Những vấn đề trong việc học câu chữ “把” của sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một và đề xuất giảng dạy
lượt xem 0
download
Cấu trúc câu có chữ "把" luôn là một trong những điểm khó trong giảng dạy cũng như trong quá trình học của sinh viên. Thông qua việc tổng hợp ý nghĩa, đặc điểm của chữ "把", các lỗi thường gặp của sinh viên Việt Nam khi học cấu trúc này và thông qua phỏng vấn giảng viên và phân tích bài làm của sinh viên năm 2, phát hiện sinh viên chủ yếu mắc các lỗi: sử dụng sai chữ “把” thành các từ tiếng Việt như "mang, đem, đưa"; tránh né; không biết khi nào nên sử dụng cấu trúc câu có chữ "把"; không nhớ được cách sử dụng đúng của chữ "把". Từ đó đề xuất một số gợi ý cho việc giảng dạy cấu trúc câu này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những vấn đề trong việc học câu chữ “把” của sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một và đề xuất giảng dạy
- NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HỌC CÂU CHỮ “把” CỦA SINH VIÊN NĂM 2 NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢNG DẠY Tsú Và Bình 1, Phùng Nguyễn Trí Thông 2 1. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Cấu trúc câu có chữ "把" luôn là một trong những điểm khó trong giảng dạy cũng như trong quá trình học của sinh viên. Thông qua việc tổng hợp ý nghĩa, đặc điểm của chữ "把", các lỗi thường gặp của sinh viên Việt Nam khi học cấu trúc này và thông qua phỏng vấn giảng viên và phân tích bài làm của sinh viên năm 2, phát hiện sinh viên chủ yếu mắc các lỗi: sử dụng sai chữ “把” thành các từ tiếng Việt như "mang, đem, đưa"; tránh né; không biết khi nào nên sử dụng cấu trúc câu có chữ "把"; không nhớ được cách sử dụng đúng của chữ "把". Từ đó đề xuất một số gợi ý cho việc giảng dạy cấu trúc câu này. Từ khoá: Câu chữ “把”, sinh viên năm 2, lỗi thường gặp, trường Đại học Thủ Dầu Một, 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiếng Trung Quốc, cấu trúc câu có chữ “把”được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên nó lại là một điểm khó trong giảng dạy cũng như trong quá trình học của sinh viên. Rất nhiều học giả đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này từ rất sớm như Lữ Quế Vân (2008), Lưu Ung, Vương Nguyệt (2018), Trần San (2019) và những năm gần đây Chu Vĩnh Bình ( 2022), Tần Ái Linh, Tôn Văn Tịnh (2023), Giả Phi Phàm (2024) vẫn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Chứng tỏ tuy “把” là một điểm ngữ pháp nhỏ, nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tiếng Trung. Những học giả được nêu trên chủ yếu nghiên cứu về cách giảng dạy chữ “把”, cách thiết kế giảng dạy chữ “把” trong lớp học, cách dịch chữ “ba” và những lỗi sai khi sử dụng “把” của sinh viên Việt Nam. Bài của tác giả tóm gọn trong phạm vi hẹp hơn là sinh viên năm 2 đại học Thủ Dầu Một đó là điểm mới của bài. Bằng phương pháp tổng hợp các nghiên cứu của một số học giả về chữ "把", tác giả đã tổng kết ý nghĩa, đặc điểm của cấu trúc câu có chữ "把", cùng những khó khăn mà sinh viên Việt Nam thường gặp khi học cấu trúc này. Đồng thời, thông qua phỏng vấn 8 giáo viên giàu kinh nghiệm và phân tích 60 bài làm về dịch câu tiếng Việt sang tiếng Trung có liên quan đến “ 把” của 60 sinh viên viên năm 2 học kỳ 2 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Vậy chúng ta cùng xem là sinh viên Thủ Dầu Một thường mắc những lỗi sai nào? Chúng ta nên đưa ra những phương pháp giảng dạy như thế nào để sinh viên tránh được hoặc hạn chế sai những lỗi đó. Đó chính là vấn đề cần nghiên cứu của bài viết này. 2. PHÂN TÍCH CÂU CHỮ "把" 2.1 Ý nghĩa câu chữ "把" Theo "Bát Bách Từ Tiếng Trung Hiện đại"1, "把" là một giới từ, kết hợp với tân ngữ đứng trước động từ, tạo thành cấu trúc "把 + tân ngữ + động từ", biểu thị các ý nghĩa sau: biểu thị ý nghĩa 1 Lã Thúc Tương , Tiếng Hán hiện đại 800 từ, NXB Thương vụ ấn thư quán,2015. 661
- xử lý; biểu thị ý nghĩa gọi, khiến, làm; biểu thị ý nghĩa hành động hoặc phạm vi liên quan đến hành động; biểu thị những điều không muốn xảy ra; biểu thị cách xử đối xử. a. Biểu thị ý nghĩa xử lý (1)把衣服整理整理。 (2)把房间收拾一下。 b. Biểu thị ý nghĩa gọi, khiến, làm (1)把鞋都走破了。 (2)要把问题搞清楚。 c. Biểu thị ý nghĩa hành động hoặc phạm vi liên quan đến hành động (1)你把里里外外再检查一遍。 (2)我把大大小小的书店都跑遍了。 d. Biểu thị những điều không muốn xảy ra (1)偏偏这个时候把老李给病了。 (2)这一连串发生的事直接把他的公司弄垮了。 e. Biểu thị cách xử đối xử (1)你能把我怎样? 2.2 Đặc điểm câu chữ "把" 2.2.1 Cụm từ tân ngữ của "把" phải có tính chất cụ thể trong tư duy Tân ngữ cụ thể được đề cập đến là một danh từ có ý nghĩa rõ ràng, tức là cả người nói và người nghe đều biết và hiểu rõ đối tượng được đề cập là gì. Ví dụ: (1)他把两本书都看完了。(Anh ấy đã đọc xong cả hai quyển sách) (2)把书拿来。(Mang sách đến đây) (3)你把书架上的书整理一下。(Bạn hãy sắp xếp lại những quyển sách trên kệ) Trong ví dụ (1), (2), (3) "hai quyển sách", "sách", "những quyển sách trên kệ", cả người nói và người nghe đều hiểu rõ đối tượng được đề cập là gì. Nếu người nghe không biết đối tượng được nói đến của người nói là gì thì không thể sử dụng cấu trúc câu có "把". 2.2.2 Trong cấu trúc câu chữ "把", các động từ không thể là động từ một âm tiết. Các động từ phải là động từ trùng điệp, có hai âm tiết, hoặc là động từ có thêm "了/着", có kết quả/động lượng/thời lượng/xu hướng…1 Ví dụ: (1)把茶喝了。(Uống hết ly trà) (2)把推荐信拿好。(Giữ thư giới thiệu cẩn thận) (3)把桌子擦擦。(Lau sạch cái bàn) (4)把这封信带给王兰。(Mang lá thư này đến cho Vương Lan) 1 Trương Gia Quyền, Phân tích lỗi ngữ pháp thường gặp, NXB ĐHQG TPHCM, 2022:155-156 662
- (5)把话又说了一遍。(Nói lại một lần nữa) (6)把窗户打开。(Mở cửa sổ) Trong ví dụ (1), động từ "uống" là động từ một âm tiết, sau đó là "了". Trong ví dụ (2), động từ "giữ" là động từ một âm tiết, sau đó là "好" biểu thị kết quả của việc "giữ". Trong ví dụ (3), động từ "lau" được lặp lại thành "lau sạch". Trong ví dụ (4), động từ "mang" được kết hợp với "đến cho Vương Lan". Trong ví dụ (5), động từ "nói" được kết hợp với "một lần nữa" để biểu thị động lượng. Trong ví dụ (6), động từ "mở" được kết hợp với "mở cửa sổ" để biểu thị kết quả. Từ sáu ví dụ trên, chúng ta có thể thấy trong cấu trúc câu có "把", không thể sử dụng động từ một âm tiết một cách đơn lẻ. Nếu là động từ một âm tiết, phía sau phải kết hợp với thành phần khác. 2.2.3 Trong trường hợp phủ định, các từ "不/没" phải đứng trước "把" Ví dụ: (1)没把衣服弄脏。(Không làm bẩn quần áo.) (2)不把他叫回来不行。(Không gọi anh ấy quay lại không được.) (3)不把谁放在眼里。