Những nét cơ bản về Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu_2
lượt xem 21
download
Câu 3 :Hiểu biết của em về những hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ ”Tiếng hát con tàu”
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những nét cơ bản về Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu_2
- Những nét cơ bản về Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu
- Câu 3 :Hiểu biết của em về những hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ ”Tiếng hát con tàu” Mở bài : - Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với tập thơ “Điêu tàn”.. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút trong tập thơ “Ánh sáng và phù sa” (1960) là một bài thơ thời sự đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc đi khai hoang Tây Bắc. - Viết về một nhiệm vụ lịch sử nhưng nhà thơ không thể hiện một cách chung chung mà viết với một xúc cảm chân thành, cuồng nhiệt và với những hình ảnh biểu tượng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của bài thơ. Một vùng đất tươi đẹp và anh hùng của Tổ quốc hiện lên thành hình tượng thơ lấp lánh ánh sáng của trí tuệ. Tâm hồn của thi sĩ đã hoá thành con tàu mộng tưởng, trở về với nhân dân mà cũng là trở về với chính lòng mình. Thân bài: - Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu là một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng. + Bởi lẽ trên thực tế, ở thời điểm bài thơ ra đời, chưa có một đường tàu nào lên Tây Bắc.
- Vì thế, có thể hiểu con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi xa, vươn tới những vùng đất xa xôi, đến với nhân dân, đến với đất nước. - Con tàu cũng là tâm hồn nhà thơ với ước vọng về tìm ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật đích thực của mình. - Địa danh Tây Bắc cũng vừa mang ý nghĩa thực nhưng lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. + Tây Bắc không chỉ là một vùng đất bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, mà còn là Tổ quốc, là nhân dân, là ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật. Điều này được thể hiện rõ trong bốn câu thơ đề từ của bài thơ : Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. Kết bài: - Bằng phong cách nghệ thuật trí tuệ sắc sảo, tài hoa trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ, cùng tấm lòng, ý thức của người nghệ sĩ gắn bó với cuộc sống, bài thơ vẫn nguyên vẹn sức sống đến hôm nay.
- - Bằng những hình ảnh biểu tượng tiếng thơ ấy không chỉ gợi lên những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi nguời gắn cùng dân tộc mà còn khơi dậy những ân tình với quá khứ. Bài thơ của Chế Lan Viên vẫn đi cùng năm tháng bằng suy ngẫm, tình cảm máu thịt gắn bó với nhân dân, đất nước, thời đại. Nhà thơ như đang nói cùng chúng ta : Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.. Câu 4: Khổ thơ đề từ bài Tiếng hát con tàu. - Khổ thơ đề từ là chìa khoá giúp người đọc mở ra tác phẩm. Dường như tác giả muốn giải thích sơ bộ ý nghĩa của các hình tượng được xây dựng trong bài thơ. Khổ thơ được viết theo lối lý giải định nghĩa, một sự lý giải nghiêng về triết lí, biện chứng => mang đậm chất trí tuệ. Chúng ta đọc lên thấy có một giọng hùng biện, tác giả lí giải về ý nghĩa của hình tượng Tây Bắc và mối liên hệ giữa Tây Bắc với nhà thơ và Tổ quốc. - Tây Bắc vừa có nghĩa là Tây Bắc - miền đất cực Tây của Tổ quốc. Nhưng Tây Bắc không chỉ có ý nghĩa đấy. Mà Tây Bắc còn có nghĩa là những miền xa xôi của Tổ quốc, Tây Bắc còn là hiện thân của Tổ
- quốc. Một thi sĩ đến với Tây Bắc cũng có nghĩa là đến với những miền xa xôi, cũng có nghĩa là đến với nhân dân vàTổ quốc. Nét độc đáo trong quan niệm của Chế Lan Viên ở chỗ tác giả trông thấy Tây Bắc trong chính mình. - Tác giả sử dụng biện pháp tượng trưng: biến một vùng đất cụ thể hạn hẹp thành một hình tượng có ý nghĩa khái quát, mang tính biểu tượng, bởi vì nhà thơ tìm thấy mối liên hệ giữa mình và cuộc sống. Mình là một con tàu đang hăm hở đến với cuộc đời, còn cuộc đời đang bừng lên một sức sống mới, đang mở lòng chào đón sự trở về của mình, nghĩa là cái tôi và cái ta đã hoà hợp với nhau, thì Tây Bắc không chỉ bó hẹp trong một địa danh mà đã hoà chung vào nhịp sống của đất nước.__ Câu 5 : Cảm nhận của em về đoạn thơ : Mở bài: -Đoạn thơ gồm chin khổ nằm ở đoạn hai của bài thơ Việt Bắc - Đoạn thơ thể hiện khát vọng về với Tây Bắc anh hùng, về với nhân dân đậm đà tình nghĩa Thân bài:- Nhắc đến Tây Bắc là nhắc đến vùng đất thiêng liêng của tổ quốc, nơi có bết bao kì tích anh hùng + Tây Bắc với qua khứ đầy gian nan, vất vả. Đó là chiếc nôi của cách mạng, của kháng chiến
- + Nơi đây diễn ra cuộc kháng chiến vĩ đại mang tâm vóc lịch sử to lớn của đất nước + Tây Bắc chứng kiến sự hi sinh lớn lao của thế hệ đi trước để thế hệ sau được hưởng cuộc sống “dạt dào chín trái đầu xuân” + Tây Bắc là nơi để con người so mình và đi tới. Lên Tây Bắc là về với cội nguồn, về với dân tộc và nhân dân + Qua đó thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ và tự hứa phải sống xứng dáng với đất mẹ - Khát vọng trở về với nhân dân + Niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân được diễn tả bằng một loạt những hình ảnh so sánh + Nhân dân hiện lên là những gì lớn lao, nuôi dưỡng, che trở, vun đắp tình yêu => Nổi bật ý nghĩa lớn lao của nhân dân đối với bản thân tác giả và những người cùng thế hệ với tác giả - Nhân dân trong hoài niệm của tác giả là những hình ảnh biểu tượng cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết trong kháng chiến. Họ có một tình thương, mang đến sự che chở chọn vẹn, rộng lớn + “Người anh du kích” – một người thanh niên giáu lòng yêu nước, thương yêu đồng đội.
- + Người “em liên lạc” – một thiếu nhi yêu nước, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm với công việc + Hình ảnh “mế” người mẹ Tây Bắc ân cần chăm sóc người con kháng chiến + Điệp từ con nhớ tạo thành điệp khúc tha thiết. Xưng con thể hiện sự gắn bó như ruột thịt - Cảnh tượng thiên nhiên đặc trưng của núi rừng Tây Bắc - Suy tưởng, triết lí của nhà thơ + Tình cảm, suy ngẫm của bản thân với nhân dân, đất nước + Triết lí về con người và không gian sinh sống của con người: đất cũng có tâm hồn khi nơi đó là cội nguồn của nỗi nhớ, của tình yêu, của sự sống con người - Tình cảm với nhân dân kháng chiến được diễn đạt bằng tình yêu lứa đôi + Tình cảm với thiên nhiên đất nước gắn với tình cảm giữa anh và em + Những sự vật, sự việc có quan hệ khăn khít với nhau +Khái quát lên một triết lí mới: tình yêu làm đất lạ hóa quê hương + Những kỉ niệm đẹp của thời kháng chiến còn sống mãi trong lòng người Kết bài: - Đoạn thơ là tâm hồn, tình cảm chân thành của nhà thơ với nhân dân, với Tây bắc và với đất nước - Những triết lí xúc động giàu tính thuyết phục
- - Hồi tưởng; bút pháp so sánh tài tình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
4 p | 2907 | 200
-
Những nét cơ bản về Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu_1
10 p | 218 | 32
-
CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
19 p | 316 | 25
-
Lịch sử lớp 8 - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII – XIX
8 p | 467 | 20
-
Bài 14: Chương trình địa phương ( phần văn) - Bài giảng Ngữ văn 8
31 p | 1046 | 19
-
Lịch sử lớp 7 - Những nét chung về xã hội phong kiến
5 p | 481 | 18
-
Bài 3: Quá trình tạo lập văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 290 | 5
-
Đề kiểm tra HK1 Sử 10 (CB) - THPT N.T.Lợi 2010-2011 (kèm đáp án)
3 p | 100 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn