NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY TRONG MỖI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
lượt xem 281
download
K.Lewin người Đức, sau sống và làm việc tại Mỹ, trên cơ sở quan sát mối quan hệ của người cán bộ quản lý với người dưới quyền trong việc phân công và quản lý sản xuất đã đi đến phân loại các phong cách lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh. Ông đưa ra ba loại phong cách lãnh đạo: độc đoán, dân chủ, tự do. Người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền là người ra lệnh và chờ đợi sự phục tụng, là người quyết đoán và tích cực là người lãnh đạo bằng khả năng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY TRONG MỖI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
- NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY TRONG MỖI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Ti ểu s ử K.Lewin: K.Lewin sinh 9-09-1987 mất 12-2-1947 K.Lewin người Đức, sau sống và làm việc tại Mỹ, trên cơ sở quan sát mối quan hệ của người cán bộ quản lý với người dưới quyền trong việc phân công và quản lý sản xuất đã đi đến phân loại các phong cách lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh. Ông đưa ra ba loại phong cách lãnh đạo: độc đoán, dân chủ, tự do. Người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền là người ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là người quyết đoán và tích cực, là người lãnh đạo bằng khả năng và khước từ hoặc đồng ý về phần thưởng hay hình phạt. Người lãnh đạo dân chủ hay lãnh đạo có sự tham gia, thường tham khảo ý kiến cấp dưới về các hành động và quyết định được đề xuất và khuyến khích sự tham gia của người dưới quyền. Loại người lãnh đạo này không hành động nếu không có sự đồng ý của cấp dưới, họ tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi hành động. Kiểu người lãnh đạo thứ ba sử dụng rất ít nếu có, quyền lực của họ, dành cho cấp dưới mức độ độc lập cao, hay “ thả cương” trong các hoạt động điều hành. Những người lãnh đạo như vậy thường phụ thuộc vào cấp dưới để đề ra mục tiêu, họ thường xem vai trò của mình là người giúp đỡ. Phong cách lãnh đạo trực tiếp rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Văn hóa quản lý lâu nay vẫn được xem là cấu thành bởi rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, bao gồm: quyết đoán, độc đoán chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác, điều khiển, trực tiếp, ủy thác, tự do, ủng hộ, định hướng, nhóm… Song trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu chỉ có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là: lãnh đạo trực tiếp; lãnh đạo dựa trên nền tảng của sự trao đổi, thảo luận và lãnh đạo ủy thác. Ba phong cách này theo tiếng Anh đều bắt đầu bằng chữ cái D (Directing; Discussing; Delegating) nên còn được gọi là “Phong cách lãnh đạo 3-Ds” (The 3-Ds of Management Style). Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả. Đặc điểm cơ bản chung 1. Phong cách lãnh đạo trực tiếp Những nhà quản lý theo phong cách này thường nói với nhân viên rằng họ phải làm gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công vai trò và gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn đạt được.
- - Cách thức giao tiếp với nhân viên: Nhà quản lý nói, nhân viên lắng nghe và sau đó phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà quản lý có phong cách này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải làm gì. Cách giao tiếp của nhà quản lý là rõ ràng, ngắn gọn và xúc tích, những gì màu mè và kiểu cách không hợp với họ. Khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, họ thường chỉ đặt một câu hỏi: anh đã hiểu cần phải làm gì chưa? - Thiết lập mục tiêu: Nhà quản lý sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn với nhân viên, ví dụ: “Mục tiêu của anh trong tháng này là phải bán được 15 chiếc xe ô-tô”. Khi mục tiêu đã được xác định rõ ràng và thời gian cũng được ấn định, thì người nhân viên biết rõ nhà quản lý mong chờ ở anh ta điều gì. Các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy con người. - Cách thức ra quyết định: “Tôi muốn anh dừng ngay những việc đang làm và giúp Sue chuẩn bị một phòng họp dành cho hội thảo”. Nhà quản lý thường quyết định phần lớn nếu không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện. - Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: Những nhà quản lý thường thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc. Cách đưa mệnh lệnh của họ thường là: “Hãy quay trở lại gặp tôi vào lúc 11h trưa và báo cáo tóm tắt những công việc mà anh đã làm xong”. Các nhà lãnh đạo này thường xuyên cung cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải tiến công việc tốt hơn. - Sự khen thưởng và ghi nhận công việc: Điều gì khiến cho nhà lãnh đạo theo phong cách trực tiếp cảm thấy hạnh phúc? Đó là khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự hướng dẫn của họ. “Công việc rất tuyệt vời, anh đã làm chính xác những gì mà tôi đã nói với anh”. Đó là câu nói thể hiện thái độ hài lòng của họ đối với nhân viên. Phong cách lãnh đạo trực tiếp rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. 2. Phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thảo luận Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường tận dụng thời gian để thảo luận các vấn đề về kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc thảo luận sôi nổi? Nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà quản lý là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội góp ý kiến. - Cách thức giao tiếp: Giao tiếp hai chiều là quy tắc của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách này. “Họ đi xung quanh bàn và tạo cho mọi người có cơ hội được những người khác thảo luận về ý kiến của mình”. Nhà quản lý sẽ dành rất nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe. Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ các ý kiến của mình.
- Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề thảo luận và vẽ ra ý tưởng của mọi nhân viên là cách thức giao tiếp phổ biến nhất của họ. - Thiết lập mục tiêu: “Ingrid, bạn nghĩ mục tiêu bán hàng của chúng ta nên thiết lập cho quý tư năm nay là gì?”. Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ được thiết lập. Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức của từng nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của nhà quản lý này. - Ra quyết định: “Chúng ta đang gặp vấn đề khó khăn về việc kiểm kê số lượng hàng hóa hiện đang tồn kho. Bạn nghĩ chúng ta nên hành động như thế nào?”. Đó là cách đặt câu hỏi trước khi ra quyết định của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách này. Quyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp của nhân viên. Cả nhà quản lý và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định. - Kiểm soát việc thực hiện và cung cấp thông tin: Nhà quản lý và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh khi thấy cần thiết. - Khen thưởng và ghi nhận công lao: “Jason, anh đã làm được một điều tuyệt vời khi đưa ra cơ cấu tổ chức như thế này”. Các nhà quản lý ghi nhận những thành quả đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và gợi mở ra những ý tưởng mới. Phong cách lãnh đạo dựa trên trao đổi và thảo luận đặc biệt thích hợp khi cần câu trả lời cho các vấn đề như: “Mục tiêu của chúng ta là gì?”; “Tiêu chuẩn chất lượng chúng ta cần là gì?”; “Tiến trình thực hiện công việc nên tiến hành như thế nào?”; “Ai nên làm công việc này?”; “Dạng kiểm soát và thông tin phản hồi nào là cần thiết?”. Phong cách thảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên là những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. Nhà quản lý sẽ xác định những gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng sự ràng buộc của nhân viên với những gì sẽ xảy ra. 3. Phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định. - Cách thức giao tiếp: Đối với những công việc cần thực hiện, các giao tiếp có thể chỉ là một chiều: “Tôi muốn anh sẽ phát biểu một bài diễn văn 15 phút về chương trình đền bù mới của công ty trong buổi họp ngày thứ Ba”. Trong nhiều trường hợp khác lại là hai chiều: “Chúng ta hãy cùng thảo luận những việc cần làm trong kế hoạch tiếp thị mà anh vừa thiết kế nhé!”. Giao tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trở trong quá trình thực hiện. - Thiết lập mục tiêu: Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà quản lý thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên. Thất bại trong sự giao phó, ủy thác công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà quản lý mong gì ở mình hoặc không tự tin vào chính sự giao phó đó. Khi đó, nhân viên thường nói: “Tôi nghĩ ông chỉ muốn gợi ý cho việc thực hiện kế hoạch, chứ không nghĩ ông lại muốn tôi thực hiện kế hoạch này”. - Ra quyết định: “Barbara, công việc đó thực hiện thế nào là quyết định của bạn”. Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên. Người nhân viên có quyền chọ lựa những phương cách thích hợp để đạt được kết quả mong đợi. Nhà
- quản lý phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quyết định cho nhà quản lý. - Kiểm soát quá trình thực hiện và cung cấp thông tin: “Tôi muốn trong vòng 1 tuần, anh phải cập nhật xong toàn bộ dữ liệu cho việc thực hiện kế hoạch”. Nhà quản lý thuộc phong cách này thường quyết định cách thức kiểm soát công việc. Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên của nhiệm vụ và người thực hiện nó. Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên. Việc giữ để nhà quản lý không nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng, là điều rất quan trọng. - Khen thưởng và ghi nhận kết quả: Nhà quản lý thường khen thưởng và ghi nhận những ai chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập. “Helen, bạn đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành công việc. Bạn đã tìm ra được cách giải quyết công việc rất tốt. Thật tuyệt vời”. Phong cách lãnh đạo này rất thích hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ năng và động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm sẽ không cần một nhà quản lý nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa chọn cách thức thực hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà quản lý có nhiều thời gian để dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suy nghĩ chiến lược và lên kế hoạch. Mặc dù là ba phong cách lãnh đạo khác nhau, song không nhất thiết một nhà quản lý chỉ áp dụng một loại phong cách lãnh đạo nhất định trong quá trình điều khiển và giám sát công việc. Nó chỉ mang một ý nghĩa tương đối và được xác định hoặc thay đổi tùy vào những hoàn cảnh cụ thể của từng nhà lãnh đạo. Mô hình minh họa Các phong cách thể hiện trong thảo luận nhóm: Phong cách lúc đầu lúc nửa chừng sau cùng Độc đoán áp đặt mục tiêu áp đặt ý kiến, tổ đưa kết luận của mình chức tranh luận Dân chủ thiết lập mục tiêu xem xét lại, khuyến đề nghị tổng hợp khích sự trao đổi chung chung Mặc kệ không can thiệp tự do không can thiệp Hậu quả: đối với khả năng tự tiến trình nhóm thỏa mãn của nhóm Phong công việc lập cách viên Độc đoán tốt tùy thuộc, qui căng thẳng trầm lặng. xoa dịu, phục trấn an Dân chủ tốt năng động cao liên kết, giúp đỡ thỏa mãn nhau
- Mặt kệ xấu thụ động vô kỷ luật chia phe Ưu – nhược điểm Trong thực tế có thể có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, song tựu trung lại vẫn là 3 phong cách lãnh đạo phổ biến: độc đoán, tự do và dân chủ Trước một vấn đề nào đó mà nhóm đang phải đối mặt, nếu phong cách lãnh đạo độc đoán đảm bảo quyền ra quyết định cao nhất của trưởng nhóm thì ngược lại, phong cách lãnh đạo tự do lại cho phép các thành viên nhóm được tự mình ra quyết định, trong khi đó, người nhóm trưởng theo phong cách lãnh đạo dân chủ luôn tạo điều kiện để các thành viên được bày tỏ ý kiến của mình, khuyến khích tranh luận và đưa ra những gợi ý mang tính định hướng. Nói như vậy không có nghĩa là phong cách lãnh đạo này tốt hơn phong cách lãnh đạo kia, vì mỗi phong cách đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Ví dụ như phong cách lãnh đạo độc đoán có ưu điểm là quyết định được đưa ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh được sự đối đầu trong nhóm nhưng nó đòi hỏi người trưởng nhóm phải quyết đoán, phải có chuyên môn rất vững vàng, có hiểu biết sâu rộng, nếu không anh ta sẽ trở thành một người bảo thủ với những quyết định máy móc, sai lầm, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần, đi ngược lại lợi ích của các thành viên và sự phát triển của nhóm, hơn nữa, nếu tất cả mọi quyết định đều thuộc về trưởng nhóm thì sẽ không phát huy được thế mạnh của các thành viên vì sự tranh luận không được khuyến khích. Ngược lại, phong cách lãnh đạo tự do dường như có ưu thế vượt trội về việc trao quyền quyết định cho các thành viên nhóm, là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng những ý tưởng cá nhân khi thế mạnh của mọi thành viên được phát huy đến mức tối đa. Dầu vậy, thế mạnh này nếu không được xử dụng đúng hoàn cảnh, sẽ là một con dao hai lưỡi làm tổn hại đến bầu không khí nhóm, việc các cá nhân tự do tranh luận, tự do ra quyết định có thể dẫn đến nguy cơ đối đầu, bè phái, hoặc mất phương hướng, bên cạnh đó, thành viên nhóm cũng cần là những người có đủ chuyên môn, có trách nhiệm với mục tiêu chung của nhóm, là những người mà trưởng nhóm có thể hoàn toàn tin tưởng. So với hai phong cách lãnh đạo nói trên thì phong cách lãnh đạo dân chủ dường như được đặt ở vị trí trung gian khi nó điều hoà được sự độc đoán và tính tự do, các cá nhân luôn được khích lệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận, ai cũng có cơ hội để nói lên điều mình suy nghĩ và quan tâm – ngay cả đối với những cá nhân bình thường tỏ ra rụt rè và kiệm lời, điều đó khiến các thành viên cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần của nhóm, và qua đó nhóm cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Tuyệt vời hơn nữa là những quyết định của nhóm đều thể hiện tiếng nói chung giữa các thành viên, đảm bảo trách nhiệm và sự tham gia nhiệt tình
