Những kỹ năng cơ bản dành cho cán bộ mặt trận tổ quốc ở cơ sở: Phần 1
lượt xem 5
download
Cuốn sách "Kỹ năng cơ bản dành cho cán bộ mặt trận tổ quốc ở cơ sở" Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: kỹ năng quản lý mục tiêu của cán bộ mặt trận tổ quốc ở cơ sở; kỹ năng dự báo, xây dựng kế hoạch của cán bộ mặt trận tổ quốc ở cơ sở; kỹ năng quản lý thời gian của cán bộ mặt trận tổ quốc ở cơ sở. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những kỹ năng cơ bản dành cho cán bộ mặt trận tổ quốc ở cơ sở: Phần 1
- HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất b ản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TU ẤN Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH 2
- TẬP THỂ TÁC GIẢ TS. LƯƠNG TRỌNG THÀNH TS. TRỊNH VĂN KHOA TS. NGUYỄN THỊ THANH NHÀN ThS. TRẦN THỊ NGỌC DIỆP ThS. NGUYỄN NGỌC THẮNG GVC. ĐÀO THỊ KIM THANH GVC. MAI THỊ VIỆN ThS. PHÙNG THỊ QUYÊN ThS. LÊ THỊ NGA
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN C án bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở là những người trực tiếp tiếp xúc với quần chúng, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức, đoàn kết quần chúng nhân dân nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chất lượng của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở xã, phường, thị trấn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản cuốn sách Kỹ năng cơ bản dành cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở do tập thể tác giả hiện đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa biên soạn. Cuốn sách gồm 10 chuyên đề, khái quát các kỹ năng cơ bản của cán bộ Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện tốt như: 5
- Kỹ năng quản lý mục tiêu; kỹ năng dự báo, xây dựng kế hoạch; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng tổ chức và điều hành hội nghị; kỹ năng phối hợp trong công tác; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục; kỹ năng tổ chức phản biện xã hội. Việc nắm chắc nội dung các chuyên đề góp phần giúp cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn công tác, phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở địa phương; đồng thời, phát huy tính tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân, củng cố sự đồng thuận, thống nhất và đoàn kết toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn, biên tập, song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
- Chuyên đề 1 KỸ NĂNG QUẢN LÝ MỤC TIÊU CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở CƠ SỞ I- NHẬN THỨC CHUNG VỀ MỤC TIÊU VÀ QUẢN LÝ MỤC TIÊU CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở CƠ SỞ 1. Khái niệm mục tiêu và quản lý mục tiêu Mục tiêu là cái phải đạt được trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, mục tiêu là việc thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó, cụ thể, rõ ràng (có thể đo lường hay định lượng được) mà con người sẽ hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Mục tiêu trả lời các câu hỏi: “Làm cái gì?”, “Kết quả phải đạt được là gì?”, “Thời gian hoàn thành?”. Ví dụ: Mục tiêu hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tập trung đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền 7
- và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy dân chủ, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc của nhân dân. Như vậy, mục tiêu của cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở thực chất là những kết quả cần phải đạt được trong một thời gian nhất định, đáp ứng được mục tiêu chung của Mặt trận Tổ quốc ở địa phương. Mục tiêu khác với mục đích, mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được1, hướng đến điều gì đó (khó có thể đo lường hay định lượng) mà tổ chức, cá nhân mong muốn hoàn thành. Mục đích trả lời câu hỏi: “Nhằm vào điều gì?”, “Để phục vụ điều gì?”. Quản lý mục tiêu thực chất là quá trình theo đuổi, kiên trì thực hiện mục tiêu mà tổ chức và cá nhân đã xác định. Theo đó, quản lý mục tiêu của cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở là quá trình nắm vững, theo đuổi, kiên trì thực hiện mục tiêu mà ______________ 1. Xem Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học - Nxb. Đà Nẵng, 2005, tr.648. 8
- Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở đã xác định phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. 2. Vai trò của việc xác định mục tiêu - Tạo động lực tích cực để cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở hoàn thành mục tiêu đã xác định. Mục tiêu giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở nhìn thấy kết quả cần đạt được. Tùy theo việc tổ chức, cá nhân đó thực hiện các mục tiêu này, tổ chức, cá nhân sẽ thành công. Theo đó, khi xác định rõ mục tiêu thì phương pháp, cách thức hành động, suy nghĩ, thái độ, trách nhiệm của cán bộ Mặt trận Tổ quốc sẽ chuyển biến theo hướng ngày càng tích cực, chủ động hơn. - Tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu. Khi đã xác định được mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì sẽ tạo ra một bức tranh rõ nét về kết quả sẽ đạt được, vì vậy cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở sẽ đem hết tinh lực và tài nguyên (sức lực, tri thức, kiến thức...) để thực hiện mục tiêu đã xác định. - Phát triển phương pháp, cách thức để hiện thực hóa mục tiêu. Quá trình hoàn thiện tổ chức, cá nhân thực chất là quá trình không ngừng phát huy các tiềm năng. Để phát huy tiềm năng, đòi hỏi tổ chức, cá nhân phải phát huy thế mạnh của mình. Đồng thời, mục tiêu cũng cung cấp một loại tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của tổ chức, cá nhân đó, như vậy, việc 9
- xác định mục tiêu giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hoàn thiện, phát triển phương pháp, cách thức để hiện thực hóa mục tiêu. 3. Nguyên tắc xác định mục tiêu - Rõ ràng, cụ thể: Để tạo động lực thực hiện mục tiêu, đòi hỏi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở phải xác định mục tiêu một cách rõ ràng, cụ thể, tránh đặt mục tiêu mơ hồ hoặc chung chung. Bởi vì việc đưa ra mục tiêu chung chung, mơ hồ sẽ làm phân tán nguồn lực, thiếu sự tập trung, lãng phí thời gian, hạn chế rất nhiều khả năng đạt được mục tiêu. - Có thử thách: Mọi khó khăn, trở ngại sẽ khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong mỗi tổ chức, cá nhân. Theo đó, một trong những nguyên tắc của việc xác định mục tiêu là không nên quá dễ dàng thực hiện, nên tạo những mục tiêu có tính thách thức, điều này sẽ giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở luôn nỗ lực để thực hiện mục tiêu đặt ra. Thử thách là động lực để tổ chức, cá nhân rèn luyện ngày càng vững vàng, trưởng thành trước khó khăn để về đích nhanh nhất có thể. Với một tâm thế sẵn sàng, luôn tự tin vào khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của mình, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở sẽ thấy nhẹ nhàng hơn nhiều và dễ dàng tìm ra cách để giải quyết những vấn đề 10
- khó khăn đó. Tránh tình trạng đặt mục tiêu quá thấp, không có thách thức hoặc dễ dàng thực hiện được mà không đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng. - Xác định rõ thời gian: Khi đưa ra mục tiêu, cần phải xác định rõ thời gian để thực hiện; phải có giới hạn rõ ràng rằng mục tiêu này được thực hiện trong bao lâu, một năm, một tháng hay một tuần... Tất cả các mục tiêu đưa ra phải xác định rõ thời gian hoàn thành thì việc thực hiện mới có ý nghĩa. Khi giới hạn thời gian cụ thể cho những mục tiêu, tổ chức, cá nhân sẽ có động lực để hoàn thành nó hơn. Với những mục tiêu lớn thì tốt nhất nên chia ra làm nhiều giai đoạn để dễ thực hiện. II- CÁC MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở CƠ SỞ VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN 1. Các mục tiêu cơ bản Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở, xuất phát từ nhiệm vụ được giao, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở phải đề ra các mục tiêu cơ bản cho mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bao gồm các mục tiêu cơ bản sau: - Có khả năng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tập hợp, đoàn kết, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 11
