intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lời khuyên cho cha mẹ để giúp con học tập tốt

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

129
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bậc phụ huynh sẽ làm gì để giúp trẻ có một năm học với kết qủa thật tốt? Hãy tạo một không khí cởi mở để giúp trẻ tự tin học tập,.. Dưới đây là những lời khuyên cho cha mẹ để giúp trẻ điều chỉnh bản thân và tự tin đến lớp: Hãy trò chuyện cởi mở với trẻ. 1. Hãy trò chuyện với trẻ về giáo viên chủ nhiệm, người sẽ hướng dẫn trẻ trong suốt năm học. Sự giao tiếp về mọi mặt đối với trẻ sẽ giúp bạn tạo ra một không khí cởi mởi, tích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lời khuyên cho cha mẹ để giúp con học tập tốt

  1. Những lời khuyên cho cha mẹ để giúp con học tập tốt Các bậc phụ huynh sẽ làm gì để giúp trẻ có một năm học với kết qủa thật tốt? Hãy tạo một không khí cởi mở để giúp trẻ tự tin học tập,.. Dưới đây là những lời khuyên cho cha mẹ để giúp trẻ điều chỉnh bản thân và Hãy trò chuyện cởi tự tin đến lớp: mở với trẻ. 1. Hãy trò chuyện với trẻ về giáo viên chủ nhiệm, người sẽ hướng dẫn trẻ trong suốt năm học. Sự giao tiếp về mọi mặt đối với trẻ sẽ giúp bạn tạo ra một không khí cởi mởi, tích cực đối với chúng. 2. Khi nói chuyện với giáo viên của trẻ, hãy khen trẻ những điểm tích cực,…. Nếu bạn nhận thấy một điểm gì hay ở người giáo viên đó, đừng ngần ngại, hãy nói cho trẻ biết về điều đó. Nếu bạn chỉ nói với giáo viên về những điểm tiêu
  2. cực của trẻ, bạn sẽ gặp một số hạn chế khi giao tiếp với trẻ về sau. 3. Luôn biết quan tâm tới ngôi trường của trẻ, vào hội phụ huynh hoặc tình nguyện làm một công việc gì đó nếu nhà trường yêu cầu. Hãy tạo mối quan hệ thân thiết với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Chắc chắn rằng trẻ cũng như giáo viên của chúng sẽ luôn mong đợi có một mối quan hệ thường xuyên và tốt đẹp của bạn đối với việc học của con cái. 4. Mỗi ngày, hãy cố gắng định ra một khoản thời gian để bạn có thể nói chuyện với trẻ về việc học của chúng tại trường trong ngày hôm đó. Hỏi về những sự việc xảy ra, trẻ đã học được những gì và suy nghĩ của trẻ về buổi học ngày hôm đó,… Đừng hỏi những câu hỏi “Có” hoặc “Không”. Mà hãy hỏi những câu hỏi sao cho trẻ phải trả lời theo suy nghĩ, phán đoán. Ví dụ: “Hôm nay con thích nhất điều gì ở lớp học?” hay “Hãy kể với bố/mẹ điều nào mà con thấy vui nhất hôm nay ở trường?”… Những điều này sẽ giúp trẻ biết và quan tâm tới những gì đã xảy ra xung quanh.
  3. 5. Hãy bắt đầu ngay từ đầu năm học bằng cách soạn ra một kế hoạch hoặc thời khóa biểu để bạn có thể giúp trẻ học thêm ở nhà như: làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới. Cần chuẩn bị những dụng cụ học tập cần thiết cho trẻ để giúp trẻ học tại nhà như: Bút chì, gọt bút chì, giấy, keo, thước… Hãy để những thứ này tại góc học tập của trẻ và những dụng cụ này chỉ để dùng cho việc học thêm vào buổi tối tại nhà. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn biết tới những dụng cụ trẻ cần. 6. Tập thói quen cho trẻ về thời gian đi học. Hãy đánh thức trẻ dậy sớm và ngủ muộn hơn một chút. Hãy cùng trẻ luyện tập những thói quen trước khi đến trường vào mỗi buổi sáng và tính xem bạn và trẻ cần bao nhiêu thời gian cho việc chuẩn bị này: Dậy, dọn giường, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, mặc đồ, …Lên kế hoạch cho trẻ và giúp chúng tập luyện những thói quen này. 7. Hãy dành khoảng 20 phút mỗi ngày để đọc sách. Bạn cũng nên bỏ ra ít phút mỗi tối hoặc mỗi tuần để xem sách vở của trẻ, giúp trẻ ôn lại các kiến thức cũ, và tập viết ra những suy nghĩ của chúng.
  4. 8. Hãy hỏi trẻ về những mong đợi của chúng trong năm học. Nhấn mạnh đến những nỗ lực cố gắng hơn là điểm chác, thứ bậc. Hiểu đựơc những mong đợi của trẻ cũng như xem trẻ sợ điều gì. Nói chuyện thân mật và cởi mở với trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2