Thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học phần Kỹ năng làm việc nhóm đáp ứng chuẩn đầu ra tại trường Đại học Tài chính – Marketing theo mô hình học tập qua dự án
lượt xem 3
download
Bài viết "Thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học phần Kỹ năng làm việc nhóm đáp ứng chuẩn đầu ra tại trường Đại học Tài chính – Marketing theo mô hình học tập qua dự án" làm rõ cách thức vận dụng mô hình Học tập qua dự án trong giảng dạy cũng đánh giá kết quả theo chuẩn đầu ra của học phần Kỹ năng làm việc nhóm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học phần Kỹ năng làm việc nhóm đáp ứng chuẩn đầu ra tại trường Đại học Tài chính – Marketing theo mô hình học tập qua dự án
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC PHẦN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING THEO MÔ HÌNH HỌC TẬP QUA DỰ ÁN ThS. Trần Thị Thảo1 TÓM TẮT Học tập qua dự án (Project – Based Learning) là phương pháp dạy học hoàn toàn tập trung vào người học và sự phát triển của họ. Thông qua các hoạt động cụ thể trong quá trình triển khai dự án, người học từng bước lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng vào quá trình giải quyết các nhiệm vụ của mình. Từ đó các kỹ năng được hình thành, rèn luyện và phát triển một cách tự nhiên, hiệu quả. Mô hình Học tập qua dự án hoàn toàn phù hợp để phát triển kỹ năng làm việc nhóm khi người học cùng nhau thực hiện một dự án cụ thể trong khoảng thời gian xác định. Trong bài tham luận này, tác giả làm rõ cách thức vận dụng mô hình Học tập qua dự án trong giảng dạy cũng đánh giá kết quả theo chuẩn đầu ra của học phần Kỹ năng Làm việc nhóm. TỪ KHÓA Dự án; Dạy học theo dự án; Quan điểm dạy học; Lấy người học làm trung tâm; Kỹ năng Làm việc nhóm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ những năm đầu thế kỷ 20, Học tập qua dự án đã được xem là một trong những phương pháp quan trọng tại các nước phương Tây để thực hiện quan điểm dạy học hướng đến người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Ngày nay, Học tập qua dự án được xem là mô hình dạy học đáp ứng tốt mục tiêu hình thành kỹ năng cụ thể cho người học. Với yêu cầu đặc thù của việc đào tạo kỹ năng mềm thì mô hình dạy học này có thể giúp sinh viên trở nên chủ động hơn trong quá trình hình thành kỹ năng cho chính mình. Người dạy sẽ giữ vai trò dẫn dắt, hỗ trợ sinh viên trong quá trình họ thực hiện dự án cũng như hoàn thiện kỹ năng liên quan. Hoạt động đào tạo Kỹ năng Làm việc nhóm tại trường đại học Tài chính – Marketing từ năm 2012 đến nay chủ yếu tổ chức các hoạt động theo nhóm tại lớp và các trải nghiệm thực tế ngoài lớp. Tuy nhiên hình thức đánh giá kết thúc học phần giữ nguyên (nhóm sinh viên chia ngẫu nhiên và cùng thực hiện bài thi trong thời gian 60 phút) và chỉ thay đổi nội dung chủ đề thi. Việc cải tiến cách thức đánh giá kết quả đào tạo kỹ năng mềm là cần thiết và quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh có nhiều thay đổi về yêu cầu của xã hội đối với chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học. Việc học không chỉ giới hạn trong nhà trường mà cần sát với thực tế xã hội. Từ kinh nghiệm thực tế qua quá trình giảng dạy cũng như nghiên cứu những lợi ích của mô hình Học tập qua dự án, tác giả nhận thấy vai trò 1 Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Tài chính-Marketing Ngày 23 tháng 10 năm 2021 122
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện quan trọng của mô hình này trong việc dạy học cũng như tính thống nhất trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong học phần Kỹ năng Làm việc nhóm. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm “Dự án” và “Học tập qua dự án” Dự án (Project) thường được hiểu là một kế hoạch hoàn chỉnh nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể trong một thời gian xác định với những nguồn lực liên quan. Một dự án là tổng hợp của những vấn đề, đòi hỏi phải có sự kiên trì và nỗ lực trong việc phân tích để tìm kiếm cách thức phù hợp giải quyết vấn đề đó với những nguồn lực nhất định (tài chính, trang thiết bị, nhân lực, thuận lợi và khó khăn …). Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore, Học tập qua dự án (Project – Based Learning - PBL) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho người học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Theo TS. Lưu Thu Thủy (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2015), ngày nay, dạy học theo dự án được coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án phải có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng. Đây là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thể hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của PBL. Tác giả Nguyễn Văn Cường (2010) cho rằng “Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập”. Theo CDIO, “Học tập qua dự án là một phương pháp giảng dạy, qua đó sinh viên học được chuỗi các kỹ năng và nội dung chính của môn học thông qua quá trình sáng tạo ra các dự án của riêng họ. Đôi khi các dự án này là những giải pháp cho một vấn đề của thế giới thực. Nhưng điều quan trọng nhất trong học qua dự án là người học được học trong quá trình làm ra sản phẩm. Họ làm việc trong các nhóm, họ trao đổi và chia sẻ những trải nghiệm, khả năng, phong cách học tập và quan điểm riêng khi thực hiện dự án.” Như vậy, có thể thấy đặc điểm nổi bật của mô hình dạy học này là người học tham gia tích cực, chủ động và độc lập vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, phân công công việc đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Trong khi đó, giảng viên chủ yếu thực hiện vai trò người cố vấn, hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ cho nhóm trong quá trình thực hiện. Bản chất của học tập qua dự án là người học lĩnh hội kiến thức và kỹ năng thông qua việc giải quyết nhiệm vụ trong dự án chứ không theo hình thức truyền thụ một chiều và thụ động từ người dạy như các phương pháp dạy học truyền thống. 2.1.2. Phân loại dự án trong mô hình Học tập qua dự án PBL có thể được phân loại theo nhiều dạng khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại PBL phổ biến: Ngày 23 tháng 10 năm 2021 123
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện - Phân loại theo sự tham gia của người học: có dự án cho nhóm và dự án cá nhân. - Phân loại theo sự tham gia của giảng viên: dự án dưới sự hướng dẫn của một giảng viên, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giảng viên. - Phân loại theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng. Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác. Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. - Phân loại theo chuyên môn: Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau. Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường. - Phân loại theo tính chất của dự án: Dự án cộng đồng Dự án học thuật. Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng. Trong phạm vi môn Kỹ năng Làm việc nhóm, ý tưởng thực hiện dự án không giới hạn, trong đó khuyến khích sinh viên tự xác định lĩnh vực quan tâm tìm hiểu. 2.1.3. Quy trình tổ chức dạy học qua dự án PBL được tiến hành theo các bước sau đây: - Bước 1: Giảng viên gợi ý giúp người học phát hiện vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung, chương trình giảng dạy, từ đó xây dựng ý tưởng dự án. - Bước 2: Giảng viên triển khai dự án cho người học Tổ chức nhóm, phân công Giao nhiệm vụ cho người học Hướng dẫn tài liệu cho người học - Bước 3: Tổ chức thực hiện dự án Theo dõi, đôn đốc kịp thời Xử lí thông tin phản hồi - Bước 4: Nghiệm thu dự án Sinh viên trình bày sản phẩm Ngày 23 tháng 10 năm 2021 124
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Giảng viên góp ý, nhận xét và đánh giá, cho điểm - Bước 5: Chia sẻ sản phẩm cho cộng đồng 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong bài tham luận này, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: - Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các tài liệu về Học tập qua dự án, Đề cương và Bài giảng các môn Kỹ năng Làm việc nhóm của trường Đại học Tài chính – Marketing. - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng hợp kinh nghiệm giảng dạy Kỹ năng năng Làm việc nhóm từ năm 2014 đến nay kết hợp trao đổi chuyên cùng đồng nghiệp phụ trách môn học này. 3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP QUA DỰ ÁN VÀO HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC PHẦN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM 3.1. Giới thiệu về học phần Kỹ năng Làm việc nhóm Môn học “Kỹ năng Làm việc nhóm” giới thiệu những vấn đề cơ bản về nhóm, quá trình hình thành và phát triển của nhóm, vai trò của chuẩn mực nhóm trong việc duy trì hoạt động thống nhất của nhóm. Thông qua đó, môn học từng bước trang bị cho người học kỹ năng làm việc nhóm, bao gồm kỹ năng xây dựng nhóm hiệu quả, kỹ năng phân chia công việc, giải quyết mâu thuẫn trong nhóm và kỹ năng lãnh đạo. Xuyên suốt học phần, người học sẽ từng bước nhận thức được kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả không chỉ hướng đến kết quả công việc cuối cùng mà còn cần chú trọng đến phát triển bản thân cùng đồng đội của mình. - Chuẩn đầu ra của học phần: Kiến thức: Kk1. Hiểu được các khái niệm nhóm, các giai đoạn phát triển của nhóm Kk2. Nhận diện được các hiện tượng tâm lý xã hội ảnh hưởng đến nhóm Kk3. Nhận diện được phong cách lãnh đạo Kk4. Xác định được tầm quan trọng của chuẩn mực nhóm. Kk5. Phân tích được các mâu thuẫn nhóm và đánh giá được tầm quan trọng của quản lý xung đột Kỹ năng: Ss1. Vận dụng được các kỹ thuật của kỹ năng làm việc nhóm vào các ngành đang học Mức tự chủ và chịu trách nhiệm (Thái độ): Aa1. Hợp tác với các thành viên trong nhóm Aa2. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên với nhóm trưởng; tôn trọng văn hóa nhóm Aa3. Thực hiện đúng với những chuẩn mực mà nhóm đã thống nhất và phân công Aa4. Tích cực trong giải quyết các xung đột nhóm, tích cực xây dựng mối quan hệ tốt trong nhóm Ngày 23 tháng 10 năm 2021 125
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Học phần Kỹ năng Làm việc nhóm được tổ chức đào tạo theo hình thức 1 tín chỉ dành cho chương trình đại trà và 2 tín chỉ dành cho chương trình chất lượng cao. Tuy khác nhau về thời lượng giảng dạy nhưng khối lượng nội dung kiến thức thống nhất, gồm các nội dung liên kết với chuẩn đầu ra như sau: Bảng 1. Nội dung kiến thức và chuẩn đầu ra của học phần kỹ năng làm việc nhóm Chuẩn đầu ra môn học STT Nội dung Kiến thức Kỹ năng Thái độ 1 BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÓM Kk1 Ss1 As1 I.Khái niệm nhóm Kk2 As2 1.Khái niệm nhóm Kk3 2. Phân loại nhóm 3. Đặc điểm của nhóm làm việc 4. Lợi ích của làm việc nhóm II. Các giai đoạn phát triển của nhóm 1. Giai đoạn hình thành 2.Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn 3. Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy tắc 4. Giai đoạn trưởng thành và hoạt động hiệu quả 5. Giai đoạn kết thúc/trì hoãn III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển nhóm 1. Quy mô nhóm 2. Phong cách lãnh đạo 3. Các yếu tố tâm lý xã hội 2 BÀI 2. XÂY DỰNG NHÓM HIỆU QUẢ Kk4 Ss1 As2 I. Phân công công việc trong nhóm As3 II. Xây dựng chuẩn mực nhóm As4 1. Xác định điểm chung 2. Xây dựng bản cam kết 3. Thực hiện danh mục “được” và “không được” 4. Xác định hình thức “thưởng – phạt” của nhóm III. Xây dựng văn hóa nhóm 3 BÀI 3. CÁC KỸ NĂNG TẠO HIỆU QUẢ Kk3 Ss1 As1 TRONG NHÓM Kk5 As2 I. Kỹ năng của mỗi cá nhân As3 1. Nhận thức về bản thân As4 2. Hướng đến mục tiêu chung, rõ ràng II. Kỹ năng của lãnh đạo 1. Quản trị nhóm hiệu quả 2. Quản lý mâu thuẫn và xung đột 3. Các khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn 4. Bốn bước giải quyết mâu thuẫn 5. Mâu thuẫn trong nhóm nhỏ III. Xây dựng mối quan hệ công việc hiệu quả 1. Đặc điểm của nhóm hoạt động hiệu quả 2. Xây dựng mối quan hệ công việc hiệu quả Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Ngày 23 tháng 10 năm 2021 126
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện - Phương pháp đánh giá kết quả học tập học phần Kỹ năng Làm việc nhóm Đánh giá quá trình: 50% Bảng 2. Phương pháp đánh giá quá trình học phần kỹ năng làm việc nhóm Nội dung Tỷ Đáp ứng chuẩn đầu ra STT Phương pháp đánh giá đánh giá trọng của học phần 1 Điểm chuyên Điểm danh 10% As1, As2, As3 cần 2 Thảo luận Đánh giá mức độ tham 10% As1, As2, As3 gia của thành viên 3 Bài tập nhóm Bài thực hành 1: 10% Kk1, Kk2, Kk3 Giới thiệu hình ảnh nhóm Ss1 (tên gọi, biểu tượng, As1, As2 thông điệp của nhóm) Bài thực hành 2: 15% Kk4, Phân công công việc dự Ss1 án của nhóm As2, As3, As4 Bài thực hành 3: 15% Kk4, Xây dựng chuẩn mực Ss1 nhóm As2, As3, As4 Bài thực hành 4: 10% Kk3, Kk5 Giải quyết mâu thuẫn Ss1 As1, As2, As3, As4, As5 Bài thực hành 5: 30% Kk1, Kk2, Kk3, Kk4; Kk5 Báo cáo kết quả thực hiện Ss1; dự án của nhóm As1, As2, As3, As4 Tổng 100% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Đánh giá kết thúc học phần: 50% Bảng 3. Phương pháp đánh giá kết thúc học phần kỹ năng làm việc nhóm Đáp ứng chuẩn Ghi Nội dung Phương pháp đánh STT Tỷ trọng đầu ra của học chú đánh giá giá phần 1 Kiến thức Thực hành dã ngoại 20% Kk1, Kk2, Kk3 2 Kỹ năng Thực hành dã ngoại 60% Ss1 Mức tự chủ và 3 Thực hành đã ngoại 20% As1, As2, As3 chịu trách nhiệm Tổng 100% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hiện nay phương pháp đánh giá kết quả kết thúc học phần Kỹ năng mềm được thực hiện độc lập với hoạt động đánh giá quá trình. Mặc dù các tiêu chí đánh giá đáp ứng phần lớn chuẩn đầu ra của học phần nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề. Xét về quá trình hình thành và Ngày 23 tháng 10 năm 2021 127
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện phát triển của nhóm, sinh viên cần thời gian để tìm hiểu lẫn nhau, chọn nhóm trưởng, thống nhất mục tiêu, xác định cách thức làm việc và phân công công việc. Thực tế khi tham gia thi kết thúc học phần trong thời gian 60 phút, các hoạt động như sinh viên làm quen, tìm hiểu và bầu nhóm trưởng phải thực hiện gấp rút trong 15 phút nên gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức nhóm. Điều này ảnh hưởng không ít đến tính phù hợp trong phân công và hiệu quả mà các nhóm đạt được theo yêu cầu của bài thi. 3.2. Cách thức triển khai mô hình Học tập qua dự án vào hoạt động giảng dạy Kỹ năng Làm việc nhóm Từ 5 bước cơ bản trong quá trình tổ chức PBL như đã giới thiệu, trong quá trình hướng dẫn sinh viên học tập qua dự án, tác giả đề xuất điều chỉnh thành 7 bước với các nội dung cụ thể cho phù hợp với tính chất của việc đào tạo kỹ năng mềm. Các bước cụ thể bao gồm: - Bước 1 - Xác định đề tài: sau khi chia nhóm, giảng viên tổ chức cho nhóm thảo luận chọn đề tài thực hiện. Các dự án cộng đồng được khuyến khích thực hiện để nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên. Khi trình bày ý tưởng, sinh viên phải trả lời được lý do chọn dự án. - Bước 2 - Lượng giá: Giảng viên cần góp ý, hướng dẫn giúp sinh viên xác định chủ đề phù hợp với các tiêu chí như: vấn đề đủ thách thức, kích thích sự khám phá, có tính thực tế, cho sinh viên sự chủ động, mang tính phản ánh, mang tính cộng đồng, mang tính khả thi. - Bước 3 - Xây dựng chuẩn mực nhóm: Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên tự xây dựng chuẩn mực làm việc riêng dựa trên đặc điểm riêng của nhóm để đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất trong nhóm. - Bước 4 - Phân công công việc: để đảm bảo nhóm đạt được mục đích đặt ra ban đầu, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên lập bản kế hoạch chi tiết về những vấn đề liên quan đến dự án và phân công công việc cụ thể cho tất cả thành viên. Bên cạnh đó giảng viên cần công bố các thời điểm sẽ kiểm tra và các tiêu chí đánh giá để sinh viên chủ động thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu. - Bước 5 - Triển khai thực hiện dự án: giảng viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả công việc theo tiến độ và kịp thời ghi nhận những khó khăn phát sinh. Những hỗ trợ kịp thời từ giảng viên sẽ giúp nhóm vượt qua những khó khăn cho dù có thể phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Thông qua các giai đoạn thực hiện dự án, giảng viên cung cấp đa dạng các bài học, công cụ cũng như sự hỗ trợ để đảm bảo tất cả các nhóm đều đạt được mục tiêu dự án. - Bước 6 - Trình bày kết quả thực hiện: kết quả dự án cần được chuẩn bị báo cáo đầy đủ để có thể phản ánh được toàn bộ quá trình các thành viên trong nhóm đã phối hợp cùng nhau hoàn thành công việc. Nội dung báo cáo gồm có: tổng quan kế hoạch, kết quả thực hiện dự án, tiến trình thực hiện thực tế. - Bước 7 - Đánh giá: để đảm bảo sự đánh giá khách quan và đầy đủ thì giảng viên cần xây dựng những tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể cũng như được công bố ngay từ đầu để sinh viên định hướng hành động. Việc đánh giá chính xác sẽ giúp sinh viên nhận ra những thành công cũng như những hạn chế cần khắc phục qua đó họ sẽ có kế hoạch hoàn thiện và phát triển kỹ năng cho mình một cách hiệu quả hơn. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 128
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện 3.3. Khuyến nghị các thay đổi trong đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc học phần kỹ năng Làm việc nhóm Xét về tiến trình hình thành và phát triển của nhóm, thời điểm hoàn thành dự án tương ứng với giai đoạn hoạt động ổn định của nhóm (giai đoạn Thực thi). Đánh giá kết quả làm việc nhóm tại giai đoạn này sẽ phản ánh đầy đủ hiệu quả của hoạt động đào tạo cũng như kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên. Như vậy, hoạt động báo cáo kết quả thực hiện dự án hoàn toàn có thể thay thế cho bài thi kết thúc học phần hiện nay. Những lợi ích của việc sử dụng hoạt động báo cáo kết quả thực hiện dự án để thay cho bài thi kết thúc học phần: - Đảm bảo đánh giá toàn bộ các khía cạnh theo chuẩn đầu ra môn học: Kk1, Kk2, Kk3, Kk4; Kk5; Ss1; As1, As2, As3, As4 - Đảm bảo tính kết nối, liên tục và thống nhất của quá trình học tập và quá trình đánh giá. - Phản ánh chân thực kết quả lĩnh hội kiến thức, vận dụng thực hành và phát triển kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên sau thời gian học và làm việc theo nhóm. - Giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của dự án và nỗ lực hơn trong quá trình học tập tại lớp cũng như quá trình thực hiện dự án để phát triển kỹ năng làm việc nhóm của bản thân. - Nâng cao tinh thần và thể hiện trách nhiệm xã hội của sinh viên đối với cộng đồng. - Hiệu quả trong hình thức tổ chức thi tập trung tại trường hoặc thi trực tuyến. - Cắt giảm chi phí nhân sự, nguyên vật liệu chuẩn bị cho hoạt động tổ chức thi kết thúc học phần. - Không gây ô nhiễm môi trường bởi các sản phẩm và rác thải sau quá trình tổ chức thi. Từ những phân tích trên, tác giả khuyến nghị thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học phần Kỹ năng Làm việc nhóm như sau: - Đánh giá quá trình: Ngày 23 tháng 10 năm 2021 129
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Bảng 4. Thay đổi Phương pháp đánh giá quá trình học phần kỹ năng làm việc nhóm Đáp ứng mục tiêu, Tỷ Phương pháp đánh giá chuẩn đầu ra của trọng học phần Đánh giá quá trình Điểm chuyên cần 10% As1, As2, As3 (50%) Đánh giá mức độ tham gia 10% As1, As2, As3 Kiểm tra định kỳ của thành viên, việc chủ động tìm hiểu và phân tích nội dung học phần của sinh viên. Bài thực hành 1: 10% Kk1, Kk2, Kk3 Giới thiệu hình ảnh nhóm Ss1 (tên gọi, biểu tượng, thông As1, As2 điệp của nhóm). Bài thực hành 2: 20% Kk4, Lập kế hoạch Dự án cộng Ss1 đồng. As2, As3, As4 Bài thực hành 3: 20% Kk4, Phân công công việc dự án Ss1 của nhóm. As2, As3, As4 Bài thực hành 4: 15% Kk4, Xây dựng chuẩn mực Ss1 nhóm. As2, As3, As4 Bài thực hành 5: 15% Kk3, Kk5 Tìm hiểu về các khuynh Ss1 hướng giải quyết mâu thuẫn As1, As2, As3, As4, trong làm việc nhóm. As5 Tổng 100% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Yêu cầu chi tiết của các bài thực hành trong đánh giá quá trình: Bài thực hành 1: Giới thiệu hình ảnh nhóm (tên gọi, biểu tượng, thông điệp của nhóm). - Hình ảnh nhóm phải có ý nghĩa và thống nhất từ tên gọi, biểu tượng đại diện và thông điệp của nhóm. - Thành viên cần có sự phối hợp hiệu quả trong khi giới thiệu hình ảnh nhóm. Bài thực hành 2: Lập kế hoạch Dự án cộng đồng. Chủ đề tự chọn nhưng có ý nghĩa xã hội, đối tượng thụ hưởng là một cộng đồng xã hội cụ thể. Bài thực hành 3: Phân công công việc dự án của nhóm. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 130
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện - Nhóm lập bảng phân công tổng hợp với thời gian cụ thể cho các công việc chính của dự án. - Dựa vào bảng phân công tổng hợp, nhóm thống nhất lập bảng Mô tả công việc chi tiết cho từng thành viên. Bài thực hành 4: Xây dựng chuẩn mực nhóm. Tùy vào tính chất của dự án và mục tiêu của dự án, nhóm thống nhất xây dựng chuẩn mực nhóm gồm: - Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử - Chuẩn mực trang phục/phong cách - Chuẩn mực hỗ trợ qua lại - Chuẩn mực thực hiện công việc - Chuẩn mực thưởng, phạt Bài thực hành 5: Tìm hiểu về các khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn trong làm việc nhóm. - Tìm hiểu 5 khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn trong làm việc nhóm (Rùa, Gấu bông, Cáo, Cá mập, Cú mèo). - Đánh giá ưu và nhược điểm của từng khuynh hướng và trường hợp sử dụng phù hợp của từng khuynh hướng. - Đánh giá kết thúc học phần: Bảng 5. Thay đổi Phương pháp đánh giá kết thúc học phần kỹ năng làm việc nhóm Đáp ứng mục tiêu, Tỷ Phương pháp đánh giá chuẩn đầu ra của trọng học phần Đánh giá kết thúc Nội dung báo cáo đầy đủ, cụ thể, 10% Kk1, Kk2, Kk3, học phần (50%) logic (1. Tổng quan kế hoạch; 2. Kk4; Kk5 Báo cáo kết quả thực Kết quả đạt được với sản phẩm, Ss1; hiện dự án của hình ảnh, video cụ thể As1, As2, As3, As4 nhóm. Công cụ báo cáo (Chất lượng 10% Video, Slide thuyết trình) Kỹ năng thuyết trình của người 10% báo cáo Kết quả dự án đạt được (Dựa trên mức độ hoàn thành so với 50% mục tiêu đã đặt ra) Tinh thần nhóm và sự phối hợp, hỗ trợ của thành viên nhóm khi 20% báo cáo. Tổng cộng 100% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Ngày 23 tháng 10 năm 2021 131
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện 4. KẾT LUẬN Hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm là một quá trình lâu dài, cần nhiều trải nghiệm thực tế với nhóm để cá nhân tìm ra cách thức hiệu quả trong việc thích ứng, hòa hợp với các thành viên khác. Học tập qua dự án sẽ đem lại cho sinh viên môi trường phù hợp để hình thành và phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả khuyến nghị sử dụng xuyên suốt và thống nhất mô hình Học tập qua dự án làm cơ sở cho đánh giá kết quả học phần này, bao gồm cả đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc học phần. Tuy nhiên, mỗi loại hình dự án có những đặc thù khác nhau, quy định các mục tiêu đạt được không giống nhau giữa các nhóm. Chính vì vậy các tiêu chí đánh giá kết thúc học phần theo khuyến nghị này rất cần thêm sự đóng góp từ Quý Thầy Cô để tác giả hoàn thiện hơn các mặt đánh giá. Từ đó bộ môn có thể đưa ra được cách thức đánh giá toàn diện, khách quan và công bằng kết quả học phần Kỹ năng Làm việc nhóm theo chuẩn đầu ra giữa các nhóm dự án khác nhau trong lớp và giữa các lớp khác nhau trong trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Cường –Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT 2. www.cdio.org/knowledge-library/project-base-learning 3. Giáo dục và thời đại, Dạy học theo dự án – Phương pháp hay kỹ thuật?, Truy xuất từ: https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/day-hoc-theo-du-an-phuong-phap-hay-ky-thuat-- 3846496.html 4. Lưu Thu Thủy (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), Dạy học theo dự án. Truy xuất từ: https://www.giaoduc.edu.vn/day-hoc-theo-du-an.htm 5. Viện Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng – Đại học Tài chính Marketing, Đề cương và bài giảng Kỹ năng Làm việc nhóm 2021. 6. Shaban Aldabbus (2018), Project-based learning: Implementation & Challenges. Truy xuất từ: www.researchgate.net/publication/328368222_PROJECT BASED_LEARNING_IMPLEMENTATION_CHALLENGES 7. Bell, S. (2010). Project-Based Learning for the 21st Century: Skills for the Future. The HẾT Ngày 23 tháng 10 năm 2021 132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm GDTX Cam Ranh
4 p | 790 | 158
-
Kinh tế Môi trường - Phương pháp đánh giá hưởng thụ
12 p | 555 | 77
-
Bài giảng Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá
20 p | 363 | 72
-
Phương pháp viết một bài báo khoa học
8 p | 152 | 46
-
Ảnh hưởng của các phương pháp đánh giá trong giáo dục đến một số chiến lược học của sinh viên tại các trường cao đẳng và đại học
13 p | 80 | 9
-
Dạy học ngoại ngữ dựa trên thuyết kiến tạo mới
10 p | 42 | 6
-
Thay đổi phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong thời kì hiện nay
6 p | 48 | 5
-
Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phổ Yên
10 p | 9 | 5
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng sinh viên nội trú Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 80 | 5
-
Quan niệm về dạy viết trên thế giới và đề xuất phương pháp dạy viết trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam
6 p | 39 | 4
-
Giáo dục phổ thông Việt Nam – Một số vấn đề căn bản cần thay đổi
8 p | 20 | 4
-
Đổi mới đồng thời phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và phương pháp đáng giá trong đào tạo theo học chế tín chỉ
9 p | 47 | 4
-
Điều tra lấy ý kiến để thay đổi phương pháp dạy học Địa lý ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 31 | 3
-
Thay đổi cách dự giờ và đánh giá bài dạy theo định hướng kiểm soát đầu ra
8 p | 43 | 2
-
Đánh giá tính dễ đọc của văn bản tiếng Việt dựa trên Wordnet
19 p | 53 | 2
-
Phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm ngữ văn thông qua các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trên lớp học
8 p | 30 | 2
-
Quan điểm của người học về phương pháp đánh giá theo định hướng việc học qua dự án nhóm
5 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn