VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU<br />
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NỔI BẬT TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013<br />
CỦA VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM<br />
TS. Ngô Quang Vinh, TS. Hồ Thị Minh Hợp<br />
<br />
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ<br />
Tiền thân của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông<br />
nghiệp miền Nam là Viện Khảo cứu Nông nghiệp<br />
Đông Dương, được thành lập ngày 02 tháng 04<br />
năm 1925. Năm 1937, Viện đổi tên thành Viện<br />
Khảo cứu Nông Lâm, có bộ phận miền Bắc và bộ<br />
phận miền Nam.<br />
Sau năm 1945, Viện đã nhiều lần thay đổi<br />
tên. Năm 1956 Viện có tên là Nha Khảo cứu và<br />
Sưu tầm Nông Lâm Súc, trực thuộc Bộ Canh<br />
nông. Năm 1968 được đổi tên thành Viện Khảo<br />
cứu Nông nghiệp trực thuộc Bộ Cải cách Điền<br />
địa và Canh nông. Đến năm 1973 Viện trực thuộc<br />
Tổng nha Nông nghiệp, Bộ Cải cách Điền địa và<br />
Phát triển Nông Ngư Mục. Đến năm 1974 trực<br />
thuộc Bộ Canh nông.<br />
Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải<br />
phóng đến nay, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông<br />
nghiệp miền Nam là viện nghiên cứu nông<br />
nghiệp đa ngành duy nhất ở các tỉnh phía Nam.<br />
Viện có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và<br />
kinh nghiệm và địa bàn hoạt động rộng khắp từ<br />
duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam<br />
Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Đầu năm 2013, Viện có tổng số 372 người là<br />
viên chức và người lao động. Trong đó biên chế<br />
là 277 người, hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế 95<br />
người. Nguồn lực của Viện sau khi chuyển giao<br />
toàn bộ khối chăn nuôi sang Viện Chăn nuôi, tính<br />
đến ngày 15/6/2013 là 225 người, trong đó biên<br />
chế là 194 người và người lao động là 30 người<br />
gồm 01 giáo sư, 16 tiến sĩ, 38 thạc sĩ và 99 viên<br />
chức có trình độ đại học. Tỷ lệ tiến sĩ:thạc sĩ:kỹ<br />
sư là 10,5:24,8:64,7. Cơ cấu cán bộ giữa quản lý<br />
và nghiên cứu là 30/166, chiếm tỷ lệ 18,1%.<br />
Cơ cấu tổ chức của Viện hiện tại bao gồm:<br />
03 phòng chức năng (Tổ chức hành chính, Quản<br />
lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Tài chính kế<br />
toán), 06 phòng nghiên cứu (Bảo vệ thực vật, Di<br />
truyền giống cây trồng, Kỹ thuật canh tác, Khoa<br />
học đất, Công nghệ sinh học, Hệ thống nông<br />
nghiệp), 05 trung tâm nghiên cứu và phát triển<br />
nông nghiệp (Trung tâm Nghiên cứu và Phát<br />
90<br />
<br />
triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Trung tâm<br />
Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng<br />
Lộc, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và<br />
Hoa, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây<br />
điều, Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến<br />
bộ Kỹ thuật Nông nghiệp).<br />
II. THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ<br />
KỸ THUẬT<br />
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền<br />
Nam (IAS) là một viện nghiên cứu đa ngành<br />
chuyên môn sâu ở phía Nam. Trong giai đoạn từ<br />
