intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý" được thực hiện với mục đích hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học phục vụ cho kiến thức nhận thức và gây hứng thú cho tiết học; Tổ chức giờ học trong không khí vui vẻ thân mật, gần gũi giữa thầy và trò sao cho giờ học đạt kết quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý

  1. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý I­ PHẦN MỞ ĐẦU I.1­ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp cơ bản nhất hiện nay.   Trong đó việc sử dụng thiết bị dạy học và làm các thiết bị vật lý ở nhà truờng   là một trong những biện pháp quan trọng nhất để  nâng cao chất lượng dạy  học bộ môn Vật lý với phương châm “ học đi đôi với hành. Do kinh nghiệm trong cuộc sống, các em đã có một số  vốn hiểu biết  nào đó về  các hiện tượng vật lý. Xong chưa thể  coi đó là cơ  sở  để  giúp các  em tự nghiên cứu các hiện tượng này. Bởi vì trước một hiện tượng vật lý các  em có những hiểu biết khác nhau. Vì vậy khi giảng dạy giáo viên phải biết vận dụng những kinh nghiệm   sống của học sinh, mặt khác phải sửa đổi, bổ sung những kinh nghiệm đó và   nâng lên mức chính xác đầy đủ bằng các thí nghiệm Vật lý. Việc sử  dụng thiết bị  và làm các thí nghiệm vật lý có tác dụng trong  việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương   pháp nghiên cứu khoa học, qua đó các em sẽ được trực tiếp quan sát, đo đạc,   được rèn tính cẩn thận, kiên trì. Đó là điều rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật   tổng hợp chuẩn bị cho các em tham ra hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tự  tay các em tháo lắp và trực tiếp làm thí nghiệm.   Trên cơ sở đó các em sẽ nhanh chóng làm quen với các dụng cụ và thiết bị, sử  dụng thành thạo chúng trong đời sống và trong sản xuất sau này Mặc dù các em đã hai năm ( Lớp 6 và lớp 7) làm quen và sử  dụng thí  nghiệm Vật lý. Xong do khả  năng nhận thức của các em, do trang thiết bị  chưa thật đầy đủ, bên cạnh đó còn một số giáo viên còn ngại làm thí nghiệm.   Vì thế  mà việc sử  dụng thiết bị và làm thí nghiệm Vật lý trong giờ  học của  các các em còn lúng túng, thao tác chậm, mất nhiều thời gian, hiệu quả  giờ  học chưa cao Để  nâng cao hiệu quả  giờ  học trong giảng dạy  bộ môn vật lý lớp 8.  Vấn đề sử dụng thiết bị và làm thí nghiệm như thế nào là một vấn đề rất trăn  trở, không phải chỉ  của riêng cá nhân tôi mà còn là của chung các giáo viên  dạy bộ môn vật lý. Điều này đã giúp tôi mạnh dạn chọn đề tài này. I.2­ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Với mục đích hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học   phục vụ  cho kiến thức nhận thức và gây hứng thú cho tiết học. Nhiệm vụ  được đặt ra như sau: Đầu tư  tìm tòi nghiên cứu nội dung, chương trình kiến thức sách giáo  khoa, xác định được mục tiêu của tiết học từ  đó xác định cho mình các yêu  cầu cần phải thực hiện. Nghiên cứu cách thức tổ  chức cho học sinh các hoạt động để  chiếm  lĩnh kiến thức  và kỹ  năng phù hợp với việc vận dụng cách thức làm thí  nghiệm. Lựa chọn các bước làm thí nghiệm để  hướng dẫn học sinh thực hiện   các thao tác nhanh, chính xác. 1 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  2. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý Không những nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử  dụng thiết bị  và  làm thí nghiệm để nắm vững các bước, nội dung của việc sử  dụng đồ  dùng  thiết bị, từ  đó có kế  hoạch hướng dẫn các em sử  dụng thiết bị  và đồ  dùng  dạy học. Tổ chức giờ học trong không khí vui vẻ thân mật, gần gũi giữa thầy và  trò sao cho giờ học đạt kết quả cao. I.3­ THỜI GIAN ­ ĐỊA ĐIỂM I.3.1. Thời gian :        Thời gian để tôi nghiên cứu đề tài là quá trình giảng dạy ở các năm học   xong trọng tâm là năm học 2007 ­ 2008 . I.3.2. Địa điểm :        Địa điểm để thực hiện đề tài là học sinh khối 8 trong các giờ học Vật lý  tại trường THCS Mạo Khê II ­ Mạo Khê ­ Đông Triều ­ Quảng Ninh . I.4­ ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÍ LUẬN VỀ MẶT THỰC TIỄN: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở  về thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức thế giới khách quan.   