- - Có khả năng đại diện ý chí, nguyện vọng, chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân. - Có khả năng tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở. - Có khả năng tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ chính quyền, tham gia quản lý xã hội, tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần cùng Đảng, chính quyền ở cơ sở thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Căn cứ vào các mục tiêu cơ bản đã được xác định, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cần phải xác định bản thân cần phải hoàn thiện những phẩm chất và năng lực gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ/trách nhiệm), cần phải làm gì để thực hiện tốt mục tiêu đó. 2. Cách thức thực hiện * Bước 1: Thiết lập mục tiêu - Viết ra mục tiêu: Cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cần viết ra mục tiêu của mình trong khoảng thời gian xác định (1 năm, 5 năm, 10 năm...) về sáu lĩnh vực lớn của cuộc đời: sự nghiệp, gia đình, mối quan hệ, tài chính, học tập và sức khỏe. Khi đặt mục tiêu dựa trên điều gì đó có thể thúc đẩy bản thân có động lực phấn đấu để đạt được. 12
- Thời gian 1 5 10 20 Sau STT Mục năm năm năm năm 60 tuổi tiêu 1 Sự nghiệp 2 Gia đình 3 Mối quan hệ 4 Tài chính 5 Học tập 6 Sức khỏe - Phân tích mục tiêu: Để xác định được đúng mục tiêu, tạo động lực thực hiện thành công mục tiêu cần phải phân tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mục tiêu (sở trường, sở đoản, nguồn lực...). - Tư vấn (tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ): Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của cá nhân, tổ chức, gia đình: Tư vấn về cách thức, con đường và hỗ trợ về nguồn lực để nhanh chóng đạt mục tiêu. * Bước 2: Thực hiện mục tiêu - Chọn việc (Mục tiêu theo thứ tự ưu tiên): Trên cơ sở mục tiêu đã xác định, cần phân loại các mục tiêu theo mức độ, tính chất: quan trọng, cấp bách để lựa chọn thực hiện mục tiêu nào trước, mục tiêu nào sau. Cần phải trả lời các câu hỏi: 13
- + Để đạt được mục tiêu cần phải làm những việc gì? Việc gì làm trước, việc gì làm sau? + Từng việc được thực hiện như thế nào? Trong thời gian bao lâu? + Có những cách nào để thực hiện? Điều kiện cần và đủ là gì? + Khó khăn nào có thể gặp phải? Nếu khó khăn đó xảy ra thì làm cách nào để giải quyết? + Kết quả cần đạt được là gì? Ví dụ: Mục tiêu đặt ra của cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở là: Có khả năng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tập hợp, đoàn kết, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;... Để đạt được mục tiêu đó, người cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cần phải đi sâu, đi sát, nắm bắt đặc điểm của địa phương, tình hình các tầng lớp nhân dân; am hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động các tầng lớp nhân dân... - Nỗ lực tối đa: Mục tiêu chỉ được hiện thực hóa khi mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở có sự nỗ lực tối đa. Không nỗ lực, không hành động thì mục tiêu có hay đến mấy cũng chỉ là mục tiêu. 14
- - Điều chỉnh cần thiết: Trong quá trình thực hiện mục tiêu cần phải đánh giá tình hình, nguyên nhân để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. * Bước 3: Đánh giá rút kinh nghiệm - Để đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu đặt ra thì phải trả lời câu hỏi: “Mức độ hoàn thành mục tiêu như thế nào?”, từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của việc thành công hoặc thất bại. - Rút kinh nghiệm và biện pháp khắc phục: Rút ra được những bài học kinh nghiệm và quan trọng là đưa ra được các giải pháp khắc phục, nhất là đối với những sai lầm trong quá trình thực hiện mục tiêu. - Đề ra mục tiêu cao hơn: Mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thiện, phát triển và thành công hơn khi biết vượt qua chính mình. Bởi vậy, khi hoàn thành một mục tiêu (ngắn hạn) cần phải đề ra mục tiêu cao hơn. III- MỘT SỐ CÁCH THỨC RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ MỤC TIÊU CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở CƠ SỞ 1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của mục tiêu và quản lý mục tiêu Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của mỗi người là không xác định được mục tiêu cho bản thân một cách rõ ràng và lâu dài. Theo đó, 15
- để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cần phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của mục tiêu và quản lý mục tiêu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Phát triển về kiến thức Mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở nên tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực; am hiểu kiến thức về Mặt trận Tổ quốc và công tác Mặt trận; hoàn thiện kiến thức chung về các lĩnh vực..., trên cơ sở đó quản lý mục tiêu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 3. Rèn luyện phương pháp, kỹ năng Trên cơ sở học tập, bổ sung kiến thức về kỹ năng quản lý mục tiêu, mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở phải kiên trì rèn luyện, thường xuyên thực hành, khi đó kỹ năng quản lý mục tiêu mới hình thành và tạo dựng thành công của mỗi cá nhân. 16
- Chuyên đề 2 KỸ NĂNG DỰ BÁO, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở CƠ SỞ I- KỸ NĂNG DỰ BÁO CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở CƠ SỞ 1. Khái quát chung về dự báo a) Khái niệm dự báo Theo Từ điển tiếng Việt, dự báo là “báo trước về tình hình có nhiều khả năng sẽ xảy ra, dựa trên cơ sở những số liệu, những thông tin”1. Theo đó, dự báo là sự tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Song, sự tiên đoán này phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học các dữ liệu đã thu thập được. Dự báo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng nên phương pháp dự báo cũng được sử dụng khác nhau. Ví dụ: dự báo kinh tế, xã hội, dự báo về biến động môi trường, tài nguyên thiên nhiên,... ______________ 1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.269. 17
- Công tác mặt trận của cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở vừa có tính định hướng, vừa có tính chất chỉ đạo trực tiếp các nhiệm vụ cụ thể ở địa phương để đạt mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Vì vậy, dự báo là yêu cầu có tính bắt buộc đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở. Từ những lập luận trên, hoạt động dự báo của cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở được quan niệm như sau: Dự báo là sự phán đoán một cách có căn cứ khoa học xu hướng phát triển của địa phương trong thời gian trước mắt và lâu dài nhằm cung cấp luận cứ cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch hoạt động của cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở. b) Vai trò của dự báo Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, công tác dự báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ, nó cung cấp thông tin cần thiết để phát hiện, bố trí, sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế và khoa học. - Thông tin dự báo cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...; có những quyết định về đầu tư, về sản xuất tiết kiệm và tiêu dùng. - Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ năng dạy học
100 p | 283 | 64
-
Tài liệu tập huấn kỹ năng tham vấn tâm lý học đường
31 p | 57 | 15
-
Phương pháp phát triển kỹ năng sống dành cho lứa tuổi thiếu niên: Phần 1
68 p | 37 | 10
-
Ebook Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở (Dành cho cấp uỷ và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở): Phần 1
118 p | 39 | 10
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Tham vấn căn bản (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
61 p | 90 | 10
-
Những kiến thức và kỹ năng dành cho cán bộ dân vận cấp cơ sở: Phần 1
106 p | 19 | 7
-
Giáo trình Kỹ năng và phương pháp dạy học nghề: Phần 1
59 p | 28 | 7
-
Tài liệu tập huấn hòa giải ở cơ sở có nhạy cảm giới (Dành cho hòa giải viên)
60 p | 7 | 6
-
Các thành phần cơ bản trong khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên sư phạm với yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
5 p | 98 | 6
-
Những kiến thức và kỹ năng dành cho cán bộ dân vận cấp cơ sở: Phần 2
176 p | 9 | 5
-
Những kỹ năng cơ bản dành cho cán bộ mặt trận tổ quốc ở cơ sở: Phần 2
106 p | 11 | 5
-
Tài liệu tập huấn hòa giải ở cơ sở có nhạy cảm giới (Dành cho tập huấn viên)
48 p | 10 | 5
-
Kĩ năng cảm thụ văn học - cơ sở hình thành năng lực dạy học của giáo viên ngữ văn
4 p | 87 | 4
-
Xác định những kỹ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm
5 p | 56 | 3
-
Thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần Kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra tại trường Đại học Tài chính - Marketing
9 p | 31 | 3
-
Gắn kết giáo dục, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp với pháp luật chuyên ngành – giải pháp nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp
8 p | 35 | 2
-
Ảnh hưởng của hoạt động phân tích thể loại ngôn bản đối với kỹ năng viết của sinh viên
19 p | 95 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn