intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo quản về việc thiết kế toà nhà lưu trữ: thư mục chọn lọc

Chia sẻ: Mơ Mộng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Karen Brown - Đại diện phụ trách công tác dịch vụ,Trung tâm bảo quản tài liệu Đông Bắc Để kéo dài tuổi thọ của bộ sưu tập hay vốn tài liệu thì toà nhà lưu giữ chúng cần phải được thiết kế và xây dựng thật hợp lý. Các dự án xây dựng đều rất phức tạp, và thậm chí còn phức tạp hơn đối với các toà nhà lưu trữ các bộ sưu tập có giá trị văn hoá ở những khu vực có đòi hỏi khắt khe về vấn đề môi trường. Do đó, nhất thiết phải có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo quản về việc thiết kế toà nhà lưu trữ: thư mục chọn lọc

  1. Những vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo quản về việc thiết kế toà nhà lưu trữ: thư mục chọn lọc Karen Brown - Đại diện phụ trách công tác dịch vụ,Trung tâm bảo quản tài liệu Đông Bắc Để kéo dài tuổi thọ của bộ sưu tập hay vốn tài liệu thì toà nhà lưu giữ chúng cần phải được thiết kế và xây dựng thật hợp lý. Các dự án xây dựng đều rất phức tạp, và thậm chí còn phức tạp hơn đối với các toà nhà lưu trữ các bộ sưu tập có giá trị văn hoá ở những khu vực có đòi hỏi khắt khe về vấn đề môi trường. Do đó, nhất thiết phải có những kiến thức cũng như hiểu biết trong lĩnh vực công nghệ về vấn đề bảo quản, để áp dụng những kiến thức này trong quá trình xây dựng. Trên thực tế, nhiều kỹ sư và kiến trúc sư tham gia quá trình xây dựng, nhưng cũng chưa hiểu gì về các vấn đề bảo quản. Vì thế, các tổ chức văn hoá phải thảo luận các yêu cầu của mình với một nhóm các chuyên gia, bao gồm các kỹ sư, kiến trúc sư và các nhà thầu khác nhau, nếu như tổ chức đó muốn có được một toà nhà được thiết kế đẹp và hiệu quả nhất. Danh mục sau đây đã được soạn thảo để giúp các thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng trong việc thiết kế và xây dựng các toà nhà của họ. Ngoài ra, nó còn cung cấp thông tin về môi trường, các đặc điểm về an ninh, phòng ngừa thảm hoạ, di chuyển một cách an toàn các bộ sưu tập, và sử dụng đồ đạc một cách hợp lý. Nhiều hạng mục dưới đây lại có thêm các danh mục riêng cho mình. Bạn có thể liên lạc để biết thêm thông tin chi tiết.
  2. Mọi giới thiệu đều được trích dẫn ngắn gọn sau phần xuất xứ. Chúng đều do NEDCC cung cấp. Các tài liệu tham khảo cũng được trình bày ở cuối tài liệu này. Tài liệu này được chia thành các phần như sau: - Lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng - Sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí - Phần giới thiệu về môi trường và các vấn đề cụ thể về phương tiện - Ánh sáng - Phòng tránh các thảm hoạ và cách bảo vệ - Lưu trữ và vận chuyển - Tham khảo - Lời cám ơn Lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng 1. Briggs, James R. “Preservation Factors in the Design of New Libraries: A Building Services Engineer’s Viewpoint” (Các yếu tố bảo quản trong việc thiết kế các thư viện mới: Quan điểm của kỹ sư xây dựng). Trong cuốn Conservation and Preservation in Small Libraries (Công tác bảo quản và bảo tồn trong các thư viện quy mô nhỏ). Đã xuất bản. Nicholas Hadgraft và Katherine Sweft. Cambridge, England: Parker Library Publications (Nhà xuất bản Thư viện Parker), 1994, trang 49-69.
  3. Mục tiêu của tài liệu này là xem xét các biện pháp quản lý môi trường ở nhiều trạng thái và mức chi phí khác nhau, từ đó đưa ra những gợi ý nhằm giảm thiểu các chi phí lắp đặt, duy trì và bảo dưỡng mà không cần sử dụng điều hoà không khí hay làm lạnh bằng cơ khí. 2. Cohen, Aaron, Elaine Cohen. “Designing and Space Planning for Libraries: A Behavioral Guide” (Thiết kế và hoạch định không gian cho các thư viện: Hướng dẫn thực hiện). New York: Bowker, 1979. Larsen Đưa ra những hướng dẫn không mới mẻ nhưng vẫn phù hợp với việc thiết kế thư viện dựa trên quan điểm hành vi. Có chương viết rất hay về vấn đề chiếu sáng, HVAC và các yếu tố môi trường. 3. Conrad, Ernest A. “The Dews and Don’ts of Insulating” (Những giọt sương và những điều cấm kị của việc cách ly). Old House Journal (Tập san Nhà cổ) số 24.3 (1996): 36-41. Kerschner & Baker: Có những thông tin xác đáng về cách cách ly và thông hơi an toàn cho một toà nhà cổ và những xem xét thực tiễn về kiểm soát khí hậu. 4. Craddock, Ann Brokke. “Control of Temperature and Humidity in Small Collections”. (Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm đối với các bộ sưu tập nhỏ). Trong Conservation Concerns (Các vấn đề cần quan tâm về công tác bảo quản). Đã xuất bản. Konstanze Bachmann, trang 15-22. Washington, D.C.: Smithsonian Institution Press (Viện xuất bản Smithsonian) ấn hành, 1992. Một hướng dẫn xúc tích và toàn diện về việc kiểm soát khí hậu.
  4. 5. Dahlgren, Anders C., Erla P.Heyns. “Planning Library Buildings: A Select Bibliography” (Lập kế hoạch cho các toà nhà thư viện: Thư mục chọn lọc). Chicago: American Library Association (Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ), 6/1995. 6. Edwards, Heather M. “University Library Building Planning” (Lập kế hoạch xây dựng thư viện trường đại học). Metuchen, NJ: Scarecrow Press (Nhà xuất bản Scarecrow), 1990. Công ty Book News: Edwards (Đại học Witwatersrand) đưa ra các thông tin và ý tưởng hoạch định về mặt vật chất cho những người đang quan tâm đến việc xây dựng một thư viện mới hoặc mở rộng thư viện. Bà đã cung cấp một cách nhìn toàn diện về các yếu tố gây thay đổi trong các thư viện và xem xét các yêu cầu chất lượng mong muốn đối với các toà nhà hoàn hảo. Một chương viết về các tiêu chuẩn không gian là một cơ sở hữu ích để các nhà hoạch định phát triển chương trình riêng của mình. Các dẫn chứng nghiên cứu về các toà nhà thư viện thành công được lấy từ Mỹ, Anh và Nam Phi (Chú thích về bản quyền của Công ty Book News, Portland, OR). 7. Freifeld, Roberta, Caryl Masryr. “Space Planning” (Hoạch định về không gian). Washington, D.C,: Special Libraries Association (Hiệp hội các thư viện đặc biệt), 1991. Mặc dù chưa đưa ra một cách toàn diện các vấn đề về bảo quản, nhưng ấn phẩm này đã cung cấp được những thông tin hữu ích về việc đánh giá các toà nhà hiện có trước khi tiến hành nâng cấp chúng.
  5. 8. Bibson, Scott. “Air and Vapor Barriers” (Vách ngăn không khí và hơi nước). Fine Homebuilding (Nhà đẹp) số 88 (1994): 48-53. Kerschner & Baker. Một bài viết hay giải thích được cơ chế hoạt động của các vách ngăn không khí và hơi nước. Hữu ích cho các công trình mới. Nhưng cần hiểu được tại sao các toà nhà cổ không có các vách ngăn này, có thể bị độ ẩm đe doạ. 9. Grant, Christopher L. “Construction Instruction” (Hướng dẫn xây dựng). Museum News (Tin bảo tàng) số 69.4 (7-8/1990): 55-57. Các hướng dẫn đơn giản để tiến hành một hợp đồng xây dựng trong giai đoạn hoạch định, để bảo đảm rằng các yêu cầu của tổ chức về toà nhà được đáp ứng. Có các lời khuyên trong quá trình chuẩn bị hợp đồng. 10. Hilberry, John D. “Plan to Expand” (Kế hoạch mở rộng). Tờ Museum News (Tin tức bảo tàng) số 69.4 (7-8/1994): 51-54. Một cách nhìn tổng quan cô đọng về các yếu tố quan trọng trong quá trình lập kế hoạch xây dựng của một tổ chức. Tác giả là một kiến trúc sư có chuyên môn và am hiểu toàn bộ những chức năng của các toà nhà và tổ chức có nhiệm vụ lưu giữ các bộ sưu tập. Có thể ứng dụng trong các thư viện mà ít gây ra thay đổi về chi tiết. 11. Hilberry, John D. “Hiring and Architect? Begin By Determining Exactly What Services You Require” (Thuê một kiến trúc sư? Hãy bắt đầu bằng việc xác định chính xác loại dịch vụ mà bạn cần). Museum News 69.4 (7-8/1990): 54.
  6. Tác giả, một kiến trúc sư, đưa ra những lời khuyên bổ ích về lựa chọn các dịch vụ kiến trúc. 12. Hilberry, John D., Liên danh. “Museum Storage Design Checklist” (Danh sách Thiết kế kho lưu trữ bảo tàng). Andover, MA: Northest Document Conservation Center (Trung tâm bảo quản tài liệu Đông Bắc), 1994. Hiện có dưới dạng các tài liệu độc lập. Liên hệ với NEDCC: (978) 470-1010 hoặc email: nedcc@nedcc.org. 13. Hilberry, John D. “Architectural Design Considerations” (Xem xét các vấn đề thiết kế kiến trúc). Trong cuốn Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Bước tiếp cận bảo quản mang tính phòng ngừa). Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks và Hugh H. Genoways, 103-22. Iowa City, Iowa, Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên), 1995. Bài viết này cung cấp các tiêu chuẩn môi trường về công tác lưu trữ bảo quản, có các thông tin về việc hoạch định không gian. Có phần phụ lục "Danh sách thiết kế lưu trữ" 14. Hilberry, John D. “The Building Design and Construction Process” (Quy trình thiết kế và xây dựng nhà). Trong cuốn Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Bước tiếp cận bảo quản mang tính phòng ngừa). Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks và Hugh H. Genoways, 103-
  7. 22. Iowa City, Iowa, Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên), 1995, trang 43- 49. Tổng quan của nhà xây dựng nhóm dự án và các giai đoạn khác nhau của một dự án xây dựng. 15. Hilberry, John D. “What Architects Need to Know, and Don’t Want to Hear” (Những điều một kiến trúc sư cần biết nhưng lại không muốn nghe). Museum News 61.5 (6/1983): 54-61. Hilberry: “… một bài mà tôi đã từng viết trước đây nhưng các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của tôi vẫn thấy hữu ích”. 16. Hoke, John Ray, Jr. “Architectural Graphic Standards” (Các tiêu chuẩn tạo hình kiến trúc). New York: John Wiley & Sons, 1994, xuất bản lần 9. Hiện vẫn còn Phụ lục 1998. Đây là tài liệu tham khảo chuẩn cho kiến trúc sư đã được hơn 60 năm, hiện có đĩa CD. Đặc biệt có những phần viết về các kiểu nhà. 17. Holt, Raymond. “Wisconsin Library Building Project Handbook” (Sổ tay dự án xây dựng của thư viện Wisconsin). Madison, WI: Wisconsin Department of Public Instruction (Hướng dẫn công chúng của tổ chức Winconsin), 1990. Larsen: Đây là cuốn hướng dẫn chuẩn về hoạch định cho thư viện công cộng. Không đi vào những vấn đề bảo quản cụ thể nhưng là một công cụ thiết yếu cho việc
  8. thiết kế toà nhà. Đã được Anders C. Dahlgren bổ sung bằng bài viết “Public Library Space Needs: A Planning Outline /1998” (Các yêu cầu về khoảng không của thư viện công cộng: Hướng dẫn hoạch định /1998). Hiện có tại địa chỉ http:// (3/1998). 18. Hookham, Francis. “Preservation Factors in the Design of New Libraries: An Architect’s Viewpoint” (Các yếu tố bảo quản trong thiết kế các thư viện mới: Quan điểm của một kiến trúc sư). Trong Conservation and Preservation in Small Libraries (Công tác bảo tồn và bảo quản trong các thư viện quy mô nhỏ). Đã xuất bản. Nicholas Hadgraft và Katherine Swift. Cambridge, England: Parker Library Publications (Nhà xuất bản thư viện Parker), 1994, trang 70-73: Giới thiệu: “Tác phẩm này đề cập đến một số yếu tố trên quan điểm của một kiến trúc sư, về (việc ứng dụng) các toà nhà cổ đối với mục đích của thư viện và việc xây dựng các thư viện mới…” 19. Leighton, Philip D., và David C. Weber. “Planning Academic and Research Library Buidings” (Lập kế hoạch cho các toà nhà thư viện nghiên cứu và đại học), xuất bản lần 2. Chicago: American Library Association (Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ) , 1986. Lull: “Mặc dù cuốn sách này tập trung vào các thư viện, nhưng các bài viết trong quá trình hoạch định của nó rất hữu ích đối với bất cứ dự án nào. Nó không được thiết kế như một tài liệu tham khảo, nên phải đọc kỹ từ đầu đến cuối. Có một chương viết hay về vấn đề chiếu sáng. Xuất bản lần 3 dự kiến vào năm 1999”.
  9. 20. Leuder, Dianne và C., Sally Webb. “Administrator’s Guide to Library Buiding Maintenance” (Hướng dẫn về duy trì toà nhà thư viện cho nhà quản lý). Chicago: American Library Association (Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ), 1992. Larsen: “Các biện pháp chính xác và hệ thống cho mọi lĩnh vực của việc bảo dưỡng toà nhà gồm HVAC, chiếu sáng, an toàn, phát hiện và dập tắt đám cháy, chất lượng môi trường và quản lý thảm hoạ. Các nhà quản lý và các thành viên ban quản trị thư viện nên đọc”. 21. Lord, Gail Dexter và Barry Lord. “The Manual of Museum Planning” (Hưóng dẫn lập kế hoạch cho bảo tàng). London: HMSO, 1991. Đây là cuốn hướng dẫn tổng quát cho việc lập kế hoạch, quản lý thiết kế và xây dựng trên quan điểm bảo tàng. Các vấn đề bảo quản cũng như các yêu cầu cụ thể về khí hậu cần thiết để phù hợp với các yếu tố địa lý, kinh tế và các thành tựu nghiên cứu gần đây đã được đề cập. 22. Lugano, Fred. “Fixing a Cold, Drafty House” (Sửa chữa một ngôi nhà có gió lùa). Fine Homebuiding (Nhà đẹp) 105 (10-11/1996): 92-97. Miêu tả chuẩn xác về cơ chế luân chuyển không khí, và nhiều lựa chọn trong việc gắn kín các khoảng không hiện có. 23. Lushington, Nolan, và James M. Kusack. “The Design and Evaluation of Public Library Buidlings” (Thiết kế và đánh giá các toà nhà thư viện công cộng). Hamden, CT: Library Professional Publications (Nhà xuất bản chuyên nghiệp thư viện), 1990.
  10. Được chia thành 2 phần, phần này đề cập đến việc hoạch định và thiết kế cũng như đánh giá sau hoàn thiện. 24. Massachusetts Board of Library Commmisioners (Hội đồng uỷ viên thư viện Massachusetts). “Library Construction Program: Selected Bibliography” (Chương trình xây dựng thư viện: Thư mục học chọn lọc). Boston, MS: MBLA, 6/1998. Để có bản copy, hãy liên hệ với Anne Larsen theo địa chỉ ở phần Dịch vụ Hợp đồng và Tư vấn ở cuối tài liệu này. Danh mục này dự kiến được đưa ra vào đầu năm 1999 trên trang web của Mạng lưới thông tin và thư viện Massachusetts: http://www.mlin.lib.ma.us/index.htm. 25. McCarthy, Richard C. “Designing Better Libraries: Selecting and Working with Building Professionals” (Thiết kế các thư viện hoàn hảo hơn: Lựa chọn và làm việc với các chuyên gia xây dựng). Fort Atkinson, WI, Highsmith, 1995. Larsen: “Cung cấp các phương pháp và kỹ thuật đánh giá, lựa chọn và làm việc với các kiến trúc sư và nhà thầu. Đưa ra các kỹ năng giao tiếp hiệu quả để bảo đảm thiết kế và xây dựng thư viện cũng như các hoạt động bảo quản”. 26. O’Bright, Alan W. “New Mechanical Systems for Historic Structures” (Các hệ thống cơ khí mới cho các kiến trúc cổ). CRM 15.6 (1992): 44-46. Kerschne & Baker:
  11. “Một bài viết tuyệt vời so sánh 3 chiến lược kiểm soát khí hậu trong 3 ngôi nhà cổ khác nhau”. 27. Oreszczyn, T., M. Cassar và K. Fernandez. “Comparative Study of Air Conditioned and Non-Air-Conditioned Museums” (Nghiên cứu so sánh các bảo tàng có sử dụng và không sử dụng hệ thống điều hoà không khí). Trong ấn phẩm Preventive Conservation: Practice, Theory, Research (Công tác bảo tồn mang tính phòng ngừa: Thực tiễn, lý thuyết và nghiên cứu). In lại dưới sự đóng góp của Hội nghị Ottawa, 12-16 tháng 9 1994. London: International Institute for Conservation (Viện Bảo quản quốc tế), 144-148. Đây là nghiên cứu về những vấn đề có thể liên quan đến việc lắp đặt hệ thống điều hoà không khí trong các ngôi nhà cổ. 28. Rose, William. “Effects of Climate Control on the Museum Building Environment” (Những ảnh hưởng của việc kiểm soát khí hậu đối với môi trường trong toà nhà bảo tàng). Journal of the American Institute for Conservation (Tập san của Viện bảo quản Hoa Kỳ) số 33.2 (Hè 1994): 199- 210. Tóm tắt: “Các vấn đề thực tiễn được đưa ra bao gồm: đặt ra giới hạn độ ẩm trên và dưới cho không gian trưng bày; phân phối nhiệt độ và độ ẩm trong một không gian và trong một khu vực có kiểm soát khí hậu; hoạt động của các thiết bị cơ khí trong mùa đông và mùa hè; trang bị máy móc và giám sát toà nhà. Cuối cùng, có các hướng dẫn về kiểm soát khí hậu nhằm duy trì không khí trong toà nhà bảo tàng.
  12. 29. Thatcher-Ellis, Rebecca. “Getting Function From Design: Making Systems Work” (Hiệu quả ngay từ khi thiết kế: điều khiển hệ thống hoạt động). Trong cuốn Preservation of Library and Archival Materials (Bảo quản các tài liệu của thư viện và cơ quan lưu trữ), xuất bản lần 3, có sửa chữa và mở rộng. Sherelyn Odgen. Andover, MA: Northeast Document Conservation Center (Trung tâm bảo quản tài liệu Đông Bắc), 1999. Chú giải chi tiết các thủ tục tạo lập/uỷ thác và điều hành, có thể áp dụng với mọi dự án xây dựng. Có lưu ý đặc biệt đến các thiết bị có ảnh hưởng đến việc kiểm soát khí hậu. Hiện có tại Website của NEDCC. 30. Thompson, Godfrey. “Planning and Design of Library Buildings” (Hoạch định và thiết kế các toà nhà thư viện), xuất bản lần 3. London: Butterworths, 1989. Được viết cho các thủ thư mới làm quen với nhiệm vụ tạo lập và đổi mới thư viện. Tài liệu chi tiết này cũng nên được những người có liên quan đến các dự án xây dựng tham khảo. 31. Trinkley, Michael. “Preservation Concerns in Construction and Remodeling of Libraries: Planning for Preservation” (Các vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo quản trong xây dựng và nâng cấp thư viện: hoạch định bảo quản). Columbia, SC: South Carolina State Library (Thư viện bang Nam Carolina), 1992. “Tài liệu này là nguồn tham khảo quý giá đối với các dự án xây dựng có liên quan đến vấn đề bảo quản. Tác giả đã đưa ra các chủ đề khó nghiên cứu như
  13. cách hoàn thiện đúng, xây dựng mái nhà, sàn nhà và thiết kế bản thống kê sách. Có các phụ lục và thư mục hữu ích. Hãy liên hệ với Thư viện bang SC (803) 734-8666. 32. Sannwald, William W. “Checklist of Library Building Design Considerations” (Danh sách các vấn đề thiết kế toà nhà thư viện), xuất bản lần 3. Chicago: American Library Association (Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ), 1997. Larsen: “Mặc dù các vấn đề bảo quản không được đề cập một cách riêng lẻ nhưng tài liệu hữu ích này có nói đến các vấn đề liên quan đến việc bảo quản chuẩn mực các bộ sưu tập”. 33. Weber, Martin và E.M F.G. Matero. “Conserving Buildings: Guide to Techiniques and Materials” (Bảo quản các toà nhà: Hướng dẫn về kỹ thuật và vật liệu). New York: John Wiley, 1993. Swartzburg: “Là tài liệu cơ bản về bảo quản lưu trữ, nhấn mạnh việc đánh giá các công nghệ cũ và mới để có thể liên kết chúng một cách hiệu quả”. 34. Wilcox, U. Vincent. “Facility Management” (Quản lý thiết bị). Trong cuốn Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Một bước tiếp cận sưu tập mang tính phòng ngừa). Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks và Hugh H. Genoways. Thành phố Iowa, Iowa: Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên), 1995, trang29-41.
  14. “Đây là một tài liệu hay, đề cập đến nhu cầu quản lý hiệu quả không gian trong giai đoạn hoạch định một dự án xây dựng, được viết trên quan điểm của một giám đốc phụ trách thiết bị. Miêu tả các loại không gian cần thiết cho một nơi làm việc về mặt cấu trúc vật lý, hữu ích, vệ sinh, an toàn, dịch vụ an ninh và kiểm soát côn trùng. Sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí 35. American Society of Heating, Refrigeration and Air-Conditioning Engineers (Hội Kỹ sư Hoa Kỳ chuyên nghiệp về sưởi ấm, làm lạnh và điều hoà không khí). “Ventilation for Acceptable Indoor Air Quality” (Thông khí với chất lượng trong phòng chấp nhận được), tiêu chuẩn ASHARE Standard 62-1989, 1989. (Thay thế cho ASHRAE Standard 62-1981). Phụ lục 62a- 1990 cho ANSI/ASHRAE 62-1989. Phạm vi: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khoảng không gian đóng và trong nhà có người ở 36. American Society of Heating, Refrigeration and Air-Conditioning Engineers. 1995 ASHRAE Handbook (Sổ tay ASHRAE): HVAC Applications (Thiết bị HVAC). Atlanta, GA: ASHRASE, 1996. Đề cập đến các yêu cầu của HVAC đối với nhiều loại thiết bị, bao gồm cả phần mô tả thiết bị cần thiết để tạo ra 1 điều kiện cụ thể. Một ấn bản mới dự kiến ra đời vào tháng 6, 1999.
  15. 37 American Society of Heating, Refrigeration and Air-Conditioning Engineers. 1996 ASHRAE Handbook: HVAC Systems and Equipment (Các hệ thống và thiết bị HVAC). Atlanta, GA: ASHRAE, 1996. Sổ tay các hệ thống và thiết bị HVAC năm 1996 có các chương viết về thiết kế hệ thống sưởi và làm lạnh bằng hơi nước; các loại quạt, thiết bị thông gió, máy sưởi, máy tạo không khí, máy làm ẩm, thiết bị làm khô bằng áp lực, hút ẩm, và cuộn sưởi. 38. American Society of Heating, Refrigeration and Air-Conditioning Engineers. Humidification and Dehumidification Control Strategies (Các chiến lược kiểm soát độ ẩm). Atlanta, GA: ASHRAE, 1996. Giới thiệu 10 tham luận của Hội thảo hàng năm của ASHRAE năm 1996. Các chủ đề gồm: các lựa chọn về nhiều công nghệ giữ ẩm, các chiến lược và phương pháp kiểm soát hút ẩm cơ khí; kinh nghiệm kiểm soát độ ẩm bằng thiết bị tự động điều chỉnh nhiệt độ, kiểm soát máy quay hút ẩm để hút ẩm, làm lạnh và duy trì nhiệt độ, độ ẩm và những khoảng không không sinh ẩm. 39. American Society of Heating, Refrigeration and Air-Conditioning Engineers. 1997 ASHRAE Handbook: Fundamentals (Nguyên tắc cơ bản). Atlanta, GA: ASHRAE, 1997. "Đây là cuốn sách cơ bản trongcác tài liệu hướng dẫn. Nó đề cập đến những nguyên tắc và số liệu cơ bản về công nghệ toàn diện cho ngành công nghiệp này, bao gồm phần lý thuyết, các khái niệm và dữ liệu của kỹ thuật xây dựng. Đây là cuốn sách bán chạy nhất trong tuyển tập, có các chương mới viết về
  16. Các nguồn năng lượng, Nguyên tắc kiểm soát và khoảng không xây dựng". Cung cấp các thông tin mới về kiểm soát độ ẩm, dựa trên cơ sở nghiên cứu 30 năm. Harriman, Lewis G. "The Dehumidification Handbook" (Sổ tay xử lý hút ẩm). Xuất bản lần 2. Amesbury, MA: Munters Cargocaire, 1990. "Sổ tay này lý giải nguyên nhân và cách thức xử lý hút ẩm không khí. Viết cho các kỹ sư, những người đã có kiến thức cơ bản về các hệ thống sưởi ấm và làm lạnh toà nhà, và những người phụ trách hoạt động của toà nhà, hoặc các quá trình có liên quan đến độ ẩm không khí". Cung cấp những thông tin về mặt khái niệm cơ bản, cách sử dụng đồ thị tâm lý và tính toán tải trọng. 40. Harriman, Lewis G., Dean Plager, và Douglas Kosar. “Dehumidification and Cooling Loads from Ventilation Air” (Xử lý thông khí hút ẩm và làm lạnh). ASHRAE Journal (Tập san ASHRAE). 11/1997: 37-45. Harriman: Tài liệu này lượng hoá độ ẩm và nhiệt sản sinh từ việc lọc khí qua 1 năm nghiên cứu 239 địa điểm ở Hoa Kỳ. Nó chỉ ra rằng lượng ẩm vượt trội hơn so với lượng nhiệt ở tỷ lệ 4:1 trong mọi điều kiện, trừ ở khu vực sa mạc và nơi có độ cao lớn. 41. Lafontaine, Raymond H. “Humidistatically Controlled Heating: A New Approach to Relative Humidity Control in Museums Closed for the Winter Season” (Sưởi ấm có kiểm soát độ ẩm: Cách tiếp cận mới để kiểm soát độ ẩm tương đối trong các bảo tàng đóng cửa vào mùa đông). Journal on the
  17. International Institute for Conservation (Tập san của Viện Bảo quản quốc tế) - Canadian Group 7.1-2 (Xuân1982): 35-41. Conrad: "Mặc dù là tài liệu cũ nhưng vẫn cung cấp thông tin hữu ích về những bước tiếp cận công nghệ thấp trong bảo quản bộ sưu tập trong các toà nhà cổ". 42. Rose, William. "Effects of Climate control on the Museum Building Envelope" (Tác động của việc kiểm soát khí hậu đến không gian toà nhà bảo tàng". Journal on the International Institute for Conservation 33 (1994): 199- 210. Kerschner & Baker: "Tài liệu kỹ thuật này phân tích cách thức hơi nước di chuyển không gian toà nhà. Giới thiệu kỹ thuật kiểm soát độ ẩm bằng cách tăng nhiệt độ trong điều kiện ngoài trời nhằm ổn định độ ẩm tương đối cho các hiện vật sưu tập". 43. Rose, William B., and Anton TenWolde. Bugs, Mold & Rot II: A Workshop on Control of Humidity for Health, Artifacts, and Building" (Sự gặm nhấm, nấm mốc và mục nát II: Hội thảo về Kiểm soát độ ẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ, hiện vật và toà nhà). 16-17/11/1993. Washington, D.C: National Institute of Building Sciences (Viện khoa học xây dựng quốc gia), 1993. (152 trang, giá $35 tại NIBS, 1201 L. St.,NW Suite 400, Wasington, D.C., 2005 [202/289-7800]). Ellen Mc Crady: Các tham luận của hội thảo do Hội đồng môi trường và nhiệt độ toà nhà (BETEC, là bộ phận của NIBS) và Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge tổ chức. Rất phù hợp cho giới bảo quản, có nhiều thông tin qúy. Dựa trên cơ sở kỹ thuật và thực chứng.
  18. 44. Sebor, Andrew J. “Heating, Ventilating, and Air-Conditioning Systems” (Các hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí). Trong cuốn “Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach” (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Bước tiếp cận bảo quản mang tính phòng ngừa). Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks, và Hugh H. Genoways. Thành phố Iowa, Iowa: Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên) xuất bản năm 1995, trang 135-46. Giới thiệu: “Thảo luận các vấn đề trọng yếu của các hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí (HVAC), hoạch định, thiết kế và lựa chọn”. Đây là cuốn tổng quan hay về các loại bộ phận của hệ thống và các tuỳ chọn. 45. Weintraub, Steven và Sara J. Wolf. “Macro- and Microenvironments” (Môi trường vi mô và vĩ mô). Trong “Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach” (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Bước tiếp cận bảo quản mang tính ngăn ngừa). Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks, và Hugh H. Genoways. Thành phố Iowa, Iowa: Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên) xuất bản năm 1995, trang 123-134. Giới thiệu: “… nhiều biện pháp hiện có có thể cung cấp một mức độ kiểm soát môi trường nào đó, ít tốn kém và thực hiện tương đối đơn giản; giúp giảm đáng kể ảnh hưởng của môi trường đối với bộ sưu tập”. giới thiệu về môi trường và XEM XéT các vấn đề cụ thể về phương tiện
  19. 46. ANSI/PIMA IT9.2-998. “Imaging Media – Photographic Processed Films, Plates, and Papers – Filing Enclosures and Storage Containers” (Thiết bị ảnh - Phim, tấm tráng và giấy chụp rửa - Cho vào các hộp lưu trữ và kho chứa) ANSI/PIMA IT9.25-998. “Imaging Materials – Optical Disc Media – Storage” (Vật liệu ảnh - Đĩa hình - Lưu trữ) ANSI/PIMA IT9.23-998.”Imaging Materials – Polyester Base Magnetic Tape – Storage” (Vật liệu ảnh - Băng từ polyester - Lưu trữ). ISO 5466: 1996. “Photography – Processed Safety Photographic Films – Storage Practices” (Nhiếp ảnh - Phim tráng rửa an toàn - Phương pháp lưu trữ). ANSI/PIMA IT9.16-998. “Imaging Media – Photographic Activity Test” (Thiết bị ảnh - Kiểm tra hoạt động chụp hình). 47. Appelbaum, Barbara. “Guide to Environment Protection of Collections” (Hướng dẫn bảo vệ môi trường các bộ sưu tập). Madison, WI: Sound View Press (Nhà xuất bản Sound View) năm 1991. Cung cấp thông tin cơ bản cho những người chưa được đào tạo về kỹ thuật bảo quản bất kỳ dạng sưu tập nào. 48. Calmes, Alan. “Video Tapes” (Băng video). Trong “Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach” (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Bước tiếp cận bảo quản mang tính ngăn ngừa).
  20. Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks, và Hugh H. Genoways. Thành phố Iowa, Iowa: Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên) xuất bản năm 1995, trang 395-400. Mô tả cách sản xuất và bảo dưỡng đúng cách các băng video có giá trị. 49. Carmody, John và Peter H. Herzog. “Energy-Efficient Operation of Commercial Buildings: Redefining the Energy Manager’s Job” (Hoạt động có hiệu quả về mặt năng lượng của các toà nhà: Xác định lại công việc của giám đốc phụ trách năng lượng). New York: McGraw Hill, 1997. Cung cấp các phương pháp thực tiễn để đạt hiệu quả trong sử dụng năng lượng, giới thiệu các khái niệm cơ bản về hoạt động của toà nhà. 50. Canadian Conservation Institute (Viện Bảo tồn Canada). “Storing Works on Paper” (Lưu trữ những tác phẩm trên giấy). CCI Notes (Báo cáo CCI) số 11/2. Ottawa, ON: CCI, 1995. NLC: “Đề cập đến việc chuẩn bị lưu trữ và những điều kiện môi trường tối ưu”. Để đặt hàng, liên hệ CCI, 1030 Innes Road, Ottawa, ON Canada, TK1A OM5. Điện thoại (613) 998-3721, fax (613) 998-4721. 51. Cassar, May. “Environment Management” (Quản lý môi trường). London: Routledge, 1995. NLC:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2