intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn trình bày giá trị văn hoá của khu di sản và tính đặc thù của nó; Sự tăng trưởng khách tham quan tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn

  1. NHỮNG NỖ LỰC TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI MỸ SƠN Lê Xuân Tiến(*) EFFORTS IN TOURISM SAFEGUARDING AND DEVELOPMENT IN MY SON WORLD CULTURAL HERITAGE AREA Abstract In 15 years of being World Cultural Heritage, from a very low starting point with particularities of the heritage, My Son today, though does not satisfy the increasingly diverse needs of tourists, the quality of service has improved a lot in comparison to those 15 years ago. Also, its heritage safeguarding is conducted in a more scientific manner, forming a tourism space in which the surrounding communities together develop tourism and safeguard heritages. * I. Giá trị văn hoá của khu di sản và tính đặc thù của nó Mỹ Sơn là hệ thống đền thờ thần của các vương triều Champa, có lịch sử kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỉ XIII. Cuối thế kỷ thứ IV (theo lời một văn bia), vị vua thời đó đã dâng toàn bộ vùng đất được giới hạn bởi 4 ngọn núi xung quanh cho khu thần với lời kêu gọi hãy dâng cúng vào đây và không xâm hại bất kỳ cái gì trong thung lũng này. Ông dựng vào đây một ngôi đền gỗ và thờ thần Shiva. Từ đó về sau cứ mỗi một vị vua sau khi lên ngồi đều đến đây dâng cúng đền thờ và cầu nguyện thần linh. Đến cuối thế kỉ thứ V, trong một trận hoả hoạn không biết lý do đã thiêu cháy các ngôi đền gỗ và Mỹ Sơn rơi vào quên lãng lần thứ nhất. Đến cuối thế kỉ thứ VII, sau khi ổn định đất nước, một vị vua khác đã cho khôi phục lại Mỹ Sơn. Bây giờ chúng ta có kiến trúc từ thế kỉ VIII đến thế kỉ thứ XIII của Mỹ Sơn bằng gạch và đá. Sau thế kỉ thứ XIII, các vương triều Champa không tiếp tục xây đền thờ ở đây nữa khi kinh đô được dời dần vào phía Nam. Mỹ Sơn rơi vào quên lãng lần thứ hai. Năm trăm năm sau, năm 1895, người Pháp tìm ra Mỹ Sơn. Năm 1904, các nhà nghiên cứu người Pháp phối hợp với nhau thông báo trên tạp chí Viễn Đông của Viện Viễn Đông Bác cổ về văn hoá Champa cổ trong đó trọng tâm là Mỹ Sơn. Mỹ Sơn trở lại cuộc đời với những giá trị lịch sử của nó. Theo thông kế của các nhà khoa học Pháp, Mỹ Sơn là một hệ thống kiến trúc gồn 70 công trình có niên đại liên tục từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Mỹ Sơn có hầu hết các phong cảnh kiến trúc tiêu biểu qua các thời kì và một số là kiến trúc tiêu biểu của các phong cách (Mỹ Sơn E1, Mỹ Sơn A1), tạo điều kiện cho việc nghiên cứu văn hoá cổ Champa qua kiến trúc. Từ buổi đầu khi mối quan hệ của Vương quốc Chăm với bên ngoài còn đơn giản, chủ yếu là Ấn Độ thì sự giao lưu văn hoá cũng diễn ra như thế: đền thờ E1 mang phong cách cổ điển Ấn Độ và Mỹ Sơn C7 (phong cách Hoà lai) là sự pha lẫn giữa Champa và Ấn Độ. Các thế kỉ sau thì những quan hệ của Vương quốc và các mối giao lưu không còn đơn giản nữa, trên kiến trúc xuất hiện các dấu hiệu của nền văn hoá khác trong vùng Đông Nam Á vào các kiến trúc đặc trưng của Đông Nam Á. (*) Chuyên viên – Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn.
  2. Như vậy, trong thành tựu 500 năm kiến trúc còn lại của mình, Mỹ Sơn phản ánh đầy đủ quá trình giao lưu văn hoá giữa văn hoá bản địa là văn hoá Champa và các vùng văn hoá khác trong Đông Nam Á trên cơ sở nền tảng là kiến trúc và tôn giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ. Đồng thời sự thay đổi của các phong cách kiến trúc và mỹ thuật phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Champa trong tiến trình phát triển lịch sử văn hoá Đông Nam Á. Tất cả các yếu tố này tạo ra một giá trị nổi bật toàn cầu để ngày 4/12/1999, Mỹ Sơn trở thành Di sản Văn hoá Thế giới. Trên đây là những giá trị văn hoá đã được mặc định, chứa đựng trong lòng thung lũng Mỹ Sơn. Nhưng ngoài các giá trị đó thì sự độc đáo của vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng cũng là vấn đề gây háo hức cho du khác và gây đau đầu cho các nhà khoa học. Kiến trúc đền tháp ở Mỹ Sơn chủ yếu được xây bằng gạch, chỉ có trụ cửa, lanh tô là làm bằng đá và chỉ riêng ở Mỹ Sơn là có một ngôi đền đá trong khi toàn bộ các ngôi đền khác của di tích Champa làm bằng gạch. Gạch không phải là vật liệu vĩnh cửu, nó không bảo đảm cho sự trường tồn trong điều kiện khắc nghiệt của khí hậu, mà Mỹ Sơn lại là nơi khắc nghiệt nhất trong các nơi khắc nghiệt có di tích Chăm. Gạch cổ vần tồn tại một cách ngạo nghễ trong sự bào mòn của tuổi tác. Thời gian, thời tiết và nhất là chiến tranh đã tàn phá kiến trúc đền tháp ở Mỹ Sơn một cách nặng nề. Đền tháp ở Mỹ Sơn hầu hết đã sụp đổ, một vài công trình còn đứng được nhưng không nguyên vẹn. Từ 70 công trình thời kỳ đầu, đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn là một thung lũng ngổn ngang gạch đá và cây cỏ, tất cả đã sụp đổ vì bom đạn. Năm 1980, dưới sự giúp đỡ của Chính phủ và chuyên gia Ba Lan, chương trình hợp tác Việt Nam-Ba Lan phục dựng lại hình vóc, gia cố lại các phần còn có khả năng đứng vững. hơn 10 năm làm việc miệt mài trong khó khăn, một phần của Mỹ Sơn “thương tích” về với cuộc đời và là trọng tâm tham quan của du khách ngày hôm nay. Tóm lại, Mỹ Sơn ngày hôm này là một “phế tích” kiến trúc khảo cổ học, nó cần được giữ gìn một cách cẩn trọng, kiến trúc còn đủ nhưng không còn nhiều, không nguyên vẹn, mọi người cần phải hiểu sự hư hỏng trên các bức tường là không có cái khác để thay thế và không thể phục hồi. Phải dè dặt trong tất cả các tác động vào di tích vì sự xuống cấp nhanh chóng là điều rất dễ xảy ra. Phải làm cho mọi người hiểu giá trị vật liệu trong khu đền tháp, đừng để xảy ra nghịch cảnh: Trong khi các nhà khoa học còn mày mò nghiên cứu trên các viên gạch vỡ thì sự thiếu hiểu biết của du khách lại làm vỡ các viên gạch còn nguyên. II. Sự tăng trưởng khách tham quan qua các năm và vấn đề đặt ra: Nhìn vào số lượng khác đến Mỹ Sơn từ năm 2000 đến 2013, ta thấy sự tăng trưởng của du lịch trong vùng di sản này: Năm Tổng số khách (người) Khách quốc tế (người 2000 47.639 34.859 2005 116.988 82.416 2010 200.471 138.588 2013 229.625 178.047 Qua số liệu này ta thấy số lượng khách đến Mỹ Sơn trong năm đầu tiên khu di tích này trờ thành Di sản Văn hoá Thế giới (2000) so với các mốc 5 năm tiếp theo thì lượng khách tăng gần 2,5 lần sau 5 năm và hàm lượng khách quốc tế trong tổng lượng khách rất lớn.