(Không coi ai ra gì.) 2.2.4 Các trợ động từ phải đứng trước "把" Ví dụ: (1) 你应该把药吃了再睡觉。(Bạn nên uống thuốc trước khi đi ngủ.) (2) 我一定要把这件事告诉老师。(Tôi nhất định phải thông báo việc này cho giáo viên.) 2.2.5 Sau động từ trong câu chữ "把", không thể thêm bổ ngữ khả năng Ví dụ: *(1)我把衣服洗不干净。(我洗不干净衣服。/衣服我洗不干净。) *(2)我把这本书看得懂。(我看得懂这本书。/这本书我看得懂。) *(3)我把你的箱子打不开。(你的箱子我打不开。/我打不开你的箱子。) Trong các ví dụ (1), (2), (3), các từ "洗不干净", "看得懂", "打不开" đều là các bổ ngữ khả năng. Trong khi đó, câu chữ "把" không thể sử dụng các bổ ngữ khả năng. Bởi vì các bổ ngữ khả biểu thị khả năng hoặc trạng thái của hành động, trong khi câu chữ "把" phải biểu thị kết quả hoặc sự thay đổi sau khi hành động đã hoàn thành. Do đó, các ví dụ trên nên được điều chỉnh như sau: (1)我洗不干净衣服。/衣服我洗不干净。(Tôi giặt quần áo không sạch) (2)我看得懂这本书。/这本书我看得懂。(Tôi xem hiểu quyển sách này) (3)你的箱子我打不开。/我打不开你的箱子。(Tôi không mở ra vali của bạn) Tóm lại, năm đặc điểm của câu chữ "把" có thể được tóm tắt như sau: Định ngữ Chủ ngữ (+不/没/trợ động từ) + 把 + Tân ngữ + Động từ + 了/着 + Động từ trùng điệp 663
- + Động từ + Bổ ngữ (Trừ bổ ngữ khả năng) + Động từ + Thành phần khác 2.3 Điều kiện dùng câu chữ "把" Cấu trúc câu chữ "把" chủ yếu biểu thị việc xử lý đối với người hoặc vật, và tân ngữ sau "把 " thường là đối tượng bị xử lý1. Sử dụng câu chữ "把" cần phải đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất, A tác động trực tiếp lên B một cách tích cực. Thứ hai, hành động của A làm cho B trải qua một sự thay đổi hoặc đạt đến một trạng thái cụ thể. 3. NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG VIỆC DÙNG CÂU CHỮ "把" Theo phân tích của TS. Trương Gia Quyền (2022) trong tác phẩm "Phân tích lỗi ngữ pháp thường gặp", những sai lầm thường gặp của sinh viên Việt Nam trong việc học câu chữ "把" được tổng kết như sau: 3.1 Dùng thiếu chữ "把" Ví dụ: *(1)我们停放汽车在母亲家附近的一条大路旁。 *(2)如果有人放他的手在我口袋里,我不会发觉。 *(3)我忘了一双鞋在树下。 Trong ví dụ (1), đối tượng được xử lý là "xe hơi", và "ở đường lớn gần nhà mẹ" chỉ địa điểm. Trong ví dụ (2), đối tượng được xử lý là "tay của anh ấy", và "trong túi tôi" chỉ phạm vi. Trong ví dụ (3), đối tượng được xử lý là "một đôi giày", và "dưới gốc cây" chỉ địa điểm. Cả ba ví dụ trên đều thể hiện hành động "xử lý", với động từ có hai tân ngữ, trong đó một là tân ngữ chỉ địa điểm nơi diễn ra hành động, nên cần sử dụng cấu trúc với từ "把". Các câu trên nên được sửa lại như sau: (1) 我们把汽车停放在母亲家附近的一条大路旁。Chúng tôi đậu xe ở đường lớn gần nhà mẹ. (2) 如果有人把他的手放在我口袋里,我不会发觉。Nếu ai đó để tay vào túi tôi, tôi sẽ không nhận ra. (3) 我把一双鞋忘了在树下。Tôi quên một đôi giày dưới gốc cây. 3.2 Hành động không chi phối được tân ngữ của "把" Ví dụ: *(4)我把他的话听烦了。 *(5)回学校时,我把公共汽车坐错了。 *(6)她把那件事记不起来。 1 马真:《简明实用汉语语法教程》,北京:北京大学出版社,1997:116 Mã Chân, Giáo trình ngữ pháp tiếng Trung ngắn gọn và thực tế, NXB Đại học Bắc Kinh, 1997:116 664
- *(7)我的心太急,因此把话说不上来。 Trong ví dụ (4) và (5), là bổ ngữ kết quả, nếu động từ "把" là bổ ngữ kết quả, nó mô tả kết quả hoặc thay đổi mà tân ngữ mang lại. Ví dụ (4), tân ngữ là "lời nói của anh ấy", kết quả là "nghe chán ngắt", nhưng "nghe chán ngắt" không phải là kết quả của "lời nói của anh ấy", mà là kết quả của "tôi", "tôi nghe chán" không phải là "lời nói của anh ấy nghe chán". Trong ví dụ (4), tân ngữ "lời nói của anh ấy" không có kết quả, do đó không thể sử dụng cấu trúc "把". Ví dụ (5), tân ngữ là "xe buýt", kết quả là "lên nhầm", nhưng "lên nhầm" là kết quả của "tôi", do đó trong ví dụ (5) tân ngữ "xe buýt" không sinh ra kết quả, không thể sử dụng cấu trúc "把". Ví dụ (6) và (7) là bổ ngữ xu hướng, nhưng "đứng dậy" không phải là kết quả của "chuyện đó", "nói lên" cũng không phải là kết quả của "lời nói". "Đứng dậy", "nói lên" trong đây không thể hiện hướng đi mà thể hiện hành động đang tiếp diễn hoặc được mở rộng, do đó ví dụ (6) và (7) không thể sử dụng cấu trúc "把". Ví dụ (4), (5), (6), (7) có thể được sửa lại như sau: (4)他的话我听烦了。Tôi nghe chán ngắt lời nói của anh ấy. (5)回学校时,我坐错了公共汽车。Khi quay trở lại trường, tôi đã lên nhầm xe buýt. (6)那件事她记不起来。 Cô ấy không nhớ được chuyện đó. (7)我的心太急,因此说不上话来。Tôi quá vội vàng, do đó không nói được lời nào. *(8)到了北京,我把他们惦记得很。 *(9)他把练习做得很认真 Ví dụ (8) và (9) là bổ ngữ trình độ "nhớ rất nhiều", "làm rất cẩn thận", nếu sau "把" là bổ ngữ trình độ, nó chỉ tình trạng hoặc trình độ của tân ngữ. Ví dụ (8) "nhớ rất nhiều" không phải là trình độ của "họ", mà là của "tôi", là "tôi nhớ họ rất nhiều" chứ không phải "họ được nhớ rất nhiều", do đó trong ví dụ (8) tân ngữ và bổ ngữ trình độ không phù hợp, không thể sử dụng cấu trúc "把". Các ví dụ (8) và (9) có thể được sửa lại như sau: (8)到了北京,我惦记他们得很。Khi tới Bắc Kinh, tôi nhớ họ rất nhiều. (9)他练习做得很认真。Anh ấy làm bài tập rất chăm chỉ. 3.3 Sử dụng bổ ngữ khả năng trong cấu trúc câu chữ "把" Ví dụ: *(10)我一个人把一个蛋糕可以吃得了。 *(11)我把这本书看不懂。 “可以吃得了” (ăn được hết),“看不懂”(không hiểu) là bổ ngữ khả năng, bổ ngữ khả năng thể hiện khả năng xử lý hoặc hành động, không thể hiện kết quả của hành động, trong khi đó cấu trúc "把" lại thể hiện kết quả của việc xử lý, do đó cấu trúc "把" và bổ ngữ khả năng xung khắc nhau và không thể xuất hiện cùng lúc. Do đó, cả ví dụ (10) và (11) đều không đúng, có thể sửa lại thành: (10)我一个人可以吃得了一个蛋糕。(去掉“把”) 或 我一个人可以把蛋糕吃完。(换成结果补语) (11)我看不懂这本书。(去掉“把”) 或 我没能把这本书看懂。(换成结果补语) 665
- Dịch: (10) Tôi một mình có thể ăn hết một chiếc bánh. (bỏ "把") hoặc Tôi một mình có thể ăn hết chiếc bánh. (đổi thành bổ ngữ kết quả) (11) Tôi không hiểu cuốn sách này. (bỏ "把") hoặc Tôi không thể hiểu được cuốn sách này. (đổi thành bổ ngữ kết quả) 3.4 Sử dụng sai cấu trúc câu kiêm ngữ thành câu chữ "把" Ví dụ: *(12)我不能把你白来一趟。 *(13)老师的话把大家哄笑起来。 *(14)他得了重病,我们应该把他住院。 Ví dụ (12), (13), (14), tân ngữ phía sau chữ "把" là "你", "大家", "他" đều là chủ thể phía sau động từ như "白来一趟", "哄笑起来", "住院". Qua ví dụ (12), (13), (14), chúng ta có cấu trúc: chủ ngữ + 把 + chủ ngữ 2 + động từ. Để diễn đạt ý nghĩa này, chúng ta nên sử dụng cấu trúc câu kiêm ngữ do đó các ví dụ trên, do đó có thể được sửa lại như sau: (12)我不能让你白来一趟。Tôi không thể để bạn đến một chuyến vô ích. (13)老师的话让/使大家哄笑起来。Lời nói của giáo viên khiến mọi người cười phá lên. (14)他得了重病,我们应该让他住院。Anh ấy bị bệnh nặng, chúng ta nên cho anh ấy nhập viện. 3.5 Hành động không có kết quả hoặc sự thay đổi do hành động Ví dụ: *(15)请你把这封信寄。 *(16)她生气地说:“我恨不得把他杀” *(17)你把这辆自行车买吧! *(18)你应该把自己的东西收拾。 *(19)我们把这个问题讨论吧。 Ví dụ(15)(16)(17)các động từ "寄gửi", "杀giết", "买 mua" đều là động từ một âm tiết, không thể thể hiện rõ kết quả của hành động, vì vậy các câu này không chính xác, chúng ta có thể sửa thành: (15)请你把这封信寄了。Nhờ anh gửi lá thư này đi. 666
- (16)她生气地说:“我恨不得把他杀死” 。Cô ấy giận dữ nói: "Tôi ước gì có thể giết chết anh ta". (17)你把这辆自行车买走吧!Bạn mua chiếc xe đạp này đi! Khi chúng ta thêm kết quả phía sau hành động “寄”“杀”“买”, các câu này trở nên đúng. Ví dụ(18)(19)"收拾", "讨论" là động từ hai âm tiết, nhưng động từ này cũng không thể thể hiện kết quả của hành động hoặc sự thay đổi do hành động. Do đó, trong các câu như vậy, chúng ta có thể lặp lại động từ. (18)你应该把自己的东西收拾收拾。Hãy dọn dẹp đồ của bạn đi. (19)我们把这个问题讨论讨论吧。Chúng ta hãy thảo luận vấn đề này. 3.6 Câu thiếu động từ chính Ví dụ: *(20)风把我的自行车倒了。 *(21)我把刚买的杯子破了 *(22)女同学每天都把教室干干净净。 *(23)我把这件事明明白白。 Dưới sự ảnh hưởng của tiếng Việt, sinh viên thường dịch trực tiếp khi sử dụng cấu trúc "把", trong tiếng Việt các ví dụ(20)(21)(22)(23)đã đủ ý nghĩa, không cần thêm động từ. Tuy nhiên, trong các ví dụ này đều là kết quả của hành động mà không có hành động chính, vì vậy chúng ta có thể sửa thành: (20)风把我的自行车吹倒了。Gió làm đổ xe đạp của tôi. (21)我把刚买的杯子打破了Tôi làm vỡ chiếc cốc vừa mua. (22)女同学每天都把教室扫得干干净净。Các bạn sinh viên nữ quét dọn lớp học sạch sẽ mỗi ngày. (23)我把这件事弄得明明白白。Tôi phải làm rõ việc này. 3.7 Vị trí sai Ví dụ: *(24)我把今天的课没预习好。 *(25)他们决定把那件事不告诉我的家人。 *(26)其实我们把外国的东西不必照搬到我们的国家来。 *(27)你把这个语法点一定要弄懂。 Tóm lại, trợ động từ hoặc phủ định "不" "没" phải đứng trước "把", dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ, sinh viên Việt Nam thường đặt "不" "没" trước động từ. Ví dụ(24)(25)(26)( 27)có thể sửa thành: (24)我没把今天的课预习好。Tôi không chuẩn bị tốt bài học hôm nay. (25)他们决定不把那件事告诉我的家人。Họ quyết định không nói với gia đình tôi về việc đó. 667
- (26)其实我们不必把外国的东西照搬到我们的国家来。Thực ra, chúng ta không cần sao chép những thứ từ nước ngoài đến nước ta. (27)你一定要把这个语法点弄懂。Bạn nhất định phải hiểu rõ điểm ngữ pháp này. 4. VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI HỌC CÂU CHỮ "把" CỦA SINH VIÊN NĂM 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 4.1 Vấn đề gặp phải khi học câu chữ "把" Theo khảo sát với 8 giáo viên giàu kinh nghiệm tại Đại học Thủ Dầu Một và 60 sinh viên năm hai học kỳ hai, cách tiến hành khảo sát là sử dụng 9 câu tiếng Việt, yêu cầu sinh viên dịch sang tiếng Trung. Qua khảo sát, chúng tôi phát hiện sinh viên năm thứ hai của Đại học Thủ Dầu Một thường gặp các vấn đề sau : Bảng 1: Tình hình mắc lỗi Lỗi sai thường gặp Tổng lỗi sai( Tỷ lệ(% người) ) Lỗi dịch“把”thành “mang, đem, đưa” 154 85.5 Đem rác đi đổ. 48 80 Mang cái đó cho mẹ. 52 86.6 Ông ấy bị thương rồi, chúng ta nên đưa ông ấy đến bệnh viện 54 90 Tránh sử dụng câu chữ“把” 144 80 Anh ấy không nói chuyện đó với tôi. 50 83.3 Chuyện đó tôi đã quên sạch rồi. 46 76.7 Tôi để quên cây viết trong lớp học rồi. 48 80 Không biết khi nào sử dụng câu chữ“把” 50 83.3 Chắc gì cô ấy sẽ bán cho anh chiếc xe đạp ấy. 50 83.3 Không nhớ cấu trúc câu chữ“把” (Không gợi ý dung “把”) 98 81.7 Bài hôm nay chưa ôn xong. 46 76.7 Họ quyết định không nói chuyện đó người nhà của tôi 52 86.7 4.1.1 Lỗi dịch "把" thành "mang, đem, đưa" trong tiếng Việt "把" trong tiếng Việt trong một số trường hợp có thể dịch "把" thành "mang, đem, đưa" là nghĩa của "mang", vì vậy khi gặp ý nghĩa tương tự với "mang, đem, đưa" trong tiếng Việt, sinh viên thường dịch "把" thành "mang", thay vì sử dụng cấu trúc "把". Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, việc dịch sai "把" thành "mang, đem, đưa" chiếm 85,5%. Ví dụ: Đem rác đi đổ.(把垃圾倒了。) Mang cái đó cho mẹ.(把那个给妈妈。) Ông ấy bị thương rồi, chúng ta nên đưa ông ấy đến bệnh viện.(他受伤了,我们应该把他 送医院去。) Trong cuộc khảo sát, 60 sinh viên dịch thành: (1) 带垃圾倒了。(chiếm 80%) 668
- (2) 带那个给妈妈。(chiếm 86.6%) (3) 他受伤了,我们应该送他去医院。(chiếm 90%) Mặc dù sinh viên không sử dụng từ "把", nhưng câu dịch vẫn chấp nhận được so với câu sử dụng từ "把". 4.1.2 Tránh sử dụng câu chữ "把" Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, có 83.3% sinh viên tránh sử dụng câu chữ "把". (1) Anh ấy không nói chuyện đó với tôi.(他没把那件事告诉我。) (2) Chuyện đó tôi đã quên sạch rồi.(我把那件事忘光光了。) (3) Tôi để quên cây viết trong lớp học rồi.(我把笔忘在教室了。) Các ví dụ (4) (5) (6) đều đáp ứng điều kiện sử dụng câu chữ “把”, hành động của A làm cho B trải qua một sự thay đổi hoặc ở trong một trạng thái nào đó. Ví dụ (4) với tân ngữ "chuyện đó那 件事", động từ "nói với tôi告诉我"; ví dụ (5) với tân ngữ "Chuyện đó那件事", động từ "quên sạch 忘光光"; ví dụ (6) với tân ngữ "cây viết笔", động từ "quên trong lớp học rồi忘在教室了". Để tránh sai sót, sinh viên thường dịch các ví dụ (4) (5) (6) thành: (4)他没有告诉我那件事。Anh ấy không nói chuyện đó với tôi.(chiếm 83.3%) (5)那件事我忘光光了。Chuyện đó tôi đã quên sạch rồi.(chiếm 76.7%) (6)我忘记笔在教室了。Tôi quên cây viết trong lớp học rồi.(chiếm 80%) 4.1.3 Không biết khi nào sử dụng câu chữ “把” Lý do chính mà sinh viên không sử dụng câu chữ “把” là vì sinh viên không biết khi nào nên sử dụng và khi nào không nên sử dụng, không phân biệt được sự khác biệt giữa câu chữ “把” và câu không có từ "把". Do đó, để tránh sai sót không cần thiết, hầu hết sinh viên thường tránh sử dụng. Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, thực trạng này chiếm 83.3%. Ví dụ: Chắc gì cô ấy sẽ bán cho anh chiếc xe đạp ấy. Không sử dụng từ "把": 不一定她卖给你那辆自行车。 Sử dụng từ "把": 她不一定把那辆自行车卖给你。 4.1.4 Không nhớ cấu trúc câu chữ“把” Ở giai đoạn cơ bản, sinh viên chủ yếu dựa vào ngôn ngữ mẹ đẻ để tạo câu, tiếng Việt và tiếng Trung cuối cùng vẫn là hai ngôn ngữ khác nhau, do đó nếu thứ tự của câu khác nhau sinh viên sẽ gặp phải sai lầm. Câu chữ “把” nếu phủ định thì phải đặt "不/没" trước "把", tiếng Việt nếu phủ định thì vẫn đặt trước động từ, do đó sẽ gây ra sai lầm trong các câu sau. Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, tỷ lệ sai lầm của sinh viên trong tình huống này đạt 81.7%. (1)Bài hôm nay chưa ôn xong. 没预习好。 (2)Họ quyết định không nói chuyện đó người nhà của tôi .不告诉我的家人。 Sinh viên dịch thành: (1) 我把今天的课没预习好。 Tôi chưa ôn xong bài hôm nay. (chiếm 76.6%) (2) 他们决定把那件事不告诉我的家人。 Họ quyết định không nói chuyện đó với người nhà của tôi. (86.7%) 669
- 4.2 Đề xuất giảng dạy Câu chữ “把” luôn là khó khăn trong việc học tiếng Trung, chỉ khi hiểu rõ ý nghĩa và đặc điểm của “把“ thì mới có thể sử dụng câu chữ “把” đúng cách. Tóm lại, đây là một số vấn đề mà sinh viên cấp độ cơ bản của Trường Đại học Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương đang gặp phải, do đó, tôi đưa ra các đề xuất giảng dạy sau đây. Thứ nhất, không nên tạo áp lực cho sinh viên. Chúng ta đều biết câu chữ “把”là khó khăn đối với người học, vì vậy, khi giới thiệu câu chữ “把”cho sinh viên, chúng ta không nên cố ý nói rằng đây là khó khăn trong việc học, mà chỉ cần truyền đạt nội dung bài học một cách bình thường, để sinh viên học được điều này mà một cách dễ dàng. Thứ hai, Tập trung vào giảng dạy cấu trúc ngữ pháp. Mỗi khi đưa ra một mẫu câu, sinh viên phải ghi nhớ ý nghĩa của mẫu câu đó và kèm theo một ví dụ điển hình. Điều này giúp sinh viên nhớ được mẫu câu, chỉ cần nêu ví dụ đó ra thì có thể nhớ được mẫu câu. Quan trọng nhất là nếu sinh viên có thể nêu ra mẫu câu, khi sử dụng câu chữ “把” sẽ không gặp phải sai lầm. Thứ ba, so sánh trước sau. So sánh trước sau là khi sử dụng câu chữ “把” trước và sau, nói cho sinh viên sự khác biệt giữa hai câu này. Chỉ khi thực sự nhận ra sự khác biệt giữa hai câu, sinh viên mới có động lực để học kiến thức mới. Chúng ta sinh viên đều có tâm lý như vậy, nếu giáo viên nói rằng hai câu này không có gì khác biệt và có thể sử dụng lẫn nhau, thì phần lớn sinh viên sẽ nghĩ rằng nếu giống nhau thì không cần học, chỉ cần sử dụng những gì đã học trước đó là đủ. Do đó, việc so sánh trước sau khi sử dụng câu chữ “把” là rất cần thiết. Thứ tư, tuân thủ nguyên tắc giảng dạy theo phương pháp dịch. Nhiều người học không tán thành phương pháp dạy dịch, nhưng đối với sinh viên Việt Nam, phương pháp dạy dịch là rất hiệu quả. Ở giai đoạn cơ bản, chúng ta có thể dịch “把“ thành 'mang, đem, đưa' trong tiếng Việt có ý nghĩa tương đương với 'đưa' trong tiếng Trung hoặc “把“ có thể dịch thành 'làm cho, khiến cho' tương đương với “使,叫,让”. Tuy nhiên, phương pháp dạy dịch cũng là một chiếc dao hai lưỡi, khi sinh viên hiểu “把“ như 'mang, đem, đưa' 'làm cho, khiến cho', dễ dẫn đến sai lầm trong phần này. Do đó, khi giảng dạy, phải đảm bảo rằng sinh viên đã tích lũy đủ điều kiện để sử dụng câu chữ “把” trước khi sử dụng nó. Thứ năm, tuân thủ nguyên tắc từ dễ đến khó, tiến triển theo trình tự. Mỗi giáo viên đều hiểu điều này, nhưng giáo viên chỉ có thể giảng dạy theo sách giáo trình mà không có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, giáo viên có thể đánh giá sách giáo trình trước, hiểu rõ mẫu câu nào xuất hiện trong việc giảng dạy câu chữ “把”, và dựa vào đặc điểm học tập của sinh viên Việt Nam để sắp xếp cái nào nên được giảng trước, cái nào nên được giảng sau. Điều này giúp giảm áp lực cho người học. Thứ sáu, đề xuất xây dựng chương trình ngữ pháp dành cho sinh viên Việt Nam. Người học tiếng Trung của các quốc gia khác nhau gặp phải khó khăn khác nhau, Việt Nam đã sử dụng sách giáo trình tiếng Trung của Trung Quốc là tốt. Tuy nhiên, những sách giáo trình đó không phải là viết dành riêng cho sinh viên Việt Nam, do đó thứ tự và mức độ khó khăn của các điểm ngữ pháp không phù hợp với sinh viên Việt Nam. Nếu có một bộ sách giáo trình được viết dành riêng cho sinh viên Việt Nam, không chỉ loại bỏ sự ghét bỏ của sinh viên đối với việc học ngữ pháp, mà còn giúp cho công việc giảng dạy của giáo viên trở nên dễ dàng hơn. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, trên đây là nội dung nghiên cứu mà nhóm tác giả tìm hiểu về những vấn đề gặp phải của người học tiếng Trung trong câu chữ “把”. Chúng tôi mong rằng thông qua những đặc điểm này, người học có thể nắm được những điểm mấu chốt khi học “把”. Đồng thời, đưa ra một số vấn đề sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một gặp phải trong quá trình học chữ “把”, cũng như một số gợi ý giảng dạy, hy vọng giúp ích được cho giáo viên dạy câu chữ “把”. Qua một số vấn đề người học gặp phải, chúng tôi cho rằng việc xây dựng dàn ý ngữ pháp cho học sinh Việt Nam là việc làm cấp thiết. 670
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Vĩnh Bình (2022). Dấu hiệu nhận biết câu “把” và chiến lực giảng dạy. Tạp chí nghiên cứu giảng dạy Hán ngữ quốc tế(4). 2. Giả Phi Phàm (2024). Nghiên cứu bản chất của từ “了” ở cuối câu có “把” và điều kiện sử dụng của nó. Tạp chí học viện văn trường Đại học Sư phạm Thẩm Dương. 3. Lữ Quế Vân (2008). Khảo sát trình tự tiếp thu 17 loại câu “把” dành cho học sinh trung cấp và cao cấp. Tạp chí tu từ ngôn ngữ. 4. Lưu Dung, Vương Nguyệt (2018). Nghiên cứu lỗi sai chữ “把” trong tiếng Hán của người Việt Nam. Tạp chí học viện sư phạm Ngọc Lâm(6) 5. Trần San (2019). Kỹ thuật thiết kế lớp học câu “把” ở trình độ sơ cấp trong dạy học tiếng Hán như một ngoại ngữ. Tạp chí Trí Khố Thời Đại. 6. Dương Ngọc Linh, Ứng Thần Cẩm ( 2011). Hỏi đáp ngữ pháp Hán hiện đại (hạ). Bắc Kinh: Đại học Bắc Kinh, 183. 7. Mã Trân (1997). Giáo trình ngữ pháp tiếng Trung ngắn gọn và thiết thực. Bắc Kinh: Đại học Bắc Kinh, 116. 8. Lã Thúc Tương (2015).Tiếng Hán hiện đại 800 từ. NXB Thương vụ ấn thư quán. 9. Trương Gia Quyền (2022). Phân tích lỗi ngữ pháp thường gặp. TPHCM: NXB ĐHQG TPHCM. 671
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Làm thế nào để học và nâng cao trình độ Tiếng Anh một cách hiệu quả nhất?
3 p | 373 | 140
-
Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN KĨ NĂNG VIẾT TRONG MÔN TIẾNG ANH THCS
12 p | 262 | 67
-
10 lời khuyên học Tiếng Anh
4 p | 203 | 52
-
Sử dụng công nghệ trong việc học nói Tiếng Anh
3 p | 215 | 44
-
Cách nào để học ngoại ngữ hiệu quả nhất?
3 p | 191 | 31
-
54 trọng điểm giúp bạn làm bài thi môn tiếng anh hiệu quả: phần 1
223 p | 107 | 23
-
Ảnh hưởng từ việc kém tiếng Anh
5 p | 198 | 16
-
Những từ dễ nhầm lẫn trong tiếng anh 3
6 p | 128 | 14
-
Làm thế nào để nói tiếng Anh nhanh hơn.
6 p | 163 | 14
-
Tiếng Anh giao tiếp và những trở ngại của dân công sở
5 p | 135 | 13
-
Lỗi thường gặp khi học tiếng Anh.
5 p | 122 | 13
-
Những từ dễ nhầm lẫn trong tiếng anh 7
6 p | 123 | 13
-
Yếu tố văn hóa và liên văn hóa trong các giáo trình tiếng Pháp trình độ B2
6 p | 65 | 9
-
Những sai lầm phổ biến khi học ngoại ngữ
4 p | 96 | 6
-
Khảo sát việc sử dụng phương pháp đàm thoại có hướng dẫn trong các giờ học kỹ năng nói của sinh viên trình độ A1 tại trường Đại học Giao thông vận tải
11 p | 84 | 6
-
Áp dụng khung quy chiếu trình độ chung châu Âu (CEFR) trong xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh tại trường Đại học Giao thông Vận tải: Khó khăn và đề xuất giải pháp
10 p | 81 | 5
-
Vấn đề sửa lỗi cho sinh viên trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ
5 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn