intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ KHI QUẢN LÝ DỰ ÁN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

235
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những dự án lớn đòi hỏi rất nhiều đến quỹ đầu tư cũng như nhân lực. Do đó, việc lập một dự án với chi phí chi tiết và huy động vốn là điều rất quan trọng đối với một nhà quản trị. Không phải ai cũng có đủ tài và lý lẽ để thuyết phục hoặc xin tài trợ cho dự án. Không chỉ vấn đề vốn, kỹ năng làm việc theo nhóm cũng là điều kiện thiết yếu trong mỗi dự án. Có một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng không ít nhà quản trị không chịu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ KHI QUẢN LÝ DỰ ÁN

  1. NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ KHI QUẢN LÝ DỰ ÁN Những dự án lớn đòi hỏi rất nhiều đến quỹ đầu tư cũng như nhân lực. Do đó, việc lập một dự án với chi phí chi tiết và huy động vốn là điều rất quan trọng đối với một nhà quản trị. Không phải ai cũng có đủ tài và lý lẽ để thuyết phục hoặc xin tài trợ cho dự án. Không chỉ vấn đề vốn, kỹ năng làm việc theo nhóm cũng là điều kiện thiết yếu trong mỗi dự án. Có một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng không ít nhà quản trị không chịu chú ý, dẫn đến dự án bị đổ bể hoặc không hoàn thành được theo như tiêu chí ban đầu đã đề ra, gây mất uy tín với đối tác, đó là "Làm vừa sức của mình, không nên đề cao quá mục tiêu" đó là lời khuyên của ông Nguyễn Mạnh Hùng. Và làm việc gì cũng phải lập kế hoạch, tính chi phí rủi ro trong từng trường hợp cụ thể". Steve Gandy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Metso Corporation với kinh nghiệm trên 40 năm trong nghề quản lý dự án đã đưa ra lời khuyên này. Để tính toán được chi phí rủi ro, ngay từ đầu bạn phải thực hiện tốt khâu
  2. chuẩn bị. Các dự án luôn có những đặc thù riêng nhưng dự án có tính bất biến, người làm dự án không được phép thay đổi mục tiêu của dự án vì bất cứ lý do nào. Nếu hạn thay đổi mục tiêu ban đầu của dự án, thì dự án đó coi như thất bại và bạn phải chuyển sang dự án mới. Khi làm dự án bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: vấn đề tiến độ, quan hệ ngoại giao, rủi ro kỹ thuật, giới hạn vốn, nguồn lực, mức độ tích cực của nhân viên, áp lực thị trường, thái độ người tiêu dùng đối với mục tiêu của dự án... và người làm dự án cần phải biết cân bằng cuộc sống - công việc, nếu không sẽ rất dễ bị rơi vào trạng thái stress, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả dự án. Ngoài những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn như đã kể trên, người làm quản lý dự án tất nhiên phải là một người có sức khỏe tốt, nếu không có sức khỏe bạn sẽ không thể chịu được áp lực công việc và tham gia vào những chuyến công tác, khảo sát thị trường, dự án... Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Hãy bắt đầu vai trò nhà quản lý ngay từ những dụ án nhỏ, những kế hoạch nhỏ và
  3. phải luôn khắc cốt ghi tâm, dự án nào cũng có rủi ro, để hoàn thành tốt bạn phải luôn có dự án chống rủi ro trong từng dự án. Bạn cũng nên biết rằng, quản lý dự án cũng là một kỹ năng nên bạn phải luyện tập thường xuyên và trau dồi kiến thức hàng ngày. Và để làm được điều này, không có gì phù hợp hơn một khóa học trực tuyến như: “ Kỹ năng quản lý dự án” của Vietnamlearning. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH- BÀI TOÁN CHO MỌI NHÀ QUẢN LÝ Chiến lược quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi vị trí trên thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh. Nhưng trước khi lựa chọn hay xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, việc bạn phải làm trước tiên là phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức hay còn gọi là phân tích SWOT. Vậy SWOT là gì? Các yếu tố của môi trường bên trong đối với một doanh nghiệp có thể được
  4. phân loại thành các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), các yếu tố bên ngoài có thể được phân thành các cơ hội (O) và thách thức(T). Sự phân tích này đối với môi trường chiến lược được gọi là phân tích ma trận SWOT. Phân tích ma trận SWOT cung cấp thông tin hữu ích trong việc hài hòa các nguồn lực và năng lực của công ty đối với môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạt động. Như vậy, đây là một công cụ trong lựa chọn chiến lược. Điểm mạnh: Điểm mạnh của một doanh nghiệp là các nguồn lực và năng lực mà có thể được sử dụng như là một cơ sở trong việc phát triển lợi thế cạnh tranh. Điểm yếu: Không có các điểm mạnh nói trên có thể được xem là các điểm yếu của doanh nghiệp. Cơ hội: Bối cảnh bên ngoài có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội mới để tăng trưởng và phát triển. Thách thức: Sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng có thể mang lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Liên kết SWOT • Chiến lược S-O: theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của doanh nghiệp
  5. • Chiến lược W-O: vượt qua những điểm yếu để theo đuổi cơ hội • Chiến lược S-T: xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài • Chiến lược W-T: thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên để có kiến thức cũng như kỹ năng để có được một chiến lược kinh doanh hoàn thiện, khả thi cũng như thực hiện chiến lược đó đạt kết quả tốt nhất thì việc tham gia các khóa đào tạo là vô cùng cần thiết. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thì bạn nên lựa chọn hình thức đào tạo trực tuyến- một hình thức học của thế kỷ 21. Để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo tại www.vietnamlearning.vn với khóa học “Phát triển và thực hiện một kế hoạch chiến lược”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2