intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề về hệ tiêu hóa của bé

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

115
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những vấn đề về hệ tiêu hóa của bé Trẻ em dưới 6 tuổi rất thường gặp những vấn đề về tiêu hóa do hệ vi sinh đường ruột lúc này chưa hoàn chỉnh. Bệnh rối loạn tiêu hóa thường được biểu hiện với các triệu chứng ọc ói, phân sống, táo bón, tiêu chảy... làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cần được quan tâm Rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đặc biệt thường gặp với những trẻ vừa bước qua tuổi ăn dặm do trẻ phải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề về hệ tiêu hóa của bé

  1. Những vấn đề về hệ tiêu hóa của bé Trẻ em dưới 6 tuổi rất thường gặp những vấn đề về tiêu hóa do hệ vi sinh đường ruột lúc này chưa hoàn chỉnh. Bệnh rối loạn tiêu hóa thường được biểu hiện với các triệu chứng ọc ói, phân sống, táo bón, tiêu chảy... làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cần được quan tâm Rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đặc biệt thường gặp với những trẻ vừa bước qua tuổi ăn dặm do trẻ phải thay đổi chế độ ăn đột ngột hoặc chuyển từ sữa mẹ sang sữa bột. Khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Trong các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ gây nên sự lo lắng của các bậc cha mẹ. Táo bón làm trẻ đau khi đi cầu, từ đó trẻ sợ và chủ động nín đi cầu nên sẽ đau hơn vào lần đi kế tiếp.
  2. Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách phòng ngừa Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các bậc cha mẹ thường lo lắng và cho rằng đường ruột trẻ yếu hay do những thức ăn, thức uống gây nóng trong người. Triệu chứng táo bón thường xảy ra ở trẻ ăn ít chất xơ, không uống đủ lượng nước cần thiết. Trẻ bú sữa mẹ cũng có một tỷ lệ nhỏ bị táo bón, nhưng tỷ lệ này ở trẻ bú sữa bình cao hơn. Có bà mẹ nghĩ rằng hàm lượng sắt trong sữa bột cao nên dễ khiến bé bị táo bón. Điều đó là không đúng vì sắt là khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ và hàm lượng sắt trong sữa bột đã được các nhà sản xuất tính toán phù hợp với nhu cầu của trẻ. Sắt là thành phần chính của huyết cầu tố trong máu, nên thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu máu làm trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng, quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì sữa bò có hàm lượng sắt rất thấp, các bậc phụ huynh nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bột có bổ sung sắt. Nếu trẻ bị táo bón, nên cho ăn nhiều rau xanh, trái cây có tính nhuận trường, uống nhiều nước. Việc mát-xa bụng, tắm nước ấm hay tập thói quen cho trẻ đi cầu vào một thời điểm nhất định trong ngày sẽ giúp trẻ có nhu động ruột thường xuyên, đều đặn, là một cách chống rối loạn tiêu hóa và táo bón rất tốt. Đối với những trẻ mới chuyển từ sữa mẹ sang sữa bột và thức ăn đặc, cần cho trẻ thời gian để hệ tiêu hóa thích nghi; các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên đổi sữa cho bé khi không có lý do chính đáng, khi pha sữa phải pha đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: đúng nồng độ (không đặc, không loãng), pha sữa với nước ấm 60-700C, tuyệt đối không pha trộn các loại sữa với nhau. Thêm vào đó, cần tập cho trẻ ăn trái cây, rau… để cung cấp lượng chất xơ cần thiết cho nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt, và bổ sung thêm nguồn dưỡng chất cho trẻ. Các loại sữa bột đều được làm từ sữa bò (tách hoặc không tách bơ) bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác để đảm bảo tốt nhất cho nhu cầu phát triển của trẻ. Nói chung, khi chọn sữa, cha mẹ nên chọn các công thức sữa có các bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng tốt cho sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất của trẻ, chứ không nên dựa vào các lời quảng cáo hay đồn thổi về sữa để chọn sữa. Một nguyên tắc quan trọng của dinh dưỡng trẻ em là "lượng dưỡng chất đi vào cơ thể trẻ càng nhiều thì càng ít dưỡng chất đi ra phân". Điều này trái với một số quan niệm thông thường là thấy trẻ đi phân càng nhiều càng tốt. Cha mẹ nên quan tâm đến cân nặng và sự phát triển của trẻ, nếu trẻ vẫn lên cân đều, vui vẻ hoạt bát, ăn ngủ được là tốt, ngược lại cần cẩn trọng nếu trẻ đi phân nhiều mà lại không tăng cân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2