intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài toán nhân lực cho bán hàng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ, đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xâm nhập thị trường Việt Nam, trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh) đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các hãng phân phối Việt Nam. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đối mặt với những thách thức khó khăn như: chỉ số cung – cầu nhân lực đều giảm, đội ngũ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài toán nhân lực cho bán hàng

  1. Bài toán nhân lực cho bán hàng Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ, đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xâm nhập thị trường Việt Nam, trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh) đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các hãng phân phối Việt Nam. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đối mặt với những thách thức khó khăn như: chỉ số cung – cầu nhân lực đều giảm, đội ngũ nhân lực của ngành vừa thiếu lại vừa yếu... Chỉ số cung - cầu nhân lực (số lượng việc làm, số lượng hồ sơ xin việc) của ngành bán lẻ tuy đạt mức cao nhưng so với cùng kỳ năm ngoái đều giảm, điều này cho thấy, bán hàng tuy vẫn là nghề thu hút nhân lực nhưng đã có sự chuyển hướng về nhận thức công việc từ phía doanh nghiệp và người lao động. Các chuyên gia của VietnamWorks.com lý giải, sự xuống hạng của chỉ số cung - cầu nhân lực cho thấy xu hướng nhảy việc trong lĩnh vực bán hàng đã giảm, dù đây vẫn được xem là ngành có tỷ lệ chuyển đổi công việc cao. Trong tình hình kinh doanh bán lẻ đang diễn ra rất sôi động hiện nay, hệ thống siêu thị Vinatexmart (thuộc tập đoàn Dệt may Việt Nam) đang đi gần đến con số 50. Saigon Co-op dự tính phát triển lên 30 siêu thị trong thời gian tới, công việc bán hàng hiện đại không chỉ đòi hỏi người nhân viên phải có kiến thức về kinh tế mà còn phải hiểu biết về chuyên ngành để thực hiện tốt các dịch vụ đi kèm như hậu mãi, chăm sóc khách hàng…Vì thế chức danh “nhân viên bán hàng” đã được thay bằng “kỹ sư bán hàng” khi đăng tuyển dụng ở một số lĩnh vực đặc thù như kỹ thuật, công nghệ...
  2. Nhân lực phục vụ trong thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trường bán lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao hiện nay mới chỉ có từ 4-5% được đào tạo bài bản. Nhân viên bán hàng trong siêu thị hiện đại có yêu cầu khá cao. Họ không chỉ là người hướng dẫn, trả lời những thắc mắc của khách hàng mà còn phải biết đôi chút về nghiệp vụ kế toán để tính toán tiền hàng nhập vào, xuất ra trong ca làm việc. Ngoài ra, còn phải thuộc đặc điểm, ưu điểm của rất nhiều mặt hàng, để khi khách hàng có thắc mắc thì phải trả lời rành rọt. Là một nghề dịch vụ luôn phải tiếp xúc với khách hàng nên dù có mệt tới đâu cũng phải tiếp đón, vui cười với khách kể cả khi gặp những người khách khó tính. Có yêu cầu như vậy bởi họ trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên khách hàng quen thuộc, đối tượng góp trên 60% doanh thu của siêu thị. © SAGA - Bán lẻ bao gồm việc bán hàng hóa từ một địa điểm cố định, như khu bách hóa tổng hợp, hoặc Ki-ốt, qua đường bưu điện, hoặc trong những số lượng nhỏ để người mua có thể tiêu thụ trực tiếp. Bán lẻ có thể còn bao gồm cả dịch vụ hỗ trợ như phân phối/ đưa hàng. Người mua hàng có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. ( xem
  3. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp chi tiết...) Việt Nam hiện nay đang gặp phải là thiếu các vị trí quản lý cấp cao như: giám đốc siêu thị, trưởng phó phòng… Có như vậy là bởi công nghệ bán lẻ hiện đại mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vài năm nay nên nhân viên có trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều, trong khi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng nóng. Với những lao động giản đơn như kế toán, nhân viên bán hàng tuy không khó tuyển dụng nhưng đa phần trình độ lại chưa cao, chưa có sự nhìn nhận đúng về công việc bán hàng. Chính vì thế các doanh nghiệp hiện nay, để đào tạo nhân viên họ cử đi học hoặc tự tổ chức các lớp tập huấn tại doanh nghiệp, đồng thời thuê các chuyên gia nước ngoài để nâng cao kiến thức quản lý marketing và bán hàng cho nhân viên. Chính vì thế để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực cho ngành bán lẻ, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan – Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam: trong thời gian tới các doanh nghiệp bán lẻ VN, nhất là hiệp hội các nhà bán lẻ VN ( hiện có 120 thành viên) cần liên kết với nhau, quan tâm hơn nữa tới đào tạo nhân lực, bên cạnh đầu tư vốn, công nghệ. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần quan tâm đào tạo nhân lực bán lẻ VN ở cả 3 cấp độ sơ – trung – cao, trong đó ưu tiên trước hết cho nhân lực cao cấp (giám đốc, chủ doanh nghiêp) về tầm nhìn năng lực “cấp quốc tế”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2