intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những xét nghiệm bổ sung trong thai kỳ (Phần 2)

Chia sẻ: Sautim Thiephong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'những xét nghiệm bổ sung trong thai kỳ (phần 2)', y tế - sức khoẻ, sức khỏe phụ nữ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những xét nghiệm bổ sung trong thai kỳ (Phần 2)

  1. Những xét nghiệm bổ sung trong thai kỳ (Phần 2) Vậy là vợ chồng bạn đã có tin vui, nhưng sau đấy là vô vàn những điều lo lắng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Kể từ lúc có kết quả chính xác cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thăm khám định kỳ mỗi tháng 1 lần cho đến khi thai được 28 tuần tuổi. 2 tuần 1 lần cho đến khi thai được 36 tuần và mỗi tuần một lần cho đến lúc chuyển dạ. Quét siêu âm
  2. Đa phần các bà mẹ sẽ được khuyến cáo nên quét siêu âm thai nhi ở tuần thứ 16. Bạn sẽ nhìn thấy em bé đang cử động, đó là hình ảnh thực tế về mầm sống bé bỏng đang tượng hình. Việc siêu âm sẽ giúp bạn: - Kiểm tra xem em bé có phát triển bình thường không - Xác định tuổi của bé và dự đoán được ngày sinh - Kiểm tra được vị trí của bé và bánh nhau - Phát hiện được các dị tật về não và xương sống - Phát hiện đơn thai hay đa thai Thử nghiệm AFP (Alpha FetoProtein) Alpha FetoProtein là một chất được thai nhi tiết ra trong tử cung. Khi AFP có nhiều trong máu là dấu hiện của việc mang song thai hoặc đa thai, thai kỳ sẽ kéo dài lâu hơn bình thường và thậm chí thai nhi sẽ có những dấu hiệu bất
  3. thường khác như các dị tật ở ống thần kinh, nứt đốt sống (spina bifida). Chọc dò nước ối Từ tuần thứ 14 – 18, bạn đã có thể thử nghiệm chọc nước ối để chẩn đoán và tầm soát Hội chứng Down hoặc các vấn đề về nhiễm sắc cho thai nhi. Bạn thường được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn đã quá 35 tuổi, đã từng sinh con mắc triệu chứng nào đó, hoặc nếu gia đình bạn hoặc chồng bạn có tiền sử bất thường về gen. xét nghiệm cần thiết giúp giảm thiểu những rủi ro cho mẹ và bé
  4. Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của xét nghiệm máu hoặc siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi (siêu âm NT). Xét nghiệm này kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ. Xác suất rủi ro cho việc xét nghiệm này 0.5% , tức là cứ 200 thai phụ thực hiện xét nghiệm này thì có 1 người gặp biến chứng. Thử nghiệm chọc hút gai nhau (VCS) Ở tuần thứ 6 – 8, thai phụ sẽ được thực hiện phương pháp chọc hút gai nhau được , việc này được tiến hành qua ngã âm đạo hoặc qua ngã bụng. Các chỉ định chủ yếu vẫn là khảo sát di truyền học. Xét nghiệm này thường được đề nghị cho những thai phụ trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gen hoặc đã từng sinh con không bình thường. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào lông nhung màng đệm từ nhau thai để xét nghiệm. Xét nghiệm dung nạp đường glu-cô
  5. Trong nửa thời gian sau của thai kỳ bạn có thể được đề nghị kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ vì cứ 100 thai phụ thì có khoảng 2 – 3 người mắc phải. Những người có nguy cơ cao nhất thường là những thai phụ trên 35 tuổi, bị béo phì và có thể đã bị chứng bệnh này ở lần mang thai trước. Nhiều bà mẹ tương lai có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ chế độ ăn uống lành mạnh và một chương trình tập luyện đều đặn. Bạn cần được bác sĩ hướng dẫn cách tự chăm sóc, tiết chế, cách đo đường huyết tại nhà và tự phát hiện những dấu hiệu báo động để kịp thời báo cho bác sĩ điều chỉnh lượng Insulin. Chăm sóc sản khoa và nội khoa phải tích cực hơn trong 8 tuần lễ cuối của thai kỳ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2