Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐI KHÁM THAI <br />
TRONG BA THÁNG ĐẦU THAI KÌ CỦA THAI PHỤ <br />
Nguyễn Thị Nhẫn*, Wannee Deoisres**, Siriwan Sangin**, Triệu Thị Ngọc Thu*, Vũ Thị Mai* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề : Khám thai đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phát hiện sớm và quản lý các biến <br />
chứng khi mang thai. Tuy nhiên, thông tin về việc đi khám thai của phụ nữ ở Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là <br />
các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến việc đi khám thai của phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ vẫn còn <br />
chưa phổ biến. <br />
Mục tiêu nghiên cứu : Nhận biết số lần đi khám thai trong thai kỳ của thai phụ và những yếu tố ảnh <br />
hưởng đến số lần đi khám thai trong ba tháng đầu của thai kỳ. <br />
Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu cắt ngang được xây dựng tại khoa hậu sản và hậu phẫu của <br />
Bệnh viện Từ Dũ với cỡ mẫu là 316 sản phụ. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi tự điền <br />
được phát triển bởi nhà nghiên cứu với 5 phần. <br />
Kết quả : 72,8% người tham gia nghiên cứu có đi khám thai ít nhất là một lần trong ba tháng đầu thai <br />
kỳ. Sản phụ đã kết hôn thì đi khám thai ít nhất là một lần trong ba tháng đầu thai kỳ nhiều hơn sản phụ <br />
chưa kết hôn gấp 2,10 lần (95% CI, 1,01 – 4,42). Với mỗi một điểm tăng lên trong tổng điểm của thái độ, <br />
kiến thức về số lần đi khám thai thì số lần đi khám thai trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ tăng lên 1,05 lần và <br />
1,15 lần. <br />
Kết luận: Nhân viên y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe nên đặc biệt quan tâm chú ý đến nhóm đối tượng <br />
thai phụ chưa kết hôn để kịp thời phổ biến những lợi ích của việc đi khám thai sớm trong ba tháng đầu thai <br />
kỳ. Chương trình giáo dục sức khỏe về tầm quan trọng của việc đi khám thai cũng nên được phổ biến đến tất <br />
cả thai phụ để góp phần nâng cao nhận thức cũng như thái độ của thai phụ về việc đi khám thai trong ba <br />
tháng đầu của thai kỳ. <br />
Từ khóa: khám thai, ba tháng đầu thai kỳ, sản phụ, bệnh viện Từ Dũ <br />
<br />
ABSTRACT <br />
FACTORS RELATED TO ANTENATAL CARE UTILIZATION <br />
IN THE FIRST TRIMESTER AMONG PREGNANT WOMEN. <br />
Nguyen Thi Nhan, Wannee Deoisres, Siriwan Sangin, Trieu Thi Ngoc Thu, Vu Thi Mai <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 84 ‐ 89 <br />
Background: Antenatal care has been proven to be effective in early detection and management the <br />
complications when the women have pregnancy. However, the information about antenatal care among pregnant <br />
women in Vietnam is still little, especially the studies to identify the factors related to antenatal care in the first <br />
trimester. <br />
Purposes: This study aims to determine the utilization of antenatal care in the first trimester and factors <br />
predicting antenatal care utilization in the first trimester among postpartum women. <br />
Methods: Predictive correlation study was conducted in two postpartum wards at Tu Du hospital with the <br />
sample size was 316 postpartum women. Data were collected by using the self‐report questionnaire developed by <br />
researcher with 5 sections. <br />
Results: The results showed that 72.8% of respondents had antenatal care utilization in the first trimester. <br />
* Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. <br />
** Đại học Burapha, Thái Lan <br />
Tác giả liên lạc: Ths ĐD.Nguyễn Thị Nhẫn, ĐT: 0907307358, Email: nguyennhan.ump@gmail.com <br />
<br />
84<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Women were married 2.10 times got the antenatal care utilization ≥ 1 times compared to women who were <br />
unmarried (95% CI, 1.01 – 4.42). For each one point increase on the attitude, knowledge toward antenatal care <br />
utilization there were 1.05 times and 1.15 times (95% CI, 1.02 – 1.12; 95% CI, 1.10 – 2.18, respectively) the <br />
respondents would get antenatal care utilization ≥ 1 times. <br />
Conclusions: These finding indicated that health care provider, health care system should pay more <br />
attention to women who were unmarried to increase the antenatal care utilization in this group. Besides, health <br />
education about importance of antenatal care should be provided to improve the attitude of women toward <br />
antenatal care in order to increase the antenatal care utilization among Vietnamese women. <br />
Keywords: antenatal care, the first trimester, postpartum women, Tu Du hospital. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 500.000 <br />
phụ nữ và trẻ em gái phải chịu tử vong do <br />
những biến chứng liên quan đến mang thai và <br />
sinh nở. Tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt <br />
Nam đã giảm trong vài năm qua nhưng hiện <br />
vẫn còn cao với số lượng trẻ sơ sinh tử vong là <br />
16 trẻ trong số 1000 trẻ sinh sống, tỷ lệ tử vong <br />
mẹ là 69 trên tổng số 100,000 ca sinh sống năm <br />
20091314. <br />
Khám thai đã được chứng minh là có hiệu <br />
quả trong việc cải thiện kết quả thai kỳ thông <br />
qua việc phát hiện sớm và quản lý các biến <br />
chứng khi mang thai317. Ở Việt Nam, theo đề <br />
nghị từ Bộ Y tế, phụ nữ mang thai nên đến thăm <br />
khám thai ít nhất ba lần trong thời gian mang <br />
thai của họ, một lần cho mỗi tam cá nguyệt9. Tuy <br />
nhiên, một số lượng lớn phụ nữ Việt Nam <br />
không đi khám thai đầy đủ7, thông tin về việc đi <br />
khám thai của phụ nữ ở Việt Nam còn hạn chế, <br />
đặc biệt là các nghiên cứu về các yếu tố liên quan <br />
đến việc đi khám thai trong ba tháng đầu của <br />
thai kỳ. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Phương pháp cắt ngang mô tả. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Sản phụ sau khi sanh nằm tại khoa hậu sản <br />
và hậu phẫu của bệnh viện Từ Dũ trong khoảng <br />
thời gian thu thập số liệu. <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
<br />
Z2 / 2 p(1 p ) (1.96) 2 x0.71x0.29<br />
N<br />
<br />
316 <br />
(0.05) 2<br />
d2<br />
Chọn α = 0,05 => zα/2 = 1.96 (độ tin cậy 95%) <br />
p = 0,71 tỷ lệ đi khám thai theo nghiên cứu của Lieu. (2007) <br />
d = 5% <br />
<br />
Cỡ mẫu tính được là 316 sản phụ <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu <br />
Phụ nữ sau khi sanh xong được nằm tại <br />
khoa hậu sản và hậu phẫu của Bệnh viện Từ Dũ, <br />
có thể giao tiếp, đọc, hiểu tiếng Việt, và sẵn sàng <br />
tham gia vào nghiên cứu. <br />
<br />
Công cụ thu thập dữ kiện <br />
Sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm 5 phần: <br />
thông tin chung về người tham gia nghiên cứu <br />
(11 câu), sự mang thai và mức độ bệnh tật (5 <br />
câu), việc sử dụng dịch vụ khám thai (3 câu), <br />
thái độ về việc đi khám thai (12 câu), kiến thức <br />
về việc đi khám thai (12 câu). <br />
<br />
Phân tích dữ kiện <br />
Dữ liệu được nhập và phân tích bằng cách <br />
sử dụng phần mềm phân tích dữ kiện SPSS 17.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Khám thai trong tam cá nguyệt đầu <br />
Kết quả tìm ra rằng có 72.8% sản phụ có <br />
đi khám thai ít nhất một lần trong ba tháng đầu <br />
của thai kỳ (bảng 1). <br />
Bảng 1. Khám thai trong ba tháng đầu của thai kỳ <br />
Khám thai<br />
≥ 1 lần<br />
Tam cá<br />
nguyệt đầu Không khám thai<br />
<br />
Tần số<br />
230<br />
86<br />
<br />
Phần trăm (%)<br />
72.8<br />
27.2<br />
<br />
Được tính dựa vào công thức sau <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
85<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Biến số<br />
<br />
Đặc tính của mẫu nghiên cứu <br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy 79.8% người <br />
tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi <br />
(đây là độ tuổi thích hợp sinh đẻ) với tuổi trung <br />
bình là 26 tuổi (SD = 6.15), đa số người tham gia <br />
nghiên cứu là dân tộc Kinh (92.4%), trình độ học <br />
vấn là cao đẳng, đại học (50.9%). Hầu hết sản <br />
phụ đều đã kết hôn (87%), làm việc cho công ty <br />
hay nhà nước (72.2%), có bảo hiểm (71.8%), thu <br />
nhập trên hai triệu đồng một tháng (81.6%), và <br />
sinh con đầu lòng (78.2%) (bảng 2). <br />
Bảng 2. Đặc tính của mẫu <br />
Biến số<br />
Tần số Phần trăm (%)<br />
< 18 tuổi<br />
44<br />
13,9<br />
18-35 tuổi<br />
252<br />
79,8<br />
> 35 tuổi<br />
20<br />
6,3<br />
Trung bình tuổi = 26 tuổi, SD = 6,15, Nhỏ nhất = 15tuổi, Lớn<br />
nhất = 45tuổi<br />
Đã kết hôn<br />
275<br />
87,0<br />
Tình trạng hôn<br />
nhân<br />
Chưa kết hôn<br />
41<br />
13,0<br />
Học vấn<br />
Thấp hơn cấp ba<br />
90<br />
28,5<br />
Cấp ba<br />
65<br />
20,6<br />
Cao đẳng, đại học<br />
161<br />
50,9<br />
Nghề nghiệp<br />
Nội trợ<br />
88<br />
27,8<br />
228<br />
72,2<br />
Công nhân viên<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Dân tộc<br />
Thu nhập<br />
<br />
Bảo hiểm<br />
Số lần sinh<br />
<br />
Tần số Phần trăm (%)<br />
<br />
chức<br />
Dân tộc Kinh<br />
Các dân tộc khác<br />
< 1,000,000 VND<br />
1,000,000 –<br />
2,000,000 VND<br />
> 2,000,000 VND<br />
Không có bảo hiểm<br />
Có bảo hiểm<br />
Con so<br />
Con rạ<br />
<br />
292<br />
24<br />
6<br />
52<br />
<br />
92,4<br />
7,6<br />
1,9<br />
16,5<br />
<br />
258<br />
89<br />
227<br />
247<br />
69<br />
<br />
81,6<br />
28,2<br />
71,8<br />
78,2<br />
21,8<br />
<br />
Mối liên quan giữa từng yếu tố và việc đi <br />
khám thai của phụ nữ trong ba tháng đầu <br />
thai kỳ <br />
Từ bảng 3, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: có <br />
sự khác nhau về số lần đi khám thai trong thai <br />
kỳ tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân, nghề <br />
nghiệp, kiến thức, thái độ, và bảo hiểm của phụ <br />
nữ. Phụ nữ đã kết hôn, đi làm, có bảo hiểm, có <br />
kiến thức và thái độ tích cực về việc đi khám thai <br />
thì sẽ tham gia khám thai ít nhất một lần trong <br />
tam cá nguyệt đầu. <br />
<br />
Bảng 3. Liên quan giữa từng yếu tố và số lần khám thai của phụ nữ trong tam cá nguyệt đầu <br />
Yếu tố<br />
Tuổi*<br />
<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Học vấn *<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
Dân tộc *<br />
<br />
Thu nhập *<br />
<br />
Bảo hiểm *<br />
<br />
86<br />
<br />
< 18 tuổi<br />
18-35 tuổi<br />
> 35 tuổi<br />
Đã kết hôn<br />
Chưa kết hôn<br />
Thấp hơn cấp ba<br />
Cấp ba<br />
Cao đẳng Đại học<br />
Nội trợ<br />
Công nhân viên chức<br />
<br />
Khám thai<br />
Không khám (n = 86)<br />
≥ 1 lần (n = 230)<br />
N<br />
%<br />
n<br />
%<br />
10<br />
58,8<br />
7<br />
41,2<br />
69<br />
24,7<br />
210<br />
75,3<br />
7<br />
35,0<br />
13<br />
65,0<br />
69<br />
25,1<br />
206<br />
74,9<br />
17<br />
41,5<br />
24<br />
58,5<br />
31<br />
34,4<br />
59<br />
65,6<br />
14<br />
35<br />
32<br />
54<br />
<br />
Dân tộc Kinh<br />
77<br />
Các dân tộc khác<br />
9<br />
Thái độ về việc đi khám thai**<br />
Kiến thức về việc đi khám thai **<br />
< 1,000,000 VND<br />
2<br />
1,000,000 – 2,000,000 VND<br />
25<br />
<br />
21,5<br />
21,7<br />
36,4<br />
23,7<br />
<br />
51<br />
126<br />
56<br />
174<br />
<br />
78,5<br />
78,3<br />
63,6<br />
76,3<br />
<br />
26,4<br />
37,5<br />
<br />
215<br />
15<br />
<br />
73,6<br />
62,5<br />
<br />
33,3<br />
<br />
4<br />
<br />
66,7<br />
<br />
48,1<br />
<br />
27<br />
<br />
51,9<br />
<br />
2<br />
<br />
p<br />
<br />
7,05<br />
<br />
,06<br />
<br />
4,83<br />
<br />
,03<br />
<br />
5,15<br />
<br />
,07<br />
<br />
4,75<br />
<br />
,02<br />
<br />
1,38<br />
<br />
,17<br />
<br />
5,13<br />
<br />