intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần Kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra tại trường Đại học Tài chính - Marketing

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần Kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra tại trường Đại học Tài chính - Marketing" nhằm làm rõ hơn về cơ sở lý thuyết, thực trạng một phần của việc đánh giá kết quả học tập, cũng như những điều cần chú ý khi thực hiện việc thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra tại trường trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần Kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra tại trường Đại học Tài chính - Marketing

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện THAY ĐỔI CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN KỸ NĂNG MỀM THEO CHUẨN ĐẦU RA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING ThS. Nguyễn Văn Phong1 TÓM TẮT Một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục đào tạo đại học ở các trường đại học là việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban Chấp hành Trung ương xác định: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan. Việc đánh giá kết quả giáo dục đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận”. Đào tạo Kỹ năng mềm theo quy định chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Tài chính- Marketing được thực hiện từ năm 2012 và phát triển mạnh mẽ từ năm 2013; trong thời gian vừa quan, Nhà trường cũng như Viện mặc dù luôn quan tâm đến việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên và cũng đã có những sự thay đổi nhằm nâng cao dần chất lượng đào tạo. Hiện nay và trong thời gian tới, trước áp lực của sự thay đổi cách mạng công nghệ 4.0, cách mạng số và yêu cầu của công tác kiểm định theo chuẩn trong nước và quốc tế ngày càng cao, đòi hỏi cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về nhiều mặt, trong đó có mặt kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Bài viết này nhằm làm rõ hơn về cơ sở lý thuyết, thực trạng một phần của việc đánh giá kết quả học tập, cũng như những điều cần chú ý khi thực hiện việc thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra tại trường trong thời gian tới. TỪ KHÓA Đánh giá, kỹ năng mềm, chuẩn đầu ra. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bất kỳ hoạt động nào cũng vậy; việc đánh giá là một trong những khâu quan trọng, không thể thiếu và luôn phải đổi mới cho phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra cũng như nâng cao chất lượng hoạt động. Để đạt được những mục tiêu đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung, của Trường Đại học Tài chính-Marketing nói riêng; thì hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra cũng là một trong những nội dung cần phải thay đổi, đổi mới; vì thực tế hiện nay việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên thuộc lĩnh vực này đâu đó vẫn còn mang tính chất đối phó, hình thức, chưa khoa học và thiếu thực chất. Đánh giá là khâu quan 1 Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Tài chính-Marketing Ngày 23 tháng 10 năm 2021 44
  2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện trọng đột phá nhằm thúc đẩy các hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý giáo dục đào tạo, ... Thực hiện việc đánh giá đúng hướng, đúng phương pháp và hiệu quả sẽ tăng động lực học cho người học, phát triển năng lực của người học, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong bối cảnh chung đó; thay đổi, đổi mới hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra là điều cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học các học phần này cũng như góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Các câu hỏi sẽ được tác giả làm rõ trong bài viết này là: Hiểu thế nào ? Đã làm gì ? Cần thay đổi và làm gì để việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Tài chính-Marketing được chính xác ?. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đào tạo Đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đào tạo đã được sử dụng lâu đời, ít nhất là từ năm 589 trước công nguyên khi các nhà nghiên cứu tin rằng các bài kiểm tra giáo dục đã được sử dụng ở Trung Quốc bởi các vị hoàng đế nhà Chu dùng để kiểm tra kiến thức Nho giáo của các ứng viên thi vào các chức quan trong triều. Tuy nhiên, thuật ngữ “Đánh giá-Assessment” được đánh dấu là kết quả của thế kỷ XX và được định nghĩa khác nhau bởi các nhà nghiên cứu. Theo Lloyd-Jones và Bray (1986) cho rằng đánh giá là một thuật ngữ bao quát, bao gồm tất cả những tình huống mà trong đó việc đo lường một số khía cạnh liên quan của việc giáo dục người học được thực hiện, có thể bởi người dạy, người chấm thi, hay thậm chí là bởi chính người học. Tương tự, Statterly (1989) khẳng định đánh giá bao gồm tất cả các quy trình và công cụ mô tả nội dung cũng như mức độ kết quả học tập của người học. Theo Stassen, Doherty, và Poe (2001) định nghĩa đánh giá trong giáo dục là sự thu thập có hệ thống và phân tích thông tin để cung cấp phản hồi hiệu quả về cách sinh viên đạt được mục tiêu học tập riêng của mình, từ đó cải thiện hoạt động học. Như vậy, đánh giá kết quả học tập của sinh viên bao gồm tất cả cách thức người dạy thu thập và sử dụng thông tin trong lớp của mình, bao gồm các loại thông tin định tính, thông tin định lượng thu thập được trong quá trình giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ra những phán xét, nhận định quyết định, giúp người dạy hiểu được mức độ kết quả và chất lượng dạy và học, để từ đó điều chỉnh, phân loại, xếp hạng, báo cáo kết quả học tập. Cần phân biệt giữa kiểm tra và đánh giá kết quả học. Theo Từ điển tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét; việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá sinh viên. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Đánh giá là một quá trình, một khái niệm rộng, còn kiểm tra chỉ dạng thức cơ bản, quen thuộc, là một khâu quan trọng trong quá trình đánh giá. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 45
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một hoạt động quan trọng trong các hoạt động ở trường đại học. 2.1.2. Vai trò và hình thức đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đào tạo Đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đào tạo thường có ba vai trò quan trọng như sau: Thứ nhất, là một thành tố quan trọng trong nghiên cứu lý luận dạy học cùng với xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung, tổ chức hoạt động dạy và học; Thứ hai, là công cụ hành nghề quan trọng của người dạy, giúp người dạy xác định được sự thay đổi của người học thông qua quá trình dạy học để đạt được mục tiêu giáo dục; Thứ ba, là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học. Theo Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2014), thường có các hình thức đánh giá kết quả học tập như sau: - Đánh giá tổng kết (Summative Assessment) là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông, thành thạo của người học ở các mặt nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa, một lớp học hoặc một học phần với mục tiêu chính là xác định mức độ đạt thành tích của người học, nhưng không quan tâm đến việc thành tích đó đã đạt được ra sao và kết quả đánh giá này thường được sử dụng để công nhận người học đã hoặc không hoàn thành khóa học, lớp học. - Đánh giá quá trình (Formative Assessment) là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, lớp học, khóa học; cung cấp thông tin phản hồi cho người học về mức độ nắm vững thông tin của họ và những lĩnh vực cần cải thiện, đồng thời giúp người dạy thiết kế phương pháp giảng dạy phù hợp hơn nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy. - Đánh giá chính thức (Formal Assessment) là hoạt động đánh giá dùng thước đo chuẩn hóa, được tiến hành thông qua hình thức viết như bài kiểm tra, bài thi, bài luận,… được thực hiện để cho điểm đối với người được đánh giá, với mục tiêu phân loại người học. - Đánh giá không chính thức (Informal Assessment) là xem xét, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ học tập hàng ngày của người học, thông qua nhiều hình thức quan sát, thảo luận, xem xét sự tham gia các hoạt động, tương tác, sự hợp tác với nhau trong nhóm, ... chú trọng đến nhận xét định tính về sự tiến bộ trong học tập của người học; nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng học chứ không chú trọng vào việc phân loại, xếp hạng học lực của người học. - Đánh giá truyền thống (Traditional Assessment) là hoạt động đánh giá trên giấy như bài tự luận, câu hỏi trả lời ngắn, trắc nghiệm khách quan kiểu đúng sai, ghép hợp, điền thế, đa lựa chọn, … được thường xuyên sử dụng đối với mọi nền giáo dục trên thế giới. - Đánh giá xác thực (Authentic Assessment) là hoạt động đánh giá đòi hỏi người học vận dụng cái đã có và được học để thực hiện một nhiệm vụ thực tiễn hoặc thực hiện một dự án nào đó hoặc tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một công việc nhằm mục đích kiểm tra các năng lực cần có trong cuộc sống hàng ngày và được thực hiện trong bối cảnh thực tế. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 46
  4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Đánh giá xác thực không chỉ quan tâm đến sản phẩm học tập mà quan tâm đến cả quá trình làm ra sản phẩm đó. Việc đánh giá xác thực chú trọng đến năng lực thực hành, năng lực hành động giải quyết những vẫn đề đặt ra trong thực tiễn có thể khắc phục được những nhược điểm của đánh giá truyền thống (được cho là đã đặt người học vào một vai trò thụ động hơn là vai trò chủ động), huy động mọi khả năng của bản thân để giải quyết các vấn đề từ bối cảnh thực. Hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên được lựa chọn tùy theo mục đích giáo dục (phân loại, lên kế hoạch và tiến hành giảng dạy, phản hồi và khích lệ, phán đoán, xếp hạng); mục tiêu giáo dục về lĩnh vực nhận thức (nắm vững kiến thức), về lĩnh vực kỹ năng (yêu cầu người học có năng lực thể hiện một hành vi cụ thể), về lĩnh vực tình cảm, thái độ (động cơ của người học) và triết lý đánh giá hướng nhiều về kết quả học tập hay phát triển học tập hay quá trình học tập hay cả 3. Giảng viên giảng dạy các học phần kỹ năng mềm nên quan tâm và sử dụng hình thức đánh giá xác thực. 2.1.3. Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đào tạo Theo Nghiêm Xuân Nùng, Lâm Quang Thiệp (Biên dịch, 1995), để xây dựng được bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên mang lại hiệu quả cao nhất, thường phải thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Xác định các mục tiêu cần đánh giá của học phần: Mục đích của bước này là xác định chính xác các mục tiêu cần đạt của sinh viên sau khi học xong học phần nhằm đạt được chuẩn đầu ra của học phần. Bước 2. Xác định mục đích của đánh giá Các học phần kỹ năng mềm phải làm rõ mục đích của việc kiểm tra, đánh giá quá trình là thái độ, kiến thức, thực hành và mục đích của việc kiểm tra, đánh giá thi kết thúc học phần về các mặt chủ yếu như kiến thức, thực hành. Bước 3. Xác định hình thức đánh giá Hình thức đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được xác định trong những hình thức sau: Bài tập lớn, thực hiện một dự án, vấn đáp cá nhân hay nhóm, trắc nghiệm, tự luận, khác. Bước 4. Thiết lập ma trận đề đánh giá Bảng 1. Ma trận chuẩn đầu ra học phần Chuẩn đầu ra học phần Nội dung Mức độ đạt được Nội dung chuẩn đầu ra Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương… Mức 1 (Hiểu, biết) Chuẩn đầu ra 1 X Mức 2 (Vận dụng) Chuẩn đầu ra 2 X X Mức 3 (Thành thạo) Chuẩn đầu ra 3 X X X Nguồn: Tác giả tổng hợp Cấp độ nhận thức trong đánh giá kết quả học tập các học phần kỹ năng mềm gồm có 3 mức (Theo thang phân loại Bloom) như sau: Ngày 23 tháng 10 năm 2021 47
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Mức I (Hiểu): Là khả năng phân tích, giải thích được ý nghĩa, nội dung, mối quan hệ bên trong của các kiến thức như giải thích hoặc tóm tắt, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình; hoặc khả năng người học có thể chuyển dịch các kiến thức đó theo thuật ngữ hay hình thức thể hiện khác, ví dụ như từ ngôn từ sang số liệu; suy luận dựa trên thông tin đã có. Mức II (Vận dụng): Là khả năng người học biết sử dụng thông tin, áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết tình huống tương tự hoặc gần giống với tình huống đã học, đã gặp trên lớp; hoặc giải quyết vấn đề mới, tình huống mới. Mức III (Thành thạo): Là khả năng người học có thể phân chia thông tin, kiến thức ra thành những phần nhỏ để hiểu và chỉ ra mối liên hệ của chúng với tổng thể; sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới, mô hình hoặc cấu trúc mới; đưa ra nhận định, nhận xét, đánh giá, phán quyết của bản thân đối với thông tin dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí. Bước 5. Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề đánh giá Bước 6. Xây dựng tiêu chí đánh giá cho các đề đánh giá Bước 7. Xin ý kiến chuyên gia về bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với học phần Bước 8. Thử nghiệm bộ công cụ đánh giá Bước 9. Xem xét kết quả thử nghiệm và điều chỉnh, hoàn thiện bộ công cụ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp: Đọc, phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện được một hệ thống cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu; - Phương pháp phỏng vấn, phương pháp trực tiếp: Phỏng vấn giảng viên tham gia giảng dạy, chấm thi, phỏng vấn sinh viên và một vài đối tượng khác; trực tiếp tham gia dự giờ giảng viên; tham gia giảng dạy, công việc duyệt đề thi và chấm thi kết thúc các học phần kỹ năng mềm để thu thập thêm thông tin dữ liệu làm rõ vấn đề nghiên cứu; - Phương pháp thống kê: So sánh; sử dụng thống kê mô tả, với các tham số như số tuyệt đối, số tương đối, … . Phần mềm sử dụng: Excel. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng về đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra tại Trường đại học tài chính-Marketing Trường Đại học Tài chính – Marketing đã thực hiện việc chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm 2012 và cũng trong năm này Nhà trường đã ban hành chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm. Đào tạo Kỹ năng mềm của Trường được được giao cho Khoa Du lịch thực hiện, từ năm 2013 cho đến nay do Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng thực hiện. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 48
  6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Đào tạo kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy các khóa tuyển sinh từ năm 2012 đến năm 2014 gồm 6 kỹ năng mềm bắt buộc: Kỹ năng Thuyết trình hiệu quả (9 tiết); Kỹ năng Tư duy hiệu quả và sáng tạo (9 tiết); Kỹ năng Giải quyết vấn đề và ra quyết định (6 tiết); Kỹ năng Giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh (12 tiết); Kỹ năng Tổ chức công việc và quản lý thời gian (6 tiết) và Kỹ năng làm việc tập thể và tinh thần đồng (6 tiết). Riêng chương trình chất lượng cao và đặc biệt mỗi kỹ năng mềm số tiết là 30. Việc đào tạo được thực hiện theo Quyết định số 1104/QĐ-ĐHTCM ngày 12/08/2013 của Trường Đại học Tài chính-Marketing về việc ban hành Quy định tạm thời về đào tạo, kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận kỹ năng mềm tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. Sử dụng hình thức thi trắc nghiệm, thi nhóm ngoài trời. Hình thức thi trắc nghiệm cho tất cả các học phần kỹ năng mềm; với những yêu cầu sau: Thời gian làm bài 20 phút/kỹ năng, số lượng câu hỏi 40 câu, mỗi câu 2,5 điểm. Thi nhóm ngoài trời được tổ chức tại những nơi như: Khu du lịch Mũi Né, Madagui, Đầm Sen, Vũng Tàu, Thủy Châu, BCR, Vườn Xoài, Thảo Cầm Viên, Công viên, ... ; điểm đánh giá quá trình 70%, 40% và thi 30%, 60%; trong quy định không đề cập đến điểm chuyên cần; chi tiết trong Bảng 2. Bảng 2. Hình thức thi và trọng số điểm đánh giá của các học phần kỹ năng mềm, các khóa tuyển sinh từ 2014 về trước (2012-2014) Chương trình chất lượng cao, Chương trình đại trà đặc biệt, quốc tế Số Tên học phần kỹ năng Tỷ trọng Tỷ trọng TT mềm điểm Số điểm Số Hình Hình thức Quá sinh Quá sinh thức thi Thi thi Thi trình viên thi trình viên thi (%) (%) (%) (%) Kỹ năng Thuyết trình Trắc Ngoài trời 1 70 30 11.099 40 60 2.122 hiệu quả nghiệm nhóm Kỹ năng Làm việc tập Trắc Ngoài trời 2 70 30 11.075 40 60 1.915 thể và tinh thần đồng nghiệm nhóm Kỹ năng Tổ chức công Trắc Ngoài trời 3 70 30 11.031 40 60 1.944 việc và quản lý thời gian nghiệm nhóm Kỹ năng Tư duy hiệu Trắc Ngoài trời 4 70 30 11.074 40 60 2.007 quả và sáng tạo nghiệm nhóm Kỹ năng Giao tiếp và Trắc Ngoài trời 5 70 30 11.025 40 60 2.018 ứng xử trong kinh doanh nghiệm nhóm Kỹ năng Giải quyết vấn Trắc Ngoài trời 6 70 30 11.062 40 60 1.897 đề và ra quyết định nghiệm nhóm Cộng 70 30 66.366 40 60 11.903 Nguồn: Viện NCKTUD Đào tạo kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy các khóa tuyển sinh từ năm 2015 trở về sau gồm 4 kỹ năng được chọn ra trong các kỹ năng mềm theo quy định: Kỹ năng Thuyết trình; Kỹ năng Làm việc nhóm; Kỹ năng Quản lý thời gian; Kỹ năng Tư duy sáng tạo; Kỹ năng Giao tiếp; Kỹ năng Giải quyết vấn đề; Kỹ năng Tìm việc; Kỹ năng Khám phá bản thân và Lập kế hoạch nghề nghiệp. Chương trình đại trà 1 tín chỉ, chương trình chất lượng cao 2 tín chỉ. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 49
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Việc đào tạo được thực hiện theo Quyết định số 1084/QĐ-ĐHTCM ngày 11 tháng 07 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính-Marketing về việc ban hành Quy định đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chính khóa của Trường Đại học Tài chính-Marketing. Sử dụng hình thức thi vấn đáp, thi nhóm ngoài trời. Điểm đánh giá quá trình 50%, thi 50%; điểm chuyên cần chiếm tỷ trọng 10% trong điểm đánh giá quá trình; chi tiết trong Bảng 3 Bảng 3. Hình thức thi và trọng số điểm đánh giá của các học phần kỹ năng mềm, các khóa tuyển sinh 2015 về sau (2015-Học kỳ 02 năm 2021) Chương trình đại trà Chương trình chất lượng cao Số Tên học phần kỹ năng Hình Tỷ trọng điểm Số Tỷ trọng điểm Số Hình TT mềm thức Quá Thi sinh Quá Thi sinh trình thức thi trình thi (%) viên thi (%) viên thi (%) (%) Vấn Vấn đáp 1 Kỹ năng Thuyết trình đáp 50 50 5.725 50 50 1.480 nhóm nhóm Ngoài Ngoài 2 Kỹ năng Làm việc nhóm trời 50 50 6.644 trời 50 50 1.449 nhóm nhóm Ngoài Ngoài Kỹ năng Quản lý thời 3 trời 50 50 7.128 trời 50 50 1.230 gian nhóm nhóm Ngoài Ngoài 4 Kỹ năng Tư duy sáng tạo trời 50 50 6.486 trời 50 50 1.665 nhóm nhóm Vấn Vấn đáp 5 Kỹ năng Giao tiếp đáp cá 50 50 6.998 50 50 1.547 cá nhân nhân Vấn Kỹ năng Giải quyết vấn Vấn đáp 6 đáp cá 50 50 7.135 50 50 1.514 đề cá nhân nhân Kỹ năng Khám phá bản Vấn Vấn đáp 7 thân và lập kế hoạch đáp cá 50 50 5.482 50 50 1.267 cá nhân nghề nghiệp nhân Vấn Vấn đáp 8 Kỹ năng Tìm việc đáp cá 50 50 5.279 50 50 1.052 cá nhân nhân Cộng 50 50 50.877 50 50 11.204 Nguồn: Viện NCKTUD Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy, chấm thi được huy động từ Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng, các đơn vị khác trong trường và ngoài trường. Qua thực trạng nêu trên cùng với việc thực tế tham gia đồng hành giảng dạy, chấm thi, dự giờ và dự chấm thi các học phần kỹ năng mềm; mặc dù có một số đặc điểm bất lợi mang tính khác quan lẫn chủ quan như số tiết của 1 học phần kỹ năng mềm ít và không đồng đều; số sinh viên và số lớp trong một học kỳ nhiều; giảng viên tham gia giảng dạy, chấm thi nằm rải rác ở nhiều nơi và số lượng ít; nhưng trong thời gian vừa qua Viện, Bộ môn kỹ năng mềm luôn quan tâm đến việc thay đổi, đổi mới hình thức thi cũng như trọng số điểm các cột điểm đánh giá kết quả học tập của các học phần kỹ năng mềm theo quy định chuẩn đầu ra Ngày 23 tháng 10 năm 2021 50
  8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện của Trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay, sự thay đổi này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nền giáo dục đào tạo đại học hiện hiện đại, chưa mang tính chất bài bản, khoa học và thống nhất. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục thay đổi việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên các học phần kỹ năng mềm theo quy định chuẩn đầu ra của Trường. 3.2. Một số vấn đề cần phải quan tâm thực hiện trong thời gian tới Trong thời gian tới, việc thay đổi việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra là tất yếu. Tuy nhiên, để thực hiện cần phải lưu ý mốt số vấn đề sau: - Phải có nhận thức đúng về đánh giá kết quả học tập của sinh viên để có mục tiêu đánh giá đúng hướng. Mục đích đánh giá là nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học của giảng viên và sinh viên, nghĩa là giảng viên sẽ điều chỉnh hoạt động dạy và sinh viên sẽ điều chỉnh hoạt động học để tiến bộ hơn thông qua kết quả đánh giá. Với nhận thức đúng đắn này, người học chịu trách nhiệm về hoạt động học của mình nên sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình học, chủ động tìm kiếm kiến thức và phát triển kỹ năng còn thiếu thay vì chỉ đối phó cho qua môn. Nhờ vậy, người học phát triển kỹ năng tự học, một kỹ năng quan trọng cần phải có để thành công trong cuộc sống và công việc, đồng thời hoàn thành mục tiêu chính của giáo dục đại học là học cách học. - Thay đổi, đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải đi đôi với thay đổi, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; sử dụng kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá xác thực và bổ sung thêm đánh giá thái độ trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên; thực hiện đầy đủ và linh hoạt 9 bước trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên như đã đề cập ở trên để có bộ công cụ đánh giá hiệu quả và khoa học. Hình thức đánh giá quá trình có thể thực hiện qua một nhóm các bài tập nhiệm vụ được thiết kế dàn trải xuyên suốt một học phần để đánh giá theo dõi quá trình học tập của sinh viên. Mỗi bài tập hoặc nhiệm vụ kết nối với bài trước và bài sau để giữ một hồ sơ chính thức của quá trình tiến bộ của sinh viên. Tăng cường các câu hỏi thiết kế các phần thuộc loại nhận thức bậc cao trong bảng xếp loại Bloom như: Phân tích, tổng hợp. Đánh giá nên thay đổi từ một chiều sang đa chiều: Giảng viên đánh giá sinh viên, sinh viên đánh giá giảng viên, sinh viên tự đánh giá mình và sinh viên đánh giá sinh viên. Các nghiên cứu gần đây ủng hộ sự tham gia của sinh viên trong việc đánh giá làm tăng tính bình đẳng khách quan, làm tăng thêm giá trị cho quá trình học tập. Kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá xác thực và bổ sung thêm đánh giá thái độ nhằm bổ sung cho nhau nhằm đánh giá một cách toàn diện và chính xác nhất việc đạt mục tiêu của môn và năng lực thực của người học, phát triển toàn diện năng lực của sinh viên, năng lực riêng biệt của mỗi cá nhân, gắn với yêu cầu nghề nghiệp tương lai, giúp hình thành kỹ năng tự học suốt đời cho sinh viên. - Cần có thay đổi quan điểm trong đánh giá của giảng viên, đó là phải chấp nhận sự tham gia của sinh viên vào quá trình đánh giá, công khai và chú trọng vào việc giảng viên giảng dạy những gì sinh viên phải học và phải thi để họ học và thi tốt. Sinh viên được cung cấp một bản liệt kê những nhiệm vụ phải hoàn thành và những tiêu chí cần đạt được để được đánh giá cao nhất. Khi sinh viên biết thế nào là hoàn thành tốt nhiệm vụ, biết những dấu hiệu Ngày 23 tháng 10 năm 2021 51
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện đặc trưng của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, sự mong đợi và thang điểm đánh giá; họ sẽ phát huy những kiến thức, kỹ năng cần thiết đã được học để hoàn thành nhiệm vụ đó tốt. Nhà trường, Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng và Bộ môn kỹ năng mềm cũng cần thay đổi quan điểm quản lý; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhằm hiễu rõ, điểu chỉnh cũng như tìm kiếm các triết lý, mục đích, nội dung, phương pháp đánh giá mới, hiện đại cho phù hợp. 4. KẾT LUẬN Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng không thể tách rời trong quá trình dạy và học, mặc dù người dạy phải làm nhiều việc hơn. Việc thay đổi, đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra học phần là một yêu cầu cấp thiết, không những phù hợp với xu thế đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay mà còn là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy và học, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Để khắc phục những hạn chế của việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong thời gian vừa qua, đòi hỏi người dạy, người học và những đối tượng khác có liên quan nên thay đổi nhận thức, thấy được tầm quan trọng của công việc này; cần làm một cách khoa học hơn, bài bản hơn, đúng quy trình, có người học tham gia vào sự đánh giá và mang tính chất công khai; cần chú trọng và chi tiết hơn về mục tiêu đánh giá thái độ; hoàn thiện và thống nhất trong giảng viên về sử dụng hình thức đánh giá đó là đánh giá quá trình kết hợp với đánh giá xác thực và có xét thêm đánh giá thái độ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lân (2000). Từ điển từ và ngữ Việt Nam. NXB TP. HCM. 2. Nghiêm Xuân Nùng, Lâm Quang Thiệp (Biên dịch, 1995). Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục. Bộ GD-ĐT - Vụ Đại học. 3. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2014). Tài liệu kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Hà Nội. 4. Trần Thị Mai Hanh (2017). Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo từ xa theo hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí Giáo dục, số 413, tr 15-17. 5. Nguyễn Ngọc Duy (2018). Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh các tỉnh miền núi Tây Bắc thông qua dạy học dự án trong môn hóa học. Tạp chí Giáo dục, số 443, tr 47-53. 6. Nguyễn Hồ Phương Nhật (2018). Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong dạy học học phần “Tuyển dụng nhân lực” tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam. Tạp chí Giáo dục, số 426, tr 58-62. 7. Đồng Thị Kim Xuyến (2019). Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hướng đến mô hình giáo dục 4.0. Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt tháng 10/2019, tr 108-112. 8. Phạm Thị Hương, Nguyễn Đoàn Hạnh Nguyên (2020). Tác động của hoạt động đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA: một nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, số 492, tr 51-55. 9. https://khaothi.online/cac-khai-nim-c-bn-trong-kim-tra-danh-gia Ngày 23 tháng 10 năm 2021 52
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1