Table of Contents<br />
LỜI GIỚI HIỆU<br />
CHƯƠNG I: HỌC TRÌNH<br />
CHƯƠNG II: GIÁO TRÌNH<br />
CHƯƠNG III: CHÀNG SINH VIÊN<br />
CHƯƠNG IV: THÍNH THỊ - PHẦN I<br />
CHƯƠNG V: HƯỚNG DẪN<br />
CHƯƠNG VI - LỚP HỌC<br />
CHƯƠNG VII - THAM DỰ LỚP HỌC<br />
CHƯƠNG VIII - THẾ GIỚI<br />
NGÀY THỨ BA ĐẦU TIÊN: CHÚNG TÔI NÓI VỀ THẾ GIỚI<br />
CHƯƠNG IX - SỰ TỦI PHẬN<br />
NGÀY THỨ BA CỦA TUẦN LỄ THỨ NHÌ: CHÚNG TÔI NÓI VỀ SỰ TỦI PHẬN MÌNH<br />
CHƯƠNG X - TIẾC NUỐI<br />
NGÀY THỨ BA CỦA TUẦN LỄ THỨ BA: CHÚNG TÔI NÓI VỀ TIẾC NUỐI, ÂN HẬN<br />
CHƯƠNG XI - THÍNH THỊ PHẦN II<br />
CHƯƠNG XII - VỊ GIÁO SƯ PHẦN 1<br />
CHƯƠNG XIII - CÁI CHẾT<br />
CHƯƠNG XIV - GIA ĐÌNH<br />
CHƯƠNG XVI - VỊ GIÁO SƯ PHẦN II<br />
CHƯƠNG XVII - TUỔI GIÀ<br />
CHƯƠNG XVIII - TIỀN BẠC<br />
CHƯƠNG XIX - TÌNH YÊU<br />
CHƯƠNG XX- HÔN NHÂN<br />
CHƯƠNG XXI- VĂN HÓA<br />
CHƯƠNG XXII- THÍNH THỊ III<br />
CHƯƠNG XXIII- THA THỨ<br />
CHƯƠNG XXIV- MỘT NGÀY HOÀN TOÀN<br />
CHƯƠNG XXV- GIÃ TỪ.<br />
CHƯƠNG XXVI- TỐT NGHIỆP<br />
CHƯƠNG XVII-KẾT LUẬN<br />
<br />
<br />
<br />
Những ngày thứ Ba với thầy Morrie<br />
tác phẩm dạy biết sống và biết chết<br />
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/<br />
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree<br />
Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
Mitch Albom là một nhà báo, giữ mục thể thao cho tờ Detroit Free Press. Liên tiếp mười<br />
năm, lúc chỉ vào lứa tuổi trên 30, anh chàng ký mục gia thể thao này, được Hội Ký Giả Thể<br />
Thao (Associated Press Sports Editors) vinh danh là người ký muc gia thể Thao hay nhất. Thế<br />
rồi một ngày nọ, vì một sự đình công, anh đã tạm ngưng viết mục ký Thể Thao, để hoàn thành<br />
quyển sách, sau này là quyển sách bán chạy nhất trong năm 1977 - Quyển sách không liên<br />
quan gì tới thể thao. Một quyển sách viết về kinh nghiệm cuộc đời của một giáo sư đại học già<br />
đang chết dần mòn vì bệnh Lou Gehrig.<br />
Một tối nọ, Mitch Albom đang đổi từ đài này qua đài khác không mục đích, và anh bỗng chú<br />
ý tới chương trình "Nightline" của Ted Koppel. Kìa người ta đang nói về ông Thầy yêu quý của<br />
anh! Từ lâu khi ra khỏi đại học, anh không còn liên lạc với ông Thầy Xã Hội Học, mà anh rất<br />
thân từ thuở bận quần jeans, áo thun, và đầu óc đầy lý tưởng. Giờ đây Mitch Albom là ký mục<br />
gia ăn khách, người ta cần anh viết về các trận banh, bóng rỗ, túc cầu, baseball, quần vợt nóng<br />
bỏng. Thêm vào đó anh còn làm cho đài radio, xuất hiện trên đài truyền hình, anh bận rộn với<br />
các các buổi phỏng vấn về các tay thể thao gia nổi tiếng đương thời. Anh chạy theo từng mùa<br />
của thể thao và quên mất ông Thầy yêu quý đã từng có những buổi nói chuyện đời lý thú với....<br />
Sau buổi truyền hình, Mitch Albom gọi điện thoại hỏi thăm người thầy già, rồi bay về lại<br />
thành phố đại học cũ để thăm thầy. Và từ đó mỗi ngày thứ Ba cho đến khi Thầy Morrie<br />
Schwartz qua đời, hai thầy trò gặp nhau. Một thầy giảng về cuộc đời, và một trò ghi chép bài<br />
học và cảm nghĩ đã thay đổi đời sống của anh.<br />
Dù Thầy đang chết dần mòn nhưng thế giới thầy đầy tình yêu và hy vọng. "Tình Yêu là sự<br />
hiện diện của ta trên cuộc đời, dù rằng thể xác ta đã ra đi (Love is how you stay alive, even<br />