2011 - 2013, Viện thực hiện tổng cộng trên 70 đề<br />
tài, dự án các loại có nguồn ngân sách từ Bộ<br />
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa<br />
học Công nghệ (bảng 1).<br />
Ngoài ra, các đơn vị trong Viện đã tích cực chủ<br />
động tìm kiếm các nhiệm vụ KHCN thông qua các<br />
chương trình dự án KHCN hợp tác với các địa<br />
phương. Số nhiệm vụ dạng này trong giai đoạn<br />
2011- 2013 là trên 72. Trong giai đoạn 2011 - 2013,<br />
Viện đã hợp tác với trên 15 tỉnh thành để thực các<br />
nhiệm vụ khoa học công nghệ địa phương.<br />
Các đề tài dự án khoa học hợp tác với các<br />
tổ chức Quốc tế của Viện giai đoạn 2011 2013: 11; Viện đã hợp tác với hàng chục tổ<br />
chức cơ quan nghiên cứu Quốc tế trong nghiên<br />
cứu khoa học.<br />
Bảng 1. Số lượng các đề tài nghiên cứu của IAS<br />
trong giai đoạn 2011 - 2013<br />
Loại đề tài<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
Cấp Nhà nước/Bộ<br />
<br />
60<br />
<br />
32<br />
<br />
16<br />
<br />
Hợp tác quốc tế<br />
<br />
14<br />
<br />
13<br />
<br />
7<br />
<br />
Địa phương<br />
<br />
34<br />
<br />
21<br />
<br />
17<br />
<br />
Nhánh<br />
<br />
35<br />
<br />
34<br />
<br />
19<br />
<br />
Dịch vụ<br />
<br />
24<br />
<br />
27<br />
<br />
4<br />
<br />
167<br />
<br />
127<br />
<br />
63<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Từ năm 2011 đến năm 2013 kinh phí hoạt<br />
động khoa học công nghệ của Viện có chiều<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
hướng giảm nhẹ qua các năm, tổng kinh phí năm<br />
2011: 39,32 tỷ đồng, năm 2012: 38,28 tỷ đồng và<br />
ước tính năm 2013 sau khi tách khối chăn nuôi<br />
sang Viện Chăn nuôi: 24,91 tỷ đồng.<br />
Hàng năm Viện chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ<br />
thuật và giống cây trồng, vật nuôi tốt cho sản xuất.<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã có những<br />
đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nông<br />
nghiệp phía Nam nói riêng và nền nông nghiệp cả<br />
nước nói chung. Cụ thể:<br />
2.1. Bảo tồn quỹ gen giống cây trồng<br />
Công tác bảo tồn quỹ gen giống cây trồng,<br />
vật nuôi rất được Viện chú trọng. Viện đã xây<br />
dựng và bảo quản nhiều tập đoàn giống cây trồng<br />
quan trọng không chỉ có ý nghĩa đối với sản xuất<br />
nông nghiệp các tỉnh phía Nam mà còn đối với cả<br />
nước.<br />
Kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp chỉ đáp<br />
ứng được phần nhỏ so với nhu cầu bảo tồn, lưu<br />
trữ và khai thác quỹ gen cây lương thực, các cây<br />
trồng cạn chủ lực, cây công nghiệp có giá trị xuất<br />
khẩu, các loại rau quả, cỏ cho chăn nuôi, giống<br />
vật nuôi. Để thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng<br />
này, Viện đã huy động kinh phí trích từ các đề<br />
tài, dự án, kinh phí hoạt động bộ máy và các<br />
nguồn khác. Hiện nay Viện đang bảo tồn và khai<br />
thác 2237 dòng giống cây trồng (lúa, ngô, đậu<br />
tương, lạc, đậu xanh, sắn, điều, tiêu, ca cao, rau,<br />
hoa, khoai tây, khoai lang), 25 chủng vi sinh vật<br />
hoạt động trong môi trường đất.<br />
2.2. Hoạt động nghiên cứu cơ bản<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã chú<br />
trọng hơn tới công tác nghiên cứu cơ bản, bước<br />
đầu đã có được những kết quả đáng khích lệ: Xác<br />
định và giải mã gen virus gây bệnh vàng xoăn<br />
ngọn cây cà chua, xác định được diễn biến dinh<br />
dưỡng trong đất trồng sắn liên tục 15 năm tại<br />
Trung tâm Hưng Lộc.<br />
2.3. Thành tựu được Bộ Nông nghiệp và<br />
PTNT ghi nhận<br />
Tính đến thời điểm hiện tại, Viện Khoa học<br />
Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã nghiên cứu<br />
và chọn tạo được trên 147 giống cây trồng vật<br />
nuôi và 90 quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất<br />
nông nghiệp.<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã có 29<br />
giống cây trồng các loại về 01 giống ngô lai, 01<br />
giống khoai tây, 01 giống dâu tây, 02 giống cà<br />
<br />
chua, 10 giống hoa, 10 giống mía, 02 giống đậu<br />
tương, 01 giống lạc và 03 tiến bộ kỹ thuật thâm<br />
canh mía được công nhận và chuyển giao vào sản<br />
xuất trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung<br />
Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng<br />
sông Cửu Long. Hiện Viện cũng đã làm thủ tục ở<br />
cấp cơ sở công nhận 04 giống khoai tây đang chờ<br />
Bộ lập hội đồng công nhận giống (bảng 2).<br />
Bảng 2. Số lượng giống cây trồng và tiến bộ kỹ<br />
thuật của Viện KHKTNN miền Nam được công<br />
nhận trong giai đoạn 2011 - 2013<br />
Năm<br />
<br />
Giống<br />
<br />
TBKT<br />
<br />
2011<br />
<br />
24<br />
<br />
3<br />
<br />
2012<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2013*<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
29<br />
<br />
4<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Ghi chú: * Kết quả 6 tháng đầu năm.<br />
<br />
2.3.1. Các giống và TBKT của Viện đang đóng<br />
góp cho sản xuất<br />
2.3.1.1. Giống lúa<br />
Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam rất chú<br />
trọng đến sự phát triển nông nghiệp của các vùng<br />
sản xuất còn gặp nhiều khó khăn thông qua các<br />
chương trình nghiên cứu giống cây trồng và biện<br />
pháp kỹ thuật thích hợp.<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013, nghiên cứu, chọn<br />
tạo và phát triển giống lúa mới như lúa cạn LC227,<br />
LC408, ĐTM126 đã được ưu tiên thực hiện nhằm<br />
đáp ứng mục tiêu trên. Các giống lúa cạn của<br />
Viện đang chiếm diện tích khoảng 500 ha/năm tại<br />
các tỉnh Tây Nguyên. Giống lúa chịu phèn<br />
ĐTM126 đang chiếm diện tích 100ha/năm tại các<br />
tỉnh Đồng Tháp Mười, dự kiến năm 2013-2014<br />
diện tích trồng sẽ tăng lên 2.000-3.000ha sau khi<br />
chính thức chuyển giao giống nguyên chủng ra<br />
sản xuất.<br />
Với công trình chọn tạo giống lúa mới, IAS đã<br />
có đóng góp lớn trong việc bảo đảm an ninh lương<br />
thực Quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo, giúp<br />
phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh phía Nam.<br />
2.3.1.2. Giống bắp<br />
Bên cạnh việc phát triển cây lúa, Viện đã và<br />
đang tiếp tục xây dựng các tập đoàn giống cây màu<br />
phục vụ cho mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng<br />
và sử dụng hợp lý nguồn tại nguyên. Vì vậy, các<br />
chương trình nghiên cứu chọn tạo giống bắp lai<br />
thích hợp cho các vùng sinh thái nông nghiệp vẫn là<br />
91<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
hướng ưu tiên nghiên cứu chính trong trong thời<br />
gian vừa qua.<br />
Giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã phát triển các<br />
giống ngô lai V98-1, V98-2, V-118, VN112 diện<br />
tích hàng năm chiếm 2.000ha, phát triển tại các<br />
tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là các<br />
giống bắp có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm<br />
năng năng suất cao, có khả năng phối hợp cao,<br />
cho năng suất dòng cao và cũng đang được đánh<br />
giá cao trong sản xuất. Đặc biệt giống ngô lai đơn<br />
V-118 cho năng suất cao trên 8 tấn/ha, thích hợp<br />
trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân. Quy trình thâm<br />
canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân đã được<br />
hoàn thiện và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng<br />
ngô lai trên đất lúa Đông Xuân ở Tây Nguyên<br />
vượt 33,06% - 38,12 % so với trồng lúa cùng vụ.<br />
Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục triển khai mở<br />
rộng mô hình thâm canh ngô lai trên đất lúa ở<br />
những nơi có điều kiện tương tự thuộc các tỉnh<br />
Tây Nguyên.<br />
2.3.1.3. Giống đậu tương<br />
Đậu tương là một trong những giống cây<br />
trồng được ưu tiêp nghiên cứu và phát triển mạnh<br />
của Viện nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ<br />
cấu cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả ở<br />
đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam<br />
Bộ và Tây Nguyên.<br />
Giống đậu tương HL203, HL07-15,<br />
HLĐN29, HLĐN25 đã được nhân rộng với diện<br />
tích gần 15.000ha tại các tỉnh vùng đồng bằng<br />
sông Cửu Long và Tây Nguyên. Giống đậu tương<br />
HL07-15, HLĐN29 và HLĐN25 có thời gian<br />
sinh trưởng từ 78 - 88 ngày, năng suất trong vụ<br />
Hè Thu và Thu Đông biến động từ 1,5 - 2,28<br />
tấn/ha. Năng suất trong vụ Đông Xuân biến động<br />
từ 2,3 - 2,52 tấn/ha, vượt giống đối chứng HL203<br />
từ 12-20% có ý nghĩa. Các giống đều chống chịu<br />
tốt với bệnh gỉ sắt, chín tập trung, ít tách hạt<br />
ngoài đồng khi chín, trong đó HL07-15 và<br />
HLĐN29, cho năng suất ổn định và thích nghi<br />
rộng. Giống HLĐN25 cho năng suất cao ổn định<br />
và thích nghi trong môi trường thuận lợi, thâm<br />
canh cao. Các giống có hàm lượng protein từ 32 35%, lipid từ 21 - 24%.<br />
2.3.1.4. Giống đậu xanh<br />
Giống đậu xanh HL89-E3, HLĐX 6, HLĐX<br />
7 ngắn ngày năng suất cao được trồng tại các tỉnh<br />
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông<br />
Cửu Long với diện tích đạt gần 30.000ha.Trong<br />
đó, giống đậu xanh HLĐX 6 và HLĐX 7 có thời<br />
gian sinh trưởng 63 - 68 ngày, cho năng suất cao<br />
92<br />
<br />
ổn định và thích nghi rộng, năng suất vụ Hè Thu<br />
và Thu Đông biến động từ 1,27 đến 1,51 tấn/ha,<br />
trong vụ Đông Xuân biến động từ 1,33 - 1,88<br />
tấn/ha. Các giống đều chống chịu tốt với bệnh<br />
virus vàng lá, nhiễm nhẹ bệnh đốm lá, chín tập<br />
trung, tỷ lệ thu hoạch lần 1 đạt 75 - 85% so với<br />
tổng sản phẩm.<br />
Giống mới đã được nông dân sản xuất đại trà<br />
trên các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long<br />
trong quá trình nghiên cứu và chuyển giao<br />
TBKT. Ngoài ra, từ nguồn vật liệu mới, Viện đã<br />
tạo được nhiều dòng giống khác có tính trạng đặc<br />
trưng có thể phát triển trong thời gian tới.<br />
2.3.1.5. Giống lạc<br />
Giống lạc GV 10 có thời gian sinh trưởng từ<br />
90 - 97 ngày, dạng hình Spanish, giống cho năng<br />
suất cao và ổn định, thích nghi rộng, năng suất<br />
trong vụ Hè Thu và Thu Đông biến động từ 2,34<br />
- 3 tấn/ha, trong vụ Đông Xuân biến động từ 2,9 3 tấn/ha, vượt giống đối chứng Lỳ địa phương từ<br />
12 - 20% có ý nghĩa. Giống có tỷ lệ nhân 69 - 70<br />
%, khả năng chống chịu gỉ sắt và đốm đen tốt.<br />
Giống lạc GV3, GV10 đạt diện tích 5.000<br />
ha/năm tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.<br />
2.3.1.6. Giống khoai tây<br />
Giống khoai tây PO3, Atlantic, TK96.1 trồng<br />
chủ yếu tại Lâm Đồng và vụ Đông Xuân tại các<br />
tỉnh phía Bắc với diện tích 3.000-5.000 ha/năm<br />
phục vụ nhu cầu ăn tươi và chế biến công nghiệp.<br />
Giống PO3 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT<br />
công nhận là giống cây trồng mới và hiện chiếm<br />
trên 70% diện tích khoai tây của tỉnh Lâm Đồng.<br />
Giống khoai tây Atlantic cho chế biến công nghiệp<br />
được Viện phối hợp với công ty Pepsi Việt Nam<br />
nhập nội, khảo nghiệm và chuyển giao vào sản<br />
xuất, giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công<br />
nhận và cho phổ biến rộng rãi, hiện đã có khoảng<br />
4.000ha khoai tây Atlantic trên cả hai miền Nam,<br />
Bắc. Giống khoai tây TK96.1 (được công nhận sản<br />
xuất thử) là giống Viện lai tạo và chọn lọc từ năm<br />
1996 thích hợp cho chế biến công nghiệp, có khả<br />
năng kháng mốc sương tốt và cho năng suất cao (25<br />
- 30 tấn/ha) kể cả trong mùa mưa. Tương lai đây sẽ<br />
là một trong những giống mùa mưa chủ lực của<br />
Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013, hơn 600.000<br />
củ khoai tây Go, 1.500.000 ngọn khoai tây<br />
rootcuting đã được Viện chuyển giao và cung cấp<br />
cho sản xuất tại Lâm Đồng.<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
2.3.1.7. Giống và kỹ thuật trồng cà chua<br />
Viện KHKTNN miền Nam cung cấp giống<br />
cà chua làm gốc ghép (VIMINA 1, 2, 3), quy<br />
trình ghép cà chua, hướng dẫn xây dựng mô hình<br />
trại sản xuất giống cho nông dân giỏi, nông dân<br />
đầu tư xây dựng nhà nuôi, ghép, nhà màng chăm<br />
sóc cây con. Từ tháng 2 năm 2007 đến nay Viện<br />
đã tiếp tục chuyển giao kỹ thuật ghép cà chua<br />
chống bệnh héo rũ vi khuẩn Ralstonia<br />
solanacearum. Vấn nạn cà chua chết vì héo rũ vi<br />
khuẩn tại Lâm Đồng đã được giải quyết sau lịch sử<br />
gần 60 năm trồng cà chua. Nhờ kỹ thuật này, năng<br />
suất cà chua toàn tỉnh đã tăng từ 40 tấn lên 60<br />
tấn/ha. Giá trị sản lượng hàng năm tăng thêm 350 tỷ<br />
đồng (20 tấn/ha 7.000ha 2,5 triệu đồng/tấn (giá<br />
tối thiểu)). Hiện nay đã có 85 trại giống đăng ký<br />
được ứng dụng TBKT ghép cà chua để sản xuất<br />
cây ghép tại Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk, Trà<br />
Vinh, Vĩnh Long. Riêng tại Lâm Đồng 100% số<br />
hộ nông dân đã trồng cà chua ghép theo quy trình<br />
của Viện với diện tích đạt 7.000 ha/năm.<br />
Việc chuyển giao TBKT này thành công là do<br />
IAS đã giải quyết đồng bộ các vấn đề từ sản xuất<br />
hạt giống cà chua kháng làm gốc ghép, sản xuất<br />
ống ghép bằng cao su tự hủy, nghiên cứu và phổ<br />
biến kỹ thuật tạo môi trường mát, ẩm để bảo dưỡng<br />
cây sau ghép.<br />
2.3.1.8. Giống sắn<br />
Tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 5 giống<br />
sắn tốt: Bên cạnh việc nhập nội giống, Viện đã lai<br />
tạo giống sắn và tiến tới làm chủ công nghệ lai tạo,<br />
chọn lọc và nhân giống sắn lai. Tổng diện tích trồng<br />
các giống sắn mới của Viện ở Việt Nam năm trong<br />
năm 2011 - 2013 ước đạt 400.000ha, chiếm hơn<br />
70% tổng diện tích sắn của cả nước. Nhiều hộ nông<br />
dân giỏi đã đạt năng suất 35 - 40 tấn/ha trên quy mô<br />
2 - 10 ha/hộ. Tổng kim ngạch xuất khẩu sắn của<br />
Việt Nam năm hàng năm ước đạt 1 tỷ USD. Giá trị<br />
bội thu do áp dụng giống sắn mới và kỹ thuật canh<br />
tác sắn thích hợp, bền vững ước đạt 6.500 tỷ đồng<br />
mỗi năm (400.000ha 8 tấn bội thu/ha 100<br />
USD/tấn 20.000 VND/USD), tương đương 320<br />
triệu USD/năm.<br />
2.3.1.9. Giống điều<br />
Các kết quả chuyển giao giống và tiến bộ kỹ<br />
thuật của IAS đã góp phần to lớn đưa Việt Nam trở<br />
thành nước hàng đầu thế giới về năng suất và sản<br />
lượng điều. Viện đã tuyển chọn và giới thiệu cho<br />
sản xuất giống điều cao sản PN1 có tiềm năng năng<br />
suất từ 2,5 - 3,0 tấn/ha, có tỷ lệ nhân cao từ 27 34% và kích thước hạt lớn. Năm giống điều:<br />
<br />
MH5/4, MH4/5, MH2/7, MH2/6 và MH3/5, có<br />
tiềm năng năng suất cao, có thể đạt tới năng suất<br />
3,0-4,0 tấn/ha. Ba giống điều TL11/2, TL6/3 và<br />
TL2/11 năng suất hạt 2,0 - 3,0 tấn/ha, tỷ lệ nhân 2831%, kích cỡ hạt 132 - 160 hạt/kg. Song song với<br />
công tác chọn tạo giống điều mới, biện pháp nhân<br />
nhanh và duy trì tính trạng tốt cũng được nghiên<br />
cứu và đã hoàn thiện được quy trình nhân giống vô<br />
tính cây điều bằng phương pháp ghép với tỷ lệ cây<br />
xuất vườn từ 77,0 - 80,0%.<br />
Trog giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã chuyển<br />
giao cho nông dân sản xuất đại trà các giống điều<br />
PN1, TL6/3, TL11/2 và TL2/11 với diện tích đạt<br />
gần 150.000ha.<br />
2.3.1.10. Giống mè<br />
Viện đã tuyển chọn được 2 giống mè đen<br />
ADB1 và NA2 có năng suất và chất lượng cao,<br />
phù hợp với điều kiện gieo trồng tại các tỉnh<br />
đồng bằng sông Cửu Long. Giống mè đen ADB1<br />
có thời gian sinh trưởng 75 ngày, đạt năng suất<br />
2.020 kg/ha trong vụ Đông Xuân và 1.645 kg/ha<br />
trong vụ Xuân Hè, hàm lượng dầu 48,78%, giống<br />
có khả năng chống chịu bệnh héo cây (2,33%),<br />
chống chịu sâu ăn lá cấp 1. Giống mè đen NA2<br />
có thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1.893<br />
kg/ha trong vụ Đông Xuân và 1.630 kg/ha trong<br />
vụ Xuân Hè, hàm lượng dầu 50,79%, khả năng<br />
chống chịu bệnh chết nhát (2,50%), chống chịu<br />
sâu ăn lá cấp 1.<br />
Quy trình canh tác mè cũng đã được Viện phát<br />
triển và áp dụng rộng rãi tại Đồng Tháp Mười.<br />
2.3.1.11. Giống heo<br />
Tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận về nái<br />
lai F1 giữa Landrace Yorkshire và nái lai F1<br />
giữa Yorkshire Landrace làm nái nền trong sản<br />
xuất lợn thương phẩm, trong đó nhóm nái lai YL<br />
nâng cao được số con sơ sinh sống/ổ: 0,24 - 0,62<br />
con/ổ và có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn từ 4 - 11<br />
ngày; giảm được số ngày lên giống lại sau cai sữa<br />
từ 0,25 - 2,42 ngày; khối lượng lợn con cai sữa<br />
tăng từ 0,65 - 3,29 kg/ổ; ưu thế lai về tính trạng<br />
sinh sản của nhóm nái lai LY/YL đạt được từ<br />
0,99 - 7,11% và tính trạng tăng trọng g/ngày giai<br />
đoạn từ 90 - 150 ngày tuổi (KTNSCT) đã cải<br />
thiện được từ 2,03 - 3,48%.<br />
Tiến bộ kỹ thuật lợn đực giống cuối cùng<br />
F1 giữa hai nhóm giống Pietrain và Duroc với<br />
kết quả tăng trọng đạt bình quân 629 700g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,01 - 3,18kg cho 1<br />
kg tăng trọng và dày mỡ lưng ở điểm P2 thấp từ<br />
9,69 - 10,91 mm; chất lượng tinh dịch (VAC)<br />
93<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
của các tổ hợp đực lai đều cao hơn dòng thuần<br />
Duroc và Pietrain bố mẹ; nhóm đực lai 2 máu<br />
DPD (75% máu Duroc và 25% máu Pietrian)<br />
cho kết quả tốt nhất.<br />
2.3.1.12. Mô hình trồng rau nhà màng<br />
Mô hình nhà màng trồng rau của Viện được<br />
ứng dụng rộng rãi tại Tây Nguyên và Đông Nam<br />
Bộ. Đặc biệt, mô hình này đã và đang được<br />
nghiên cứu chuyển giao trên quần đảo Trường Sa<br />
phục vụ nhu cầu sản xuất rau cho đảo.<br />
2.3.1.13. Giống gia cầm<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013, năng suất trứng<br />
của các dòng mái chọn tạo từ Viện đạt 195 - 200<br />
trứng/mái/năm; dòng trống cho năng suất thịt 12<br />
tuần tuổi đạt 2,0 - 2,2 kg với con mái và 1,6 - 1,8 kg<br />
với con mái, tiêu tốn thức ăn đạt 2,4 - 2,6 kgTĂ/kg<br />
tăng trọng.<br />
Ngoài ra, Viện còn có nhiệm vụ nuôi giữ giống<br />
gốc hai dòng gà BT2 với số lượng 1000 mái ông<br />
bà/năm, cung cấp từ 60 - 80 ngàn con giống bố mẹ<br />
cho sản xuất nông hộ tại các tỉnh phía Nam.<br />
2.3.1.14. Dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi<br />
Về nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn chăn<br />
nuôi, IAS cũng có 2 TBKT đáng chú ý là: (1)<br />
Quy trình sản xuất thức ăn cho lợn con sau cai<br />
sữa, quy trình này đã được áp dụng sản xuất thử<br />
nghiệm tại 8 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi<br />
với tổng số thức ăn sản xuất được 4.640 tấn<br />
trong 2 năm 2003 và 2004; hiện tại có 7 công ty<br />
sản xuất thức ăn gia súc nội địa áp dụng quy<br />
trình này bán ra thị trường và đã được thị trường<br />
chấp nhận; ước tính rằng, sau 5 năm, ít nhất tỷ<br />
trọng thức ăn cho lợn con được sản xuất bởi các<br />
doanh nghiệp Việt Nam là 30%. Kết quả lớn<br />
nhất của quy trình là việc các công ty trong<br />
nước chủ động sản xuất được loại thức ăn này<br />
và phá vỡ thế độc quyền của các công ty có vốn<br />
đầu tư nước ngoài; (2) Quy trình sản xuất thức<br />
ăn chăn nuôi để sản xuất thịt lợn an toàn áp<br />
dụng được vào tất cả những nhà máy, xí nghiệp<br />
sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô vừa và lớn,<br />
là một trong các biện pháp tiên quyết để đảm<br />
bảo an toàn thực phẩm.<br />
2.1.3.15. Các quy trình kỹ thuật chăn nuôi<br />
Quy trình phòng - trị bệnh viêm vú bò sữa đã<br />
được thử nghiệm trong thực tiễn, tỷ lệ viêm vú cận<br />
lâm sàng đã giảm hơn ½ so với khi bắt đầu thử<br />
nghiệm, giúp tăng 11,1 - 23,8% sản lượng sữa trong<br />
thời gian thử nghiệm, lợi nhuận bình quân do áp<br />
dụng quy trình này là khoảng 42.000 Đ/Con/tháng.<br />
94<br />
<br />
Quy trình phòng - trị bệnh chậm sinh, sẩy thai<br />
bò sữa được thử nghiệm trong thực tiễn giúp rút<br />
ngắn khoảng cách hai lứa đẻ từ 16,7 tháng xuống<br />
còn 13,4 tháng, giảm bớt 3,2 tháng. Hiệu quả kinh<br />
tế khi áp dụng quy trình: Tất cả chi phí phát sinh do<br />
áp dụng quy trình này vào khoảng 29.000<br />
Đ/Con/tháng.<br />
2.3.2. Thành tựu về hợp tác Quốc tế<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã thực<br />
hiện 11 đề tài/dự án hợp tác Quốc tế, trong đó có<br />
một dự án ODA do ACIAR tài trợ thông qua Viện<br />
Nghiên cứu Lúa Quốc tế. Ngoài ra Viện còn ký hợp<br />
đồng nghiên cứu với nhiều công ty nước ngoài.<br />
Tổng kinh phí các đề tài/dự án hợp tác Quốc tế<br />
trong giai đoạn 2011 - 2013 đạt hơn ba tỷ đồng. Kết<br />
quả một số đề tài/dự án nổi bật:<br />
- Dự án do ACIAR tài trợ về “Các hệ thống<br />
trồng trọt, chăn nuôi bền vững và mang lại lợi<br />
nhuận cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt<br />
Nam” gồm ba hợp phần: (1) Phân tích chuỗi giá trị<br />
cho hệ thống nông nghiệp bền vững và có hiệu<br />
quả kinh tế ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, (2)<br />
Hệ thống cây trồng bền vững cho vùng đất cát<br />
duyên hải Nam Trung bộ, (3) Kết hợp tốt hơn hệ<br />
thống trồng trọt và chăn nuôi bò thịt ở vùng duyên<br />
hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Dự án đã phân tích<br />
kinh tế ngành hàng bò thịt và sắn ở các tỉnh duyên<br />
hải Nam Trung Bộ, triển khai thực hiện nghiên<br />
cứu về ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp thức ăn tinh<br />
trong khẩu phần cơ sở gồm rơm và cỏ Guinea đến<br />
năng suất chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò thịt<br />
lai Sind Brahman và điều tra, đánh giá đất để<br />
xác định các mặt hạn chế của đất, đưa ra biện pháp<br />
quản lý thích hợp (SCAMP) tại các tỉnh Ninh<br />
Thuận, Phú Yên và Bình Định, đánh giá mức độ<br />
chính xác trong việc phân tích một số yếu tố vi<br />
lượng trong thân lá so với tiêu chuẩn của Uỷ ban<br />
Phân tích Đất và Cây của Úc (ASPAC).<br />
- Dự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu<br />
đến sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long: Sự<br />
thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa<br />
(CLUES)” do IRRI chủ trì dưới sự tài trợ của<br />
ACIAR. Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã<br />
cùng với các nhóm nghiên cứu khác trong cùng<br />
dự án đi điều tra, đánh giá các trở ngại của hệ<br />
thống cây trồng, chọn vùng nghiên cứu để đưa ra<br />
giải pháp đưa cây màu vào hệ thống chuyên lúa<br />
nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay,<br />
dự án đang thực hiện mô hình nghiên cứu đưa<br />
cây trồng cạn vào thay thế một vụ lúa trong hệ<br />
thống chuyên lúa cho từng địa bàn cụ thể ở Bạc<br />
<br />