intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thách thức đối với nghề kế toán trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Những thách thức đối với nghề kế toán trong bối cảnh chuyển đổi số" cung cấp cho người đọc một số khó khăn mà kế toán phải đối mặt trước sự phát triển không ngừng của công cuộc chuyển đổi số này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thách thức đối với nghề kế toán trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. 498 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGHỀ KẾ TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Bùi Thị Thu Hà (Khoa Kế toán – Tài chính , Đại học Nha Trang) Tóm tắt Ngày nay, số hóa cho các ngành nghề đã trở thành một nhu cầu thiết yếu chứ không phải là một sự lựa chọn. Cũng giống như các ngành nghề khác, nghề kế toán cũng luôn thay đổi và phát triển theo sự phát triển của số hóa và công nghệ. Nhờ có hệ thống máy tính, khối lượng công việc của nhân viên kế toán đã được giảm bớt; các giao dịch kế toán phức tạp theo phương pháp truyền thống được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu số hóa và chuyển đổi số của kế toán là rất cần thiết. Các phương pháp kế toán truyền thống (chẳng hạn như giấy tờ, biên lai, đăng ký, kê khai, thông báo, v.v.) cuối cùng cũng sẽ bị loại bỏ và sẽ được thực hiện bởi các hệ thống kế toán dựa trên internet (chẳng hạn như điện toán đám mây và công nghệ blockchain). Dựa trên số liệu thống kê của các bài báo đã xuất bản trước đó, tác giả sẽ cung cấp cho người đọc một số khó khăn mà kế toán phải đối mặt trước sự phát triển không ngừng của công cuộc chuyển đổi số này. Từ khóa: chuyển đổi số, tự động hóa, kỹ năng, nghề kế toán Abstract Nowadays, digitalization for professions has become a necessity rather than a choice. Like other professions, the accountancy profession is also changing and developing because of digitization and technological developments. Thanks to computer systems, the workload of accountants has been reduced; complicated accounting transactions using traditional methods do easily and quickly. In the future, accountancy's need for digitalization and digital transformation is imperative.Traditional accounting methods (such as paper, receipts, registration, declaration, notification, etc.) will eventually be quit and will do by internet-based accounting systems (such as cloud computing and blockchain technology). Based on the statistic numbers of published papers, the paper will give you some difficulties faced by accountancy against this unabated rise of digital transformation . 1. Đặt vấn đề Thời gian gần đây, khái niệm “chuyển đổi số” đang trở nên phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã và đang trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt nam. Chuyển đổi số là gì vẫn là một câu hỏi khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể bởi quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp khác nhau. Theo Công ty Nghiên cứu và Tư vấn công nghệ thông tin Gartner, Chuyển đổi kỹ thuật số có thể đề cập đến bất cứ điều gì từ hiện đại hóa CNTT (ví dụ, điện toán đám mây), đến tối ưu hóa kỹ thuật số, đến việc phát minh ra các mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới. Theo Microsoft, chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới. @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 499 Tuy nhiên, có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. 2. Sự khác biệt giữa chuyển đổi số và số hóa: “Chuyển đổi số” (Digital Transformation) rất có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa”(Digitizing). Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thông thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số...); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Như vậy, có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”. 3. Tác động của “Chuyển đổi số”: 3.1. Tác động của chuyển đổi số với doanh nghiệp/công ty: Chuyển đổi số có tác động đến các mục tiêu chiến lược và cạnh tranh của công ty, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh, lợi thế cạnh tranh cũng như cách tiếp cận thị trường của công ty (Mancini và cộng sự, 2017) Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC... đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh… Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%. 3.2. Tác động của chuyển đổi số tới nghề kế toán: Tekbas (2018) cho rằng trong tương lai, một số ngành nghề sẽ biến mất hoàn toàn, một số sẽ phát triển hơn, và những ngành nghề mà chúng ta chưa từng biết đến hôm nay sẽ xuất hiện. Sự phát triển của công nghệ, toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng tăng buộc các ngành nghề phải thay đổi liên tục và nghề kế toán đứng đầu trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hóa. Cuộc cách mạng công nghệ đối với nghề kế toán diễn ra đột ngột và nhanh chóng. Với sự phát triển của công nghệ, nhiều hệ thống kỹ thuật số không tồn tại mười năm trước đây đang được sử dụng tích cực trong nghề kế toán. Trong những năm tới, nhiều giao dịch do kế toán thực hiện sẽ được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo và hệ thống tự động hóa. @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 500 Arntz và cộng sự, (2017) cho rằng nhiều công việc kế toán đã được tự động hóa ở nhiều công ty (đặc biệt là ở các công ty lớn). Những công việc đó chính là lập hóa đơn, tính lương và ghi sổ kế toán và chúng được tự động hóa vì chúng bao gồm các hành động thường xuyên, lặp đi lặp lại, ổn định và có cấu trúc. Frey và Osborne (2017) phát triển các kịch bản tự động hóa bằng cách áp dụng các đánh giá từ các chuyên gia về robot và trí tuệ nhân tạo về khả năng tự động hóa của các ngành nghề đối với tỷ lệ việc làm tương ứng trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Theo đó, các nhân viên thống kê, kế toán và kiểm toán được chỉ định với xác xuất 98% được tự động hóa trong tương lai gần, bất kể sự thay đổi nhiệm vụ giữa các nơi làm việc trong nghề này. Herbert và cộng sự (2016) kết luận rằng số hóa và tự động hóa được sử dụng để loại bỏ hoặc giảm thiểu các công việc thường xuyên và lặp đi lặp lại, do đó, nó sẽ cho phép nhân viên kế toán tập trung vào các công việc sáng tạo hơn, không theo quy trình và không có cấu trúc đòi hỏi nhiều tư duy và kỹ năng bổ sung hơn. 4. Những thách thức chủ yếu trong bối cảnh chuyển đổi số đối với nghề kế toán: Thay đổi về nhận thức: Bhuiyan và cộng sự (2020) cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một khái niệm rất mới, vì vậy, việc nâng cao nhận thức là điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với mọi cá nhân, tổ chức. Về bản chất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc; nghiên cứu và ứng dụng các trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá trong lĩnh vực quản lý, quản trị, kế toán, kiểm toán… Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghệ cao: Toàn cầu hóa đã thay đổi cách nhìn nhận về cách thức vận hành doanh nghiệp ngày nay. McKinsey, công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ, trong báo cáo của mình đã cho biết tự động hóa sẽ thúc đẩy sự thay đổi các kỹ năng cần thiết của lực lượng lao động và thông qua nghiên cứu cho thấy mức tăng trưởng nhu cầu mạnh nhất sẽ là về kỹ năng công nghệ. Sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản cũng như các kỹ năng công nghệ nâng cao như lập trình. Wen và cộng sự (2021) cho rằng các kế toán viên đủ tiêu chuẩn phải có kiến thức kế toán phù hợp cùng với các kỹ năng và kỹ thuật vững chắc để làm việc trong môi trường làm việc phức tạp và cạnh tranh cao. Kavanagh và Drennan (2008); De Villiers(2021) nhận thấy ngoài các kỹ năng và kiến thức kỹ thuật còn có các kỹ năng quan trọng khác bao gồm giao tiếp, tư duy phản biện, làm việc nhóm và kỹ năng phân tích. Những điều này rất quan trọng đối với kế toán đương đại, những người thường có mạng lưới nội bộ rộng rãi và cung cấp mối liên kết quan trọng giữa các nhóm chức năng chéo và các cấp độ thâm niên khác nhau (Daff và Jack, 2018). Ghani và Muhammad (2019) tin rằng cần phải có đủ số lượng kế toán viên chuyên nghiệp trong nước để quản lý hồ sơ các hoạt động kinh doanh trong một quốc gia. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển vấn đề trong việc giữ cân bằng giữa cung và cầu của các kế toán viên có trình độ là một thách thức (Tiron-Tudor và cộng sự, 2019). Theo Tekbas (2018), khoa học kỹ thuật là một ngành khoa học sẽ cho phép nghề kế toán hòa nhập với sự phát triển của công nghệ bằng cách hiểu được cấu trúc truyền thống và biến đổi của nghề kế toán. Khoa học kỹ thuật sẽ cung cấp cho kế toán tư duy phân tích và số, giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn đề, thích ứng số hóa, sáng tạo và khả năng nắm bắt các sự kiện. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 501 Quản lý nhân sự: McKinsey cho rằng cạnh tranh đối với lao động kỹ năng cao sẽ gia tăng, trong khi sự dịch chuyển sẽ tập trung chủ yếu vào lao động trình độ thấp dẫn đến việc làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng về thu nhập và giảm việc làm có mức lương trung bình. Theo điều tra của McKinsey, các công ty nói rằng công nhân kỹ năng cao có nhiều khả năng được thuê và đào tạo lại, đồng thời tiền lương sẽ tăng. Các công ty đi đầu trong việc áp dụng tự động hóa kỳ vọng sẽ thu hút được nhân tài mà họ cần, nhưng những công ty chậm trễ hơn trong việc áp dụng sợ rằng các lựa chọn của họ sẽ bị hạn chế hơn. Mueller và Kim (2008); Myburgh (2005) cho rằng, các vấn đề liên quan đến công việc (ví dụ, vai trò công việc, tiền lương và sự phát triển nghề nghiệp) là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung trong công việc mà nhân viên phải trải qua và ổn định tài chính là một khía cạnh không thể thiếu trong việc đảm bảo việc làm với những người hành nghề kế toán (Archer, 2012). De Villers (2020) nói rằng, mặc dù nghề kế toán mang lại sự an toàn cho nghề nghiệp và ổn định về tài chính, tuy nhiên, khi kế toán đạt được các bằng cấp chuyên môn tốt hơn thì sẽ kiếm được mức lương và sự đãi ngộ tốt hơn. Nói tóm lại, một người có thể được hưởng thu nhập cao với trình độ cao hơn. Phân bổ nguồn tài chính: Việc phân bổ tài chính là cần thiết hơn bất cứ điều gì khác bởi vì sự phát triển, chuyển đổi và triển khai công nghệ số như vậy sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư lớn vào tất cả các lĩnh vực được quy định. Do Công nghệ 4.0 cần nguồn vốn lớn để triển khai cơ sở hạ tầng kinh tế thông minh, thích ứng mô hình kinh doanh thông minh, lợi ích kinh tế, đối thủ cạnh tranh, nên ngành ngân hàng chưa tập trung tài trợ cho các ngành công nghệ cao vì ngành này tương đối mới với rủi ro cao (Bhuiyan và cộng sự ,2020). 5. Kết luận: Số hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin là cơ hội và cũng là thách thức to lớn cho các công ty cũng như các ngành nghề liên quan mà cụ thể đó là kế toán. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại rất nhiều thay đổi cho nghề này đặc biệt đã có sự thay đổi rõ rệt trong cách thức làm việc và tư duy. Dựa vào việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật số và tự động hóa cho các công việc thường ngày, kế toán đã giảm bớt khối lượng công việc của mình đi rất nhiều. Tuy nhiên, có những nhiệm vụ và hoạt động của kế toán đòi hỏi tư duy phản biện và sự sáng tạo, vì vậy sẽ không dễ dàng để tự động hóa những công việc và hoạt động đó. Bài viết giới thiệu khái quát về cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và những tác động của cuộc cách mạng này đến ngành kế toán.Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ đề cập đến những tác động mang tính thách thức đối với ngành kế toán nhằm giúp các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham khảo để tìm ra những giải pháp phù hợp cho quá trình hội nhập. Tài liệu tham khảo 1. Archer, D. (2012). Finance as the key to unlocking community potential: savings, funds, and the ACCA programme. Environment and Urbanization. 24(2), 423–440. 2. Arntz,M., Zierahn, U., Gregory,T.(2017), Revisiting the Risk Automation, Economics Letters, Elsevier, vol. 159(C), pages 157-160. 3. Bhuiyan,A.B., Ali,G., Zulkifli, N.,Kumarasamy,M.M.(2021), industry 4.0: challenges, opportunities, and strategic solutions for bangladesh,International Journal of Business and Management Future Vol. 4, No. 2; 2020 ISSN 2575-7911 E-ISSN 2575-792X 4. Daff, L., and Jack, L. (2018). Accountants’ proactivity in intra-organisational networks. @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 502 Accounting, Auditing and Accountability Journal, Vol. 31 No. 3, pp.1691-1719 5. De Villiers, R. (2021). Seven principles to ensure future-ready accounting graduates–a model for future research and practice. Meditari Accountancy Research, Vol. 29 No. 6, pp.1354-1380. 6. Frey, C. and M.A. Osborne (2017). The Future of Employment: How Susceptible are Jobs to Computerization?. Technological Forecasting and Social Change, 114: 254–280. 7. Ghani, E. K., and Muhammad, K. (2019). Industry 4.0: employers’ expectations of accounting graduates and its implications on teaching and learning practices. Int. J. Educ. Pract. 7, 19–29. doi: 10.18488/journal.61.2019.71.19.29 8. Herbert, I., Dhayalan, A., Scott, A. (2016). The future of professional work: will you be replaced, or will you be sitting next to a robot?. Management Services Journal, 2016 (Summer), pp. 22-27 9. Kavanagh, M., and Drennan, L. (2008). What skills and attributes does an accounting graduate need? Evidence from student perceptions and employer expectations. Accounting and Finance, Vol. 48 No. 2, pp.279-300. 10. Mancini, D., Lamboglia, R., Castellano, N. G., Corsi, K. (2017). Trends of Digital Innovation Applied to Accounting Information and Management Control Systems. Reshaping Accounting and Management Control Systems, Springer,Switzerland, 1-20. 11. Mueller, C.W., Kim, S.W.(2008).The contented female worker: Still a paradox? Justice Advances in Group Processes. Emerald Group Publishing Limited; Bingley, UK 12. Tekbas, I. (2018), The Profession of the digital age: Accounting Engineering, available at: https://www.ifac.org/knowledge-gateway/preparing-future-ready- professionals/discussion/profession-digital-age-accounting-engineering. 13. Tiron-Tudor, A., Cordos, G. S., and Fulop, M. T. (2019). Financial auditor profession’s attractiveness for Y Generation (Millennials). Audit Financiar 17, 642–652. doi: 10.20869/AUDITF/2019/156/024 14. Wen, W., Humphrey, C., and Sonnerfeldt, A. (2021). The strategic significance of the CICPA in the making of a Chinese home-grown public accounting profession. Account. Bus. Res. 51, 636–676. doi: 10.1080/00014788.2021. 1935684 15. http://vaa.net.vn/xu-huong-phat-trien-cong-nghe-so-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0- nhung-tac-dong-thach-thuc-va-co-hoi-doi-voi-linh-vuc-ke-toan-kiem-toan/ 16. https://www.mckinsey.com/business-functions/strategy-and-corporate-finance/our- insights/accounting-now-for-something-completely-different 17. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/giai-phap-chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-ke- toan-kiem-toan-tai-viet-nam-345043.html 18. https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1868&l=Nghiencuutraodoi 19. https://kinhtedothi.vn/chuyen-doi-so-chia-khoa-cho-phat-trien-dao-tao-nhan-luc-ke-toan.html @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0