intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thách thức đối với nghề kế toán trong thời đại số hóa tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài báo "Những thách thức đối với nghề kế toán trong thời đại số hóa tại Việt Nam" là phân tích và hệ thống hóa những thách thức trong thời đại số hóa tác động đến nghề kế toán từ đó đặt ra các yêu cầu đổi mới trong đào tạo và nhận thức của người học trong thời kì kỉ nguyên số. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thách thức đối với nghề kế toán trong thời đại số hóa tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGHỀ KẾ TOÁN TRONG THỜI ĐẠI SỐ HÓA TẠI VIỆT NAM CHALLENGES FOR ACCOUNTING IN THE DIGITAL AGE IN VIETNAM ThS.NCS. Trần Thị Thanh Huyền1, PGS.TS. Bùi Văn Dương2 1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Với sự hội nhập toàn cầu cũng như những thay đổi trong công nghệ và số hóa sẽ có tác động đáng kể đến nghề kế toán. Yêu cầu về chất lượng thông tin kế toán và tính kịp thời trong việc cung cấp thông tin kế toán ngày một cao. Việc xử lý, kiểm soát thông tin cũng như tích hợp giữa thông tin kế toán với bộ phận trong DN sẽ giúp cho nhà quản lý có được các quyết định kịp thời và nhanh chóng. Điều này dẫn đến việc thay đổi chất lượng đào tạo người làm công tác kế toán để đáp ứng kịp thời với sự thay đổi trong bối cảnh số hóa kinh doanh ngày càng tăng. Những thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến việc kế toán thực hiện các công việc của họ bằng các kỹ năng mới cho phù hợp với sự phát triển của nghề nghiệp và dần dần dẫn đến những kiểu chuyên gia kế toán mới. Mục đích của bài báo này là phân tích và hệ thống hóa những thách thức trong thời đại số hóa tác động đến nghề kế toán từ đó đặt ra các yêu cầu đổi mới trong đào tạo và nhận thức của người học trong thời kì kỉ nguyên số. Từ khóa: kế toán, số hóa trong kế toán, công nghệ chuỗi khối , dữ liệu lớn, công nghệ đám mây trong kế toán, trí tuệ nhân tạo. ABSTRACT With global integration as well as changes in technology and digitization that will have a significant impact on the accounting profession. The requirements for the quality of accounting information and the timeliness of providing accounting information are increasing day by day. The processing and control of information and the integration of accounting information with other departments in the enterprise will help managers make timely and quick decisions. This leads to a change in the quality of accountants training to respond promptly to changes in the increasingly digitalized business context. Those changes will affect the way accountants do their jobs with new skills to match career growth and gradually lead to new types of accounting professionals. The purpose of this paper is to analyze and systematize the challenges in the digital age that affect the accounting profession, thereby setting up innovative requirements in training and learners' awareness in the digital era. Key words: accounting, digitization in accounting, blockchain, big data, cloud accounting, Artificial intelligence - AI 607
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Xu hướng toàn cầu hóa đang ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển trong lĩnh vực nghề kế toán kiểm toán. Việc chuyển dịch tự do của dòng tiền trên các thị trường vốn, chuyển giao kĩ năng nghề nghiệp hay các biện pháp nhằm phòng chống chuyển dịch lợi nhuận đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này dẫn đến tới các quy định mới cùng với các quy tắc công bố thông tin liên quan sẽ ảnh hưởng lớn đến nghề kế toán và kiểm toán cũng như tạo ra sự thay đổi về nhân lực trong ngành kế toán tại VN. Việc cập nhập thông tin, số hóa các dữ liệu cho phép cập nhật và thay đổi các nghiệp vụ kế toán sẽ thay thế các vai trò cấp thấp trong nghề nghiệp kế toán và cho phép các kế toán viên gia tăng thêm giá trị nghề nghiệp của mình (ACCA, 2020). Tính đến năm 2021 tại Vn đã có 843.620/ 847.118 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, chiếm tỷ lệ 99,59%. (Tổng cục Thuế, 2021). Bên cạnh đó, các báo cáo tại Hội nghị Điện toán Đám mây Việt Nam 2017 vừa diễn ra với chủ đề: “Việt Nam và cách mạng 4.0: Thúc đẩy chuyển đổi số với điện toán đám mây” cũng cho biết hiện tại Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng chi tiêu cho điện toán đám mây trong giai đoạn 2010-2016 cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình quân của ASEAN (49,5%) và thế giới (42.5%)… Vì vậy, đây là một trong những thay đổi lớn cần được nhìn nhận và đánh giá bởi chính những người làm công tác kế toán kiểm toán và các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước Kim và cộng sự (2017) cho rằng các công việc thường ngày không đòi hỏi trình độ giáo dục và đào tạo cao và cần một chút giao tiếp của con người có thể được tự động hóa dễ dàng. Do đó những công việc mang tính thường xuyên, lặp đi lặp lại, ổn định và có cấu trúc như lập hóa đơn, tính lương và ghi sổ kế toán đã được tự động hóa ở nhiều công ty đặc biệt là các công ty lớn (Arntz et al., 2017). Bên cạnh đó việc số hóa và tự động hóa sẽ hữu ích cho kiểm toán viên trong các quá trình sau: lập kế hoạch đánh giá, thủ tục soát xét phân tích, đánh giá tính trọng yếu, đánh giá kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và quyết định liên tục (Moudud-Ul-Huq, 2014). Tuy nhiên cũng rất khó có thể tự động hóa các công việc và nhiệm vụ đòi hỏi tư duy phản biện, sự sáng tạo và đào tạo ở cấp độ cao cũng như sự tiếp xúc của con người (Oschinski và cộng sự., 2017). Điều này cho thấy trong tương lai nghề kế toán sẽ được nhìn nhận trên góc độ mới, góc độ của người làm công tác chuyên gia, tư vấn hơn là người thực hiện các công việc ghi chép, phản ánh và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. KPMG (2017) trong cuộc khảo sát cứu về Kỹ thuật số hóa trong kế toán và các giải pháp kỹ thuật số chính đã được triển khai tại các công ty ở Đức hoặc sẽ được triển khai trong tương lai gần, đó là: kế toán không cần giấy tờ, giao diện với hệ thống bên trong hoặc bên ngoài, quản lý chất lượng dữ liệu, quy trình tự động hóa, tính đồng nhất của hệ thống, hệ thống hợp nhất tích hợp, báo cáo thời gian thực, tạo tính minh bạch, phân tích dữ liệu lớn, công cụ trực quan hóa và điện toán đám mây. Điều này cho thấy, các công ty trên thế giới hiện nay đang sẵn sàng cho bước chuyển mình của thời đại kĩ thuật số và những thay đổi trong kinh doanh bởi sự tác động của công nghệ số hóa. Ngoài ra đứng trên góc độ giáo dục và giảng dạy, Shute và cộng sự (2010) cho rằng các trường học, cao đẳng và đại học giảng dạy trong lĩnh vực kế toán đã chậm chạp trong việc thích ứng với những thay đổi của công nghệ số, đặc biệt là trong các phương thức và thực hành đánh giá khi mà thế giới ngày càng biến đổi bởi công nghệ trên mọi lĩnh vực từ giao tiếp, kinh doanh và các hoạt động sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày. Với các biến động to lớn của công nghệ số 608
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đã tác động đến thực tiễn giáo dục một cách sâu sắc đặc biệt là với sự ra đời của các loại công nghệ tương tác mang lại cơ hội đáng kể cho phương pháp sư phạm hấp dẫn hơn và cho các hình thức đánh giá mới. Như Pellegrino và Quellmalz (2010, trang 130) đã phát biểu: "Có một sự kết hợp thú vị và mạnh mẽ giữa lý thuyết, nghiên cứu, công nghệ và thực hành, đặc biệt là khi nói đến sự tích hợp của chương trình giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá." 3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, bài báo sử dụng phương pháp quy nạp và suy luận, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp khái quát hóa và phương pháp trừu tượng hóa để tổng hợp và phân tích. Các tài liệu chuyên môn được thu thập thông qua việc tìm kiếm các trang web của các công ty kiểm toán, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở dữ liệu từ các cổng thông tin của các tổ chức chính phủ VN, các bài báo được đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Nghiên cứu bao gồm các đối tượng trong lĩnh vực số hóa có liên quan đến kế toán và ảnh hưởng của nó đối với nghề kế toán. 4. Thực tế áp dụng công nghệ số trong kế toán hiện nay 4.1 Công nghệ số hóa và các nghiệp vụ kế toán Mancini và cộng sự (2017) cho rằng số hóa bao hàm một triết lý khác về cách thức mà các công ty đang quản lý và tiến hành kinh doanh, các quy trình và hoạt động của họ. Sự sẵn có của dữ liệu toàn diện về doanh nghiệp theo thời gian thực trong kỷ nguyên số hóa sẽ có tác động đáng kể đến cách các công ty chuẩn bị các kế hoạch chiến lược của họ. Dữ liệu cung cấp cho các nhà quản lý chính xác hơn, đa dạng và thể hiện các xu hướng hiện tại, do đó, các kế hoạch chiến lược của các công ty phù hợp hơn với môi trường kinh doanh hiện đại. Có nhiều lý do khác nhau khiến cho việc chấp nhận các giải pháp kĩ thuật số vào trong công tác kế toán. Al-Htaybat và cộng sự (2017) cho rằng bằng cách sử dụng công nghệ, chất lượng và mức độ liên quan của thông tin kế toán sẽ được cải thiện, thời gian chuẩn bị cần thiết sẽ được rút ngắn và thông tin sẽ có sẵn trong thời gian thực mà không bị chậm trễ. Nguyễn Vĩnh Khương (2017) cho rằng kế toán phải tham gia với các bộ phận khác nhau của tổ chức và phải cùng nhau chủ động về các dữ liệu lớn và báo cáo của công ty. Do đó việc kết hợp dữ liệu lớn trong bối cảnh công việc của kế toán sẽ giúp cho giúp cho các tổ chức có thể giảm bớt sự không đối xứng thông tin, có thể có tác động tích cực đến sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong thực tiễn kế toán. Mai Thị Sen ( 2020) cho rằng việc áp dụng công nghệ thông tin trong kế toán đem lại các lợi ích trên các góc độ như: Lợi ích về thu nhận dữ liệu tài chính và phi tài chính; Lợi ích trong việc xử lý dữ liệu khi cho phép hệ thống thông tin kế toán tích hợp với các hệ thống khác trong doanh nghiệp, tự động hóa các bút toán trong hệ thống, xây dựng nhiều quy trình thủ tục khiến cho kết quả xử lý dữ liệu kế toán đáng tin cậy hơn; Lợi ích cung cấp thông tin khi thông tin được cung cấp thống nhất, đầy đủ và liên tục và cuối cùng là tăng tính kiểm soát và tính bảo mật. Tuy nhiên ảnh hưởng của những công nghệ này đối với kế toán viên, kiểm toán viên và quy trình kiểm toán đã được Kokina và cộng sự (2017) chỉ ra rằng nhu cầu về nhân lực kế toán sẽ không sớm biến mất mà đơn giản là các công nghệ này sẽ làm giảm bớt việc nhập dữ liệu thủ công và cải thiện tốc độ, chất lượng và độ chính xác của dữ liệunâng cao giá trị của dịch vụ chứ không làm giảm giá trị của nó. Điều đó cho phép các dịch vụ kế toán cơ bản sẽ được cung cấp hiệu quả hơn nữa và cho phép kế toán có nhiều thời gian hơn để thảo luận về tình hình hiện tại và nhu cầu 609
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trong tương lai của khách hàng của họ. Do đó nghề kế toán cần một mô hình mới có khả năng đáp ứng với những thay đổi và phát triển của công nghệ trong quá trình số hóa và chuyển đổi điện tử để nghề kế toán ngày càng hiệu quả hơn. Công nghệ kĩ thuật sô sẽ cho phép các kế toán viên sử dụng các hệ thống kỹ thuật số khác nhau để có được kiến thức phù hợp và quản lý và sử dụng công nghệ trong quá trình học tập và giảng dạy. Nhân viên kế toán cần có khả năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ và tích cực sử dụng các sản phẩm công nghệ vào thực tiễn nghề nghiệp, kết hợp kiến thức lý thuyết và thực tế với triết học, toán học và công nghệ (Tekbas, 2018). Theo ACCA (2020) 3 làn sóng cơ hội định hình nên sự nghiệp của của “Thế hệ Z và tương lai của kế toán” chính là kĩ năng và giáo dục 4.0, dịch chuyển trong nghề nghiệp và công nghệ thông minh Nguồn: ACCA, 2020 4.2. Các ứng dụng kĩ thuật số trong kế toán 4.2.1. Blockchain trong kế toán Blockchain là công nghệ sổ cái phân tán, các bản ghi được lưu trữ ở một vị trí tập trung, có thể là tập hợp các tệp bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu của một ứng dụng phần mềm kế toán. Kế toán nhập từng bản ghi và thực hiện các công việc cần thiết để phục vụ nhu cầu của người sử dụng thông tin ( Hoàng Thị Phương Lan, 2020). Do đó blockchain có đủ khả năng để thay thế các cách truyền thống trong việc xử lý các nhiệm vụ kiểm toán, tuân thủ và hòa giải nhờ tính bảo mật và tính minh bạch không bị gián đoạn. Theo Nadine Rỹckeshọuser (2017) thì Blockchains là dạng cơ sở dữ liệu được chia sẻ, được duy trì và xác minh giữa các tác nhân tham gia vào mạng, đảm bảo tính minh bạch và sự tin cậy của hồ sơ thông tin mà không cần phải có bên thứ ba. Theo đó, việc ứng dụng kỹ thuật Blockchain trong kế toán có thể chống gian lận nhờ vào tính bất biến của việc ghi nhận tài chính dựa trên một sự đồng thuận phi tập trung. Deloitte (2016) khi báo cáo về ảnh hưởng Blockchain đến kế toán cho rằng các công ty có thể ghi các giao dịch của họ trực tiếp vào sổ đăng ký chung, tạo ra một hệ thống khóa sổ kế toán liên tục thay vì lưu giữ hồ sơ riêng biệt dựa trên biên nhận giao dịch. Với tính năng ghi nhận trực tiếp vào sổ đăng kí chung này, tất cả các mục được phân phối và được mã hóa kín, không thể làm sai lệch hoặc phá hủy chúng để che giấu hoạt động thực tế. Chính vì thế có thể làm giảm thiểu các sai sót và gian lận có thể xảy ra. Theo báo cáo Blockchain và tương lai của kế toán của ICAEW(2020) nhấn mạnh 3 đặc điểm 610
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chính của Blockchain là: (i) Một giao dịch mới được thực hiện từ một người và được truyền đến một mạng lưới sổ cái giống hệt nhau mà không có trung tâm điều khiển; (ii) Tất cả các giao dịch và hồ sơ được lưu trữ vĩnh viễn và không có khả năng bị giả mạo hoặc xóa bỏ; (iii) Blockchain được lập trình cho phép tự động hóa các giao dịch và kiểm soát thông qua hợp đồng thông minh. 4.2.2. Big Data trong kế toán Dữ liệu lớn ( Big Data) là thuật ngữ để chỉ tập hợp dữ liệu có kích thước vô cùng lớn hoặc vô cùng phức tạp vượt xa khả năng của các công cụ phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống với 3 đặc trưng: khối lượng dữ liệu, tốc độ xử lý dữ liệu và sự đa dạng của dữ liệu. Việc vận dụng dữ liệu lớn sẽ giúp cho DN có thể tạo thế chủ động trong các chiến dịch cạnh tranh, quản lý tài sản, vận hành linh hoạt các chiến lược kinh doanh và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên DN… Ngày nay, kế toán không phải chỉ là người cung cấp thông tin thông thường nữa mà họ còn tham gia vào quy trình chiến lược. Trên thực tế bản chất của kế toán và báo cáo tài chính không thay đổi nhưng các phương pháp truyền thống như ghi nhận, tập hợp và phân tích thông tin kế toán đã bị thay đổi khi áp dụng công cụ Big Data trong kế toán. Big Data và phân tích đưa ra một vấn đề cấp bách và đồng thời là cơ hội thật sự cho kế toán viên làm việc trong lĩnh vực điều tra và định giá (Kaya, I., & Akbulut, D. H. , 2018). Không chỉ là đối tượng thụ hưởng lợi ích của Big Data, kế toán viên là người có khả năng mạnh mẽ để xác định nhu cầu thông tin và kiểm soát của những người ra quyết định nội bộ và bên ngoài, nên họ có vai trò quan trọng trong quản trị thông tin Big Data. Họ có thể tiếp cận từ một mô hình của vòng đời Big Data để hỗ trợ quá trình chuyển đổi dữ liệu lớn thành thông tin hữu ích. Việc kế toán tham gia ngày càng nhiều vào quy trình chiến lược làm thay đổi cấu trúc tổ chức của DN theo chiều ngang. Cùng với những thay đổi cần thiết theo hướng tiếp cận dữ liệu lớn, DN cũng sẽ đối mặt với những thay đổi về chi phí, thiết kế, kiến trúc lưu trữ dữ liệu lớn… Thay đổi cấu trúc chi phí bị ảnh hưởng bởi sự phát triển về cách sử dụng dữ liệu, thông tin và kiến thức (Bhimani, A.&Willcocks, L., 2014). Điều này cần sự quan tâm, tham gia tính cực của kế toán với vai trò thành viên trong chiến lược dữ liệu lớn của DN. Liu và cộng sự, (2014) cho rằng dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu có tác động đáng kể đến chất lượng của quá trình ra quyết định, vì việc đo lường dữ liệu đã được nâng cao, dữ liệu toàn diện và thông tin được hiểu rõ hơn. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh và cách thức lập và kiểm toán báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, sự sẵn có của dữ liệu toàn diện thông qua các giải pháp kỹ thuật số làm tăng hiệu lực và hiệu quả của kế toán viên. Dữ liệu lớn có thể giảm thời gian báo cáo vì các công nghệ hiện đại cung cấp các bản cập nhật theo thời gian thực. Với các kỹ năng và công cụ phân tích, các chuyên gia có thể phân tích dữ liệu một cách hiệu quả và có được cái nhìn sâu sắc về dữ liệu sẽ thay đổi cách đưa ra các quyết định kinh doanh. Warren và cộng sự (2015) cho thấy dữ liệu lớn sẽ thay đổi đáng kể kế toán trong tất cả các khía cạnh của thực tiễn và nghề nghiệp. Để cải thiện chất lượng báo cáo tài chính và tính xác thực của thông tin kế toán, do đó sự minh bạch và các quyết định của các bên có liên quan sẽ được cải thiện và báo cáo của công ty về việc tạo ra và sàng lọc theo các chuẩn mực sẽ giúp đảm bảo sự tiến triển liên tục của ngành nghề với nền kinh tế thời gian thực. Đỗ Thị Thu Thảo và cộng sự ( 2020) cho rằng kế toán viên cần có kỹ năng nhận thức quan trọng cần thiết để tiến hành phân tích dữ liệu lớn hiệu quả. Do đó, Kế toán viên cần có được kỹ năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ vì kế toán là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, đo lường, phân tích và báo cáo. 611
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.2.3. AI trong kế toán Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) là công nghệ này mô phỏng những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Theo nghiên cứu của Daniel E. OLeary (1991) thì trí tuệ nhân tạo vận dụng trong ngành kế toán có thể ảnh hưởng đáng kể đến cơ sở dữ liệu kế toán. Trí tuệ nhân tạo giúp phát triển các mô hình hỗ trợ người ra quyết định và tập trung vào nhu cầu thông tin của người ra quyết định. Nó giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu văn bản và biểu tượng hơn là các con số để có thể hiểu được hoàn cảnh của DN thông qua sự tích hợp của thông tin ngữ cảnh và biểu tượng nhằm hướng tới sự hiểu biết rộng hơn về các sự kiện kế toán. Bên cạnh đó, việc tích hợp các hệ thống thông minh với cơ sở dữ liệu kế toán có thể hỗ trợ việc điều tra khối lượng lớn dữ liệu hoặc diễn giải giao dịch để xác định các sự kiện kế toán nào được hệ thống thu thập mà không cần có sự tham gia trực tiếp của người ra quyết định. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo để ghi sổ sách đang trở thành hiện thực khi các phần mềm kế toán cung cấp khả năng tự động nhập dữ liệu, điều chỉnh. Các công ty áp dụng nhập liệu bằng công nghệ nhận diện ký tự quang học (OCR) bằng việc chuyển đổi hình ảnh, PDF, chữ viết tay sang dạng văn bản tài liệu mềm, ngoài ra các kỹ sư còn ứng dụng công nghệ học sâu (machine learning) và cây quyết định (tree decision) để phân tích ngữ nghĩa trong câu, từ đó trích xuất những thông tin quan trọng và lưu lại trong cơ sở dữ liệu. Một hệ thống như thế này, có thể cung cấp các báo cáo và lời khuyên rõ ràng về các lựa chọn để thực hiện, đồng thời tất cả các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong kế toán. Bên cạnh đó, một công cụ cho phép trí tuệ nhân tạo có thể học hỏi hoạt động một cách nhanh chóng là công nghệ “Machine Learning”. Sự đổi mới này dựa trên các thuật toán cho phép các máy tính có thể giải thích dữ liệu mà chúng nhận được, để cải thiện kiến thức và chức năng của chúng. Tiềm năng của công nghệ này là sự khởi đầu của các khả năng tiên đoán và phân tích của trí tuệ nhân tạo. Hệ thống như thế này có thể cung cấp các báo cáo và lời khuyên cụ thể về các lựa chọn, để thực hiện cho tất cả các nhiệm vụ lặp đi lặp lại. 4.2.4. Điện toán đám mây trong kế toán Điện toán đám mây trong kế toán (Cloud Accounting) là phần mềm cung cấp khả năng thực hiện kế toán, quản trị cho các doanh nghiệp theo mô hình SaaS ( Software as a Service). Dữ liệu kế toán được nhập và gửi vào sever của trung tâm dữ liệu sau đó được xử lý để trả về cho người dùng theo đúng yêu cầu mà không cần thực hiện trên máy tính để bàn của người dùng theo lối truyền thống. Bogdan IONESCU và cộng sự ( 2015) khi so sánh giữa việc sử dụng kế toán truyền thống với điện toán đám mây trong kế toán đã nhận thấy rằng việc sử dụng điện toán đám mây trong kế toán giúp cho việc xử lý công việc được kịp thời, linh hoạt đồng thời giảm thiểu được các khoản chi phí phát sinh, đáp ứng được nhu cầu thông tin của người quản lý. Metin ALLAHVERDİ ( 2017) Việc tích hợp hệ thống thông tin kế toán vào hệ thống đám mây mang lại nhiều lợi thế và cơ hội so với các hệ thống truyền thống tuy nhiên cũng mang lại những rủi ro và mối đe dọa mà hệ thống tạo ra đã được xem xét trên quan điểm khái niệm. Bên cạnh đó khi sử dụng điện toán đám mây trong kế toán cần phải cân nhắc đến những yếu tố mang tính bảo mật và chất lượng dịch vụ cũng như hình thành hiệu lực của hợp đồng và cơ sở hạ tầng pháp lý. Nguyễn Quỳnh Hoa (2020) khi phân tích Ảnh hưởng của điện toán đám mây đến việc công 612
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện rằng điện toán đám mây góp phần làm gia tăng tính kịp thời của thông tin kế toán trong việc công bố thông kế toán của các DN. Lê Thủy Tiên (2020) cho rằng Kế toán đám mây giúp cho doanh nghiệp có một không gian lưu trữ tài liệu rộng rãi, bảo mật, được nâng cấp, cập nhật thường xuyên, thân thiện với môi trường; thuận tiện trong trao đổi công việc giữa nhân viên trong cùng một phòng, giữa các phòng ban và giữa doanh nghiệp với khách hàng khi phân tích những Lợi ích và rủi ro khi ứng dụng điện toán đám mây vào phần mềm kế toán đối với các Doanh nghiệp trong gian đoạn hiện nay. Điều đó cũng đem đến những rủi ro nhất định với doanh nghiệp khi ứng dụng kế toán đám mây. 5. Khó khăn và thuận lợi của các giải pháp kĩ thuật số đến nghiệp vụ kế toán và nghề kế toán Có thể thấy việc kế toán áp dụng các kỹ năng mới và tiếp thu kiến thức mới về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các giải pháp kỹ thuật số khác trong môi trường kinh doanh hiện đại sẽ gián tiếp gia tăng thêm các giá trị cho công ty. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhân viên kế toán phải đáp ứng và thích nghi được với phát triển của thời kì kỹ thuật số nhằm nâng cao tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, mức độ thích ứng cao, tính linh hoạt và tương tác giữa các cá nhân (Marcello và cộng sự, 2017). Là người trực tiếp tham gia vào việc ghi chép, quản lý các dữ liệu và các hoạt động của công ty nên kế toán có vai trò chủ động đáng kể trong việc hợp tác với các bộ phận phòng ban khác trong công ty. Do đó kế toán viên tương lai cần rất nhiều kỹ năng mềm để có thể thành công trong công việc như các kỹ năng về giao tiếp bằng văn bản và bằng miệng tốt, kỹ năng sử dụng các công cụ công nghệ thông minh, khả năng ra quyết định, phân tích tài chính và phán đoán chuyên nghiệp, động lực thay đổi và hoàn thiện bản thân (Parham và cộng sự, 2012). Điều này cũng cần phải có sự tác động cũng như sự thay đổi ngay chính trong các cơ sở và hệ thống giáo dục nhằm thúc đẩy tư duy phản biện và kỹ năng sáng tạo của sinh viên. Dựa trên các nghiên cứu đã được tổng hợp có thể thấy được những ảnh hưởng của việc áp dụng giải pháp số hóa đến công tác kế toán và các bên liên quan như trong Bảng 1 dưới đây. Bảng 1- Ảnh hưởng của việc áp dụng giải pháp số hóa trong công tác kế toán Giải pháp kĩ Thuận lợi trong Các bên liên Khó khăn đối với các bên liên quan thuật số công tác kế toán quan -giảm thiểu công -Hoàn thiện và đồng bộ về chính sách việc nhờ sự tự động pháp luật. hóa các công việc Các cơ quan - Việc hợp nhất chuẩn mực kế toán mang tính chất quản lý VN với IAS và IFRS vẫn đang triển -Trí tuệ nhân thường xuyên, lặp khai và áp dụng nên chưa có sự đồng tạo đi lặp lại bộ và thống nhất giữa các DN -Chuỗi khối - Kiểm tra và kiểm - Cập nhật Chương trình đào tạo chưa -Điện toán soát được các quy đáp ứng được nhu cầu về sự thay đổi đám mây trình thông qua các trong công nghệ số hóa cả trong phần -Dữ liệu lớn hệ thống báo cáo giảng dạy và thực hành Cơ sở đào tạo - Cập nhật và kết -Tăng cường kết nối giữa lý thuyết và nối được dữ liệu kế thực tiễn khi các chương trình đào tạo toán kịp thời, chính chưa được áp dụng nhiều các hình xác. thức công nghệ số trong giảng dạy. 613
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Bảo mật dữ liệu - Nâng cao năng lực hợp tác quốc tế -Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và cập Hiệp hội nghề nhật kiến thức cho người học nghiệp - Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về Đạo đức nghề nghiệp - Kết nối giữa việc áp dụng công nghệ số hóa tại DN với kiến thức giảng dạy tại trường còn nhiều bất cập. DN - Tham gia đóng góp ý kiến về nhu cầu, định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực - Thay đổi tư duy phản biện - Kỹ năng tư vấn và giải quyết vấn đề Người học - Kỹ năng sử dụng công nghệ thông minh - Kỹ năng ngoại ngữ 6. Phần kết luận Việc áp dụng số hóa vào trong ngành kế toán đem lại những thuận lợi và thách thức cho chính bản thân người làm công tác kế toán và các đối tượng có liên quan. Trên thực tế những công mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại sẽ được thay thế và tự động hóa bởi các giải pháp kỹ thuật số mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn, điện toán đám mây…. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đồng thời người làm công tác kế toán, kiểm toán có thể cải thiện tốc độ, chất lượng và độ chính xác của dữ liệu. Do đó kế toán cần phải nắm bắt và hoàn thiện bản thân để phát triển và nâng cao chuyên môn cũng như giá trị bản thân bằng những công việc mà các giải pháp kĩ thuật số mới không thể can thiệp hay thực hiện như nân cao tư duy phản biện và sự sáng tạo. Xu hướng nghề nghiệp hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới trong lĩnh vực kế toán sẽ chuyển đổi từ kế toán ghi sổ thành chuyên gia tư vấn và kỹ sư kế toán. Do đó với xu hướng phát triển hiện nay sẽ đòi hỏi sự thay đổi của rất nhiều các đối tượng có liên quan đến lĩnh vực kế toán như các cơ sở giáo dục đào tạo về kế toán, các Doanh nghiệp, các Hiệp hội nghề nghiệp và các cơ quan quản lý cũng phải thay đổi để đáp ứng kịp với môi trường tự động hóa và số hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Arntz, M., Gregory, T., Zierahn, U. (2017). Revisiting the risk of automation. Economics Letters, Vol. 159, pp. 157-160. [2] Bhimani, A., (2015). Exploring big data's strategic consequences. Journal of Information Technology, Vol.30, No.1, pp. 66-69. [3] Bogdan IONESCU1 , Iuliana IONESCU, Laura TUDORAN and Andreea BENDOVSCHI. (2015). Tranditional accounting vs. cloud accounting. [4] Daniel E. Oleary (1991). Artificial Intelligence and Expert Systems in Accounting Databases: Survey and Extensions. Expert Systems With Applications, Vol. 3, pp. 143-152. [5] Deloitte (2016). Blockchain Technology: A game - changer in accounting. 614
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [6] Đỗ Thị Thu Thảo và Nguyễn Chí Công. (2020). Vai trò của kế toán trong chiến lược dữ liệu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí tài chính, Kỳ 1 Tháng 3/2020. [7] http://www.accaglobal/gb/en/professional-insights/pro-accountants-the-future/gen-z.html [8] ICAEWs IT Faculty. (2017). Blockchain and the future of accountance. [9] Kokina, J., Davenport, T. H. (2017). The Emergence of Artificial Intelligence: How Automation is Changing Auditing. Journal of Emerging Technologies in Accounting, Vol. 14, No. 1, pp. 115-122. [10] Kim, Y. J., Kim, K., Lee, S. (2017). The rise of technological unemployment and its implications on the future macroeconomic landscape. Futures, Vol. 87, pp. 1-9. [11] KPMG (2017). Digitalisation in accounting. [12] Lê Thủy Tiên (2020). Lợi ích và rủi ro khi ứng dụng điện toán đám mây vào phần mềm kế toán đối với các Doanh nghiệp trong gian đoạn hiện nay. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, tháng 4 năm 2020, Số 199;Tr. 81-83. [13] Liu, Q., Vasarhelyi, M. A. (2014). Big Questions in AIS Research: Measurement, Information Processing, Data Analysis, and Reporting. Journal of Information Systems, Vol. 28, No. 1, pp. 1-17. [14] Mancini, D., Lamboglia, R., Castellano, N. G., Corsi, K. (2017). Trends of Digital Innovation Applied to Accounting Information and Management Control Systems in Corsi. Reshaping Accounting and Management Control Systems – New Opportunities from Business Information Systems, Springer, Cham, Switzerland, pp. 1-19. [15] Mai Thị Sen. (2020). Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Tạp chí công thương, Số 7; Tr. 244-247 [16] Metin ALLAHVERDİ, (2017). Cloud Accounting Systems And A Swot Analysis. The Journal of Accounting and Finance July 2017 Special Issue, pp. 92-105. [17] Moudud-Ul-Huq, S. (2014). The Role of Artificial Intelligence in the Development of Accounting Systems: A Review. The UIP Journal of Accounting & Audit Practices, Vol. 12, No. 2, pp. 7-19. [18] Nguyễn Quỳnh Hoa (2020). Ảnh hưởng của điện toán đám mây đến việc công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí công thương, 2020, số 22, 326-331 [19] Nguyễn Vĩnh Khương (2017). Ảnh hưởng của dữ liệu lớn đến nghề nghiệp kế toán. Nghiên cứu khoa học kiểm toán. Số 121 - tháng 11/2017, Tr. 27-29. [20] Parham, A. G., Noland, T. G., Kelly, J. A. (2012). Accounting Majors’ Perceptions of Future Career Skills: An Exploratory Analysis. American Journal of Business Education, Vol. 5, No. 1, pp. 29-35 [21] Tekbas, I. (2018). The Profession of the digital age: Accounting Engineering. https://www.ifac.org/global-knowledgegateway/technology/discussion/profession-digital- age-accounting-engineering (19 April 2019). [22] Warren, J., Moffitt, K. and Byrnes, P. (2015). How Big Data Will Change Accounting. Accounting Horizons, Vol. 29, No. 2, pp. 397-407. 615
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2