- của họ trong tất cả các khâu, từ việc đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, cho đến việc giám sát đánh giá. Phong cách lãnh đạo này yêu cầu người trưởng nhóm phải có kĩ năng điều hành thảo luận, kĩ năng khích lệ, tóm tắt và phản hồi… thành viên cũng cần lắng nghe lẫn nhau và có thái độ hợp tác cùng hướng về mục tiêu chung của nhóm. Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm nhưng không hẳn là không có nhược điểm, nó tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định, và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán. Tóm lại, các phong cách lãnh đạo đều có những ưu và nhược điểm riêng, điều quan trọng là chúng nên được áp dụng như thế nào, trong trường hợp nào để có được hiệu quả như mong muốn. Và dù trưởng nhóm có áp dụng phong cách lãnh đạo nào đi chăng nữa thì việc xây dựng một nền tảng nhóm vững chắc dựa trên sự chia sẻ, đoàn kết, cùng hướng đến mục tiêu chung sẽ luôn luôn là ưu tiên hàng đầu. Đặc điểm của nhà lãnh đạo theo phong cách này + Với phong cách chỉ huy: Người lãnh đạo chịu trách nhiệm toàn bộ về kế hoạch và thườnghướng dẫn nhóm hoạt động. Nhóm viên phải hiểu tường tận những công việc trong nhóm và nhiệm vụ của chính mình. + Với phong cách dân chủ : Người lãnh đạo cần tỏ ra là đang thật sự cần sự hợp tác của các nhóm viên và họ sẽ sẵn sàng giúp người lãnh đạo. Nhưng cần phải lưu ý đến những giới hạn trong phương cách dân chủ vì quyết định của nhóm cũng chưa hẳn là đúng. + Với phong cách tự do hoạt động : Người lãnh đạo nói rõ cho nhóm viên biết mục đích của công việc là gì và cho phép họ sử dụng sáng kiến của chính mình để thực hiện công việc. Nhưng người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn phải là người lãnh đạo. Do đó, nên căn dặn họ nên thường xuyên thông báo cho bạn biết tiến triển của công việc. Điều quan trọng là những gì mình muốn và khi nào muốn phải được trình bày rõ ràng cho nhóm viên biết. Phục tùng quá mức thì nhóm viên không có cơ hội để phát triển năng lực, hợp tác quá mức có khi đưa đến tình trạng mất thời gian vô ích và cuối cùng, tự do phát huy sáng kiến quá mức có thể gây rối loạn cho công việc Tình huống áp dụng cho phong cách này Phong cách lãnh đạo trực tiếp rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.
- Người lãnh đạo có thể thể hiện bất cứ phong cách nào trong ba phong cách này. Nhưng điều quan trọng là không nên cố định chỉ ở một phong cách duy nhất vì còn phải tùy thuộc rất nhiều yếu tố chi phối tập thể. Nghệ thuật lãnh đạo là sự uyển chuyển, biết sử dụng phương cách nào một cách đúng lúc và thích hợp nhất. Việc chọn phong cách lãnh đạo nào là tùy : Cá nhân nhóm viên : Không ai giống ai, mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng biệt. Cần phải độc tài với những loại người như : " Những người hay có thái độ chống đối, ngang bướng." Những người không tự chủ ( thiếu ý chí và nghị lực ) Cần phải dân chủ đối với những loại người như : " Những người có tinh thần hợp tác" Những người thích lối sống tập thể. Đối với những loại người này nên để họ tự do hoạt động : "Những người hay có đầu óc cá nhân, thích được khen và được chú ý, thích làm theo ý riêng của họ." Những người không thích giao tiếp vì một lý do tâm lý nào đó. "Tình huống bất trắc, khẩn trương: phong cách chỉ huy" Tình huống khẩn trương, phải tập trung cao độ: phong cách quan tâm, được lòng người là hiệu quả nhất vì không ai muốn căng thẳng."Tình huống có bất đồng trong nhóm : phong cách dân chủ, nhưng cũng có khi chỉ huy." Tình huống có hoang mang, xáo trộn trong nhóm: phong cách thân mật. Mỗi phong cách lãnh đạo có mặt ưu, nhược điểm khác nhau, trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cần thể hiện phong cách lãnh đạo tương ứng, phù hợp. Trong giai đoạn đầu thành lập doanh nghiệp cần một người lãnh đạo quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, thì phong cách lãnh đạo độc đoán là phù hợp. Khi doanh nghiệp bước sang giai đoạn ổn định, cần một không khí tự do, dân chủ hơn, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ phát huy được tính tích cực hoạt động của mỗi nhân viên. Khi doanh nghiệp đạt đến sự ổn định cao, mọi người đã nắm rõ vai trò, trách nhiệm của mình thì phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ sẽ phát huy được hết tính sáng tạo của người lao động. Nhìn chung, trong thực tiễn hoạt động kinh doanh cần phối hợp các phong cách lãnh đạo khác nhau. Sự tài giỏi của người cán bộ quản lý là sự vận dụng khéo léo các nguyên tắc, thái độ, cách ứng xử của mình sao cho phù hợp với từng đối tượng trong những hoàn cảnh khác nhau, không cứng nhắc. Trong những trường hợp khẩn cấp, ví dụ như một vụ hoả hoạn chẳng hạn, không thể có đủ thời gian để thảo luận kĩ lưỡng xem nên chữa cháy bằng cách nào, mà cần phải
- ngay lập tức báo động, cắt cầu dao điện, gọi đội cứu hoả ...v...v...Cũng vậy, việc trưởng nhóm chỉ áp dụng cứng nhắc một phong cách lãnh đạo từ đầu đến cuối là điều không nên. Thực tế, trưởng nhóm hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường, vấn đề trong nhóm nên được đưa ra lấy ý kiến chung của các thành viên để có sự thống nhất và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhóm, mô hình lãnh đạo theo phong cách dân chủ này áp dụng hiệu quả trong dạng nhóm giải trí, nhóm tự giúp, nhóm xã hội hoá... Đối với các dạng nhóm như giáo dục, trị liệu...thì phong cách lãnh đạo kiểu độc đoán dường như thích hợp hơn, nhưng cũng cần phải cân nhắc và có sự kết hợp với các phong cách lãnh đạo khác. Các dạng nhóm như nhóm giải trí, nhóm tự giúp... thì áp dụng phong cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ đều được. Ngoài ra, không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của các thành viên vì còn tuỳ xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của họ hay không. Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm không có đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra, ví dụ như vấn đề quản lí, vấn đề tạo dựng “thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối ngoại”...v...v...những lúc như vậy, luôn cần có một trưởng nhóm đủ chuyên môn và khả năng ra quyết định. Tìm thêm tài liệu về một số vấn đề sẽ mở rộng cho bài tiểu luận Phong cách lãnh đạo phù hợp bối cảnh Việt Nam Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thay rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Như vậy, áp dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản trị kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên. Theo đề xuất của chúng tôi thì một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống.
- Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Và một đặc điểm quan trọng trong phong cách quản lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hoá của người Việt Nam. Như vậy, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát biểu trước đám đông : chuyện nhỏ !
4 p | 711 | 172
-
Trắc nghiệm kỹ năng thuyết trình hiệu quả
6 p | 843 | 165
-
Để trình bày ngắn gọn, súc tích
4 p | 265 | 126
-
Lỗi cần tránh trong hồ sơ xin việc
4 p | 144 | 108
-
Kỹ thuật soạn thảo và trình bày hợp đồng
6 p | 599 | 91
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm: Chương 3 - Ths. Nguyễn Quang Hưng
11 p | 518 | 86
-
Tự giới thiệu trước nhà tuyển dụng
4 p | 282 | 63
-
Chuẩn bị và trình bày các dự án
5 p | 217 | 54
-
Kỹ năng phỏng vấn "Trả lời phỏng vấn - Nhanh và nhiều... chưa hẳn tốt "
3 p | 159 | 45
-
Kỹ thuật nói cần biết trước khi thuyết trình.
2 p | 175 | 35
-
CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA CUỘC HUÂN LUYỆN - 4
7 p | 132 | 25
-
Kỹ thuật nói cần biết trước khi thuyết trình
4 p | 136 | 18
-
"Cánh tay phải" của kiến trúc sư
3 p | 135 | 12
-
Thuyết trình hiệu quả
5 p | 88 | 11
-
Bài giảng Kỹ năng làm hồ sơ xin việc - Ngô Thị Dung
20 p | 101 | 11
-
Bẫy việc làm qua mạng
3 p | 92 | 8
-
Thư xin việc – yếu tố quan trọng quyết định sự thành công
1 p | 66 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn