intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những ngành nào đã thay đổi nhiều nhờ thương mại điện tử

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

120
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có 6 ngành đã thay đổi nhiều nhất nhờ thương mại điện tử. Đó là: điện toán và điện tử, liên lạc viễn thông, dịch vụ tài chính, bán lẻ, năng lượng và dịch vụ. Điện toán và điện tử: Ba công ty lớn là Dell Computers, Cisco Systems và Intel có doanh số bán hàng hơn 100 triệu USD mỗi ngày qua mạng Internet. Tuy nhiên đối với các nhà sản xuất máy tính cá nhân, mạng Internet tiếp tục đặt họ vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hoặc là phải nhường phần bán lẻ trên mạng cho các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những ngành nào đã thay đổi nhiều nhờ thương mại điện tử

  1. Những ngành nào đã thay đổi nhiều nhờ thương mại điện tử Có 6 ngành đã thay đổi nhiều nhất nhờ thương mại điện tử. Đó là: điện toán và điện tử, liên lạc viễn thông, dịch vụ tài chính, bán lẻ, năng lượng và dịch vụ. Điện toán và điện tử: Ba công ty lớn là Dell Computers, Cisco Systems và Intel có doanh số bán hàng hơn 100 triệu USD mỗi ngày qua mạng Internet. Tuy nhiên đối với các nhà sản xuất máy tính cá nhân, mạng Internet tiếp tục đặt họ vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hoặc là phải nhường phần bán lẻ trên mạng cho các công ty bán hàng trực tiếp như Dell và Gateway hoặc là chịu rủi ro quay lưng lại với các nhà bán lẻ để tự bán trên mạng và như thế sẽ “phá tung” hệ thống phân phối của chính mình. Liên lạc viễn thông: nhờ việc sử dụng ngày càng tăng của hình thức truyền dữ liệu qua E-mail, các máy chủ và hàng triệu Website trên mạng, doanh thu từ việc cung cấp
  2. các dịch vụ viễn thông ngày càng tăng lên, nhất là đối với các công ty hàng đầu như AT & T, và thậm chí ngay cả các công ty hoạt động trên cơ sở mạng Internet như Qwest Communications International đã tạo sức ép lên giá cả của loại hình dịch vụ này. Dịch vụ tài chính: Dịch vụ tài chính đang được số hoá và làm cho giao dịch trên mạng được thực hiện với chi phí thấp. Các ngân hàng ở Mỹ chỉ mất có 0,01 USD để xử lý một giao dịch trên mạng Internet so với chi phí 1,07 USD của một chi nhánh ngân hàng hoặc 0,27 USD chi phí cho một giao dịch qua hệ thống ATM. Mặc dù mức tăng trưởng nhanh của dịch vụ tài chính qua mạng Internet, mối quan ngại về hệ thống luật lệ phức tạp và độ an toàn giao dịch đang cản trở sự cạnh tranh và sự phát triển của loại hình này. Bán lẻ: Hàng nghìn website đã được các nhà bán lẻ truyền thống tạo ra trên mạng tại Mỹ trong năm 1999. Các công ty sản xuất một số loại hàng tiêu dùng như tivi, các sản phẩm điện tử đã bắt đầu bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Năng lượng: Dẫn đầu bởi mặt hàng khí tự nhiên, tiếp theo đó là mặt hàng năng lượng khác như điện, than và nhiên liệu cũng đang được chào bán qua mạng nhờ khả năng đáp ứng ngay lập tức với biến động của nhu cầu sử dụng. Người ta đã dự đoán rằng hầu hết
  3. các giao dịch trong ngành năng lượng sẽ chuyển từ các nhà môi giới hiện nay sang trao đổi trên mạng, như trong trường hợp các công ty Altra Energy và Houston Street.com đang xoá dần biên giới quốc gia đồng thời làm tăng sự cạnh tranh và giảm giá các mặt hàng năng lượng. Du lịch: Người tiêu dùng đang dần dần bỏ qua các hãng đại lý du lịch để mua vé, đặt chỗ và làm các công việc liên quan khác thông qua mạng với chi phí giảm rất nhiều. Chẳng hạn chỉ cần 1 USD để có thể xử lý một vé điện tử (E-ticket) so với 8 USD trong trường hợp vé mua qua đại lý. Theo hãng Jupiter Communications, năm 2002 các hãng hàng không đã chiếm 62% số lượng đặt chỗ qua mạng so với 20% của các đại lý du lịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2