click chọn Như vậy là chúng ta đã cài đặt xong phần mềm Cybelink youCam 4.0 và có thể sử dụng tùy ý. Lúc này, trên màn hình xuất hiện biểu tượng của phần mềm có hình một chiếc Webcam, muốn sử dụng ta chỉ cần kích đúp chuột vào biểu tượng đó là được. Kích đúp chuột để mở Khi đó giao diện của phần mềm sẽ hiện ra như hình ảnh chụp dưới đây. Trong tài liệu này tôi chỉ đề cập tới hai chức năng chính của phần mềm, đó là khả năng chụp ảnh và quay phim thông qua Webcam. 13
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” Bấm chọn để bắt đầu Bấm chọn để quay phim chụp ảnh Khi chụp ảnh hoặc quay video, chúng ta có thể điều chỉnh các thông số kĩ thuật của bức ảnh hay đoạn video như phóng to - thu nhỏ, độ sáng - tối ... bằng các thao tác rất đơn giản: Nơi điều chỉnh độ to- nhỏ của ảnh Bấm chọn để phóng to- thu nhỏ ảnh 14
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” Nơi điều chỉnh độ to - nhỏ của ảnh Bấm chọn để phóng to - thu nhỏ ảnh 2. Ứng dụng trong dạy học tích cực Tôi tin rằng với những hướng dẫn rất cơ bản như trên, cộng với một chút sáng tạo khi sử dụng, chắc chắn các thầy cô giáo sẽ có những bức ảnh, đoạn video thật chất lượng để phục vụ cho các tiết dạy của mình. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy sử dụng chiếc WebCam và phần mềm rất thông minh này, chúng ta có thể áp dụng trong hầu hết tất cả các tiết dạy Sinh học từ khối 6 tới khối 9, thậm chí cho cả các môn học khác cùng thu được những hiệu quả tích cực. Cụ thể trong một vài trường hợp dưới đây: a, Dùng để chiếu đề bài tập, phiếu phiếu học tập nhóm trước và sau khi học sinh làm, thảo luận để nhận xét, so sánh, sửa chữa sai sót ...mà không cần dùng bảng phụ, bảng nhóm rất cồng kềnh như trước đây. Qua đó có thể nhận xét cách trình bày bài giải, lập luận, chữ viết của học sinh trong từng giờ học... Ví dụ: 15
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” b, Dùng để chiếu các hình ảnh minh họa, bảng biểu, biểu đồ, ... trong sách giáo khoa; các vật thể, vật mẫu thật có kích thước nhỏ ... muốn phóng lớn trên màn hình Projector cho học sinh dễ quan sát, từ đó các em có thể trao đổi nhóm, làm việc cá nhân để tìm ra kiến thức mớ một cách dễ dàng, hiệu quả. Đặc biệt là gây được sự tò mò, hứng thú của các em trong mỗi tiết học. Ảnh chụp Giun đất bằng WebCam giúp học sinh quan sát được cấu tạo ngoài của giun đất Sinh học 7 Ảnh chụp Tôm sông bằng WebCam giúp học sinh quan sát được cấu tạo ngoài, cách di chuyển của Tôm - Sinh học 7 16
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” Hình ảnh chiếu từ SGK sinh học 8 bằng WebCam, dùng để dạy về các nhóm máu ở người Hình ảnh chiếu từ SGK sinh học 9 bằng WebCam, dùng để dạy và so sánh sự phát sinh giao tử, sự thụ tinh ở động vật. Ảnh chụp mẫu vật thật- Tim Lợn bằng WebCam Bài 17- Tim và mạch máu ----Sinh học 8----- 17
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” c. Dùng quay các đoạn phim minh họa: ví dụ như hoạt động sống, cách thức di chuyển, kiếm ăn, bắt mồi của các loài động vật nhỏ bé; quá trình thí nghiệm (các thí nghiệm có thời gian tiến hành dài cần thu ngắn cho phù hợp thời lượng tiết học, những thí nghiệm khó thành công khi trình diễn hoặc phải làm nhiều lần, hay thí nghiệm có thể gây cháy nổ. Đặc biệt các đoạn phim quay được có thể cắt ngắn, ghép nối, lồng tiếng, tạo các hiệu ứng cho sinh động... bằng cách dùng phần mềm Windows Movie Maker (có tích hợp trong MS Windows) rất tiện lợi. Các phim sau khi hoàn thiện đều có định dạng WMV rất thuận lợi cho việc chèn trực tiếp vào bài giảng PowerPoint mà không cần chuyển đổi, hoặc có thể xuất đóng gói ra dạng phim video để lưu trữ vào USB, ghi vào đĩa VCD và sử dụng rộng rãi ở nhiều máy khác nhau ( không đòi hỏi link liên kết các file rời rạc). Ví dụ dùng WebCam quay lại quá trình làm thí nghiệm rồi xuất ra thành các videoclip dùng khi giảng dạy trong các bài: + Trong Sinh học 6 - Bài 21 “ Quang hợp” với các thí nghiệm “Xác định chất mà lá cây chế tạo ra khi có ánh sáng”, hay thí nghiệm “Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột”, Thí nghiệm “cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột”. - Bài 23 “Cây có hô hấp không” với thí nghiệm để chứng minh “hiện tượng hô hấp ở cây” - Bài 24 “Phần lớn nước vào cây đi đâu” với thí nghiệm để chứng minh “có sự thoát hơi nước ở lá”.... + Trong Sinh học 7: Dùng WebCam chiếu phóng to đồng thời quay lại sự di chuyển, hình dạng cấu tạo ngoài của các loài động vật, đặc biệt đối với các loài di chuyển rất chậm hay ít di chuyển, cụ thể như: - Bài 11, 12, 13: Quay clip quan sát đặc điểm hình dạng, cấu tạo, sự đa dạng của Giun dep, giun Tròn. - Bài 18, 19, 20: Dùng quan sát “ Trai sông và một số thân mềm khác. - Bài 22 “Tôm sông” - Bài 23 “ Thực hành mổ và quan sát tôm sông” – Hướng dẫn các thao tác mổ - Bài 31, 32: Quan sát cấu tạo ngoài, hướng dẫn mổ “cá chép” - Bài 35, 36: Quan sát cấu tạo ngoài, Quay video mổ “Ếch đồng” dể học về cấu tạo trong.... 3. Tiểu kết Sử dụng chiếc Webcam này kết hợp thêm với một phần mềm quay phim chụp ảnh thông dụng như Cyberlink YouCam trong các tiết học hàng ngày đã mang lại 18
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” rất nhiều lợi ích thiết thực mà trước đây, khi sử dụng các thiết bị dạy học thông thường khác chưa làm được. Với cách soạn giáo án như trên, giáo viên đã rút ngắn được thời gian chuẩn bị ở nhà, nhờ vậy có thêm thời gian để sưu tầm tài liệu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn nữa không chỉ áp dụng với bộ môn Sinh học, thiết bị này có thể áp dụng rất rộng rãi ngay cả đối với tất cả các môn học khác. Tôi tin rằng, những giờ dạy có sử dụng bài giảng điện tử cộng với việc sử dụng WebCam để chiếu phóng to các mẫu vật, hình ảnh ... như tôi đã làm sẽ làm tăng sự thu hút, chú ý và phát huy tính tích cực của các em học sinh. Vì thế kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh chắc chắn sẽ thu được hiệu quả cao. 4. Vận dụng cụ thể trong một vài tiết, nội dung bài học SINH HỌC 6: Tiết 18 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT SỰ BIẾN DẠNG CỦA THÂN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: • Hs nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh. • Nhận biết được 1 số thân biến dạng. 2. Kĩ năng: • Quan sát, nhận biết kiến thức qua so sánh. 3. Thái độ: • Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và môi trường II. CHUẨN BỊ : - Gv: + Một số mẫu vật thật. + Tranh hình 18.1, 18.2 SGK. + Máy tính, máy chiếu, webcam, phiếu học tập - HS: Mang các mẫu vật đã dặn ở tiết trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn dịnh lớp: GV kiểm tra sĩ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ: • Thân cây gồm những bộ phận nào ? Có mấy loại thân ? kể tên các loại thân đó ? - Thân cây gồm : thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. - Có 3 loại thân : thân đứng (thân gỗ, thân cột, thân cỏ), thân leo (thân quấn, tua cuốn) và thân bò. 3. Bài mới 19
- “Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở” Ngoài những dạng trên, thân cũng có những biến dạng giống rễ. Vậy đó là những loại thân biến dạng nào và chức năng là gì ? chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. Tiết 18 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT SỰ BIẾN DẠNG CỦA THÂN Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát một số loại thân biến dạng GV chiếu hình ảnh về 1 số I. Quan sát và ghi lại loại thân biến dạng và yêu thông tin một số loại cầu học sinh quan sát các thân biến dạng: loại củ đem theo - HS quan sát các loại củ + Tìm những đặc điểm nào mang theo, nêu các điểm chứng tỏ đó là thân ? chứng minh đó là thân. + Hoàn thành phiếu học tập: * Nhóm 1 và 2 : + Tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa củ su hào và củ khoai - Thảo luận nhóm (5 tây ? phút) + Thân củ có đặc điểm gì ? - Hoàn thành phiếu học Chức năng thân củ đối với tập cây ? + Kể tên 1 số cây thuộc loại thân củ ? Công dụng của chúng ? * Nhóm 3 và 4 : + Quan sát củ dong ta và củ gừng, tìm đặc điểm giống nhau giữa chúng ? + Thân rễ có đặc điểm gì ? Chức năng thân rễ đối với cây ? + Kể tên 1 số cây thuộc loại thân rễ ? Công dụng và tác hại ? - GV thu phiếu học tập, dùng “Máy chiếu đa vật thể bằng WebCam” chiếu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
15 p | 52 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 31 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 - 9
24 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7
15 p | 13 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Rubric đánh giá để tăng hiệu quả các tiết nói-nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri
10 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lý
32 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phần mềm geometer’s sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Hình học cấp THCS
24 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn Địa lý lớp 6
32 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hằng đẳng thức & hệ thức Vi - ét đảo, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
17 p | 50 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường
14 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn