Nhà Tây Sơn 2
lượt xem 3
download
Nhà Tây Sơn 2 Ông Huệ về nhà kết duyên cùng bà Phạm Thị Liên người thôn Phú Phong huyện Tuy Viễn. Ông Nhạc giao việc buôn trầu cho vợ. Bà Nhạc họ Trần quê ở thôn Trường Ðịnh cách Kiên Mỹ hai thôn là Thuận Nghĩa và Dõng Hòa, về phía đông. Bà là người hiền đức, làm việc siêng năng, ăn tiêu kiệm ước, nhưng đối đãi với làng xóm, khách khứa và bạn hàng lại rất rộng rãi dịu dàng. Vì vậy từ khi quyền điều khiển trường buôn trầu vào tay bà, thì lợi hàng ngày có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhà Tây Sơn 2
- Nhà Tây Sơn 2 Ông Huệ về nhà kết duyên cùng bà Phạm Thị Liên người thôn Phú Phong huyện Tuy Viễn. Ông Nhạc giao việc buôn trầu cho vợ. Bà Nhạc họ Trần quê ở thôn Trường Ðịnh cách Kiên Mỹ hai thôn là Thuận Nghĩa và Dõng Hòa, về phía đông. Bà là người hiền đức, làm việc siêng năng, ăn tiêu kiệm ước, nhưng đối đãi với làng xóm, khách khứa và bạn hàng lại rất rộng rãi dịu dàng. Vì vậy từ khi quyền điều khiển trường buôn trầu vào tay bà, thì lợi hàng ngày có tăng chớ không có giảm. Ông Nhạc được rảnh tay để lo việc nước việc dân [9]. Cho rằng mối lợi về việc buôn trầu không thấm vào đâu đối với đại sự, một mặt ông lo tổ chức việc đánh bạc, mặt khác tổ chức việc khẩn hoang. Và nghĩ rằng một cây làm chẳng nên non, ông bèn sai ông Huệ đi liên lạc cùng những người có tiếng về văn về võ ở khắp ba huyện Tuy Viễn, Phù Ly, Bồng Sơn. Hợp tác cùng anh em ông Nhạc sớm nhất là: - Nguyễn Thung một phú nông ở Thuận Nghĩa là một thôn trù phú ở sát Kiên Mỹ về phía đông. - Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú ở thôn Phú Phong, ở phía nam ngạn sông Côn, nằm song song với Kiên Mỹ. - Bùi Thị Xuân, người thôn Xuân Hòa ở dưới Phú Phong, và chồng là Trần Quang Diệu, người Ân tín huyện Hoài Ân. Ðó là những tay võ giỏi. Còn bên văn thì có: - Võ Xuân Hoài, ở Phú Phong, đồng tông nhưng khác chi với ông Dũng, ông Tú. - Trương Mỹ Ngọc ở An Nhơn. Mọi người đều được phân công rành mạch. Người thì lo việc kinh tế tài chánh, người thì lo việc nhân sự, người thì lo việc quân sự.
- Sòng bạc mỗi ngày mỗi mở rộng. Trong số con bạc có nhiều tay dũng sĩ có đại chí. Sòng bạc trở thành nơi vừa làm lợi vừa chọn nhân tài. Ông Nhạc cho khẩn hoang nhiều diện tích rộng lớn tại An Khê, tại Thượng Giang (Tây Sơn Trung), Ðồng Hưu, Ðồng Vụ (Phú Phong, Trinh Tường), Ðồng Quang (Thuận Ninh) vân vân...Những đồng bào mộ đi khai khẩn, phần đông trở thành nghĩa quân. Nguyễn Nhạc tìm cách đánh lạc hướng để bọn quan lại của chúa Nguyễn không dò được chí hướng của mình. Nguyên để thu thuế vùng Tây Sơn, viên tuần phủ Quy Nhơn cho lập một đồn chính ở Trinh Tường và một đồn phó ở Hữu Giang, do một biện lại và một phó biện lại chỉ huy. Từ ngày Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa (1765), Trương Phúc Loan lộng hành, trong nước giặc cướp nổi dậy khắp nơi, người ấp Tây Sơn không chịu nạp thuế. Biện lại, phó biện lại luôn luôn bị cách chức vì bất lực. Không còn ai dám nhận chức biện lại. Ông Nhạc tình nguyện đảm đương. Ðồng bào trong vùng đã sẵn lòng mến mộ ông Nhạc, nên chỉ những người nghèo khổ không đủ khả năng mới trốn thuế. Những phần thuế bị thiếu, ông Nhạc xuất tiền nhà bù vào. Quan trên thấy ông Nhạc đắc lực bèn đem lòng tín nhiệm. Nhân dân thấy ông Nhạc biết thương kẻ nghèo, đã phục càng thêm phục. Trên được quan tin dưới được dân mến ông Nhạc được ung dung lo việc của mình, không còn sợ ai dòm ngó. Tài chánh mỗi ngày mỗi thêm dồi dào, những tay văn hay, võ giỏi mỗi ngày tụ hội mỗi thêm đông, những tráng niên, thanh niên có gan có s ức, đến với các tráng sĩ để học võ và khai khẩn đất hoang, mỗi ngày mỗi thêm tấp nập. Nguyễn Nhạc bèn xuống An Thái trình bày mọi việc cho thầy rõ. Trương công rất mừng, lấy thanh kiếm cổ đem giao lại cho ông Nhạc: - Ðã đến lúc dùng đến rồi. Cần phải lo củng cố nhân tâm và biểu dương thanh thế. Nguyễn Nhạc lĩnh ý ra về.
- Một hôm, người thôn Phú Lạc nghe trên hòn Trưng Sơn có tiếng chiêng trống và thấp thoáng có ánh lửa lập lòe. Ai nấy đều thất kinh! Hòn Trưng Sơn tuy ở gần thôn xóm, nhưng không mấy ai dám vào, vì trên hòn có mả mẹ chàng Lía rất linh thiêng và có nhiều cọp. Nghe tiếng chiêng tiếng trống và thấy ánh lửa, người thì bảo rằng hồn chàng Lía về thăm mẹ, người thì cho là quỷ thần mở hội vui. Kẻ bàn người tán, không mấy chốc đồn vang khắp vùng, khắp huyện, rồi khắp cả hai huyện ngoài. Một đồn mười, mười đồn trăm. Các thầy t ướng số bảo rằng đó là tú khí của non sông xuất hiện, là điềm cho biết trước rằng trong vùng sẽ có chân chúa ra cứu đời. Tin đồn khắp nơi. Nhân dân chịu đã không nổi ách chuyên chế của Vua chúa nhà Nguyễn, ai nấy đều hy vọng sớm có cuộc đổi thay và mọi người đều hướng tâm về nẻo Trưng Sơn. Cách đó không lâu nhà Nguy ễn Nhạc có kỵ. Khách khứa đông đúc. Cỗ bàn ăn xong thì trời đã khuya. Người ở gần thì lục tục ra về, khách ở xa đều phải nghỉ lại. Bỗng cảnh tượng hôm trước tái hiện nơi Trưng Sơn. Lần này tiếng chiêng tiếng trống lại rền trời, và ánh lửa lại sáng ngời cả núi. Tuy đã trông thấy cảnh tượng đó lần thứ hai, người trong vùng vẫn kinh sợ, và các tay võ sĩ tuy xem thường gươm giáo, nhưng lắm người cảm thấy ớn lạnh châu thân. Nguyễn Nhạc rủ mọi người lên xem quỷ thần làm trò gì. Phần đông đều e ngại. Chỉ có chừng mười người xin theo. Nai nịt gọn gàng, chân vũ hài, tay trường kiếm, trường côn, đoàn người mạnh dạn lên núi. Tiếng trống chiêng dứt, ánh lửa tắt dần. Khi lên gần tới đỉnh, thì trong ánh sáng chập chờn, thấy hiện ra một lão trượng mặc triều phục, râu tóc bạc phơ. Lão trượng phất tay áo, ra dấu bảo đoàn người dừng lại. Ai nấy đều ớn lạnh, đứng lại như cái máy. Lão trượng cất tiếng lanh lảnh hỏi: - Trong anh em có ai là Nguyễn Nhạc chăng. Nếu có thì hãy đến gần đây nghe lệnh. Còn các người khác thì đứng yên. Nguyễn Nhạc run sợ bước đến quỳ trước mặt lão trượng. Lão trượng lấy trong tay áo rộng một tờ chiếu rồi đọc lớn:
- - Ngọc Hoàng sắc mạng Nguyễn Nhạc vi Quốc Vương . Ðoạn trao tờ chiếu cho Nguyễn Nhạc rồi quay bước vào trong bóng tối. Từ ấy muôn người như một, trừ cụ giáo Hiến và những người tâm huyết trong tổ chức, ai cũng tin rằng trời đã cho Nguyễn Nhạc làm vua. Lòng mê tín không cho phép được nghi ngờ. Ðã có chiếu Trời rồi, còn phải có ấn kiếm nữa mới lên ngôi được. Một hôm Nguyễn Nhạc cùng bộ hạ ở An Khê về, đến Hoành Sơn thì ngựa Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ chạy nước đại. Nhưng không chạy tẽ ra hướng bắc để về Kiên Mỹ, lại chạy về hướng đông nam. Ðến chân núi phía trong Gò Sặt, cương ngựa bị đứt. Nguyễn Nhạc té nhào xuống ngựa, trặc chân không đứng dậy được. Ðám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới bớt. Khi đứng dậy để ngựa trở về thì Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên xem thì là một thanh kiếm xưa lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng là của Trời ban[10]. Về nhà Nguyễn Nhạc nói cùng hai em và các đồng chí: - Ngọc Hoàng đã sắc phong ta làm Quốc Vương, lẽ tất nhiên là phải ban ấn kiếm. Nay kiếm đã có rồi, ta phải đi tìm ấn. Ðoạn tổ chức lễ cầu đảo tại chân núi Hoành Sơn. Cầu đảo ba ngày đêm. Ðêm làm lễ, ngày cho người đi tìm khắp vùng trên núi và dưới núi. Ðã hai ngày đêm rồi mà không thấy chi cả. Ðêm thứ ba, lúc nửa đêm, chiêng trống hành lễ vừa dứt, thì một vòi lửa như một làn pháo thăng thiên, bay từ hòn Một xẹt đến hòn Giải thì rơi xuống. Tiếp đó một tiếng nổ nhỏ như tiếng pháo tre, rồi một tiếng nổ lớn có phần dữ dội như tiếng sét làm chấn động cả vùng. Ai nấy đều thất kinh. Sáng hôm sau, Nguyễn Nhạc dẫn người đến hòn Giải xem, thì thấy sườn núi phía nam có một vùng lở và nám đen như bị sét đánh. Trèo lên xem thì thấy một quả ấn vàng nằm trong kẻ đá nơi bị lở. Quả ấn vuông vức, mỗi cạnh dài độ ba lóng tay, nơi mặt khắc bốn chữ triện Sơn hà Xã tắc[11]. Ai nấy tin rằng Nguyễn Nhạc quả có chơn mạng.
- Nguyễn Nhạc được các người cùng hợp tác và các nhân sĩ đồng bào địa phương tôn làm Tây Sơn Vương. Ðó là vào năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32, Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần thứ 6, tức năm 1771. Nguyễn Nhạc tổ chức lại cơ sở: - Quân sự giao cho Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú. - Kinh tế tài chánh giao cho Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân và Nguyễn Lữ. - Dân sự (hành chánh, ngoại giao, tuyên truyền...) giao cho Võ Xuân Hoài và Trương Mỹ Ngọc. Ðất Tây Sơn trở thành một nước nhỏ. Mọi tổ chức được thực hiện trong im lặng. Lòng dân địa phương lại hướng hoàn toàn về Nguyễn Nhạc. Viên tri huyện Tuy Viễn không hay biết chi cả. Nhưng vì biện lại đồn Tây Sơn (có tên là Vân Ðồn) không chịu nạp thuế trong hai năm liền, viên tri huyện sai Ðốc Trung Ðằng đem quân lên vấn tội. Quân của Ðằng bị quân Tây Sơn đánh bại [12]. Nhưng Nguyễn Nhạc và bộ tham mưu nhận thấy địa thế Tây Sơn Hạ không được an toàn, bèn dời tổng hành dinh và các cơ quan trọng yếu lên Tây Sơn Trung. Lấy dãy núi ở dưới đèo An Khê làm mật khu. Nguyễn Nhạc cùng bộ tham mưu đóng ở hòn núi cao nhất nằm phía nam chân đèo, Nguyễn Huệ cùng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đóng tại hòn núi phía bắc. Do đó mà hai ngọn núi này mang tên là núi Ông Bình và núi Ông Nhạc. Khu kinh tế tài chính vẫn đóng ở Tây Sơn Hạ. Và những nơi đã được khai khẩn tiếp tục tăng gia sản xuất. Trường trầu vẫn phát triển đều đặn. Các phú gia ở khắp Tuy Viễn nhiệt liệt ủng hộ. Kho lẫm đ ược canh coi chu đáo. Tiền, lúa nhiều nhưng không hề bị thâm lạm. Thanh thế của Tây Sơn Vương mỗi ngày mỗi thêm vững vàng vang dội. Kẻ sĩ gần xa được mời tham gia liền hưởng ứng. Bên văn có Triệu Ðình Tiệp người An Nhơn. Cao Tắc Tựu người Phù Mỹ, La Xuân Kiều người Phù Cát... bên võ thì có Nguyễn Văn Tuyết, người An Nhơn,
- Nguyễn Văn Lộc người làng Kỳ Sơn (Tuy Phước), Lý Văn Bưu người Phù Cát, Lê Văn Hưng người Tuy Viễn... đều là những người có tài có chí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết dạy thần đồng
5 p | 165 | 45
-
Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn
10 p | 190 | 37
-
Ngoại giao Tây Sơn – Những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch sử 2
6 p | 215 | 36
-
Việt Nam Sử Lược phần 18
18 p | 104 | 26
-
Khoa cử triều Tây Sơn
4 p | 88 | 11
-
Gia Long-Nguyễn Phúc Ánh-Nguyễn Ánh
32 p | 79 | 10
-
'Đòn ngoại giao' của cha ông khiến ngoại bang nể sợ (phần 2)
9 p | 80 | 8
-
Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh 2
6 p | 86 | 6
-
Lí Bí - Lý Nam Đế
11 p | 115 | 6
-
Thoại Ngọc Hầu
11 p | 170 | 6
-
Trần Quang Diệu (1746–1802) - 1
6 p | 117 | 6
-
Tây Sơn xưng vương 2
5 p | 75 | 5
-
Trần Quang Diệu (1746–1802) - 2
5 p | 84 | 3
-
Lê Ngọc Hân
5 p | 133 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn