intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập

Chia sẻ: Xuân Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

91
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập" chỉ ra 10 quy tắc bà mẹ khắc nghiệt đặt ra cho con cái mà các bạn sẽ rất ngạc nhiên và cần phải học tập đó là: nuôi dạy con cái không vì chính bạn mà vì con bạn, giữ lấy chính mình, nghiêm khắc ngay từ đầu, đừng chạy theo số đông, nắm lấy (hay dành lại) quyền kiềm soát... và các quy tắc khác, mời các bạn tham khảo để nắm rõ nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập

Chia sẻ ebook : Chiasemoi.com Giới thiệu ên tôi là Denise, và tôi là một Bà mẹ khắc nghiệt. Tôi từng có nhiều sự lựa chọn trong đời, chẳng hạn: trường cao đẳng và chuyên ngành để học, nghề nghiệp hợp với mình nhất, người chồng sẽ song hành cùng tôi trong cuộc sống… Và tôi đã chọn có con, hai cậu con trai mà như tôi viết ở đây, một đứa 8 tuổi 9 tháng và một đứa 6 tuổi 9 tháng. Ngoài ra, tôi cũng chọn trở thành kiểu bà mẹ mà mình cảm thấy phù hợp nhất, và đó là kiểu Bà mẹ khắc nghiệt. T Hãy để tôi giải thích, và hy vọng rằng lời giải thích sẽ cho bạn một cách nghĩ tích cực về điều bạn sắp nhận được từ cuốn sách này: Trở thành một Bà mẹ nghiêm khắc, theo quan điểm của tôi, là con đường đáng tin cậy nhất để tạo nên những đứa trẻ ngoan, và sau cùng, tất nhiên là một người tốt, một công dân tốt của thế giới. Tôi dùng từ “nghiêm khắc” không phải vì mình là kẻ dữ dằn cấm con ăn kem (tôi không phải kiểu người đó), hay vì tôi bắt bọn trẻ làm việc dưới hầm mỏ sau khi học hết lớp ba (Điều đó là phạm pháp đấy, hơn nữa, không có hầm mỏ nào trong vùng tôi sống hết). Tôi định nghĩa phương pháp của mình là “khắc nghiệt” bởi không dễ gì để theo đuổi hướng này. Nó nghiêm khắc bởi nó đi ngược lại xu hướng nuôi nấng con cái đang thịnh hành. Nó nghiêm khắc bởi nó liên quan đến việc sử dụng đòn nói “không” đáng sợ (xem chương 6). Và nó nghiêm khắc bởi nhìn chung nó đòi hỏi cha mẹ phải có tầm nhìn xa trong việc nuôi nấng con cái: thường xuyên đặt tầm quan trọng của tương lai lên trên niềm vui trước mắt trong hiện tại. Nó giống như đống lửa trại ấm áp cháy âm ỉ, trái ngược hẳn với ngọn lửa cháy bùng nhưng chóng lụi của que diêm. Giống như hầu hết các bà mẹ khác, tôi cũng yêu con một cách bản năng, mãnh liệt, lặng thầm. Nhưng chỉ tình yêu thôi thì chưa đủ để duy trì mối quan hệ gắn bó thân thiết, cũng chưa đủ để nuôi dạy những đứa trẻ ngoan ngoãn trở thành người trưởng thành tự lập – những đứa con đáng tự hào. Bạn cần một kế hoạch. Và kế hoạch của tôi kể từ khi bắt đầu, là trở thành kiểu bà mẹ sẽ để tâm vào ước vọng thật sự của bậc làm cha làm mẹ, ước vọng tạo nên tinh hoa − Những đứa trẻ ngoan. Lúc này, tôi gần như có thể nghe thấy điều bạn muốn nói: Đó chẳng phải điều tất cả chúng ta đều muốn hay sao? Tất nhiên đó là điều chúng ta đều muốn. Nhưng theo quan điểm của tôi, chúng ta có lẽ đang đi nhầm đường tới đích, hoặc đi trên một con đường có thể phát sinh những thứ trái ngược với điều chúng ta cố gắng đạt được. Chúng ta nói chúng ta muốn con cái hạnh phúc, và đó hẳn nhiên là ước muốn tuyệt vời dành cho những đứa con bạn vô cùng yêu thương. Nhưng chúng ta quên rằng không thể thật sự làm cho người khác hạnh phúc. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể làm là trao cho con cái những công cụ cần thiết để giúp chúng định rõ loại hạnh phúc nào mới có ý nghĩa với chúng, cũng như những công cụ giúp chúng tự đạt được hạnh phúc. Vì vậy theo ý tôi, cuốn sách chính là một ví dụ tiêu biểu của khắc nghiệt. Tôi đã chia nhỏ triết lý của mình thành những lời tuyên ngôn. Tôi cố hết sức để tuân theo một danh sách gồm 10 nguyên tắc, và tôi sẽ đi sâu phân tích chúng trong từng chương. Dưới đây là các quy tắc: 1. Nuôi dạy con cái không phải là vì bạn, mà vì con bạn. Trong chương 1, tôi sẽ nói về việc ngày nay có bao nhiêu bậc cha mẹ, những người đầy bỡ ngỡ khi mới có con, coi con cái như phần thêm vào cuộc sống của họ, và khi con lớn, họ coi chúng là sự phản chiếu của chính mình. Nhưng nuôi dạy con cái là một công việc hết sức lạ lùng: nó có thể là điều trọng đại nhất mà bạn sẽ làm trong đời (đoán rằng bạn không phải là William Shakepeare hay Martin Luther King Jr. hay bất cứ người nào đó rồi đây sẽ tìm ra cách chữa bệnh ung thư), nó không vì bạn, kể cả nếu suy cho đến cùng. 2. Giữ lấy chính mình. Đúng vậy, tôi biết − thoạt nghe, điều đó có vẻ mâu thuẫn với nguyên tắc “Nuôi dạy con cái không phải vì bạn”. Nhưng hãy nghe những gì tôi nói trong chương 2: Nếu bạn để việc dạy dỗ con cái nhấn chìm cá tính thật sự của mình – những mục tiêu, hy vọng, ước mơ, sở thích và sở ghét của bạn, thì sau này bạn sẽ phải chạy đi tìm cái tôi đó và nhận ra tổ ấm của bạn chẳng còn ai. Không chỉ có vậy, nếu mục tiêu của bạn là nuôi dạy nên những đứa trẻ tự lập, bản thân bạn phải làm gương cho chúng. Tôi cam đoan với bạn rằng việc nuôi dạy con cái mà không đánh mất chính mình là một việc hoàn toàn có thể và theo quan điểm của tôi rất nên làm. 3. Nghiêm khắc ngay từ đầu mới dễ dạy về sau. Toàn bộ chương 3 nói về việc dựng nên hệ thống các quy tắc và thói quen ngay từ đầu. Chuyện có con vốn đã khó, nhưng tôi phải cảnh báo rằng bạn phải nhanh chóng dựng nên những quy tắc khó phá vỡ sau này. Trong việc nuôi dạy con cái, các quy tắc phải trước sau như một: một số vấn đề bạn có thể ứng biến, ví như chuyện bữa tối ăn gì hay bạn sẽ đi nghỉ ở đâu. Nhưng nếu bạn cũng ứng biến với cả những quy tắc ứng xử và thói quen – đặc biệt nếu bạn thay đổi các quy tắc mà không khiến con sợ (sợ cơn thịnh nộ, sợ thứ gọi là “khắc nghiệt”), thì có nghĩa bạn đang buông xuôi. Và đừng quên – mục đích cuối cùng của phương pháp là để con bạn hoàn toàn trưởng thành. Đưa ra những quyết định sáng suốt từ bây giờ là cách chủ yếu dạy cho chúng làm thế nào để có những quyết định thông minh sau này. 4. Đừng chạy theo số đông. Chương 4 giúp bạn chống lại áp lực từ các bậc cha mẹ khác để vững bước đi trên con đường làm cha mẹ của riêng mình. Việc dạy con khó mà giữ riêng tư như trước − tất cả chúng ta đều quan sát lẫn nhau, và một số người sẽ đánh giá (và bị đánh giá) những lựa chọn của chúng ta. Kết quả sau cùng của việc dạy dỗ con cái bị công khai có lẽ là bạn sẽ nhận ra mình đang làm những thứ không thật sự phù hợp với mình. Nhưng bạn làm thế vì đó là điều những người khác đang làm. Chạy theo số đông là để hợp thời, chứ không phải để dạy con. Điều con cái cần ở bạn là sự rõ ràng, chắc chắn và cảm giác bạn hiểu rõ điều mình đang làm, mặc dù sẽ càng hoàn hảo nếu đôi khi bạn không hiểu rõ điều mình đang làm. 5. Nắm (hoặc giành lại) quyền kiểm soát. Trong chương 5 tôi tự hỏi: Ai là người nắm vai trò kiểm soát trong gia đình bạn? Tôi hy vọng đó là bạn. Không nghi ngờ gì, trở thành người giữ trách nhiệm nặng nề đó quả là khó khăn, nhưng còn ai khác ngoài bạn nữa chứ? Việc để con cái quyết định ăn gì buổi sáng nghe có vẻ rất bình đẳng và văn minh, nhưng nếu lúc nào chúng cũng quyết định những chuyện quan trọng thì bạn sẽ phải chịu đựng một mớ hỗn độn. Nằm trong tầm kiểm soát, đôi khi, chẳng dễ chịu gì, nhưng theo quan điểm và kinh nghiệm của tôi, những cha mẹ khó tính nhất sẽ tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời nhất. 6. Nói không. Mỉm cười. Không xin lỗi. Nhắc lại nếu cần thiết. Trong chương 6, tôi tặng bạn quy tắc Bà mẹ nghiêm khắc yêu thích của tôi (bạn không được phép ưu ái con này hơn con kia, nhưng bạn có thể yêu thích một vài nguyên tắc trong triết lý sống của mình hơn những nguyên tắc khác, và đây là nguyên tắc yêu thích của tôi). Nói đơn giản, việc lạm dụng nói từ đồng ý – và những từ có họ hàng anh em với từ đó, thái độ “của con cả đấy/ giờ nó là của con” sẽ biến chúng ta – các bậc cha mẹ – thành những giọt nước màu hồng viển vông, và biến con cái chúng ta thành những đứa trẻ cho rằng chúng có quyền có cả thế giới mà chẳng cần bỏ ra chút xíu nỗ lực nào. Một vài lời nói đúng lúc, và đúng chỗ – và phù hợp với nguyên tắc, mục đích của bạn – cũng giống như rau chân vịt đối với bọn trẻ, lúc đầu sẽ rất khó ăn, nhưng khi lớn lên rồi chúng sẽ thích nó, và nhờ ăn nó, chúng sẽ trở thành những người mạnh mẽ hơn. 7. Dạy con kỹ năng sống. Trong chương 7 tôi nói về một số việc đã lỗi thời: nấu nướng, rửa xe, cắt cỏ. Bạn biết đấy, tất cả những việc đó hồi nhỏ bạn đều phải học cách làm nhưng giờ bạn không mấy khi thấy bọn trẻ làm nữa bởi chúng được sống trong một thế giới quá tiện ích – thuê ngoài mọi việc. Vậy nên liệu con cái có thật sự cần biết cách làm bánh sandwich hay dọn dẹp nhà vệ sinh không? Có lẽ không thật sự cần phải biết – nhưng tôi cho rằng thứ con trẻ bỏ lỡ nếu không học kỹ năng sống là cảm giác tự hào. Các con của bạn có quyền được cảm nhận thấy niềm tự hào đó. Tôi tin rằng những đứa trẻ có khả năng làm những việc đó sẽ thông minh hơn, tự tin hơn và chắc chắn sẽ hạnh phúc hơn. 8. Hãm phanh lại. Trong chương 8, tôi sẽ hãm phanh lại và đề nghị bạn cũng làm như thế. Chuyện chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng gấp gáp chẳng phải tin khẩn cấp gì. Các cửa hàng ngày càng đóng cửa muộn hơn, nhưng kể cả nếu chúng có đóng cửa thì bạn vẫn có thể kiếm được mọi thứ bạn cần, vào mọi lúc bạn muốn nhờ có người bạn Internet đáng tin cậy. Đây chính là thế giới mà con cái chúng ta đang sống, và chúng ta phải đối phó với nó. Nhưng điều chúng ta không nên làm chính là nhượng bộ quan điểm, điều đó có nghĩa con cái chúng ta phải mau lớn trước tuổi. Sẽ thật sự hữu ích nếu hạn chế bớt các trò tiêu khiển của con (đâu phải trò nào cũng phù hợp với độ tuổi của trẻ?!) hoặc các mốt thời trang con mặc (đây là lý do chính khiến tôi rất mừng vì mình chỉ có con trai!) hoặc việc thưởng đồ công nghệ cho con cái. Và với cương vị làm cha làm mẹ, chúng ta phải rất thận trọng để chính mình không trở thành người thúc đẩy con cái lớn quá nhanh. 9. Khiến con gặp một chút thất bại mỗi ngày. Thông điệp của chương 9 nghe có vẻ hơi đáng sợ – khiến con thất bại ư?! – nhưng tin tôi đi, không phải ý đó. Thất bại trong mọi chuyện không phải điều tôi đang nói ở đây. Tôi muốn nói về việc cho phép những vấp ngã nhỏ đến với con bạn – một cú rơi ngã khỏi chiếc xích đu, một thực tế là con bạn phải chờ bạn đến mỏi gối để được tự do chơi trò Cờ tỷ phú, một nỗi thất vọng vì nhóc bạn thân nhất không cùng mình vào lớp 1, và vân vân – bởi chính nhờ những vấp ngã và những thất vọng nho nhỏ ấy mà một đứa trẻ tận dụng, phát triển, khám phá ra những tế bào não mới, những dây thần kinh dự trữ mới, cả sức mạnh và tính tự lập. Nói đơn giản, tôi đang đề nghị bạn hãy mang con cái

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2