  3. Việc tăng trưởng lượng khách tham quan qua các năm được nhìn nhận từ các yếu tố sau: -Trước khi được vinh danh là Di sản Thế giới, số người, công ty du lịch biết đến Mỹ Sơn không nhiều. Các chương trình quảng bá, lễ hội Hành trình Di sản của tỉnh Quảng Nam đưa Mỹ Sơn đến với mọi người trong nước và quốc tế. -Hệ thống giao thông đến Mỹ Sơn sau năm 2000 được làm mới, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển khách. -Sự háo hức của du khách về một Di sản Văn hoá Thế giới. -Sự gần gũi và độc đáo của Mỹ Sơn so với các di tích khác ở Đông Nam Á. Sự tăng trưởng này tạo ra một áp lực lớn cho vấn đề bảo tồn và phát triển du lịch ở Mỹ Sơn. Làm thế nào để có được một sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển du lịch? Những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách trong vùng di sản liên tục bị quá tải, những kế hoạch hàng năm phải điều chỉnh. Sự tăng trưởng của nhu cầu đôi lúc đi ra ngoài tầm kiểm soát của đơn vị quản lý, điều này buộc phải có một sự nhìn nhận trở lại về các điều kiện đặc thù của khu Di sản Văn hoá Thế giới Mỹ Sơn, không gian du lịch đặc thù của nó, dung lượng thời điểm của khu trung tâm, năng lực phục vụ và chất lượng nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch. III. Những nỗ lực và thành tựu bước đầu Di sản Mỹ Sơn nằm xa các khu trung tâm, cách Đà Nẵng 70km, cách Hội An 45km, nằm trong vùng địa hình dồi núi và ngăn cách nhau bởi các sông suối, khí hậu về mùa nắng thì rất nóng, về mùa mưa thì mưa nhiều. Điều này dẫn đến tâm lý chung của những người làm chương trình hay đưa khách đến Mỹ Sơn vào buổi sáng (9 giờ) và kết thúc lúc trưa (12 giờ). Điều này dẫn đến nỗ lực phục vụ nhu cầu của du khách chỉ tập trung căng thẳng trong vòng 3 tiếng trong ngày (từ 9 giờ -12 giờ), số lượng du khách tập trung trong khu trung tâm của Mỹ Sơn quá đông. Vì một lúc tập trung đông người như thế nên cơ sở vật chất của các điểm dịch vụ bị quá tải, đồng thời việc thưởng ngoạn của du khách có chất lượng không cao, cùng với đó là sự quá tải cũng gây tổn hại cho di tích rất lớn. Đứng trước tình trạng này, Ban Quản lí Di tích ngoài việc xây dựng thêm cơ sở vật chất thiết yếu, còn tìm cách kéo dãn lượng khách rải đều trong ngày, cụ thể là chương trình biểu diễn văn nghệ dân gian thay vì tập trung diễn 2 suất buổi sáng, lại diễn thêm 1 suất buổi chiều, kéo dài thêm thời gian tham quan buổi chiều để du khách có đủ thời gian. Vì di tích Mỹ Sơn bản thân là nơi thờ cúng nên mọi công việc xây dựng đều phải tính tới việc gìn giữ không gian mang tính chất tâm linh, đồng thời phải tuân thủ luật Di sản Việt Nam và các quy định của UNESCO, không thể tập trung ồ ạt thiết bị xây dựng, cùng một lúc tiến hành nhiều công trình mà phải lựa chọn các công trình thiết yếu và phù hợp với quy hoạch. Tóm lại, cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển du lịch ở Mỹ Sơn không thể tiến hành nhanh, cùng một lúc mà phải tuân thủ các nguyên tắc của công tác bảo tồn, trước khi xây dựng các công trình mang tính chất lâu dài, vững chắc cần phải tính tới các bước đi cần thiết của khảo cổ, nghiên cứu khoa học trên mặt bằng sắp xây dựng. Cơ sở vật chất được xây dựng một cách dè dặt, cẩn trọng nên áp lực và chất lượng phục vụ sẽ khó được tháo gỡ trong thời gian ngắn. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất cho du lịch, Mỹ Sơn còn chú trọng tới việc xây dựng nguồn nhân lực để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của du khách trong hoàn cảnh cụ thể của mình. Phối hợp với UNESCO trong chương trình xây dựng DU LỊCH BỀN VỮNG, nhiều khoá học được mở ra từ nghiệp vụ bán hàng, thuyết minh viên di sản đến các chương trình quản lý di sản văn hoá hiện đại đã nâng dần chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ. Mỹ Sơn
  4. hướng tới việc phát triển du lịch di sản gắn kết với cộng đồng. để thực hiện điều này, bước đi đầu tiên Mỹ Sơn xác định “Di sản Văn hoá trong tim và trong tay thế hệ trẻ”, nên tìm cách đưa giá trị văn hoá đến với thế hệ trẻ.Từ nguồn thu của mình, Mỹ Sơn chuyển cho Phòng Giáo dục sở tại nguồn kinh phí tổ chức các tiết học về Di sản Văn hoá Mỹ Sơn trong trường Tiểu học và Trung học Cơ sở, các cuộc thi qui mô lớn hơn ở Trung học Phổ thông, công việc này tiến hành hàng năm đã cung cập cho cộng đồng dân cư xung quanh di sản một kiến thức nhất định về Di sản Văn hoá Thế giới của quê hương mình. Từ những hiều biết về giá trị di sản, Mỹ Sơn hướng dẫn cho người dân địa phương các nguồn lợi từ di sản mà họ có thể có được bằng các sản phẩm địa phương, món ăn địa phương bán cho du khách. Đỉnh cao của việc này là chương trình Homestays ra đời. Từ hiểu biết về giá trị di sản đến nguồn lợi từ di sản đã tạo ra tình yêu di sản một cách nhẹ nhàng, công tác bảo vệ di tích được dễ dàng hơn. Rừng, cảnh quan không còn bị tàn phá bởi ý thức của cộng động xung quanh. Trong chương trình phối hợp Việt Nam - Italia trong việc trùng tu nhóm G kéo dài từ năm 2005-2013, cộng đồng dân cư xung quanh là lực lượng công nhân chủ yếu của quá trình trùng tu, họ được học kỹ thuật, hiểu được khó khăn trong việc trùng tu, phục chế, họ hiểu được giá trị kỹ thuật của khu đền tháp, họ trở thành lực lượng bảo vệ những xâm hại đến di tích. Những nổ lực để tạo dựng cảnh quan, khôi phục lại các dòng chảy, tái tạo lại rừng cây bản địa là công việc không thể làm trong ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dài. Mỹ Sơn lại nằm trong vùng có nhiều mưa lũ nên công việc càng khó khăn hơn, đòi hỏi một nỗ lực rất lớn và một kế hoạch dài hạn cho những người đang trực tiếp làm việc tại khu Di sản Văn hoá Thế giới này. Trong 15 năm trở thành Di sản Văn hoá Thế giới của mình, từ một xuất phát điểm rất thấp với các đặc thù riêng có của vùng di sản. Mỹ Sơn hôm nay tuy rằng chưa thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách nhưng chất lượng phục vụ đã nâng cao rất nhiều so với 15 năm trước. Đồng thời công tác bảo tồn di tích đã được thực hiện một cách khoa học hơn, bắt đầu hình thành một không gian du lịch mà ở đó di tích và cộng đồng dân cư xung quanh cùng làm du lịch và cộng đồng dân cư xung quanh cùng chung tay bảo tồn di tích. Đưa giá trị di sản ra với cộng đồng, chỉa sẻ nguồn lợi từ du lịch cho cộng đồng và cùng với cộng đồng chung tay bảo vệ di sản. Đây là công việc mà chúng tôi đang thực hiện, có thể chậm và không hào nhoáng, hấp dẫn như các vùng du lịch khác nhưng đây là cách làm tốt nhất cho công việc bảo tồn và phát triển du lịch ở khu Di sản Văn hoá Thế giới Mỹ Sơn. TÓM TẮT Trong 15 năm trở thành Di sản Văn hoá Thế giới của mình, từ một xuất phát điểm rất thấp với các đặc thù riêng có của vùng di sản. Mỹ Sơn hôm nay tuy rằng chưa thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách nhưng chất lượng phục vụ đã nâng cao rất nhiều so với 15 năm trước. Đồng thời công tác bảo tồn di tích đã được thực hiện một cách khoa học hơn, bắt đầu hình thành một không gian du lịch mà ở đó di tích và cộng đồng dân cư xung quanh cùng làm du lịch và cộng đồng dân cư xung quanh cùng chung tay bảo tồn di tích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1