Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp
lượt xem 13
download
Tham khảo tài liệu 'những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp
- Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp. (Phần 1) Cho dù bạn có làm ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì các cuộc họp luôn là phần việc không thể thiếu, đồng thời cũng là yếu tố then chốt dẫn tới thành công của nhiều doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu như bạn là một nhà quản lý, một đội trưởng, nhóm trưởng hay là điều phối viên dự án, bạn sẽ cần chỉ đạo các cuộc họp hoặc vào thời điểm này, hoặc vào một thời điểm khác để chia sẻ thông tin, phát triển các ý tưởng, truyền đạt các thông tin tốt-xấu, hoặc thiết lập các chuẩn mực về chất lượng và qui tắc làm việc.
- Hãy tổ chức những cuộc họp thật ý nghĩa và bạn sẽ làm tăng thêm hiệu quả, tinh thần làm việc của các cộng sự cũng như nhân viên dưới quyền. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn chỉ đạo một cuộc họp có hiệu quả. 1/ Hãy xác định xem việc tổ chức cuộc họp có cần thiết hay không. Trên thực tế, có nhiều công ty, doanh nghiệp thường tổ chức một cuộc họp vào sáng thứ Hai hàng tuần và đôi khi cuộc họp này không thực sự cần thiết cho lắm, tuy nhiên đó có thể là thông lệ mà Sếp qui định và bạn phải tuân thủ. Nếu đứng trên cương vị của một nhà quản lý, bạn có cho rằng lịch họp đều đặn hàng tuần như vậy thực sự có ích cho công ty? Theo tôi thì không hẳn vậy. Bạn thử để ý xem, một cuộc họp diễn ra ít nhất cũng phải mất một vài tiếng và trong vài tiếng quí báu đó không phải lời phát biểu nào là bạn cũng muốn nghe, tuy nhiên vì là tâm tư và nguyện vọng cần trình bày của một số nhân vật nên bạn buộc phát mất thời gian không đâu để nghe những lời bàn luận sáo rỗng đó. Nếu có phải tổ chức họp thường xuyên thì bạn cũng nên chắt lọc chọn mời các đối tượng để tham dự. 2/ Đề ra các mục tiêu, chủ đề chính. Hãy lên lịch và đề ra các mục tiêu cũng như vấn đề chính của cuộc họp. Chia xẻ và thông báo trước thông tin này cho những người tham dự để họ có thể chuẩn bị trước nội dung, hoặc đưa ra những ý kiến bổ sung, chỉnh sửa nội dung hoặc lịch tổ chức cuộc họp. Hãy lập biểu khung thời gian sử dụng cho từng điểm của vấn đề chính cần bàn luận trong cuộc họp. Bước chuẩn bị này sẽ giúp bạn kiểm soát được thời lượng cũng như diễn đạt hết nội dung chính của cuộc họp.
- 3/ Đúng lịch. Hãy khai mạc cuộc họp đúng giờ và không nên lặp lại hoặc nhắc nhở những người đến muộn trừ khi điều đó là thực sự cần thiết và là vấn đề nhạy cảm. Hãy liệt kê công khai và viết lên bảng những vấn đề phát sinh để thảo luận vào cuối cuộc họp để tránh khỏi bị vỡ kế hoạch về thời gian. Nên tuân theo bộ qui tắc chuẩn tổ chức một cuộc họp. Trong đó bao gồm các qui tắc như: “Không được ngắt lời người khác, Tập trung vào chủ đề bàn luận, không nói lan man, Tôn trọng lẫn nhau và tỏ thái độ lịch sự, Trình bày thật vắn tắt…”. Chỉ cần nhắc nhở những người tham dự khác rằng bạn không có ý dập tắt cuộc thảo luận mà chỉ đang tạo ra không khí và cung cách biết lắng nghe cho mọi người, vì thế bạn sẽ kiểm soát được thời gian và có lợi cho cả đôi bên. 4/ Cho phép mọi người chọn lựa. Không nên để cho ai đó có cảm giác như đang bị cầm tù trong cuộc họp. Nếu có ai đó cảm thấy mình như bị ép buộc thì anh ta sẽ không đưa ra một ý kiến hữu ích và có thể chủ ý hoặc không chủ ý ngầm phá hoại kết quả của cuộc họp. Sau khi lên kế hoạch đưa ra các chủ đề chính, xác định mời những thành viên nào tham dự và bạn chỉ cần một nhân viên nào đó ở bộ phận kế toán cho một việc trong danh mục chương trình thì hãy đề nghị anh ta chọn lựa hai giải pháp hoặc là đến muộn, hoặc là rời cuộc họp sớm. 5/ Kiểm soát mọi tình huống.
- Trong trường hợp có tranh cãi xảy ra, hãy đứng ra dàn xếp, chú ý không nên thiên vị bất kỳ bên nào, hãy để cho các bên có cảm giác “biết lắng nghe” và “chịu hiểu” phía bên kia nói. Hãy yêu cầu đôi bên đưa ra những giải pháp để thương lượng, giải quyết, như vậy mọi người sẽ trình bày có tuần tự hơn và bạn sẽ nắm được mối bất đồng chính giữa các bên. Với tư cách là người điều hành cuộc họp, hãy nhớ rằng bạn có quyền phủ quyết, bác bỏ và ngăn cấm để ngăn chặn các cuộc khẩu chiến và lập lại trật tự cuộc họp.
- Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp. (Phần 2) 6/ Sửa soạn phần giới thiệu cho hấp dẫn. Nếu như bạn phải lo sửa soạn phần giới thiệu thì hãy cố gắng chuẩn bị cho chu đáo và hấp dẫn. Nếu như bạn chỉ đơn giản lên đọc diễn thuyết trước những thành viên tham dự cuộc họp thì tốt hơn hết bạn chỉ cần gửi cho họ thư báo. Đừng nên đọc phần giới thiệu dạng trượt slide được làm ở chương trình PowerPoint. Hãy nhìn và quan sát mọi người. Tóm tắt những điểm mấu chốt. Trong khi trình bày, cũng nên hỏi cảm tưởng của mọi người, để ý xem mức độ tiếp thu của mọi người ra sao để còn có kế hoạch cho cuộc gặp tiếp theo. 7/ Tạo phong cách làm việc theo nhóm.
- Một nhóm nhỏ có thể hoàn thành công việc tốt hơn là một người có năng lực nhưng đơn lẻ. Hãy động viên mọi người lựa chọn các dự án hoặc các đề tài nghiên cứu có vẻ hấp dẫn mọi người, bạn hãy tự mình cùng làm việc với một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ để lập biên bản báo cáo tiến trình của từng tuần hay một vài tuần. Hãy hỏi về kết quả đạt được của từng nhóm. Ấn định thời gian hoàn thành công việc mà bạn đã giao phó cho mọi người, thu ngắn thời gian cũng như cường độ của các cuộc họp. Nên đề ra những nhiệm vụ, trong đó có thể nên giao phó năm nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai công nghệ mới giúp hạ thấp chi phí sản xuất, xem xét lại 3 vấn đề hướng dẫn dịch vụ hay chuẩn hoá quĩ tái tại trợ và các chính sách trao đổi. 8/ Từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, độc đoán. Hãy từ bỏ “cái tôi” ra khỏi cuộc họp. Nếu như bạn muốn khơi dậy tính năng động sáng tạo của các thành viên thì tạo cho họ cơ hội chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm của họ trong khoảng thời gian cho phép. Phương pháp vận dụng trí tuệ để giải quyết một việc phức tạp không giống như cách giải quyết một vấn đề trong một cuộc họp khẩn cấp, bởi thế nếu như gặp phải vấn đề phức tạp, khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn thì nên để vào một cuộc họp khác kế tiếp ngay sau đó. Trong trường hợp có nhiều vấn đề phát sinh cần thảo luận và có đông các nhóm tham dự cuộc họp thì nên chuyển các vấn đề đó sang phiên họp khác. Hãy chia các nhóm thành viên tham dự cuộc họp thành các nhóm khoảng 3 đến 6 người, chỉ định nhiệm vụ cho họ, đưa ra hạn thời gian từ 15 đến 20 phút, rồi sau đó yêu cầu mọi người báo cáo lại. Hãy liệt kê lại những mối lo lắng, những nguyên nhân và lý do
- cùng các giải pháp khả thi. Mỗi nhóm có thể đưa ra giải pháp của họ và từ đó bạn có thể chắt lọc hay tổng hợp các cách giải quyết được coi là khả thi nhất. 9/ Nghỉ giải lao. Nếu như cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra lâu, nên cho mọi người nghỉ giải lao 5 – 10 phút rồi sau đó sẽ tiếp tục. Biện pháp này sẽ giúp mọi người thoải mái hơn, không có ý định bỏ về sớm. Nếu có thể thì tổ chức ăn trưa, hoặc ăn nhẹ trong giờ giải lao để tiếp thêm chút năng lượng cho mọi người. 10/ Tóm tắt lại nội dung cuộc họp. Vào cuối bất kỳ cuộc họp nào, bạn nên tóm tắt ngắn gọn những nội dung chính đã bàn bạc, những quyết định lớn đạt được và những bước lên kế hoạch tiếp theo. Ấn định ngày và giờ cho cuộc họp tới đây nếu như thấy cần thiết. Bước tiếp theo, là ghi lại bằng văn bản nội dung tóm tắt của cuộc họp, in bản kế hoạch hành động, thông báo cuộc họp kế tiếp và yêu cầu các thành viên đưa ra ý kiến bổ sung cho cuộc họp tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
22 nguyên tắc nâng cao trí tuệ cảm xúc
6 p | 380 | 227
-
Hỏi đáp về chiến lược và chiến thuật marketing (Phần 1)
5 p | 286 | 79
-
Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp. (Phần 1)
4 p | 169 | 51
-
Những lời khuyên giúp bạn dễ dàng thăng tiến
4 p | 206 | 50
-
Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp. (Phần 2)
3 p | 210 | 49
-
Những lời khuyên trong cư xử với cấp trên
4 p | 156 | 43
-
Những lời khuyên trong cư xử với cấp trên
2 p | 153 | 36
-
Những lời khuyên trong cư xử với cấp trên
5 p | 141 | 29
-
Khơi nguồn cảm hứng trong công việc
4 p | 137 | 25
-
Nghệ thuật phê bình nhân viên
3 p | 113 | 22
-
Để có một chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên Google Display Network
8 p | 147 | 22
-
Tầm quan trọng của việc xây dựng link (P1) Chắc hẳn không phải cần tới lời
0 p | 101 | 17
-
8 lời khuyên bảo mật thông tin trong giao dịch online
0 p | 71 | 12
-
Lời khuyên cho những ai muốn trở thành doanh nhân
4 p | 107 | 7
-
Những lời khuyên về công việc của người thành đạt
4 p | 132 | 6
-
5 Lời khuyên tránh khỏi những rắc rối về pháp luật
3 p | 56 | 5
-
5 lời khuyên giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
3 p | 47 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn