Những thay đổi trong các khu đặc thù của bệnh viện
lượt xem 4
download
Bài viết bàn luận về một số thay đổi của những khu đặc thù (khu sảnh chờ, khu canteen, khu y tá trực và phòng nội trú) trong thể loại công trình bệnh viện. Nhu cầu của con người ngày càng nâng cao và luôn hướng tới những gì hoàn hảo nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những thay đổi trong các khu đặc thù của bệnh viện
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CÁC KHU ĐẶC THÙ CỦA BỆNH VIỆN CHANGES IN SPECIAL ZONES OF HOSPITAL Lê Tùng Diễm Thi1 Tóm tắt: Bài viết bàn luận về một số thay đổi của những khu đặc thù (khu sảnh chờ, khu canteen, khu y tá trực và phòng nội trú) trong thể loại công trình bệnh viện. Nhu cầu của con người ngày càng nâng cao và luôn hướng tới những gì hoàn hảo nhất. Vì vậy, một xã hội tiện nghi với những công trình hiện đại, chuyên môn cao, dịch vụ tốt luôn là mục tiêu hướng tới của nhân loại. Và sự chuyên môn hóa không những ở các công trình mà còn ở trong một công trình. Và bệnh viện là công trình gồm nhiều hạng mục, nhiều khu vực đặc thù đòi hỏi chuyên môn cao, tiện nghi và hoàn hảo. Qua quá trình tìm hiểu, thu thập, thống kê những thiết kế kiến trúc các khu vực đặc trưng trên trong một thời gian dài từ khi hình thành công trình đến nay có nhiều thay đổi. Dưới góc nhìn của kiến trúc và tác động của các điều kiện khách quan, kiến trúc những khu đặc thù trong bệnh viện đã có những thay đổi lớn cả về vị trí, quy mô, cách thức phục vụ, hình thức quản lý và cả quá trình vận hành. Từ khóa: Thay đổi, đặc thù, sảnh chờ, Canteen, y tá trực, nội trú, Bệnh viện. Abstract: The article discusses some of the changes in the enemy quarters (waiting rooms, canteen areas, on-site nurses and boarding rooms) in the hospital building category over time. Human needs are increasingly advanced and always towards the most perfect. Therefore, a comfortable society with modern works, high expertise, good service is always the goal of humanity. And specialization is not in buildings, but in a building. And hospitals are a category of works with many items, many specific areas that require high expertise, comfort and perfection. Through the process of learning, collecting, and statistics of the architectural designs of these specific areas for a long time from the construction of the project to the present. From the perspective of architecture and the impact of objective conditions, the architecture of the hospital’s specific areas has changed dramatically in terms of location, size, service style, management form and even during operation. Keyword: Changing, revenge, waiting room, Canteen, live nurse, inpatient, Hospital. 1. Đặt vấn đề Dưới ảnh hưởng của những tiến bộ của khoa học công nghệ mới, cụ thể là tiến bộ trong các hệ thống kỹ thuật và các thiết bị y khoa, kiến trúc bệnh viện đã có những thay đổi rất mạnh mẽ. Phải nói rằng hệ thống kỹ thuật tiên tiến đã hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động của bệnh viện, góp phần khắc phục những khó khăn về giao thông, về hình khối và về không gian trong công trình bệnh viện. Trong những thay đổi đó, kiến trúc của những khu đặc thù trong bệnh viện như: khu sảnh chờ, khu canteen, khu y tá trực và phòng nội trú có những thay đổi lớn. Những thay đổi này nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của bệnh viện, góp phần tạo sự tiện nghi cho bệnh nhân và tạo cảm giác thân thiện cho thể loại công trình bệnh viện. Xóa tan cảm giác lạnh lẽo, bệnh tật của thể loại công trình này mang lại cho con người khi tiếp xúc. 2. Những thay đổi của kiến trúc khu đặc thù trong bệnh viện 2.1. Kiến trúc khu sảnh chờ Tại các khu khám ngoại trú, khu chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, khu xét nghiệm,… ta phải 52 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI bố trí không gian chờ cho bệnh nhân. Trước đây, các bệnh viện được thiết kế theo mô hình phân tán, hành lang thường được kéo dài và chạy khắp công trình. Không gian chờ của bệnh nhân nằm dọc theo hành lang và được gọi là hành lang chờ. Với kiến trúc hành lang dài bao quanh các khu, phòng như vậy sẽ thiếu điểm nhấn, cùng với dạng mặt bằng trải dài theo chiều ngang, sẽ tạo cho bệnh nhân cảm giác mênh mông, khó định hướng khi di chuyển trong công trình. Hơn nữa, việc bệnh nhân ngồi chờ gần như ngay trước cửa phòng đã tạo nên cảnh mất trật tự, nhốn nháo, mất an toàn và không thẩm mỹ. Không gian chờ này làm cản trở lưu thông dọc hành lang bệnh viện nhưng do điều kiện không được hỗ trợ về biển báo, thiết bị, máy móc gì nên không thể có giải pháp kiến trúc nào hợp lý hơn để kiểm soát được bệnh nhân cho nhân viên y tế. Ngày nay, trong các bệnh viện hiện đại, không gian chờ được thiết kế thành phòng chờ có tiện nghi giải trí, bệnh nhân có thể thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi. Phòng chờ được trang bị các thiết bị giải trí như ti vi, máy nghe nhạc,… Sở dĩ người ta có thể bố trí phòng chờ riêng biệt là vì có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Hệ thống thông tin nối khắp bệnh viện giúp các thủ tục hành chính đơn giản và tiện lợi hơn. Nhân viên trực tại phòng chờ và làm thủ tục đăng ký cho bệnh nhân, có thể liên lạc với các phòng khám hoặc chiếu chụp, xét nghiệm,… Nhờ vào sự hỗ trợ của các máy định vị các phòng khoa và việc mã hóa các thẻ khám bệnh đã làm cho tìm kiếm nơi cần đến của bệnh nhân trở nên đơn giản và nhanh chóng. Do đó, việc kiểm soát bệnh nhân của nhân viên y tế cũng dễ dàng và toàn diện hơn. Công nghệ thông tin (CNTT) và máy móc đã hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, giúp trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và cụ thể, đặc biệt là trong công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng vào máy móc và công nghệ cũng làm cho con người ngày càng mất đi các mối quan hệ, giao lưu với nhau. Con người dần mất đi tiếng nói và việc trao đổi bằng lời. Vì vậy, việc tận dụng tối đa sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ là cần thiết nhưng mặt khác kiến trúc của không gian chung trong bệnh viện cần phải dung hòa giữa công nghệ và thiên nhiên. Việc đưa cây xanh vào trang trí thường được sử dụng vì nó có tác dụng thư giãn, bố trí một sân trong được trang trí với khu cảnh thiên nhiên cạnh phòng chờ hay thiết kế hòa trộn hai không gian phòng chờ và sân trong để đưa hẳn thiên nhiên vào sâu trong phòng. Hình 1. Sự thay đổi hình thức kiến trúc của khu sảnh chờ khám bệnh [1] 2.2. Canteen bệnh viện Canteen đã xuất hiện trong bệnh viện từ rất xưa nhưng theo quan niệm trước đây, canteen là hạng mục phụ trong công trình và không được quan tâm đúng mức trong thiết kế. Hơn thế nữa, canteen thường gắn liền với khu vực bếp nấu, cần nhập và xử lý nguyên liệu thô nên canteen thường được đặt ở vị trí tách rời, khuất sau công trình hoặc được đặt ngay dưới tầng hầm để tiện việc nhập nguyên liệu và nấu nướng. Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 53
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Ngày nay, với sự trang bị của máy hút khói, đường ống dẫn gas ngầm, hệ thống xử lý nước thải,… thì việc đặt canteen vào sâu trong công trình để tiện việc phục vụ đã không còn là một vấn đề quá khó. Thậm chí, với vấn đề chuyên môn hóa ngày càng cao thì việc quy hoạch các bệnh viện tập trung thành cụm nhằm hỗ trợ cho nhau. Đồng thời, sử dụng chung khu vực phục vụ như nấu nướng, giặt, ... Việc nấu nướng không nhất thiết được thực hiện trong bệnh viện mà sẽ tập trung ở một khu vực khác nằm ngoài công trình. Khu canteen chỉ làm công việc soạn ăn và phục vụ do đó, vị trí của khu vực này không cần tách rời các khối khác trong công trình. Ăn uống là một trong những niềm vui lớn nhất của cuộc sống. Nó không những đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người mà còn mang ý nghĩa thư giãn và nghệ thuật. Ý thức được điều này, canteen ngày nay được thiết kế rất tiện nghi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành bệnh viện. Thậm chí, canteen có thể được chia nhỏ để phục vụ những mục đích khác nhau trong từng khu của bệnh viện. Nếu trước kia, mọi người phải chen chúc trước quầy phục vụ ở canteen để mua thức ăn. Việc này không những gây mệt mỏi cho thân nhân, bệnh nhân, các nhân viên y tế mà còn gây mất thời gian, mất trật tự, mỹ quan và gây khó khăn, áp lực cho nhân viên phục vụ. Ngày nay, khi hệ thống CNTT và điện thoại ngày càng thể hiện tiện nghi cuộc sống, thì việc đặt món trước qua điện thoại, qua internet,… sẽ giúp người mua không phải mất quá nhiều thời gian, người bán dễ dàng phục vụ. Mô hình tự phục vụ được khuyến khích đưa vào canteen bệnh viện. Việc đặt món, nhận và thanh toán tại quầy đã giúp cho việc kiểm soát và quản lý canteen nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hệ thống camera theo dõi từ xa đã giúp cho nhân viên quản lý và phục vụ một cách nhanh chóng và chu đáo hơn. Điều này giúp mở ra một không gian canteen thông thoáng, nhẹ nhàng và thư giãn. Cung cách phục vụ thay đổi, hình thức mua bán thay đổi, quản lý thay đổi dẫn đến kiến trúc canteen cũng thay đổi theo. Những không gian thoải mái, ánh sáng tự nhiên chan hòa, khung cảnh sân vườn được khai thác tối đa, việc trang trí và vật dụng nội thất được đầu tư đã làm cho canteen trở thành một loại hình kiến trúc thu hút trong bệnh viện và là một hình thức kinh doanh có cạnh tranh, thu hút cả những đối tượng bên ngoài công trình. Hình 2. Sự thay đổi vị trí và kiến trúc của khu canteen bệnh viện [1] 2.3. Khu y tá trực (khu nội trú) So với quan niệm thiết kế trước đây, ngày nay người ta chú trọng việc thiết kế khu y tá trực nhiều hơn. Yêu cầu chủ yếu của khu vực này là tiện nghi làm việc cho y tá và tạo mọi thuận lợi để y tá theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, khu y tá trực cũng có những yêu cầu đặc trưng về kiến trúc. Như khu y tá trực nằm ở vị trí trung tâm để dễ quản lý không gian toàn đơn nguyên nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảm yêu cầu về hướng gíó, hướng nắng, chiếu sáng cho các phòng trong đơn nguyên. 54 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Trong khu vực làm việc của y tá, chiếm một diện tích khá lớn, là kho lưu trữ hồ sơ bệnh án. Vì vậy, khu y tá trực thường được bố trí kéo dài và ở giữa khu nội trú (nếu mặt bằng khu nội trú hình chữ nhật) hay ở vị trí trung tâm (nếu mặt bằng khu nội trú hình tròn, hình tam giác). Vị trí của quầy y tá trực ảnh hưởng rất nhiều đến hình thức kiến trúc của khu nội trú, cũng như kiến trúc toàn bệnh viện. Ngày nay, việc lưu trữ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên hệ thống máy vi tính là một thuận lợi cho việc kiểm soát hồ sơ và việc tìm kiếm của y tá trực. Thông tin bệnh nhân cũng được cập nhật một cách đầy đủ và nhanh nhất, giúp y tá trực dễ dàng theo dõi bệnh tình của bệnh nhân. Tương tự, việc sử dụng camera quan sát, kiểm soát lối ra vào và biểu hiện của bệnh nhân giúp y tá trực đỡ phải đi lại nhiều mà vẫn cập nhật tốt tình trạng bên ngoài. Điều này cũng làm cho việc bố trí quầy y tá trực dễ dàng, không nhất thiết phải ở gần cửa ra vào đơn nguyên nhưng vẫn kiểm soát được khu nội trú. Một loại máy móc nữa được phát minh và giúp ích rất nhiều cho công việc của y tá trực, đó là hệ thống báo gọi y tá. Với hệ thống này, việc còn lại của thiết kế là lựa chọn vị trí trung tâm cho quầy y tá trực để đảm bảo cự ly đến các bệnh nhân là tương đối thuận lợi nhất. Thậm chí, hệ thống này giúp y tá trực có thể trao đổi trực tiếp về tình trạng của bệnh nhân, giúp nắm bắt sơ lược tình trạng và yêu cầu của bệnh nhân. Cùng với sự hỗ trợ của thiết bị, hình thức kiến trúc khu y tá trực có nhiều thay đổi theo chiều hướng mới. Đầu tiên là việc không đòi hỏi gắt gao về vị trí để đảm bảo quan sát bệnh nhân. Về hình thức, phải phá được “khoảng cách” giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. Các quầy trực cao 1,1m- 1,2m được thay thế bởi các quầy thấp như mặt bằng thông thường, bên trong có 1 bộ bàn ghế nhỏ để tiếp bệnh nhân và người thân, lối vào phải được thiết kế rộng rãi để bệnh nhân hoặc người thân không ngại đi vào. Khu y tá trực giờ là một không gian mở, thân thiện với bệnh nhân. Hình 3. Sự thay đổi của kiến trúc khu Y tá trực (Nội trú) bệnh viện [1] Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 55
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 2.4. Phòng nội trú Trong bệnh viện, phòng bệnh nội trú là quan trọng nhất vì nó phục vụ trực tiếp cho bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị. Phòng nội trú có lịch sử ra đời sớm nhất, nhưng lại ít thay đổi nhất. Các phòng nội trú trong các bệnh viện trước kia và ngày nay gần như không khác nhau nhiều lắm. Điều khác nhau cơ bản nhất phải nhắc đến là xu hướng ngày nay các phòng này được thiết kế tiện nghi hơn và phù hợp tâm lý bệnh nhân hơn. Những phòng bệnh nội trú tập thể ngày nay được thay thế bằng những phòng bệnh ít giường, đảm bảo sự tiện nghi và riêng tư. Điều kiện quyết định cho tiêu chí thiết kế này là đảm bảo sự riêng tư nhưng y tá trực, bác sĩ vẫn theo dõi được tình trạng bệnh nhân và kịp thời can thiệp. Như đã trình bày ở phần trên, thì hệ thống báo gọi y tá trực và camera theo dõi đã cho phép chúng ta làm điều đó. Và đối với phòng bệnh nội trú thì thiết bị gắn đầu giường là những thiết bị y khoa bảo trợ cho việc cấp cứu bệnh nhân tại chỗ, trước khi có sự can thiệp sâu. Các hệ thống dẫn khí y tế âm tường, các dụng cụ xét nghiệm, thăm dò chức năng nhỏ gọn, di động (máy điện tim, đo huyết áp, thử đường huyết, siêu âm, X quang,…) đã làm cho phòng nội trú phút chốc trở thành một bệnh viện thu nhỏ với đầy đủ chức năng để kịp thời sơ cứu cho bệnh nhân. Điều này làm cho vấn đề nghiệp vụ được bảo đảm và kiến trúc sẽ đáp ứng nhu cầu còn lại về sự riêng tư. Hệ thống CNTT và các thiết bị nội thất tiện nghi trang bị trong phòng bệnh đã giúp cho người bệnh cập nhật thông tin và hòa nhập với xã hội, tránh gây cảm giác lạc lõng, xa rời, bệnh tật,... Dù được sự hỗ trợ nhiều của công nghệ và thiết bị hiện đại nhưng do đặc trưng khí hậu nước ta nói chung và khu vực miền Nam nói riêng nên kiến trúc khu nội trú vẫn phải được khuyến khích thiết kế với tiêu chí thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, đưa thiên nhiên vào tầm nhìn của bệnh nhân. Tuy nhiên, cần cân nhắc đến yếu tố nghỉ ngơi của bệnh nhân và đặc trưng của từng loại bệnh mà có giải pháp thông thoáng cho hợp lý. Với chức năng ở và điều trị bệnh của khu nội trú, kiến trúc khu này cần được dung hòa giữa yếu tố riêng tư và điều trị (can thiệt kịp thời của y – bác sĩ). Các giải pháp sử dụng lam, tạo khoảng xanh, cảnh quan,… cần được áp dụng một cách tinh tế trong kiến trúc khu này. Hình 4. Những công trình kiến trúc của Kts. Võ Trọng nghĩa [1] 3. Kết luận Xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng nâng cao, đi kèm đó, các 56 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI dịch vụ, tiện nghi phải ngày càng hoàn thiện và cao cấp. Hơn nữa, bệnh viện là một công trình thiết yếu của cuộc sống, là nơi chăm sóc sức khỏe quý giá. Vì thế, việc ngày càng hoàn thiện các dịch vụ trong bệnh viện là một đòi hỏi cấp bách. Nhiệm vụ của người kiến trúc sư thiết kế sao cho không những công trình vận hành tốt, hợp lý quá trình khám và chữa bệnh theo thời đại và công nghệ hiện tại, mà còn phải làm sao cho bệnh nhân cảm thấy được phục vụ một cách tốt nhất. Đồng thời, tạo cảm giác thân thiện, quen thuộc cho người bệnh. Phải làm cho họ có cảm giác như đang được ở nhà, đó chính là tâm lý tốt nhất giúp họ nhanh lành bệnh. Để đạt được như vậy, người thiết kế ngoài am hiểu kiến thức chuyên sâu về thể loại công trình, bắt kịp thời đại, còn phải nắm rõ những tiến bộ khoa học hiện nay nhằm hỗ trợ cho quá trình thiết kế công trình. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Tùng Diễm Thi – Huỳnh Thị Kim Loan, Những Thay đổi kiến trúc bệnh viện dưới tác động của khoa học công nghệ mới, tài liệu Nghiên cứu khoa học – Trường ĐH Xây Dựng Miền Tây, 2019. [2]. Đặng Thái Hoàng, Kiến trúc bệnh viện đa khoa, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2005. [3]. Nguyễn Trọng Quỳnh, Thiết kế bệnh viện ở Việt Nam, Tạp chí Xây Dựng, (11), 1999. [4]. Nhan Quốc Trường, Xu hướng mới trong thiết kế kiến trúc bệnh viện và khả năng ứng dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ kiến trúc, 2003. [5]. Nguyễn Lý Bửu, Tổ chức không gian kiến trúc bệnh viện đa khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ kiến trúc, 2009. [6]. Phạm Thanh Truyền, Thiết kế trung tâm chẩn đoán y khoa trong điều kiện Việt Nam, luận văn thạc sỹ kiến trúc, 2009. [7]. Lê Thị Ánh Nguyệt, Tác động của khoa học kỹ thuật và xã hội đến không gian và dây chuyền kiến trúc của bệnh viện đa khoa, luận văn thạc sỹ kiến trúc, 2004. [8]. Trần Văn Khải, Thiết kế bền vững và phòng chống lây nhiễm, Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam (số 7/2012), 2012. [9]. Võ Thị Thẩm, Nâng cao chất lượng thẩm mỹ bệnh viện nhi tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ kiến trúc, 2012. Ngày nhận bài: 21/02/2020 Ngày gửi phản biện: 04/3/2020 Ngày chấp nhận đăng: 20/3/2020 1 1 Trường ĐHXD Miền Tây. Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 57
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu, đánh giá các dạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế (khu vực Kim Long - Thành phố Huế)
13 p | 174 | 11
-
Phong thủy để cải thiện cuộc sống
8 p | 66 | 9
-
Nhà hiện đại và bài toán cân đối nhà- sân- vườn
6 p | 76 | 7
-
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong quá trình phát triển nhà cao tầng tại khu vực nội đô của thành phố Hà Nội – Hướng tới đô thị bền vững
18 p | 101 | 7
-
Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy thủy điện A Vương đến các chế độ vận hành của hệ thống điện Việt Nam
7 p | 133 | 7
-
10 xu hướng trong thiết kế bếp
19 p | 73 | 6
-
Chuyển đổi số trong công tác điều độ lưới điện tại Trung tâm điều độ hệ thống điện Tp Hà Nội
15 p | 16 | 5
-
Ảnh hưởng của sự bổ sung hydroxyapatite đến các tính chất của xi măng glass ionomer
7 p | 80 | 5
-
Nhà hiện đại và bài toán cân đối nhà- sân- vườn
8 p | 59 | 4
-
Đánh giá quá trình vận động của thành tạo Miocen giữa khu vực phụ trũng đông bắc bể Nam Côn Sơn phục vụ lập dữ liệu đầu vào cho mô hình địa hóa đá mẹ
11 p | 38 | 4
-
Bố trí đồ nội thất trong căn hộ nhỏ
9 p | 65 | 3
-
Cách tạo sự nhận dạng trong kiến trúc thông qua mô đun hóa và công nghệ lắp ghép
7 p | 5 | 2
-
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc cảnh quan các làng quan họ truyền thống tỉnh Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa
4 p | 63 | 2
-
Phân tích diễn biến hình thái cửa sông Đà Rằng, Phú Yên bằng ảnh vệ tinh
7 p | 52 | 2
-
Mô phỏng quá trình lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu tại khu vực ven biển Hải Phòng
9 p | 51 | 2
-
Những thay đổi về hình thái kiến trúc và đô thị ở Hà Nội: Phần 1
148 p | 7 | 1
-
Những thay đổi về hình thái kiến trúc và đô thị ở Hà Nội: Phần 2
187 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn