Những trận hải chiến lịch sử và quá trình phát triển của hải quân
lượt xem 21
download
61 tàu phóng lôi Đức tấn công 78 khu trục hạm Anh có nhiệm vụ bảo vệ đội hình gồm 73 tàu chiến, tàu sân bay các loại. Trận đánh kéo dài từ chiều đến đêm 31.5.1916 giữa hạm đội Grand (Anh) và High Seas (Đức) tại North Sea, gần Jutland, Đan Mạch, được ghi nhận là chưa từng có trong lịch sử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những trận hải chiến lịch sử và quá trình phát triển của hải quân
- Những trận hải chiến lịch sử và quá trình phát triển của hải quân (Bài 1) 18/08/2009 22:37 Thế hệ khu trục hạm Nga Sovremenny được trang bị hệ thống hỏa tiễn hải đối hải, hải đối không SA-N-7 Gadfly cùng bệ phóng lôi 533 mm và bệ phóng phi pháo RBU-6000 để săn tàu ngầm - Ảnh: wikimedia.org Bài 1: Cuộc chạm trán kinh điển giữa tàu phóng lôi và khu trục hạm 61 tàu phóng lôi Đức tấn công 78 khu trục hạm Anh có nhiệm vụ bảo vệ đội hình gồm 73 tàu chiến, tàu sân bay các loại. Trận đánh kéo dài từ chiều đến đêm 31.5.1916 giữa hạm đội Grand (Anh) và High Seas (Đức) tại North Sea, gần Jutland, Đan Mạch, được ghi nhận là chưa từng có trong lịch sử. Trận đánh có một không hai 250 chiến hạm hai bên vào trận đánh dữ dội ngày 31.5.1916. Hải lực Hoàng gia Anh huy động 78 khu trục hạm giữ nhiệm vụ vừa tấn công vừa bảo vệ 28 chiến đấu hạm và 1 tàu sân bay(*) dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Sir John Jellicoe. Đức huy động 61 tàu phóng lôi tác chiến cùng 16 chiến đấu hạm và 6 thiết giáp hạm do Phó đô đốc Reinhard Scheer chỉ huy. Do kém quân số nên Reinhard áp dụng chiến thuật vừa đánh vừa nhử nhằm phá thế kiểm soát của hải lực Anh, mở đường cho thương thuyền Đức tái hoạt
- động trên North Sea. Trái lại, quân Anh ỷ vào thế đông, sẵn sàng giáp lá cà nhằm loại tầm ảnh hưởng của hải quân Đức trên vùng biển mình kiểm soát. Mỗi bên đều thực hiện ý đồ của mình. Đức triển khai 5 tuần dương hạm nhỏ, nhẹ, hiện đại do Phó đô đốc Franz Hipper chỉ huy tiến lên khiêu chiến. Nhiệm vụ của Hipper là nhử liên đội tuần dương hạm của Anh dưới quyền Phó đô đốc David Beatty ra xa và lọt vào tầm bắn tàu ngầm để tiêu diệt. Tuy nhiên, phía Anh nhận được nhiều tín hiệu cho thấy đây không phải là cuộc chạm trán đơn thuần của vài chiếc tuần duyên mà là cuộc triển khai của cả một hạm đội. Do đó, ngày 30.5, Sir Jellicoe đã nhanh chóng điều chiến thuyền đến án ngữ "điểm hẹn" trước khi tàu ngầm Đức có mặt. Chiều 31.5, hải đội hai bên chạm trán nhau sớm hơn dự kiến. Tuy chiến thuật câu nhử phá sản, song Hipper vẫn kéo được người Anh rơi vào thế gọng kìm của hạm đội nhà. Mười chiến đấu hạm do Beatty chỉ huy bị 5 chiến đấu hạm của Hipper bắn chìm mất hai, buộc phải tháo chạy. Tuy nhiên, màn rượt đuổi sau đó của hải đội Đức đã mở đầu cho cuộc đọ súng lớn nhất đệ nhất thế chiến. Từ 18 giờ 30 đến khi trời tối hẳn, 2 hạm đội hùng mạnh với tổng cộng 250 tàu chiến các loại giao tranh ác liệt. 14 tàu Anh và 11 tàu Đức bị bắn chìm với con số thương vong khủng khiếp. Trước khi mặt trời lặn, Sir Jellicoe tận dụng thế đông đã triển khai chiến thuật cắt đường rút lui của quân Đức với hy vọng tiếp tục giao tranh vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, màn đêm đã giúp người Đức thoát khỏi sự tầm nã để về căn cứ an toàn.
- Các tên gọi trong hải quân so với cấp bậc quân hàm có khác biệt tùy từng quốc gia. Dưới đây xin quy về chuẩn cấp hàm tại Việt Nam: Sau cuộc giao tranh, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Thực Đô đốc (Admiral): cấp bậc cao nhất trong tế phía Anh chịu thiệt hại nặng hải quân, tương đương với cấp hàm thượng nề: 6.094 quân tử vong, 510 bị tướng trong hải quân Việt Nam. Hiện cấp bậc thương, 177 bị bắt làm tù binh, sĩ quan cao nhất trong hải quân Việt Nam là Phó đô đốc. Ở Pháp, tên gọi này tương trong khi Đức có 2.551 binh sĩ đương tướng 5 sao. thiệt mạng và 507 người bị thương. Sir Jellicoe và Beaty bị Phó đô đốc (Vice Admiral): tương đương với công luận chỉ trích nặng nề về cấp hàm trung tướng tại Việt Nam. năng lực cầm quân dù hải quân Anh vẫn giành được quyền kiểm Chuẩn đô đốc (còn gọi là đề đốc Rear Admiral): tương đương với cấp hàm thiếu soát North Sea. tướng. Khu trục hạm: từ kẻ chịu đòn Phó đề đốc (Commondore): tương đương đến tìm và diệt với chuẩn tướng. Việc người Anh huy động đến 78 Tuần dương hạm: tàu tuần tiễu trên biển khu trục hạm (destroyer) tham chiến tại Jutland cho thấy tầm Thiết giáp hạm: tàu bọc thép, tùy vị trí có quan trọng của thế hệ tàu nhỏ, thể dày từ 10 đến 28 cm. cơ động nhưng hiệu quả trong phòng thủ và nguy hiểm trong tấn công. Lịch sử khu trục hạm gắn liền với quá trình phát triển của ngư lôi (torpedo), vốn xuất hiện từ thập niên 60 của thế kỷ 19. Lúc này, khu trục hạm có tên gọi là torperdo boat (tàu phóng lôi), được chế tạo nhỏ gọn, trọng tải chỉ từ 50 - 100 tấn, tốc độ di chuyển cao, được trang bị súng bắn nhanh và các ống phóng lôi. Thoạt đầu, nhiều ý tưởng cho rằng các hạm đội chỉ có thể bị tấn công khi đang neo đậu. Tuy nhiên, sự phát triển của các tàu phóng lôi với khả năng tấn công nhanh hơn, tầm bắn xa hơn(**), đã đẩy các hạm đội vào thế lúng túng. Mức độ nguy hiểm của khu trục hạm được ghi nhận lần đầu tiên trong cuộc chiến Nga - Nhật năm 1904. Ba tàu phóng lôi của Nhật dám tấn công cả một hạm đội Nga
- tại cảng, phóng tổng cộng 18 quả ngư lôi làm tổn thương nặng 2 chiến đấu hạm Nga. Trước hiểm họa tàu phóng lôi, nhiều cường quốc đã lên kế hoạch chống đỡ. Năm 1884, Tây Ban Nha bổ nhiệm Navio Fernando Villaamil làm tư lệnh phó hải quân và giao nhiệm vụ thiết kế một thế hệ tàu chiến mới có thể đánh chặn tàu phóng lôi. Villaamil chọn hãng đóng tàu J&G Thomson ở Scotland và ngày 19.1.1887, chiếc Destructor được bàn giao với sự hồ hởi của cả cộng đồng hải quân châu Âu. 24 giờ sau, Destructor về đến Tây Ban Nha với trọng tải rẽ nước 380 tấn, được trang bị 1 khẩu Hontoria 90 mm, 4 khẩu Nordenfelt 57 mm, 2 pháo Hotchkiss 37 mm, 3 ống phóng lôi Schwarzkopf và tốc độ chạy thử đạt 22,5 knot (41,3 km/giờ). Và Destructor được xem là tàu đánh chặn (torpedor boat catcher) đầu tiên được chế tạo (***). Vai trò thoạt đầu của Destructor là chạy nhanh, đón đầu và sẵn sàng chịu đòn nhằm phá thế công của đối phương. Sau đó, người ta phát hiện tại sao lại chỉ để Destructor "đánh chặn" khi hộ tống các hạm đội mà không phát triển thêm về kích cỡ lẫn hỏa lực để tấn công lại các tàu phóng lôi của đối phương. Từ đây, Destructor chính thức có tên gọi torpedo boat destroyer - tàu diệt ngư lôi đỉnh, sau gọi ngắn là destroyer (khu trục hạm). Với khả năng hộ tống, hoạt động dài ngày trên biển, khu trục hạm dần trở thành các tàu chiến nổi lớn nhất, được trang bị hỏa lực mạnh, đủ khả năng tìm diệt và phòng thủ, hỗ trợ tấn công trên bờ. Hải quân Mỹ hiện sử dụng thế hệ khu trục hạm Arleigh Burke để hộ tống các hạm đội, yểm trợ các chiến dịch trên bờ và đổ bộ. Các khu trục hạm này được trang bị hệ thống hỏa tiễn tự tìm mục tiêu có khả năng chống tàu ngầm, phi cơ và tấn công đối phương trên mặt biển. Trong khi đó Nga đang sở hữu thế hệ khu trục hạm Sovremenny tấn công bằng hỏa tiễn sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tàu được trang bị hỏa tiễn hải đối hải SS-N-22, hải đối không SA-N-7 Gadfly và pháo hai nòng 130 mm bắn
- nhanh điều khiển bằng tia laser. Sovremenny còn có bệ phóng lôi 533 mm và bệ phóng phi pháo RBU-6000 để săn tàu ngầm. Trong các trận hải chiến, các hệ thống phóng lôi và tháp pháo có tác dụng rất hữu hiệu trong các cuộc cận chiến. Lê Huỳnh Lê (*) Seaplane carrier - tạm gọi là tàu sân bay vì thời gian ban đầu, máy bay chỉ có thể xuất kích từ boong tàu, nhưng khi quay về phải hạ cánh xuống mặt biển và được cẩu lên boong. (**) Hiện ngư lôi đẩy mạnh nhất là loại VA-111 Shkval của Nga, sử dụng động cơ phản lực hơi nước, đạt tốc độ đến 360 km/giờ. (***) Trước đơn đặt hàng của Tây Ban Nha, Nhật cũng đặt hàng các bộ phận của chiếc tàu chống lôi có tên gọi là Kotaka tại hãng đóng tàu London Yarrow. Tàu này sau đó được chuyển về lắp ráp tại Nhật, do đó, người Nhật được xem là có sáng kiến phát minh ra tàu chống lôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quang Trung với vấn đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Phú Xuân
4 p | 269 | 71
-
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần 1
6 p | 478 | 57
-
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần 2
6 p | 212 | 31
-
Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 1
5 p | 212 | 30
-
Tìm hiểu về hai chiến thắng lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh - 1
6 p | 236 | 22
-
Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 10
7 p | 106 | 18
-
Chiến tranh vùng Krym
18 p | 116 | 13
-
Tài liệu về Trận thủy chiến Rạch Gầm-Xoài Mút (1785)
9 p | 174 | 12
-
Chiến tranh Lê - Mạc 6
5 p | 117 | 12
-
Nguyễn Trung Trực & trận đồn Kiên Giang
10 p | 146 | 11
-
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 4
6 p | 137 | 11
-
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 -5
9 p | 102 | 11
-
Hải chiến Trafalgar
5 p | 175 | 11
-
Trận Aspern-Essling
4 p | 58 | 10
-
Trận Kolín
5 p | 66 | 8
-
Những cải cách của Marius
7 p | 65 | 7
-
Tiểu luận về chiến tranh " TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ "
6 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn