intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những tình huống khó xử với sếp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

163
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong công sở, sếp là người quyết định tinh thần làm việc cũng như sự thoải mái của nhân viên. Tuy nhiên, không phải sếp nào cũng tốt và tâm lí. Đôi khi, họ còn đẩy nhân viên vào những tình thế khó xử. Bạn sẽ làm gì nếu rơi vào tình trạng đó? Sếp thường mất kiềm chế và quát tháo bạn trước mặt đồng nghiệp... (Ảnh minh hoạ) Theo Gini Graham Scott, tác giả cuốn sách “Bí quyết sống sót nơi công sở với một vị sếp tồi”, chìa khoá để giải quyết vấn đề chính là sự giao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những tình huống khó xử với sếp

  1. Những tình huống khó xử với sếp Trong công sở, sếp là người quyết định tinh thần làm việc cũng như sự thoải mái của nhân viên. Tuy nhiên, không phải sếp nào cũng tốt và tâm lí. Đôi khi, họ còn đẩy nhân viên vào những tình thế khó xử. Bạn sẽ làm gì nếu rơi vào tình trạng đó? Sếp thường mất kiềm chế và quát tháo bạn trước mặt đồng nghiệp... (Ảnh minh hoạ) Theo Gini Graham Scott, tác giả cuốn sách “Bí quyết sống sót nơi công sở với một vị sếp tồi”, chìa khoá để giải quyết vấn đề chính là sự giao tiếp. Dưới đây là 8 tình huống khó xử sếp thường gây ra cho nhân viên ở công sở và phương pháp bạn có thể áp dụng để kiểm soát chúng: Tình huống 1: Bạn không phải là trợ lí cá nhân của sếp nhưng họ thường xuyên sai bạn làm việc vặt
  2. Cách giải quyết: Scott đưa ra lời khuyên: “Bạn nên thảo luận vấn đề với sếp một cách khéo léo và nói cho họ biết bạn có những dự án cần ưu tiên cao và sẽ không thể hoàn thành chúng nếu thường xuyên giúp sếp việc lặt vặt. Nhấn mạnh công việc quan trọng của bạn sẽ khéo léo nhắc nhắc sếp rằng bạn được tuyển dụng không phải để đi lấy đồ giặt là hay đón con hộ họ”. Tuy nhiên, nếu những yêu cầu của sếp ám chỉ một sự cạnh tranh để đạt được vị trí cao hơn như trường hợp trong bộ phim “The devil wears Praha”, bạn nên học cách chấp nhận, kể cả khi phần mô tả công việc không bao gồm chúng. Tình huống 2: Sếp thường mất kiềm chế và quát tháo bạn trước mặt đồng nghiệp Cách giải quyết: Cũng như tình huống 1, Scott khuyên bạn nên nói chuyện cởi mở về cách cư xử của sếp. Nếu bạn phản ứng hay cãi lại ngay khi sếp vừa cất tiếng, mọi việc sẽ càng trở nên căng thẳng và rắc rối hơn. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và tự chủ khi bước vào cuộc nói chuyện. Hãy xác định nguyên nhân cơn giận của sếp trút lên đầu bạn. Đó là do bạn phạm sai lầm hay sếp đang có bực bội cá nhân? Từ đó, bạn sẽ tìm thấy hướng giải quyết thích hợp. Nếu cuộc thảo luận này không dẫn tới bất cứ sự thay đổi nào, bạn có thể báo lại với người giám sát cấp trên mỗi lần sếp quát tháo bạn mà không có lí do gì. Tình huống 3: Khi sếp bận giải quyết việc cá nhân, bạn phải thực hiện cả công việc của sếp. Nhưng khi thuyết trình công việc với ban lãnh đạo, sếp lại tranh công của bạn Cách giải quyết: Scott đưa ra 2 hướng giải quyết để lấy lại danh tiếng nếu sếp từ chối công khai sự đóng góp của bạn. Cách thứ nhất, hãy đề cập một cách ngẫu nhiên tới sự liên quan của bạn trong dự án trong cuộc họp, thậm chí trình bày lại chi tiết những gì bạn đã làm. Chắc chắn, mọi người trong ban quản trị sẽ nghi ngờ tại sao một người nắm rõ vấn đề như bạn lại không có đóng góp gì và giúp bạn lấy
  3. lại danh tiếng của mình. Cách thứ 2, hãy gửi cho ban lãnh đạo văn bản chứng tỏ bạn tham gia vào dự án và cấp trên sẽ giúp bạn giải quyết việc còn lại. Tình huống 4: Sếp “quấy rối” bạn nhưng lại nhanh chóng phủ nhận hành động của mình Cách giải quyết: Scott khuyên bạn: “Hãy lên tiếng để ngăn chặn tình trạng đó càng sớm càng tốt. Bạn có thể nói chuyện thẳng thắn với sếp rằng cách cư xử của họ khiến bạn không thoải mái hoặc đưa ra một phát biểu mạnh mẽ rằng bạn sẽ khiến sếp phải trả giá cho hành động của mình”. Không có lời bào chữa cho những hành động quấy rối. Nếu sếp tiếp tục hành vi đó, bạn nên viết lại từng trường hợp xảy ra, thảo luận tình huống với người giám sát của sếp và thông báo cho phòng nhân sự. Không có lời bào chữa cho những hành động quấy rối... (Ảnh minh hoạ)
  4. Tình huống 5: Phòng nhân sự khuyến khích nhân viên sử dụng ngày nghỉ nhưng sếp lại càu nhàu một cách giận dữ mỗi khi bạn xin nghỉ phép Cách giải quyết: Scott đề nghị một cuộc nói chuyện thẳng thắn để làm sáng tỏ vấn đề. Nó có thể xác định nguyên nhân sếp cáu gắt là do bạn xin nghỉ vào đúng giai đoạn bận rộn nhất của công ty. Bạn nên thương lượng thời gian nghỉ phép vào thời điểm thích hợp hơn, cho cả bản thân và công ty. Tình huống 6: Bạn nhận được khoản tiền thưởng và cảm thấy thất vọng khi phát hiện ra rằng nó thấp hơn rất nhiều so với những gì sếp đã hứa Cách giải quyết: Có thể có sự hiểu lầm, hãy thảo luận vấn đề với sếp trước khi đi đến bất kì kết luận nào. Nếu sếp đưa ra một lời giải thích hợp lí, ví dụ như công ty đang trong giai đoạn khó khăn và tiền thưởng thấp hơn là tình trạng chung, bạn có thể chấp nhận. Ngược lại, nếu sếp không đưa ra một lời giải thích thoả đáng, hãy đấu tranh cho những gì mình xứng đáng được hưởng. Tình huống 7: Sếp thường xuyên khẩn khoản bạn đưa ra lời khuyên để giải quyết vấn đề cá nhân của mình trong khi bạn rất bận rộn Cách giải quyết: “Điều này phụ thuộc vào việc thiết lập ranh giới”, Scott nói. “Trước hết, hãy đánh giá lại cách cư xử để đảm bảo rằng bạn không đưa ra một sự ám chỉ rằng mình luôn luôn sẵn sàng là người bạn tâm tình của sếp. Nếu cách cư xử của bạn không cần phải thay đổi, bạn nên thiết lập ranh giới bằng cách đề nghị một người thích hợp hơn để giải quyết những vấn đề cá nhân của của sếp”. Tình huống 8: Bạn nghi ngờ sếp có liên quan tới làm việc không hợp pháp Cách giải quyết: Đây là một tình huống bạn có thể không muốn đương đầu với sếp một cách trực tiếp. Hãy tập hợp tất cả tài liệu liên quan để làm bằng chứng và gửi tới phòng ban có chức năng. “Nếu bạn biết chắc sếp làm việc không đúng, bạn
  5. cũng phải chịu trách nhiệm nếu không thông báo với người có thẩm quyền”, Scott nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2