intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sai lầm khi giáo dục bé

Chia sẻ: Abcdef_17 Abcdef_17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

130
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như chúng ta đã biết, giáo dục đúng đắn không những có lợi cho sức khoẻ của bé mà quan trọng hơn hết là sự trưởng thành, "nên người" của các con. Tuỳ theo giai đoạn, hoàn cảnh, đối tượng, trình độ... mà các bậc phụ huynh có cách giáo dục con mình theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi có những cách giáo dục tưởng chừng như rất hay, rất hiệu quả nhưng nó hoàn toàn không có lợi cho bé. Quan sát rất nhiều gia đình, các nhà giáo dục đã tổng kết được những cách làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sai lầm khi giáo dục bé

  1. Những sai lầm khi giáo dục bé Như chúng ta đã biết, giáo dục đúng đắn không những có lợi cho sức khoẻ của bé mà quan trọng hơn hết là sự trưởng thành, "nên người" của các con. Tuỳ theo giai đoạn, hoàn cảnh, đối tượng, trình độ... mà các bậc phụ huynh có cách giáo dục con mình theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi có những cách giáo dục tưởng chừng như rất hay, rất hiệu quả nhưng nó hoàn toàn không có lợi cho bé. Quan sát rất nhiều gia đình, các nhà giáo dục đã tổng kết được những cách làm sai lầm trong việc giáo dục của từng gia đình. 1- Không kiên nhẫn làm công tác giáo dục từ từ thấm dần mà nôn nóng, sốt ruột. Biểu hiện cụ thể của cách giáo dục sai lầm này là phụ huynh hay trợn mắt, phồng má với bé. Tệ hơn nữa là đánh mắng bé. Thoạt nhìn có thể thấy bé ngoan, song biện pháp đánh mắng chỉ càng làm cho bé lì đòn, rối loạn qui luật sinh hoạt. Nguy hại hơn, trong đầu bé có thể hình thành những khái niệm sai lầm.
  2. 2- Không giảng giải cho bé nghe về những lý lẽ, mà chỉ biết tuỳ tiện hứa suông nói dối hòng lôi kéo bé làm một việc gì đó. Đây không chỉ dừng lại ở một phương pháp sai lầm mà đã trở thành "vấn đề xã hội". Ví dụ thay vì cùng học bài với bé, trò chuyện cho bé nghe về cái thiết thực của học tập (tạo động cơ học tập tích cực) thì lại hứa hẹn những câu như "Học thuộc bài này, mẹ cho 500 đồng"! 3- Cha mẹ uy hiếp bé bằng cách doạ nạt, cưỡng bức bé phải làm thế này, không được làm thế kia. Ví dụ như: "Ngủ đi, ông cụ đến bắt cóc bây giờ" hay "Ăn nhanh đi, bác sĩ tiêm bây giờ". Làm như vậy sẽ gieo vào đầu bé sự ngộ nhận tai hại. Bé dễ lầm tưởng bác sĩ là người xấu.
  3. 4- Nói xấu, mỉa mai làm tổn hại đến lòng tự tôn,tự tin của bé. Phương pháp sai lầm này đã dập tắt đi sự phát triển trí tuệ, xúc phạm lòng tự ái và làm mất đi động lực phát triển của bé. Chẳng hạn cha mẹ mắng con: "Ngu như lợn", "đầu óc bã đậu", v. v... 5- Khi bé mắc sai lầm, khuyết điểm thay vì giảng giải lý lẽ chính diện thì lại nói những lời ngược lại. Ví dụ như bé làm sai việc gì đó, đáng lẽ phải phê bình và nói cho bé biết vì sao sai và làm thế nào mới đúng thì lại mỉa mai "Cứ tiếp tục như vậy đi, mẹ hoan nghênh lắm đấy", " Sao con thông minh thế? Mẹ chưa thấy ai thông minh như con". Nói thế bé rất dễ lập lại sai lầm và chẳng có lợi gì cho việc xác lập mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. 6- Chi phối hoạt động của bé bằng chính sự vui buồn, cáu giận của bố mẹ. Khi bố mẹ phấn khởi thì bé làm gì cũng được nhưng khi bố mẹ gặp chuyện không vui và đang trong tâm trạng buồn bực thì "giận cá chém thớt". Cả hai cách giáo dục trên (khi vui và khi buồn) đều phản khoa học.
  4. 7- Trong lúc không được bình tĩnh đã lỡ tay đánh đập con cái, sau đó ân hận vì đã hành xử như vậy nhưng rồi ngay lập tức đổ tội cho người xung quanh vì đã không cản ngăn mình. Với cách giáo dục như vậy sẽ không mang lại bất cứ hiệu quả tích cực nào ngược lại còn để cho bé nắm được nhược điểm của bố mẹ. 8- Đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Ví dụ, bé không chịu ăn cơm và khóc, người mẹ đi đến bên người trông bé ( người giúp việc ) và giả bộ mắng người trông bé và phát cho mấy cái thế là đứa bé phấn khởi nín khóc và đôi khi chịu ăn cơm. Cách giáo dục này hiệu quả nhất thời, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của bé. 9- Bao che khuyết điểm cho bé, luôn sợ con mình thiệt thòi. Cách giáo dục này dân gian thường gọi là "bênh con". Ví dụ: khi con mình đánh nhau với bé hàng xóm, không những không tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện mà còn xỉ vả, đánh lại con người hàng xóm. Hoặc dạy con theo kiểu như "ai đánh con con phải đánh lại, không thể chịu thiệt thòi hơn"...
  5. 10- Xem bé như một thứ đồ chơi và hoàn toàn thụ động. Lúc phấn khởi thì hôn, thì nựng, dành hết sự yêu thương, bình thường thì hỉ hả, đến khi cần nghiêm túc để giáo dục chúng thì chúng tưởng là đùa vì vậy hiệu quả không cao. Theo Tâm lý - Giáo dục trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2