after you are gone). Mitch Albom đã ghi lại kinh nghiệm của một người đang chết dần mòn,<br />
nhưng tư tưởng của ông vẫn còn mãi mãi. Đó là quyển "Những Ngày Thứ Ba Với Thầy Morrie"<br />
(Tuesdays with Morrie) của Mitch Albom.<br />
<br />
CHƯƠNG I: HỌC TRÌNH<br />
Khoá học cuối đời của vị giáo sư già của tôi diễn ra mỗi tuần một buổi tại nhà ông bên cạnh<br />
<br />
cửa sổ phòng đọc sách, nơi ông có thể nhìn ngắm một cây dâm-bụt, rụng lá đỏ hồng. Lớp nhóm<br />
vào mỗi ngày thứ ba. Bắt đầu sau bữa ăn sáng. Môn học là Ý Nghĩa Cuộc Đời. Dạy theo kinh<br />
nghiệm.<br />
Không có điểm sắp hạng nhưng có thi vấn đáp mỗi tuần. Sinh viên phải trả lời câu hỏi và<br />
phải tự đặt câu hỏi của mình. Cũng phải làm một vài công việc tay chân như nâng đầu giáo sư<br />
lên để vào một tư thế thoải mái, hoặc đeo cặp kiếng của ông vào sống mũi. Hôn ông từ giã cũng<br />
được thêm điểm.<br />
Không cần sách nhưng bàn nhiều về đề tài, bao gồm lòng nhân ái, làm việc cộng đồng, gia<br />
đình, tuổi già, tha thứ và cuối cùng là cái chết. Bài giảng cuối cùng rất vắn tắt chỉ có vài chữ.<br />
Đám tang diễn ra thay cho lễ tốt nghiệp. Mặc dầu không thi cuối khoá nhưng sinh viên phải<br />
viết một bài dài về những gì đã học được. Bài ấy được trình bày ở đây.<br />
Khoá học cuối cùng của vị thầy già chỉ có một sinh viên. Sinh viên đó là tôi.<br />
Khoảng cuối mùa Xuân năm 1979, vào một buổi chiều Chủ Nhật nóng bức, nhễ nhại. Tụi tôi<br />
cả trăm đứa ngồi với nhau, bên cạnh nhau, trên nhiều dãy ghế xếp đế trên nền cỏ trong khu<br />
trung tâm đại học. Chúng tôi mặc áo thụng nylon màu xanh dương và nghe bài diễn văn dài<br />
đến sốt ruột. Khi cuộc lễ chấm dứt, chúng tôi ném mũ lên trời và thế là chúng tôi chính thức tốt<br />
nghiệp, hoàn thành năm chót của đại học Brandeis, nằm trong thành phố Waltham,<br />
Massachussetts. Đối với nhiều đứa chúng tôi, tuổi thơ vừa mới hạ màn.<br />
Sau buổi lễ, tôi gặp Thầy Morrie Schwartz, ông thầy mà tôi quý mến nhất và giới thiệu Thầy<br />
với ba má tôi. Ông là người nhỏ bé, bước đi là những bước ngắn như thể là gió mạnh lúc nào<br />
cũng có thể bốc ông lên tới mây. Trong bộ lễ phục ngày tốt nghiệp, trông ông giống như một<br />
cây thánh giá dựng giữa ông tiên tri trong Kinh Thánh và một thiên thần tí hon vào dịp Giáng<br />
Sinh. Mắt ông long lanh hai màu xanh dương lục, tóc thưa mỏng màu bạch kim xoà xuống trán,<br />
đôi tai lớn, sóng mũi hình tam giác và hai chùm lông mày hơi ngả màu. Mặc dầu răng ông<br />
không đều đặn và hàm răng dưới thụt vào trong -- giống như có ai đấm xô vào trong -- khi ông<br />
cười lại giống như khi bạn vừa nói một câu khôi hài chưa ai từng nói trên trái đất này. Ông bảo<br />
ba má tôi là tôi đã chọn tất cả những giảng khoá mà ông dạy. Ông bảo ba má: "Ông bà có một<br />
cậu con đặc biệt lắm đấy. " Tôi bối rối nhìn xuống đôi chân. Trước khi chia tay, tôi trao tặng<br />
ông thày một gói quà là chiếc cặp da màu xám với tên tắt của phía trước chiếc cặp. Tôi đã mua<br />
chiếc cặp này ngày hôm trước tại một thương xá. Tôi không muốn quên ông. Có lẽ tôi không<br />
muốn ông quên tôi thì đúng hơn.<br />
"Mitch, cậu là một trong những sinh viên giỏi. " Ông vừa nói vừa ngắm chiếc cặp. Rồi ông<br />
<br />