Trong quá trình dạy học nếu lý thuyết suông, tách rời cái trừu tượng với cái   cụ thể. Nhưng nếu quên mất rằng cơ  sở  xuất phát có thể  là những luận điểm lý  thuyết, hệ thống khái niệm đã được hình thành ở giai đoạn trước và dạy nội  dung nào cũng lại phải xuất phát từ  trực quan sinh động thì tốn nhiều thời   gian mà khôngphải lúc nào cũng cần thiết. ­ Nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học trong giai doạn hiện nay khi giảng dạy   kiến thức  ở các môn khoa học thực nghiệm  ở trường THCS cần sử dụng có  hiệu quả các thiết bị dạy học trong từng tiết học. ­ Để  sử  dụng có hiệu quả  các thiết bị  dạy học mỗi giáo viên cần nghiên  cứu kĩ SGK và các tài liệu tham khảo, tìm hiểu vai trò của từng thiết bị trong   mỗi TN. Từ đó lựa chọn thiết bị bố trí TN sao cho khoa học, Qua đó giáo viên   đưa ra được hệ thống thống câu hỏi hướng dẫn hoặc các yêu cầu cụ thể đối  với các học sinh trong từng TN. Từ đó khuyến khích các em đề xuất được dự  đoán và đề xuất các phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đề ra. sau đó giáo  viên hướng dẫn học sinh xử lý các thông tin và các dữ liệu từ quan sát và làm  thí nghiệm   tổng hợp để rút ra kết luận. ­ Giờ đây giáo viên không phải là người trình bày TN minh hoạ hay thuyết   giảng nội dung KT SGK mà là người : tổ chức hướng dẫn học sinh làm TN.   Thông qua việc dự đoán, đề  xuất và tiến hành làm TN, tự  lực quan sát, phân   tích, khái quát để đi đến kết luận hay thông qa việc troa đổi, thảo luận nhuóm   đã từng bước phát triển năng lực tư  duy sáng tạo, hình thành phương pháp  nghiên cứu khoa học. Kích thích hứng thú học tập, lòng ham muốn tìm hiểu   và học tập bộ môn. Với  cách hoạt động đó dạy học có sử dụng thiết bị dạy   học là không thể  thiếu trong mỗi tiết học. Sử dụng các thiết bị  dạy học sao   cho đạt hiệu quả cao nhất luôn là hoạt động sáng tạo của mỗi giáo viên. 2 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  3. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý 3 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  4. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý II­ PHẦN NỘI DUNG II.1­ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Định hướng về  phương pháp dạy học và hình thức tổ  chức dạy học   Vật lý nhấn mạnh việc tăng cường phương pháp thu thập thông tin, xử  lý  thông tin, đề xuất các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay các bản chất  hiện tượng vật lý và các quă trình vật lý được quan sát để  kiểm tra dự  đoán  đã đề ra. Kết hợp  học tập cá nhân với học tập theo nhóm. Với định hướng đó  trong giờ học Vật lý học sinh phải hứng thú hăng say và thành thạo các thao  tác lắp ráp thí nghiệm. Trước đây học sinh chỉ  quan sát giáo viên làm thí  nghiệm và rút ra kết luận một cách thụ  động thì lần này học phải tự  mình  chuẩn bị thiết bị thí nghiệm, tự lắp ráp thí nghiệm theo nhóm, tự tiến hành thí   nghiệm dưới sự  hướng dẫn của giáo viên, tự  ghi chép số  liệu, thảo luận và  tự rút ra kết luận. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Các thí nghiệm trong sách giáo  khoa đã được cân nhắc đến nhiều yếu tốt như thí nghiệm có cần thiết không?  Do giáo viên hay học sinh làm? Có trang bị đại trà không? Có an toàn cho học   sinh không? Điều đó có nghĩa là tất cả các thí nghiệm Vật lý được trình bày  trong sách giáo khoa là hoàn toàn cần thiết, khả  thi và đó là cơ  sở  khoa học   vững chắc để hình thành tri thức mới cho học sinh. Học sinh tự  lắp đặt thí nghiệm dưới sự  hướng dẫn của giáo viên, tự  tiến hành thí nghiệm, thu thập, xử lý thông tin, tự mình rút ra kết luận và sau   đó vận dụng. Sử dụng đồ dùng dạy học vật lý đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ kết  hợp với việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất ngoài xã hội đã góp phần kích   thích tính tò mò và thích tìm hiểu khoa học để các em ngày càng yêu thích môn  II.2­ CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II.2.1­ Chuẩn bị cho bài giảng: Để  thực hiện tốt việc sử  dụng thiết bị và đồ  dùng dạy học trong giờ  dạy vật lý việc chuẩn bị  cho bài giảng là một việc rất quan trọng giúp cho  giờ dạy đạt hiệu quả cao, do đó cần phải: ­ Tìm hiểu ký mục tiêu, nội dung bài giảng ý dồ của sách giáo khoa. ­ Xác định loại hình hình nghiệm của bài thuộc loại thí nghiệm nào?  (Do học sinh làm hay do giáo viên làm). Phương hướng tiến hành thí nghiệm. ­ Chuẩn bị  dụng cụ, thiết bị  cần thiết, đặc biệt với tình trạng của bộ  đồ dùng thí nghiệm được trang bị hiện nay. Giáo viên cần phải chuẩn bị một   bộ thí nghiệm chuẩn. ­ Bổ xung, khắc phục thiết bị (nếu cần). ­ Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm. II.2.2 ­ Sử dụng thiết bị và đồ dùng trong dạy học vật lý lớp 8: Để đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý được tiến  hành một chách có hiệu quả thì những thiết bị tối thiểu cho một giờ  lên lớp   phải có đủ dụng cụ để đảm bảo cho việc phân nhóm (6 nhóm). Phải có phòng  chức năng dành riêng cho bộ môn tránh việc luân chuyển dụng cụ từ lớp này  4 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  5. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý sang lớp khác. Tuy nhiên điểm này chưa thực được vì cơ  sở  vật chất còn  thiếu thốn. Xong việc sử dụng thiết bị dạy học như thế này để nâng cao hiệu   quả giờ học vẫn phải được xác định rõ theo qui trình giờ dạy bên thí nghiệm  đó là:     Chọn dụng cụ lắp ráp tiến hành ghi kết quả rút ra kết luận. II.2.2.1­ Chuẩn bị dụng cụ, lắp ráp để kiểm tra điều chỉnh: *Đối với thí nghiệm biểu diễn (do thầy làm): Đây là loại thí nghiệm đòi hỏi tính nghệ  thuật biểu diễn của thầy. Thí  nghiệm này phức tạp, khó làm, đòi hỏi giáo viên phải tập dượt cho thật thành   thực, chuẩn bị kì công mới gây được niềm tin cho học sinh. Ví dụ: BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC­ QUÁN TÍNH.  Với thí nghiệm máy A tút – thí  nghiệm rất khó thành công, đòi hỏi giáo  viên phải làm thí nghiệm nhiều lần. BÀI 23: THÍ NGHIỆM VỀ BỨC XẠ NHIỆT. *Đối với thí nghiệm đồng loạt (do học sinh làm) Đây là loại thí nghiệm mà mọi học sinh cùng tiến hành theo nhóm. Thực tay làm trên cơ  sở  đó rút ra kết luận hoặc minh hoạ lý thuyết đã   học, còn phải có nhiều dụng cụ giống nhau ( 6 bộ cho 6 nhóm ) đòi hỏi giáo  viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và đồng bộ. Loại thí nghiệm này hầu hết các bài đều có vì vậy giáo viên phải đầu  tư thời  gian, công sức để lắp ráp, kiểm tra trước để tránh những sai sót trong  quá trình làm thí nghiệm. Ví dụ:  ­ Lực ma sát. ­ Áp suất. ­ Áp suất khí quyển – bình thông nhau. ­ Lực đẩy ác­si­mét. ­ Dẫn nhiệt. ­ Đối lưu – Bức xạ nhiệt. v.v…… Trong quá trình chuẩn bị, giáo viên cần chú ý đến độ chính xác của các   dụng cụ đo. Ví dụ: lực kế – nhiệt kế – đồng hồ. II.2.2.2 ­ Sau khi đã xong khâu chuẩn bị, bắt đầu vào giờ dạy: Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội   dung kiến thức cần nghiên cứu từ  đó  học sinh nêu được ra phương pháp thí  nghiệm kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa để  học sinh nêu được dụng cụ  cần thiết, cách bố trí thí nghiệm, trình tự thí nghiệm II.2.2.3­ Tiến hành thí nghiệm: * Đối với thí nghiệm biểu diễn: Yêu cầu phải thành công ngay vì phải tiết kiệm thời gian, và chủ yếu là  để  học sinh tin tưởng vào kết quả  thí nghiệm, củng cố  niềm tin khoa học,   5 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  6. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý gây hứng thú bộ  môn, đặc biệt là tăng thêm uy tín cho giáo viên. xong có  những thí nghiệm rất khó làm, khó đi đến kết quả vì vậy giáo viên phải cần  tham khảo thêm tài liệu, thảo luận với đồng nghiệp, chú trọng đến việc chòn  cvà sử  dụng dụng cụ  thí   nghiệm, cải tiến các dụng cụ  thí nghiệm, nghiên  cứu cách sắp xếp, bố trí dụng cụ đảm bảo cho cả lớp được quan sát. *Đối với thí nghiệm đồng loạt: Là thí nghiệm luôn chặt chẽ  với sách giáo khoa, trong giờ  học thường   là một phần của việc trình bày một đoạn nào đó của bài học. Các nhóm thực   hiện luôn theo một chương trình thống nhất cả  lớp. Qui định trong một thời  gian xác định và tương đối ngắn. Do có nhiều nhóm tiến hành cùng một lúc  cùng một thí nghiệm nên có thể thu được kết quả cùng một lúc, có điều kiện   so sánh các kết quả thu được và rút ra kết luận.  ­ Nếu kết quả  của các nhóm đều đúng thì thí nghiệm của các em rất  tốt. ­ Nếu có nhóm đúng, nhóm sai thì cần phải tìm ra nguyên nhân vì sao   sai, sai ở chỗ nào? ­ Nếu các nhóm đều sai, giáo viên cần phải xem lại các thao tác của  học sinh, hoặc chọn nhóm có năng lực hơn giúp giáo viên có kết quả  đúng   hoặc giáo viên phải có sự  chuẩn bị  một bộ  thí nghiệm chuẩn để  có kết quả  đúng. Do yêu cầu của tiết học phải kết thúc thí nghiệm nhanh, cùng một lúc,  nên có thể  có những nhóm phải bỏ  dở  công việc hoặc làm thí nghiệm một  cách vội vã, không thu được đầy đủ  kết quả  của tất cả  các nhóm cùng một   lúc, gây khó khăn cho việc rút ra kết luận, dẫn đến học sinh sẽ thắc mắc về  kết quả  làm  ảnh hưởng xấu đến sự  tập trung chú ý vào việc tiếp tục nghe   giảng. Mà các bài hầu hết trong chương trình đều sử  dụng thí nghiệm đồng  loạt nên giáo viên cần phải có sự phân nhóm ổn định cho mỗi lớp. Mỗi nhóm   cần đồng đều các đối tượng học sinh.: Giỏi – Khá ­ Trung bình – Yếu. Và cần có sự  phân công một cách cụ  thể  cho từng thành viên trong  nhóm. Cụ thể trong một nhóm có: Một nhóm trưởng có nhiệm vụ  nhận dụng cụ thí nghiệm, ghi kết quả  báo cáo, cử  một bạn học sinh thao tác lắp ráp, dụng cụ  theo các bước tiến   hành và theo kênh hình. Các học sinh khác còn lại quan sát. Chú ý: Cần có sự luân chuyển nhiệm vụ để tất cả các thành viên trong   nhóm   đều   được   trực   tiếp   thực   hiện   thí   nghiệm.   Sau   khi   hoàn   thành   thí   nghiệm, yêu cầu mõi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, rút ra được kết luận.  Đó là mục tiêu của thí nghiệm II.2.3: Ví dụ cụ thể: BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC­SI­MÉT I­ Mục tiêu: + Kiến thức: 6 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  7. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý ­ Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy của chất lỏng (lực   đẩy ác­si­mét) chỉ rõ đặc điểm của lực này. ­ Viết được công thức tính độ  lớn của lực đẩy ác­si­mét. Nêu tên các  đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức. ­ Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng  trong chất lỏng. ­ Vận dụng công thức tính lực đẩy ác­si­mét để  giải thích các hiện   tượng đơn giản. + Kỹ năng: ­ Làm thí nghiệm cẩn thận để đo được lực tác dụng lên vật để xác định  độ lớn của lực đẩy ác­si­mét. II­ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Mỗi nhóm: 1lực kế, 1 giá đỡ, 1 cốc nước, 1bình tràn, 1 quả nặng (1N) III- Phương pháp dạy học: - Nêu vấn đề - Thuyết trình - Thực nghiệm - Nhóm nhỏ - Quy nạp IV­Tổ chức dạy­ học: 1-Ổn định lớp: 2-Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu các đặc điểm và cách biểu diễn lực? Câu hỏi 2: Thế nào là hai lực cân bằng 3- Bài mới Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(5p) Đặt câu hỏi như phần mở bài  học sinh đưa ra các phương án trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm  trong nó (12p) 7 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  8. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý Hoạt động dạy Hoạt động học GV phân dụng cụ cho các nhóm Nhóm trưởng nhận dụng cụ  về  cho  ?  Yêu  cầu  nghiên  cứu  thí  nghiệm  nhóm H10.2 ? Thí nghiệm cần có dụng cụ gì Đại diện lắp ráp thí nghiệm theo hình  ?   Bước   tiến   hành   thí   nghiệm   yêu  10.2 cầu học sinh đo P, P1 ? P
  9. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý Kể  cho học sinh nghe truyền thuyết  1. Dự đoán về ác­si­mét. ­ Hs nghe Nêu dự đoán của ác­si­mét. ­ Đọc dự đoán Fđ  =   trọng   lượng   của   phần   chất  lỏng bị vạt chiếm chỗ. ? Hãy suy nghĩ, đề  xuất phương án  2. Thí nghiệm kiểm tra thí nghiệm để chứng tỏ dự đoán của  ­ Căn cứ  hình 10.3 đề  xuất phương  ác­si­mét là đúng. án thí nghiệm Thông báo thí nghiệm hình 10.3 Yêu   cầu   hs   lắp   ráp,   tiến   hành   thí  Cá   nhân:Tìm   hiểu   thí   nghiệm   kiểm  nghiệm theo nhóm. chứng (B1, B2, B3) Làm thí nghiệm theo nhóm như  hình  10.3   rút ra kết quả. ? So sánh thể  tích quả  nặng và thể  Vquả nặng = Vnước tràn ra tích nước tràn ra. ? Trọng lượng của nước tràn ra có   FA = Pnước tràn ra quan hệ như thế nào với lực đẩy ác­ si­mét.  Dự đoán đúng ? Dự đoán của ác­si­mét là đúng hay  sai. Dùng phương pháp quy nạp   đúng  với mọi chất lỏng. 3. Công thức Gọi: V: thể tích nước tràn ra          d: trọng lượng riêng của chất           FA = V.d lỏng Trong đó: FA: lực đẩy ác­si­mét (N)          FA: lực đẩy ác­si­mét                   V: thể tích nước tràn ra  ? Hãy viết công thức tính FA (m3)  Gv lưu ý với hs: Khi vật đặt trong                   d: trọng lượng riêng của  chất khí, nó cũng chịu tác dụng của  chất lỏng (N/m3)  lực   đẩy   ác­si­met   tương   tự   như  trong chất lỏng. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà. (6’) ? Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ  Học sinh trả lời: chịu tác dụng của lực FA có phương  - Phương thẳng đứng chiều và độ lớn như thế nào? -  chiều từ dưới lên ­Một HS đọc phần ghi nhớ - Độ lớn: tích V.d Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần  ghi nhớ ? Yêu cầu học sinh làm các câu C4,  C4 C5, C6, C7 C5 C6 9 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  10. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý ? Hs đọc “có thể em chưa biết” C7 IV- Rút kinh nghiệm: Thu cất bảo quản dụng cụ là một việc không kém phần quan trọng góp phần   giúp cho việc sử dụng thiết bị dạy học vì vậy: Yêu cầu các nhóm thu lại toàn  bộ dụng cụ một cách đầy đủ, nguyên vẹn, nộp trả lại để  giáo viên kiểm tra,   lau chùi sách sẽ, khô ráo, cất rọn, giữ gìn. II.3­ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­ KẾT QUẢ NGHIÊN  CỨU II.3.1­ Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tìm ra phương pháp để  giờ  học đạt hiệu quả.  Tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 1-Tìm hiểu và nghiên cứu chương trình để phân loại thí nghiệm dụng cụ thí  nghiệm. 2-Tìm hiểu nắm bắt số lượng đặc điểm của các thiết bị thí nghiệm đã được  trang bị trong nhà trường. 3-Lập kế hoạch cho từng chương, từng bài. 4-Giáo viên kiểm tra, lắp ráp các thiết bị theo từng bài, từng chương, để  có  kế hoạch bổ xung, khắc phục khi thiết bị hư hang hoặc thiếu chính xác. 5-Thống nhất trong nhóm giảng dạy về cách thức, ý thức sử dụng, boả quản  trang thiết bị. II.3.2­ Kết quả: Qua áp dụng phương pháp sử  dụng thiết bị  và đồ  dùng dạy học trong   giờ  học vật lý lớp 8. Với các tiết dạy đã được trang bị  đầy đủ  về  số  lượng.  Trong năm học vừa qua tôi thấy học sinh rất hăng say các tiết học có đủ  đồ  dùng thí nghiệm  và hăng say với tiết học bộ môn vật lý hơn, những thao tác  tương đối thành thạo giúp cho giáo viên đảm bảo được thời gian trong giờ  dạy. Giáo viên không còn thấy ngại đặc biệt là làm thí nghiệm Học sinh hiểu bài, biết vận dụng giải các câu hỏi bài tập Kết quả cuối năm Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém 160 60 60 30 10 0 ­ Học sinh giỏi cấp huyện: 2 em 10 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  11. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý III­PHẦN KẾT LUẬN­ KIẾN NGHỊ III.1: KẾT LUẬN: Trong bối cảnh cả  nước đang nỗ  lực đổi mới phương pháp dạy học   theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Việc sử dụng   thiết bị và đồ dùng dạy học trong dạy học bộ môn vật lý đã giúp cho học sinh  chủ  động lĩnh hội kiến thức. Phát huy được tính chủ  động sáng tạo của học   sinh, góp phần giáo dục tổng hợp Rèn kỹ năng thục hành, phù hợp với trình độ  tư  duy và nhận thức của  các em, đem lại niềm tin khoa học, gây hứng thú học tập cho các em, nhằm   góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn vật lý phù hợp với tình hình  phát triển của xã hội. III.2: KIẾN NGHỊ: Một trong những thành công của tiết dạy môn vật lý là học sinh tiến hành   thí nghiệm một cách thành thạo, nhanh và chính xác từ  đó mới có thể  rút ra  được kết luận chính xác với những câu hỏi trong sách giáo khoa, muốn vậy  người giáo viên dạy bộ  môn vật lý phải có kinh nghiệm và trách nhiệm với   nghề nghiệp,  phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu những tài liệu để tìm ra  một phương pháp tích cực trong việc sử  dụng thiết bị  và đồ  dùng dạy học.  Qua đây tôI cũng xin có một số kiến nghị ­  đề xuất sau: 1-Phòng GD­ĐT, thường xuyên mở những chuyên đề hay về kinh nghiệm  sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học đặc biệt là bộ môn Vật lý. 2-Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ đồng bộ ( mặt bàn cần thiết kế phẳng   để   đặt   những   dụng   cụ   thí   nghiệm   để   tạo   độ   chính   xác;   phòng   thí  nghiệm riêng biệt có các thiết bị như đèn chiếu, máy vi tính,…). 3-Một lớp học tối đa là 36 em ( tạo điều kiện cho phương pháp phân  nhóm). 4-Biên chế một cán bộ chuyên trách đồ dùng. 5-Tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy có thêm thời gian đầu tư  cho  chuẩn bị đồ dùng dạy học. 11 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  12. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý Mạo Khê, ngày 05 tháng 05 năm 2008 Người viết Lãnh thị Nga IV­ TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ PHỤ LỤC IV.1­ TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa + sách giáo viên chương trình lớp 8. Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học môn vật lý lớp 8. IV.2­ PHỤ LỤC: Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1      I.1 Lí do chọn đề tài. 1      I.2 Mục đích nghiên cứu. 1      I.3 Thời gian, địa điểm. 2      I.4. Đóng góp mới về lí luận thực tiễn. 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3     II.1 Chương I: Tổng quan  3     II.2 Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu. 3 II.2.1 ChuÈn bÞ cho bµi gi¶ng: 3           II.2.2 Sử dụng thiết bị và đồ dùng trong dạy học vật 3                     lý lớp 8:           II.2.3 VÝ dô cô thÓ: 5 II.3 Ch¬ng III: KÕt qu¶ 8 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 PHẦN IV: PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 12 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
  13. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý V­ NHẬN XÉT CỦA  HĐKH CẤP TRƯỜNG  CẤP PHÒNG GD&ĐT 13 Lãnh Thị Nga                                                Trường THCS Mạo Khê II
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2