intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thứ được đề cao quá đáng khi một bộ phim thành công

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà cựu phê bình phim Mark Juddery của tờ Huffingtonpost hẳn là rất bực mình khi nghe thiên hạ gán thành công (thương mại) của một bộ phim cho những yếu tố chả liên quan gì hết, dưới đây là danh sách những thứ mà Mark cho rằng ‘được đề cao quá đáng’ khi phim nào đó câu được nhiều khách: Sức mạnh của ngôi sao: ai cũng biết rằng diễn viên 'ngôi sao' có cát-xê khủng, vì mọi người tin rằng 'sao' là lý do hàng triệu người mua vé vào .rạp. Nhiều studio lớn cũng tin điều này, dẫn đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thứ được đề cao quá đáng khi một bộ phim thành công

  1. Những thứ được đề cao quá đáng khi một bộ phim thành công Nhà cựu phê bình phim Mark Juddery của tờ Huffingtonpost hẳn là rất bực mình khi nghe thiên hạ gán thành công (thương mại) của một bộ phim cho những yếu tố chả liên quan gì hết, dưới đây là danh sách những thứ mà Mark cho rằng ‘được đề cao quá đáng’ khi phim nào đó câu được nhiều khách: Sức mạnh của ngôi sao: ai cũng biết rằng diễn viên 'ngôi sao' có cát-xê khủng, vì mọi người tin rằng 'sao' là lý do hàng triệu người mua vé vào
  2. rạp. Nhiều studio lớn cũng tin điều này, dẫn đến chuyện hàng tá phim thất bại thảm hại dù có ngôi sao cỡ bự. Nhìn vào doanh thu phòng vé, ta sẽ thấy rằng 'sao' chỉ là một phần của thành công - thậm chí còn là phần rất nhỏ. Vào năm 2010, Sandra Bullock được tung hô là 'ngôi sao đem lại nhiều doanh thu nhất cho phòng vé' (nhờ phim "The Proposal" và "The Blind Side"), nhưng cũng trong năm đó, phim "All about Steve" của cô thất bại thê thảm về doanh thu. Giáo sư Kinh tế Abraham Ravid đã thực hiện một nghiên cứu, rồi kết luận rằng: "Ngôi sao và thành công của phim không liên quan gì với nhau. Đây là một trở ngại lớn của các studio, mỗi năm họ phải trả những diễn viên hạng A rất nhiều tiền, đủ cho một ngôi làng 100 người sống thoải mái, "làng" tại một đất nước phát triển đấy, không phải làng của nước nghèo đâu." Trong ảnh: Dân chúng và giới báo chí đổ xô đi gặp Brad Pitt và Angelina Jolie, nhưng đa số thích 'gặp mặt' nhiều hơn thích xem phim họ đóng.
  3. Bài phê bình: Với tư cách của một cựu phê bình phim, tôi rất thích đọc các bài bình, thường thì chúng thú vị còn hơn cả... phim. Các đạo diễn có nói gì đi nữa, họ rất lúng túng trước sức mạnh của các bài phê bình. Năm 1998, James Cameron yêu cầu báo Los Angeles Times đuổi việc nhà phê bình Kenneth Turan vì anh 'dám' vạch ra các sai sót của phim "Titanic". Tôi không hiểu tại sao Cameron lại bực bội, vì thiên hạ vẫn bỏ lời của Turan ngoài tai và đổ xô đi xem Titanic như thường. Khác với các bài phê bình sân khấu - vốn có thể dìm chết hoặc đưa một vở kịch đến vinh quang - phê bình phim không có nhiều thế lực lắm ở Hollywood. (Ví dụ 1: "Transformer: Dark side of the moon" (bị chê nhưng vẫn lời), ví dụ 2: "Công dân Kane" - một tác phẩm kinh điển, nhưng thất bại về mặt doanh thu khi công chiếu vào năm 1941). Trong ảnh là 'huyền thoại sống' của giới phê bình phim: ông Roger Ebert,
  4. nhưng ông này khen phim nào thì chưa chắc phim đó sẽ thu về nhiều tiền. 3-D: Không phải ai cũng ưa phim 3-D. Huyền thoại sống của lĩnh vực kỹ xảo - ông Douglas Trumbull - một người rất yêu công nghệ mới (trong đó có cả 3-D) cũng đồng quan điểm. "Nó (3-D) rất tuyệt để áp dụng cho những phim như "Alice ở xứ thần tiên", nhưng một phim tình cảm thì có lẽ không nên dùng 3-D" ông nói với tôi hồi năm ngoái. "Một số phim mang tính kịch nghệ cao, chúng chủ yếu tập trung vào diễn viên và diễn xuất cũng như cảnh dựng. Tôi nghĩ nếu bạn trộn 3-D vào các phim đấy thì nó sẽ làm hỏng mất phong cách tự nhiên của phim." Như vậy, 3-D hợp với những phim như "Alice ở xứ thần tiên" hay "Avatar"; còn phần lớn các phim khác thì không. Ngay cả phiên bản 3-
  5. D của Titanic (mới ra mắt cách đây vài tuần) cũng không thu về bao nhiêu tiền. Trong ảnh là ông Douglas Trumbull (tóc bạc) chỉ đạo một cảnh quay 3-D trước phông nền xanh. Thể loại này dễ kiếm tiền hơn thể loại kia: 'Thể loại' gắn liền với nền công nghiệp phim ảnh, chúng ta hay cho rằng một bộ phim phải thuộc thể loại nào đấy. Bộ phim này sẽ nằm trong cái 'hộp thể loại' nào đây? Ok, "American Reunion" (Bánh Mỹ 4) là phim hài, còn "The Avengers" là phim siêu anh hùng. Nhưng "Forest Gump" thì sao? Người ta cho nó vào hộp 'tâm lý' nhưng tôi thì thấy nó cũng có chất hài. Còn "Titanic"? Tình cảm hay bom tấn hay thảm kịch lịch sử? Khi người ta đến rạp, có lẽ họ không chọn giữa "Hài hay hành động", mà suy nghĩ "Đây có phải là phim mình muốn xem không?". Trong ảnh là
  6. phim Titanic ngày nào. Chắc chắn thiên hạ không đổ xô đi xem phim vì thể loại của nó rồi. Kỹ xảo điện ảnh: Ok, đây là thứ mà các nhà phê bình ghét đã lâu. Nhờ kỹ xảo hoành tráng mà chúng ta là được những phim như "Ngày Độc lập" hoặc "The Clone Wars", một rắc rối nhỏ: mấy phim này... không hay cho lắm. Nhưng còn bộ ba phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" thì sao? Và loạt phim Harry Potter? Đúng vậy, câu chuyện hay, kịch bản hay, diễn viên giỏi có thể khiến một bộ phim nặng kỹ xảo hay hơn hẳn. Còn nếu các nhà làm phim chỉ tập trung vô kỹ xảo, thì chả trách tại sao họ làm ra lắm phim thất bại và dở thê thảm. Trong hình là phim Eragon, phim có nhiều kỹ xảo hoành tráng và được đầu tư lớn, nhưng kỹ xảo gì đi nữa, lỗ vẫn hoàn lỗ.
  7. Sự thật lịch sử: Vài phim làm sai lịch sử theo kiểu xúc phạm, từ "The Birth of a Nation" cho đến "The Patriot". Những phim này xứng đáng bị đưa ra mắng vốn. Nhưng khi ai đó cằn nhằn rằng bài nhạc xuất bản vào năm 1966 xuất hiện trong bộ phim về một sự kiện diễn ra vào năm 1965, hay chỉ trích Keven Costner vì tài tử này nói giọng Mỹ khi đóng phim Robin Hood (Robin là nhân vật người Anh Quốc), thì tôi có lời khuyên này: Bớt cứng nhắc dùm cái. Nếu tìm hiểu kỹ thì bạn sẽ thấy rằng chẳng có ma nào nói giọng Anh vào thời của Robin Hood. Thậm chí lúc ấy làm gì đã có... tiếng Anh! Ok, tôi rất khâm phục Nicole Kidman - một người thuận tay trái - vì cô đã tập viết bằng tay phải để đóng vai nữ nhà văn Virginia Woolf. Julia Roberts - cũng một người thuận tay trái nữa - tập viết bằng tay phải để thủ vai Erin Brockovich. Cả hai diễn viên này đều đoạt Oscar cho các vai kể trên. Thế nhưng,
  8. Hilary Swank cũng thuận tay trái, và cô không hề tập tành đổi tay viết khi đóng vai Brandon Teena (nhân vật có thật, trong phim "Boys don't cry", Brandon thuận tay phải), Hilary vẫn đoạt giải Oscar như thường. Một số việc vặt vãnh như thế này không ảnh hưởng đến thành công của phim. Ảnh: Nicole Kidman đóng vai Virginia Woolf trong phim "The Hours". Còn đây là Hilary Swank (phải) trong vai Brandon, Brandon sinh ra là nữ, nhưng thích giả trai. Mọi người khâm phục Hilary và Nicole vì họ diễn hết mình, nhập vai xuất sắc (đến nỗi nhận không ra), chứ mấy cái nhỏ nhỏ như thuận tay này hay tay kia không quan trọng lắm. Nghĩ lại, phim "The Hours" và "Boys don't cry" đâu có thu về nhiều tiền nhỉ?
  9. Những phim lời khẳm như Titanic thì đầy lỗi, hơn cả hai phim của Nicole và Hilary cộng lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2