intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lỗi thông thường mà ứng viên thường mắc phải trong khi phỏng vấn

Chia sẻ: Mua Dong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

247
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một Công ty kiểm toán lớn tại TP. Hồ Chí Minh đăng báo tuyển Thư ký Văn phòng cho một Manager người nước ngoài. Các ứng viên nữ đua nhau nộp đơn. Tại vòng đầu tiên có không dưới 25 nam thanh nữ tú dự thi với các phần thi về trắc nghiệm IQ, test tiếng Anh và viết luận văn (essay). Tuy nhiên, tại vòng thi này, có khoảng 6 thí sinh bỏ cuộc ngay từ những phút đầu tiên. Họ không quen với kiểu ngồi làm phép toán trong bài thi IQ "Chúng tôi là những thí...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lỗi thông thường mà ứng viên thường mắc phải trong khi phỏng vấn

  1. Những lỗi thông thường mà ứng viên thường mắc phải trong khi phỏng vấn Một Công ty kiểm toán lớn tại TP. Hồ Chí Minh đăng báo tuyển Thư ký Văn phòng cho một Manager người nước ngoài. Các ứng viên nữ đua nhau nộp đơn. Tại vòng đầu tiên có không dưới 25 nam thanh nữ tú dự thi với các phần thi về trắc nghiệm IQ, test tiếng Anh và viết luận văn (essay). Tuy nhiên, tại vòng thi này, có khoảng 6 thí sinh bỏ cuộc ngay từ những phút đầu tiên. Họ không quen với kiểu ngồi làm phép toán trong bài thi IQ "Chúng tôi là những thí sinh muốn trở thành Thư ký Văn phòng chứ không phải là những ứng viên cho chức vụ Kiểm toán viên".
  2. Sau khi Nhân viên tuyển dụng đưa các bài thi vào chấm điểm thì tới 2/3 số các ứng viên không đạt yêu cầu. Các thí sinh đã từng tốt nghiệp tại các trường DHNN hoặc SPNN cũng không là ngoại lệ. Điểm thi IQ thường là rất thấp, vì hầu như đây là một hình thức thi cử chỉ thấy có áp dụng đối với việc thi tuyển tại các Công ty nước ngoài. Hầu hết các thí sinh lần đầu làm quen với việc thi test IQ thường rất lúng túng, bởi tất cả câu hỏi bằng tiếng Anh thì đã đành, ứng viên lại còn phải suy luận theo logic toán học trong một khuôn khổ thời gian rất hạn chế. Riêng phần essay thì phần lớn các thí sinh tỏ ra rất yếu về kỹ năng viết cũng như cách diễn đạt một cách mạch lạc, ngắn gọn và logic. Có những ứng viên thậm chí còn dùng ngôn ngữ thường ngày vẫn sử dụng ngoài đời với những sai lệch về cách phát âm giữa "l" và "n", "tr" và "ch", "s" và "x" trong cách nói của người miền Bắc, về dấu hỏi và dầu ngã trong cách phát âm của người Miền Nam để đưa vào văn bản. Rất ít ứng viên name được kỹ năng viết lách, mặc dù họ đã tốt nghiệp Đại học, và không ít trong số đó có bằng cử nhân Văn chương hẳn hoi. Đến phần phỏng vấn lần hai thì chỉ còn 6 ứng viên. Các ứng viên này cũng có vẻ đã từng có nhiều kinh nghiệm "trận mạc" tại các công ty nước ngoài. Khi được hỏi về mối quan hệ với các đồng nghiệp tại nới làm việc cũ, một cô gái trông rất xinh xắn thao thao bất tuyệt kể tội sếp cũ, nào là ông sếp này khó tính, hay cáu gắt, hay bắt nhân viên làm thêm giờ, hay trêu chọc các nhân viên nữ. Trình độ chuyên môn của cô gái này thuộc loại khá, tuy nhiên, cách ăn nói liến thoắng và kiểu "kể tội" sếp cũ đã buộc nhân viên phỏng vấn phải suy nghĩ. Và cô gái đó đã không được lọt vào vòng chung kết. Hai cô gái nữa cũng lần lượt bị loại vì quá tự tin vào vẻ ngoài của mình mà vẻ đẹp tri thức không mấy tương xứng với vẻ ngoài lộng lẫy đó. Riêng một ứng viên nam
  3. có vẻ rất lịch sự, hào hoa, cao lớn, đẹp trai, cử chỉ rất bặt thiệp làm nhân viên phỏng vấn đặt nhiều hy vọng. Kiểu cách của anh ta toát lên một phong thái kiêu hãnh, tự tin đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, vừa mới trả lời được mấy câu hỏi ban đầu của Nhà tuyển dụng, điện thoại di động của anh chàng réo liên hồi. Quay ra xin lỗi nhân viên phỏng vấn rất lịch sự, anh chàng điềm tĩnh nói chuyện qua điện thoại tới 5-6 phút mà không hề đếm xỉa đến sự chờ đợi miễn cưỡng của nhân viên phỏng vấn và các ứng viên khác. Dĩ nhiên, anh chàng này đã bị đánh trượt ngay từ phút đó. Còn lại hai ứng viên sáng giá lọt vào vòng chung kết. Đó là hai cô gái xinh xắn, nhanh nhẹn. Vòng cuối cùng đích thân ông manager người nước ngoài trực tiếp phỏng vấn. Một cô vừa tốt nghiệp Đại học SPNN, còn một cô đã có tới 7-8 năm kinh nghiệm làm việc tại một số cơ quan lớn của Nhà nước cũng như nước ngoài. Ứng viên này có nhiều ưu thế hơn, nhưng khi hỏi chuyện cặn kẽ thì lại bộc lộ một số vấn đề về tâm lý, cô rất dễ nóng nảy, tức giận nếu bị nhân viên phỏng vấn dồn vào thế bí. Và cuối cùng, ông giám đốc kiểm toán đã chọn cô gái mới tốt nghiệp đại học kia. Ông giám đốc này giải thích rằng "Nếu cô ta không có nghiệp vụ thư ký, chúng tôi có thể bồi dưỡng cho cô ta vài khóa, thậm chí có thể dành thời gian cho cô ta đi học, cái đó không hề khó, cái mà chúng tôi cần là tính cách của ứng viên. Một ứng viên tốt trước hết phải thật sự là một người ham học hỏi và cầu tiến, năng động, nhiệt tình trong công việc. Và còn một điều không thể thiếu khi chúng tôi quyết định nhận cô gái này là ở cô gái đó có giọng nói rất quyến rũ, dễ nghe. Tôi tin rằng khách hàng của chúng tôi rất hài lòng khi tiếp chuyện với cô ấy" Thực tế đã chứng minh rằng ông manager này nói rất đúng. Hiện tại, cô gái này vẫn là một cánh tay đắc lực của ông giám đốc kiểm toán nọ, và bản thân tôi thì rất
  4. muốn được nghe giọng nói ngọt ngào cũng như cách trình bày một lá thư gưiû khách hàng của cô. Vậy trong buổi phỏng vấn, các ứng viên nên tránh những điều gì? Hãy tạo cho bản thân Bạn cũng như nhân viên phỏng vấn tâm trạng thỏai mái. Đừng nên than phiền với nhân viên phỏng vấn về các vấn đề khúc mắc trong cuộc sống riêng tư cũng như công việc của Bạn. Nhà tuyển dụng không mấy quan tâm đến các vấn đề cá nhân của Bạn. Điều quan trọng mà họ quan tâm là Bạn có phải là ứng viên mà họ đang tìm kiếm không. Phải hết sức cẩn thận khi trả lời câu hỏi của Nhà tuyển dụng, nên nhấn mạnh đến kinh nghiệm và khả năng của mình, tuy nhiên, tránh sa vào việc kể lể chi tiết một việc gì đó mà mình chưa rõ. Có những ứng viên dự tuyển vào chức danh Thư ký, dĩ nhiên họ không thể name vững kiến thức về Thuế hoặc Kiểm toán, tuy nhiên, khi được hỏi Anh chị có kiến thức gì về Kiểm toán không, có một số ứng viên vẫn hùng hồn trả lời là nắm vững và thậm chí lại còn diễn đạt rất dài dòng về điều này, và dĩ nhiên hiểu biết của họ về lĩnh vực này là hoàn toàn sai lầm. Một điều quan trọng nữa là phải cẩn thận khi nói về mối quan hệ với các đồng nghiệp cũng như sếp tại nơi làm việc cũ. Có nhiều ứng viên khi được hỏi về nguyên nhân thôi việc tại chỗ làm cũ đã thao thao bất tuyệt kể tội các nhân viên và sếp. Những ứng viên này thường bị đánh giá rất thấp. Tốt nhất, khi trả lời các câu hỏi kiểu như vậy, Bạn nên tránh nói những lời không hay về đồng nghiệp hoặc sếp cũ, có chăng chỉ nên nhận xét một cách chung chung: "các đồng nghiệp của tôi nói chung là dễ chịu, hoà đồng và rất năng động", còn khi nhận xét về sếp cũ, Bạn nên dành cho họ những lời thiện cảm: ông ấy là moat người có đầu óc lãnh đạo và tổ chức giỏi. Đừng than phiền về những thói xấu của ông sếp Bạn, nhân viên phỏng vấn không mấy quan tâm
  5. đến những mâu thuẫn cá nhân của Bạn, nhưng có thể thiện cảm của họ đối với Bạn sẽ giảm đi, thậm chí Bạn có thể còn bị nhận điểm kém cho chuyện này không chừng! Hãy thận trọng trong cách nói năng khi trả lời nhân viên phỏng vấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2