intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương thức các doanh nhân Mỹ bảo vệ tài sản của mình

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

169
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương thức các doanh nhân Mỹ bảo vệ tài sản của mình Luật bảo vệ tài sản Mỹ (asset protection law) qua những phương cách luật định có mục đích đem lại lợi thế về mặt thuế khi rút tiền ra từ các ngân khoản đầu tư song song với việc áp dụng Luật Thuế. Một cách phổ thông nhất mà các luật sư chuyên môn về bảo vệ tài sản thường hay áp dụng là giúp các doanh nhân lập ra Tổ hợp trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company hay LLC). Ðúng như tên gọi, các hình thức tổ hợp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương thức các doanh nhân Mỹ bảo vệ tài sản của mình

  1. Phương thức các doanh nhân Mỹ bảo vệ tài sản của mình Luật bảo vệ tài sản Mỹ (asset protection law) qua những phương cách luật định có mục đích đem lại lợi thế về mặt thuế khi rút tiền ra từ các ngân khoản đầu tư song song với việc áp dụng Luật Thuế.
  2. Một cách phổ thông nhất mà các luật sư chuyên môn về bảo vệ tài sản thường hay áp dụng là giúp các doanh nhân lập ra Tổ hợp trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company hay LLC). Ðúng như tên gọi, các hình thức tổ hợp này có khả năng bảo vệ tài sản của cá nhân người thiết lập một cách hữu hiệu cũng giống như bảo vệ tài sản của các công ty thương mại lớn. Nếu những người liên hệ trong tổ hợp có mối quen biết với nhau thì sẽ áp dụng một hình thức tương tự gọi là Tổ hợp trách nhiệm hữu hạn do một nhóm quản lý quản lý (Family Owned Limited Liability Company tạm gọi tắt là tổ hợp FLLC). Hình thức tổ hợp này không những được đặt ra để bảo vệ tài sản cá nhân mà còn có khả năng làm cho các kế hoạch tài sản thi hành dễ dàng và chu đáo hơn. Trước hết một FLLC được thiết lập với ngân quỹ hoạt động chuyển từ tài sản của người chủ. Tổ chức của FLLC có hai loại nhân sự, chính yếu nhất phải kể đến “hội viên” (members) là những người có chủ quyền trên tài sản của tổ hợp; và thứ hai kể đến “quản lý” (managers) là một hay nhiều người điều hành tổ hợp mà chức vụ quản lý cũng có thể do chính hội viên đảm nhiệm. Như vậy hội viên (tức là chủ nhân) có thể là quản lý nhưng quản lý không bắt buộc phải là hội viên. Ngoài chủ nhân ra những hội viên khác trong tổ hợp thường là người quen biết của người chủ và các hội viên này đều không có quyền hạn điều hành lẫn quyền hạn đơn phương rút tiền ra khỏi tổ hợp, tuy nhiên những hội viên này được hưởng các
  3. quyền lợi ấn định rõ ràng trong nội qui ràng buộc với các điều kiện hạn chế trong việc sang nhượng quyền lợi được thừa hưởng. Quản lý thường là những người nắm giữ quyền quyết định trong việc điều khiển FLLC nhưng không đụng chạm đến quyền lợi của các hội viên khác trong tổ hợp. Dĩ nhiên quản lý cũng có thể là người ngoài được mướn vào để quản trị và điều hành hoạt động tổ hợp, do đó dù quản lý là người ngoài hay người nhà thì tổ chức và lề lối sinh hoạt trong tổ hợp vẫn không khác nhau miễn tổ hợp hoạt động với điều kiện chính yếu là các hội viên phải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Căn cứ theo vài án lệ xử luật bảo vệ tài sản gần đây, tòa đã đặt một số giới hạn trong việc ấn định loại tài sản nào chuyển được sang FLLC. Do đó điều quan trọng nhất là phải tôn trọng FLLC như một nghiệp vụ chớ có hiểu lầm tai hại mà đổ tất cả tài sản vào tổ hợp để sử dụng giống như một trương mục ngân hàng trong cuộc sống. Tài sản lưu giữ trong tổ hợp chỉ nên hạn chế làm tài sản đầu tư hay tài sản thương mại để giữ được tính chất hợp pháp. Về lợi điểm trong kế hoạch điều hành tài sản thì quản lý của FLLC trên phương diện thuế coi như chỉ nắm một số nhỏ giá trị tài sản tổ hợp nhưng thực tế lại nắm giữ trọn quyền điều hành tài sản dù rằng các hội viên đều có phần trong đó. Ðể đạt được hiệu quả có lợi tối đa thì phương thức đem lại kết quả tốt nhất là chủ nhân tài sản ngay từ lúc đầu duy trì mọi phần sở hữu của tất cả thành phần quản trị lẫn không quản trị nhưng sau đó đem tặng (gift) cho các hội viên với phần tặng tăng dần lên mãi nhưng giữ sao cho dưới số tiền giới hạn miễn trữ thuế theo luật ấn định hàng năm.
  4. Mức miễn trừ thuế hàng năm là số tiền hay tài sản có giá trị tương đương được luật ấn định cho phép người tặng cho người thụ hưởng mà không bị tính thuế, trong năm thuế 2004 mức miễn trừ này là 11.000 USD. Do lợi điểm miễn trừ người chủ tổ hợp được thụ hưởng lợi tức miễn thuế tăng dần tuy chậm nhưng trọn tài sản ấy bao giờ cũng vẫn do người quản lý tổ hợp nắm trọn quyền kiểm soát. Thêm vào một lợi ích khác của FLLC là phần tài sản tặng cho hội viên đều được kể hạ giá (discount) so với sổ sách vì lý do không bán ra thị trường nên giá cả không thể ấn định được một cách cụ thể, vì vậy giá trị thật sự của phần tài sản tặng cho con cháu thực ra hơn hẳn số tiền giới hạn để tính thuế nhưng vẫn được miễn thuế. Hạ giá có nghĩa là đánh giá trị của phần tài sản tặng cho hội viên cho thấp bớt giá trị giống như trường hợp đem một món đồ cao giá đem bán rẻ mạt cho người không muốn mua. Lấy thí dụ vì lý do hạn chế không cho hội viên quyền đem bán phần tài sản được tặng nên giá trị phần tài sản đó dĩ nhiên kém đi so với giá trị thật vì có mà không bán được. Nhờ lợi điểm miễn thuế tính ra theo thời gian sẽ tiết kiệm được một khoản tiền thuế khổng lồ. Như vậy trong FLLC người chủ tặng cho hội viên một phần tài sản trị giá nhiều hơn 11.000 USD nhưng được tính hạ giá nên vẫn nằm trong giới hạn miễn thuế và mỗi năm đều được tặng một lần như thế. Với mức miễn thuế hàng năm gia tăng và số tiền tặng tích lũy dần nên qua một thời gian dài có thể chuyển hết cho hội viên mà chẳng mất một đồng thuế nào cả. Tuy
  5. nhiên có điều nên thận trọng trong các cuộc kiểm thuế IRS thường để ý xét kỹ mục tặng tài sản cho hội viên theo FLLC, do đó luôn luôn phải lưu giữ giấy tờ chứng minh việc tặng cho đầy đủ và để ý khai số tiền tặng bao giờ cũng trong giới hạn miễn thuế và số tiền tặng phải trong mức hợp lý không quá đáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0