intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo ứng xử khi là “con cưng” của sếp

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài mặt, đồng nghiệp có thể vẫn hồ hởi, đối xử tốt với bạn nhưng sau lưng bạn, họ lại nói xấu, thậm chí tìm cách khiến bạn gặp khó khăn trong công việc. Bởi sự đố kỵ, mọi người sẽ bàn tán về mối quan hệ thân thiết của bạn với sếp, xì xào rằng bạn được sếp thiên vị và nghi ngờ khả năng thực sự của bạn. Để không rơi vào tình huống trên, vừa tránh bị đồng nghiệp xa lánh vừa duy trì mối quan hệ tốt đẹp với sếp, bạn cần phải cư xử khéo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo ứng xử khi là “con cưng” của sếp

  1. Mẹo ứng xử khi là “con cưng” của sếp Ngoài mặt, đồng nghiệp có thể vẫn hồ hởi, đối xử tốt với bạn nhưng sau lưng bạn, họ lại nói xấu, thậm chí tìm cách khiến bạn gặp khó khăn trong công việc. Bởi sự đố kỵ, mọi người sẽ bàn tán về mối quan hệ thân thiết của bạn với sếp, xì xào rằng bạn được sếp thiên vị và nghi ngờ khả năng thực sự của bạn. Để không rơi vào tình huống trên, vừa tránh bị đồng nghiệp xa lánh vừa duy trì mối quan hệ tốt đẹp với sếp, bạn cần phải cư xử khéo léo và chuyên nghiệp. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn: Luôn khiêm tốn Đối với sếp, bạn là một nhân tài và bản thân bạn cũng rất tự tin với khả năng của mình. Tuy nhiên, đi quanh văn phòng với vẻ kiêu căng, tự phụ, cái tôi cá nhân quá cao không phải là cách chinh phục sự yêu mến của đồng nghiệp. Không ai thích người lúc nào cũng tỏ ra mình biết mọi thứ. Do đó, cho dù bạn biết đáp án cho mọi câu hỏi, bạn không nhất thiết lúc nào cũng là trung tâm của mọi sự chú ý. Quan điểm này không chỉ thể hiện thiện chí tốt với đồng nghiệp mà còn chứng tỏ với cấp trên rằng bạn hòa hợp với mọi người và có tiềm năng trở thành người lãnh đạo. Không lợi dụng sự tín nhiệm của sếp Nhiều người khi được yêu quý thường rơi vào tâm lý ỷ lại. Kết quả công việc hiện tại xuất sắc sẽ gây ấn tượng với sếp một thời gian nhưng nếu bạn bắt đầu “trượt dốc”, sếp sẽ nhanh chóng nhận ra. Đừng lợi dụng vào sự tín nhiệm của sếp mà lơ là công việc của mình.
  2. Muốn tiếp tục duy trì tình cảm tốt đẹp với sếp, đồng thời chứng tỏ cho đồng nghiệp thấy mình xứng đáng được yêu mến, bạn cần không ngừng nỗ lực, phấn đấu để mang lại năng suất, hiệu quả làm việc xuất sắc hơn nữa. Mở rộng cánh cửa với những thử thách mới Một trong những thách thức khi của vị trí nhân viên được yêu thích nhất trong văn phòng là mọi người muốn bạn tiếp tục duy trì công việc càng lâu càng tốt. Dù điều này mang lại cho bạn cảm giác của một người quan trọng nhưng mặt khác, quá tập trung vào những điều hiện mình làm tốt có thể cản trở bạn chấp nhận thử thách mới để vươn tới nấc thang thành công vượt trội hơn trong tương lai. Để tránh tự thỏa mãn với bản thân, bạn nên nói chuyện thường xuyên với sếp, xác định rõ ràng mục tiêu và nguồn cảm hứng của mình và phát triển mối quan hệ vững chắc với đồng nghiệp. Nếu có cơ hội thử sức bản thân qua một dự án mới hay đảm nhận những nhiệm vụ chưa từng thực hiện…, đừng bỏ lỡ. Chúng là công cụ để bạn tiếp tục phát huy phong độ ổn định trong công việc. Ngoài ra, nếu phân tích kỹ lưỡng tình huống, về sự yêu mến của sếp dành cho bạn, bạn sẽ thấy cách đối xử đặc biệt này không phải là sự châm chước, bao che trong công việc mà đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm và việc làm hơn. Và đây cũng là một thử thách bạn phải vượt qua trong sự nghiệp của mình. Bạn nên đề nghị được đi tham quan công ty một vòng trước khi quyết định có chấp nhận lời đề nghị công việc hay không. Hãy chú ý tới thái độ, sự tương tác giữa các nhân viên và không khí làm việc chung.
  3. Nếu có những dấu hiệu cơ bản như: nơi làm việc mất vệ sinh, không an toàn, vẻ mặt bất mãn, cau có của nhân viên…, đây không phải là một môi trường làm việc vui vẻ, hạnh phúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2