intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những trái cây tưởng mát hóa nóng

Chia sẻ: Bu Bubam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhãn, vải, dưa hấu, xoài, ổi, vú sữa, táo, lê... tùy vào cách dùng, lượng dùng mà trái cây có thể “chuyển hệ” từ mát sang nóng. Trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì chứa nhiều sinh tố, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Thực chất, trái cây xứ nhiệt đới đa dạng, chưa kể cùng một loại lại có nhiều giống khác nhau, vị khác nhau. Vì thế, tùy vào cách dùng, lượng dùng mà trái cây có thể “chuyển hệ” từ mát sang nóng. Theo GS Đỗ Tất Lợi, tác giả cuốn sách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những trái cây tưởng mát hóa nóng

  1. Những trái cây tưởng mát hóa nóng
  2. Nhãn, vải, dưa hấu, xoài, ổi, vú sữa, táo, lê... tùy vào cách dùng, lượng dùng mà trái cây có thể “chuyển hệ” từ mát sang nóng. Trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì chứa nhiều sinh tố, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Thực chất, trái cây xứ nhiệt đới đa dạng, chưa kể cùng một loại lại có nhiều giống khác nhau, vị khác nhau. Vì thế, tùy vào cách dùng, lượng dùng mà trái cây có thể “chuyển hệ” từ mát sang nóng. Theo GS Đỗ Tất Lợi, tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam thì: “Trái vải tính bình, ăn vào đẹp dung nhan, nhưng theo Mậu Hy Ung và Hoàng Cung Tú, nếu ăn nhiều sẽ phát nhiệt, chảy máu cam”. Vì thế, khi dùng trái vải nên dùng trong khoảng bảy - tám quả, không nên cho rằng đây là thuốc dưỡng nhan mà ăn quá nhiều. Cùng họ với trái vải có trái nhãn. Đây là loại trái cây thơm ngon, nhiều người cho rằng, trái nhãn nóng, ăn nhiều dễ bị nổi mụn, thực chất trái nhãn không mát không nóng (tính bình). Tuy nhiên, nếu ăn cả bịch nhãn một lúc thì từ tính bình sẽ chuyển sang nhiệt ngay. Nếu mất ngủ hãy ăn nhãn, chừng 10-15 trái sẽ thấy dễ ngủ và không thức giấc nửa đêm vì ác mộng. Cần nhớ, “liều thuốc” này chỉ hiệu quả với những ai chớm… mất ngủ mà thôi.
  3. Đứng đầu trong họ nhà dưa là dưa hấu, loại dưa có vị ngọt, tính hơi hàn nên có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu. Do chứa nhiều nước nên trái dưa hấu cần dùng cách xa bữa ăn để không làm loãng dịch vị, dễ gây đầy bụng. Ngày hè nóng bức như hiện nay dùng dưa bở rất tốt, vì bên cạnh tính “mát mẻ” còn là “thuốc” giúp phòng ngừa cảm, trị táo bón và mất ngủ rất hay. Dưa lê cũng thuộc loại thanh nhiệt và chứa nhiều sinh tố nên rất tốt cho sức khỏe. Hai món bổ và mát là củ đậu và bột sắn dây. Củ đậu chứa nhiều nước, chất xơ nên có công dụng lợi tiểu, nhuận tràng và làm đẹp da, thích hợp cho những ai muốn giảm cân. Bột sắn dây là loại nước mát được dùng theo kinh nghiệm dân gian chữa mụn nhọt nổi trong miệng rất hiệu nghiệm. Dùng bột sắn pha với đường và nước, sau đó vắt thêm chanh vào. Những ai bị lở
  4. miệng, ăn uống khó khăn vì đau, chỉ cần uống đến ly thứ ba là thấy công hiệu ngay. Trái xoài thường bị cho là nóng, nhưng theo Đông y thì xoài có tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài cát Hòa Lộc chín mọng ngọt ngào, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy… Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì có công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn với nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Vì vậy, mùa nắng nóng ăn xoài xanh sẽ phòng từ xa cảm cúm. Có người cho rằng, ăn bất kỳ loại quả xanh nào mà uống nước đá lạnh sẽ bị tiêu chảy. Lương y đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TPHCM giải thích: “Trái
  5. xanh, non chứa nhiều chất chát, khó tiêu, lại uống nước lạnh nên dễ bị đau bụng, sình bụng. Đây là cách ăn uống không hợp vệ sinh, cần loại bỏ”. Ổi là loại trái cây được phụ nữ ưa thích vì vị thơm ngon của nó. “Tính tình” nóng - mát của ổi phụ thuộc vào giống. Loại ổi Thái, ổi xá lỵ nhiều nước, ít ngọt, vị chua tính mát, nhưng nếu ăn cả vỏ sẽ có nguy cơ bị “tác dụng phụ”: táo bón. Quả ổi sẻ ngọt nhưng ăn nhiều cũng bị nóng. Có vị chua chua ngọt ngọt là trái dâu da, đây là trái thanh nhiệt, dùng vào mùa hè rất tốt vì giúp tăng cường đề kháng, tránh được cảm cúm. Trong các loại trái cây vị ngọt lịm còn có trái na, hay còn gọi là mãng cầu. Vị ngọt này cùng với “thân hình” tròn lẳn, chắc thịt là nguyên nhân gây nóng cho những ai yêu thích nó. Cùng tên với na còn có mãng cầu xiêm, vị chua chua, ngọt ngọt, có tác dụng thanh nhiệt. Tuy nhiên, mãng cầu xiêm ít được “ăn tươi nuốt sống” mà thường làm sinh tố hoặc dầm sữa. Nếu muốn mãng cầu xiêm không “đổi tính” thì lượng đường, sữa kèm vào không nên quá ngọt. Trái vú sữa ướp lạnh ăn ngọt thơm mát miệng nhưng nóng. Vì vậy, không nên ăn nhiều, khi ăn vú sữa còn phải tránh xa phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ bị táo bón do có chứa nhiều chất chát. Trong “dàn” trái cây ngoại nhập thì chỉ có lê là mát nhờ vị chua và chứa nhiều nước còn nho và táo có tính bình. Nếu người đang nổi mụn, lở miệng thì nên chọn lê thay vì nho, táo. Người ta thường cho rằng, các loại trái cây thơm ngon như sầu riêng, mít… nóng. Thực chất, những trái này tuy thuộc
  6. loại “nóng tính” nhưng cũng không nóng đến mức ăn vào nổi mụn, nổi ghèn, trừ khi ăn quá nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2