intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên kiêng

Chia sẻ: Thanh Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên kiêng Người bị viêm loét dạ dày ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống còn đóng vai trò quan trọng. Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên kiêng

  1. Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên kiêng Người bị viêm loét dạ dày ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống còn đóng vai trò quan trọng. Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày. Theo Ths. Bs. Lê Thị Hải, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày là đều do axit làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axit làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Vì vậy, người viêm loét dạ dày nên không nên ăn những loại thức sau: - Các loại thực phẩm có độ axit cao; các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt... - Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành... - Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè... - Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc... Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày (Ảnh minh họa) - Không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo... - Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích... - Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có ga. - Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. - Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới. - Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ.
  2. - Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán. Những thức ăn nên ăn - Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn cháo, cơm nát, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng... - Các loại khoai: khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp. - Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om. - Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát. - Đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè. - Nước uống: nước lọc, nước khoáng... Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bao gồm các thực phẩm bổ dưỡng mà còn là các phương pháp nấu ăn đúng và thích hợp. Dưới đây các chuyên gia sẽ giới thiệu về những thói quen nấu ăn lành mạnh. Sử dụng muối và bột ngọt Ăn uống quá nhiều muối và bột ngọt chắc chắn không có lợi ích cho cơ thể. Bạn nên cân nhắc khi sử dụng các loại gia vị, bạn có thể dùng giấm và nước chanh thay cho muối. Bạn cũng có thể thêm một số tỏi và bột hành tây (không dùng tỏi muối và hành tây muối) trong thịt và canh, nó sẽ mang lại một hương vị tuyệt vời cho món ăn. Luộc tốt hơn rán Bạn nên chọn một phương pháp nấu ăn có thể không chỉ duy trì hương vị và màu sắc của thực phẩm mà còn có thể giữ lại các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Rau luộc có thể tránh được sự mất đi của giá trị dinh dưỡng vì quá trình nấu ăn trong thời gian dài và nhiệt độ cao. Ăn nhiều rau quả Cố gắng thêm các loại rau trong các món salad và một số các món ăn. Ví dụ, bạn có thể thêm một số ớt đỏ hoặc màu vàng cắt nhỏ để tăng cường hương vị của món ăn, hoặc sử dụng các loại trái cây chua để thay thế cho vị ngon của các món canh. Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bao gồm các thực phẩm bổ dưỡng mà còn là các phương pháp nấu ăn đúng và thích hợp (Ảnh minh họa)
  3. Ăn ít thực phẩm béo Hãy gắng sử dụng lựa chọn thực phẩm ít chất béo, chẳng hạn như pho mát ít chất béo, sữa tách kem. Khi nướng các loại thực phẩm, sử dụng hai lòng trắng trứng thay vì toàn bộ một quả trứng, nó có thể làm giảm đáng kể mức độ chất béo và cholesterol. Sử dụng ít dầu hơn Khi nấu thức ăn, cố gắng sử dụng càng ít dầu càng tốt. Khi chúng ta chiên bất cứ thứ gì, các chất béo của dầu sẽ thấm vào thực phẩm và làm tăng lượng calo của thực phẩm lên đáng kể. Khi chúng ta ăn, thực phẩm chiên sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta trong hai cách, trước hết, làm tăng lượng calo hàng ngày của chúng ta. Và thứ hai, chế độ ăn uống của chúng ta nghiêng nhiều về phía tiêu thụ chất béo. Do đó sẽ dẫn đến tăng cân, thậm chí gây bệnh béo phì. Không ăn thức ăn bị cháy Cố gắng không nướng thịt bằng, vì nếu trong trường hợp thực phẩm bị cháy thành than nó sẽ sản xuất một số chất gây ung thư như benzopyrene. Sử dụng lò vì sóng là cách tốt nhất trong nấu ăn, bởi vì thời gian nấu là rất ngắn, vì vậy nó có thể làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm. Hạn chế sử dụng nước sốt Bạn không nên làm hỏng hỏng bữa ăn của bạn bằng cách sử dụng quá nhiều nước sốt mà lại thêm vào lượng calo không cần thiết. Chỉ sử dụng nước sốt như một cách để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nếu có thể hãy sử dụng loại nước sốt ít chất béo và năng lượng khi nấu ăn. Thêm dầu vào trong nước luộc mỳ Bạn có thể đã nghe nói đến việc thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống để chúng không bị dính lại với nhau và với cả đáy nồi. Mặc dù điều này đúng sự thật, nhưng nó sẽ loại đi một phần dinh dưỡng nhất định của mỳ và thêm vào lượng calo không cần thiết. Tự làm món ăn tráng miệng Hãy tự làm cho món tráng miệng cho chính mình, để kiểm soát hàm lượng chất béo. Khi bạn làm bánh, bạn có thể chọn nước sốt táo, nước mận hoặc sữa chua thay vì kem, nó sẽ có hiệu quả trong việc giảm hàm lượng chất béo.
  4. Sử dụng bột ngũ cốc nguyên hạt Hãy thử sử dụng bột mì hoặc bột yến mạch khi bạn làm cho bánh mì và bánh quy, hoặc thêm một số bột lúa mì hoặc mạch nha trong bánh mì. Chọn pho mát đông lạnh thay vì kem. Đồng thời, bạn có thể sử dụng một số mứt thay bơ khi ăn bánh mì. Thay đổi cách chế biến món ăn Cách dễ mang bệnh cho cơ thể đó là luôn ăn một loại thực phẩm và không thay đổi phương pháp chế biến. Vì vậy, bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống của bạn. Sử dụng các thành phần khác nhau mỗi ngày, thử các phương pháp nấu ăn khác nhau và thậm chí sở hữu một vài công thức nấu ăn của riêng bạn – bất cứ điều gì cũng giúp cho bữa ăn vui vẻ, ngon miệng và lành mạnh hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2