44 Xã hội học, số 1 - 2007<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những yếu tố quyết định<br />
khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế ở Việt Nam<br />
<br />
Đặng Nguyên Anh và cộng sự 1<br />
<br />
<br />
Trong suốt 20 năm Đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong<br />
công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt trong sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh<br />
những thành tựu thu được, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những tác<br />
động tiêu cực đến đời sống xã hội mà trong đó an sinh xã hội là một trong những lĩnh vực chịu nhiều<br />
sức ép. “Mở khoá” thành công cánh cửa WTO, nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư sẽ đến với Việt Nam.<br />
Song cùng với tiến trình này hàng loạt vấn đề hết sức gay gắt về an sinh xã hội chưa được giải quyết,<br />
đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm y tế và an sinh xã hội trong nhóm thu nhập thấp, đặc biệt là người<br />
nghèo.<br />
Động thái phát triển mới của dân số Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức về an<br />
sinh xã hội mặc dù mức sinh đã được kiểm soát. Trong những thập niên vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp,<br />
thiếu việc làm không hề giảm, cùng với tốc độ tăng giá, lạm phát quá nhanh đã và đang làm suy yếu<br />
thêm nguồn lực bảo trợ vốn quá ít ỏi hiện nay của gia đình, cộng đồng. Tình trạng người dân phải hy<br />
sinh các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, học hành, khám chữa bệnh,... là một trong những thách thức lớn<br />
đối với mục tiêu phát triển bền vững và giảm nghèo. Nhiều gia đình phải chịu đựng gánh nặng bệnh<br />
tật do không thể chi trả dịch vụ khám chữa và điều trị.<br />
Bài viết này tìm hiểu khả năng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và tiếp cận bảo hiểm y tế<br />
của người dân trong xã hội, tập trung vào ba nhóm dân cư cơ bản là: Người nghèo ở nông thôn, Lao<br />
động di cư từ nông thôn ra thành thị và cán bộ công chức ở đô thị. Ba nhóm này rất khác nhau về<br />
đặc trưng xã hội và lợi thế gắn liền với nghề nghiệp, nguồn lực kinh tế và vốn xã hội. So sánh mức<br />
độ tiếp cận dịch vụ y tế của ba nhóm nhân khẩu - xã hội trên sẽ giúp làm sáng tỏ những yếu tố quyết<br />
định (chung và đặc thù) về khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế vốn còn nhiều bất cập hiện nay.<br />
Câu hỏi đặt ra là tình hình bảo hiểm y tế trong dân cư hiện nay ra sao? Những vấn đề nào hiện<br />
đang là rào cản đối với việc mở rộng độ che phủ của chương trình bảo hiểm y tế ra đối với các nhóm<br />
dân cư nói trên? Những nhân tố nhân khẩu và kinh tế - xã hội nào quyết định khả năng tiếp cận bảo<br />
hiểm y tế hiện nay và mở rộng độ che phủ bảo của hiểm y tế ở nước ta. Trả lời được các câu hỏi trên<br />
sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc thực hiện các can thiệp chính sách về an sinh xã hội và khám chữa bệnh<br />
bằng bảo hiểm y tế cho nhân dân. Bài viết sử dụng kỹ thuật phân tích số liệu định lượng, sử dụng các<br />
<br />
<br />
1<br />
Những người thực hiện: Nguyễn Đức Vinh, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Cao Sơn,<br />
Nghiêm Thị Thủy, Nguyễn Thị Lan.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Đặng Nguyên Anh và cộng sự 45<br />
<br />
bộ số liệu quốc gia chưa được khai thác. Việc áp dụng kỹ thuật hồi quy đa biến cho phép xác định<br />
được các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế cũng như dự báo được triển vọng phát<br />
triển của hệ thống bảo hiểm y tế trong những năm tới.<br />
1. Tình hình bảo hiểm y tế trong dân cư<br />
Theo con số thống kê, năm 2006 có khoảng 30,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tương<br />
đương 36% dân số, trong đó có 20,8 triệu thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc và 9,7 triệu thẻ bảo hiểm y tế tự<br />
nguyện (Hồng Ninh, 2006). Tuy nhiên cho đến hiện nay, mức độ che phủ bảo hiểm y tế ở nước ta vẫn<br />
thấp (chưa đến 20% hay 1/5 dân số). Đối tượng tập trung chủ yếu ở nhóm bảo hiểm y tế bắt buộc và<br />
học sinh. Đặc biệt là nguồn thu từ bảo hiểm y tế chỉ đảm nhiệm được 6,1% trong tổng chi phí cho việc<br />
khám chữa bệnh của cả nước (Hình 1). Đa số vẫn phải do người bệnh tự chi trả (63%). Phần còn lại là<br />
do ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ bên ngoài (32%). Rõ ràng là gánh nặng tài chính cho khám<br />
chữa bệnh, viện phí là rất lớn đối với các gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình. Đây là bất cập,<br />
thách thức đối với chương trình bảo hiểm y tế trước mục tiêu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào<br />
năm 2010.<br />
<br />
nGuån thanh to¸n kh¸m ch÷a bÖnh ë ViÖt Nam, 2004<br />
<br />
6.1<br />
<br />
8.8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22.4<br />
<br />
<br />
62.7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B¶o hiÓm Y-tÕ Hç trî quèc tÕ<br />
<br />
Ng©n s¸ch nhμ n−íc Ng−êi bÖnh tù chi tr¶<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số liệu Bảng 1 cho thấy mức độ tham gia bảo hiểm y tế tập trung vào nhóm tham gia bảo hiểm<br />
y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên ngay cả nhóm học sinh, sinh viên -<br />
đối tượng tiềm năng nhất của bảo hiểm y tế - cũng mới chỉ bao phủ được 25,7% tổng số học sinh. bảo<br />
hiểm y tế tự nguyện mới chỉ bao phủ được 0,2% trong tổng số người tham gia bảo hiểm y tế (trong khi<br />
nông dân và người lao động tự do chiếm khoảng 80% dân số nước ta).<br />
Bảng 1: Các nhóm tham gia bảo hiểm y tế ở Việt Nam, 2001<br />
Bảo hiểm y tế bắt buộc Đơn vị: người<br />
Cán bộ hội đồng nhân dân 57.395<br />
Cán bộ xã 113.187<br />
Người lao động khu vực quốc doanh 3.109.968<br />
Người hưởng lương hưu trong khu vực quốc doanh 1.583.032<br />
Người lao động khu vực ngoài quốc doanh 452.920<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
46 Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế ở Việt Nam<br />
<br />
Người hưởng lương hưu trong khu vực tư nhân 0<br />
Các nhóm xã hội được hưởng ưu đãi 1.152.820<br />
Tổng số 6.469.322<br />
Bảo hiểm y tế tự nguyện<br />
Học sinh tiểu học 2.591.901<br />
Học sinh trung học 478.046<br />
Cao đẳng, đại học và sau đại học 86.685<br />
Nông dân 3.407<br />
Lao động tự do 0<br />
Tổng số 3.160.039<br />
Thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo 841.037<br />
Tổng số người tham gia bảo hiểm y tế 10.470.398<br />
Nguồn: Báo cáo 2002 của Bảo hiểm y tế Việt Nam.<br />
Phân tích số liệu Điều tra Mức sống Hộ gia đình năm 2002 cho thấy người nghèo và người có<br />
thu nhập trung bình mặc dù có thể tiếp cận đến các phòng khám bác sỹ tư nhưng không đủ sức chi trả<br />
cho dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tư nhân hiện nay. Chỉ có nhóm thu nhập khá giả mới có<br />
điều kiện sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế chất lượng cao này. Rõ ràng là những tồn tại hiện nay của<br />
hệ thống bảo hiểm y tế đã làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ khám<br />
chữa bệnh và điều trị (Hình 2).<br />
2. Bảo hiểm y tế của người nghèo<br />
Tỷ lệ người nghèo có bảo hiểm y tế ở nước ta còn rất thấp mặc dù từ năm 1999 trở lại đây nhà<br />
nước đã đầu tư ngân sách để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo. ở khu vực nông thôn cũng như<br />
thành thị, nhóm nghèo ít có khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế hơn các nhóm không nghèo. Tồn tại sự<br />
khác biệt khá lớn về tỷ lệ có bảo hiểm giữa nhóm nghèo và nhóm giàu (tương ứng là 9% so với 36% -<br />
theo số liệu Điều tra mức sống dân cư 2002).<br />
Số liệu Điều tra y tế quốc gia 2002 được chúng tôi sử dụng để khảo sát bảo hiểm y tế cho<br />
người nghèo. Đây là cuộc khảo sát tương đối lớn do Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện, với số<br />
lượng mẫu đại diện cho toàn quốc, cũng như tám khu vực và các tỉnh (Bộ Y tế, 2003). Kết quả cho<br />
thấy (Bảng 2) trên bình diện toàn quốc, chưa đầy 9% số người nghèo ở nông thôn có bảo hiểm y tế,<br />
thấp hơn nhiều so với các nhóm mức sống cao hơn. Nếu sử dụng tiêu chí nghèo theo sự phân loại của<br />
xã phường thì tỷ lệ hộ nghèo có bảo hiểm y tế ở nông thôn cũng chỉ đạt 15,4%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Đặng Nguyên Anh và cộng sự 47<br />
<br />
<br />
Chi phÝ kh¸m ch÷a bÖnh t¹i c¬ së t− nh©n theo møc sèng<br />
(§¬n vÞ: ngh×n VND)<br />
500<br />
<br />
450<br />
<br />
400<br />
<br />
350<br />
<br />
300<br />
<br />
250<br />
<br />
200<br />
<br />
150<br />
<br />
100<br />
<br />
50<br />
<br />
0<br />
Phßng kh¸m t− BÖnh viÖn t−<br />
<br />
RÊt nghÌo NghÌo Trung b×nh Kh¸ Giµu<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ có bảo hiểm y tế theo mức sống, 2002 (%)<br />
Theo mức thu nhập Theo xã/phường Chung<br />
Khu vực Nghèo Cận Trung Khá Giàu Nghèo Không<br />
nghèo bình nghèo<br />
Nông thôn 8,9 11,6 14,9 20,5 27,7 15,4 15,3 15,3<br />
Đô thị 14,2 20,6 29,5 37,0 44,0 25,8 37,6 36,9<br />
Toàn quốc 9,3 12,5 17,0 24,9 37,0 16,7 20,9 20,4<br />
N 27300 25613 26881 28932 28935 16401 121438 137893<br />
Nguồn: Số liệu Điều tra Y tế quốc gia 2002.<br />
Có rất nhiều lý do mà người dân không tham gia bảo hiểm y tế, trong đó hai lý do chủ yếu là<br />
“chưa có phong trào chủ trương tại xã/phường” và “giá mua bảo hiểm y tế còn đắt”. Tình trạng này<br />
tồn tại khá phổ biến ở cả khu vực nông thôn (49,3% và 26,3%) và đối với tất cả các nhóm dân cư,<br />
không phân biệt giàu nghèo. Đây là trở ngại có thật và là có lẽ là trở ngại lớn nhất trong việc mở rộng<br />
sự tham gia bảo hiểm y tế ở nước ta. Người dân vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của chương trình<br />
bảo hiểm y tế là cùng chia sẻ rủi ro với cộng đồng xã hội. Do đó, bên cạnh nỗ lực phát triển hệ thống<br />
cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế, việc đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về ý nghĩa của bảo<br />
hiểm y tế là rất cần thiết.<br />
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy ảnh hưởng của yếu tố khu vực đến khả năng tham<br />
gia bảo hiểm y tế của người dân (15+ tuổi) là tương đối rõ rệt, ngay cả khi các biến độc lập khác trong<br />
mô hình đã được kiểm soát (Bảng 3). Người nghèo ở khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và<br />
đồng bằng sông Cửu Long có xác suất tham gia bảo hiểm y tế 2 thấp hơn hẳn so với ở đồng bằng sông<br />
Hồng và ba khu vực còn lại. So với người nghèo chung toàn quốc, đối tượng nghèo ở hai khu vực Tây<br />
Bắc và Nam Trung Bộ có điều kiện tiếp cận dịch vụ bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, phản ánh ưu tiên của<br />
chương trình bảo hiểm y tế cho người nghèo tại hai khu vực này.<br />
<br />
2<br />
Suy ra từ tỷ số chênh OR. Ví dụ, nếu xác suất có thẻ bảo hiểm y tế ở đồng bằng Bắc Bộ là P1 và có thẻ bảo<br />
hiểm y tế ở Tây Nguyên là P2 thì [P2/(1-P2)] /[P1/(1-P1)] = 0,512.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
48 Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế ở Việt Nam<br />
<br />
Bảng 3: Mô hình hồi quy logit về khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế trong nhóm nghèo: 2002<br />
Biến số độc lập Nhóm nghèo tương đối cấp quốc gia Nhóm nghèo cấp xã/phường<br />
Tỷ số chênh Sai số chuẩn Tỷ số chênh Sai số chuẩn<br />
Khu vực<br />
Đồng bằng sông Hồng (ref.) 1,000 1,000<br />
Đông Bắc 0,933 0,100 0,942 0,096<br />
Tây Bắc 0,654 ** 0,092 0,812 0,129<br />
*** **<br />
0,686 0,079 0,445 0,052<br />
Bắc Trung Bộ *<br />
Nam Trung Bộ 0,955 0,117 1,316 ** 0,140<br />
*** **<br />
0,512 0,076 0,449 0,075<br />
Tây Nguyên *<br />
Đông Nam Bộ 0,987 0,154 0,954 0,104<br />
*** **<br />
0,561 0,070 0,563 0,059<br />
Đồng bằng sông Cửu Long *<br />
Đô thị (Nông thôn = ref.) 1,311 *** 0,107 1,157 0,090<br />
Giới tính (Nữ = ref.) 1,412 *** 0,087 1,061 0,063<br />
Tuổi<br />
15-24 1,037 0,119 1,201 0,130<br />
*** **<br />
2,067 0,240 1,691 0,189<br />
25-39 *<br />
*** **<br />
2,888 0,423 2,118 0,296<br />
40-59 *<br />
60+ (ref.) 1,000 1,000<br />
Dân tộc<br />
Kinh/Hoa (ref.) 1,000 1,000<br />
**<br />
0,864 0,071 0,548 0,047<br />
Dân tộc khác *<br />
Học vấn<br />
Dưới tiểu học 0,336 *** 0,053 0,661 ** 0,102<br />
*** **<br />
0,302 0,047 0,563 0,087<br />
Dưới Phổ thông cơ sở *<br />
Dưới Phổ thông trung học 0,411 *** 0,065 0,715 * 0,112<br />
Phổ thông trung học trở lên (ref.) 1,000 1,000<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Chưa kêt hôn (ref.) 1,000 1,000<br />
Kết hôn 0,620 *** 0,068 0,861 0,087<br />
Goá/ ly dị/ ly thân 1,006 0,153 1,174 0,153<br />
Nghề nghiệp<br />
Không làm việc, hưu (ref) 1,000 1,000<br />
Nông/lâm/ngư nghiệp 0,711 ** 0,083 0,771 ** 0,074<br />
Phi nông 1,045 0,143 0,840 0,092<br />
Học sinh 1,483 * 0,249 1,592 ** 0,261<br />
Quy mô hộ gia đình (log) 1,069 0,091 1,094 0,073<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Đặng Nguyên Anh và cộng sự 49<br />
<br />
Chữa bệnh nội trú trong 12 1,580 *** 0,171 1,486 ** 0,148<br />
tháng qua *<br />
N 18107 11351<br />
Log Pseudo likelihood -4892,54 -4713,71<br />
Chú thích: * < 0.05; ** < 0.01; *** < 0.01; ref - nhóm đối chứng.<br />
Nguồn: Điều tra Y tế quốc gia 2002.<br />
So với các nhóm không làm việc, nghỉ hưu và phi nông nghiệp, thì nhóm nghèo làm nghề<br />
nông/lâm/ngư nghiệp có tác động tích cực đối với việc tham gia bảo hiểm y tế. ảnh hưởng của trình độ<br />
học vấn là rất rõ ràng qua kết quả hồi quy. Ngay cả khi đã kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố khác<br />
trong mô hình thì người có trình độ học vấn cao vẫn có xác suất tham gia bảo hiểm y tế lớn hơn đáng<br />
kể so với người có trình độ học vấn thấp. Kết quả cho thấy khả năng thay đổi trình độ học vấn sẽ góp<br />
phần làm gia tăng mức độ tham gia bảo hiểm y tế, mà trước hết phản ánh sự thay đổi nhận thức và dân<br />
trí theo số năm đi học. Người nghèo dân tộc Kinh/Hoa có khả năng tham gia bảo hiểm y tế cao hơn<br />
người nghèo thuộc các dân tộc khác. Kết quả phân tích này gợi lên tình trạng thiệt thòi hay bất lợi của<br />
người nghèo dân tộc thiểu số miền núi tại ngay địa bàn sinh sống từ phương diện tiếp cận bảo hiểm y<br />
tế.<br />
3. Bảo hiểm y tế lao động di cư ra thành thị<br />
Đã có không ít công trình nghiên cứu phản ánh những khó khăn và hạn chế của lao động di cư<br />
trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội tại trung tâm đô thị và các khu công nghiệp, nơi<br />
tiếp nhận phần lớn các luồng nhập cư lao động ở Việt Nam hiện nay (xem Đặng Nguyên Anh, 2005;<br />
Nguyễn Văn Tiên và Nguyễn Hoàng Mai, 2006; Tổng cục Thống kê, 2006). Một trong những nguyên<br />
nhân dẫn đến thực tế trên là do vị thế cư trú và pháp lý gắn liền với tình trạng di cư. bảo hiểm y tế là<br />
một trong những chiều cạnh cần được phân tích vì hệ thống chăm sóc y tế hiện nay có ảnh hưởng khác<br />
nhau theo các nhóm cư trú.<br />
Phân tích khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế đối với nhóm lao động di cư được dựa trên số liệu<br />
Điều tra Di dân Việt Nam 2004. 3 Do điều kiện sống và lao động còn nhiều khó khăn, với thu nhập<br />
thấp, lao động di cư ra thành thị cần được hỗ trợ để cải thiện được điều kiện sức khỏe, tránh được<br />
những rủi ro về sức khỏe gắn liền với việc điều trị và chữa chạy. Nếu người lao động được tiếp cận tới<br />
các dịch vụ y tế dễ dàng với chi phí hợp lý, khi có bệnh họ sẽ sớm đi khám và như vậy sẽ tránh được<br />
các ca bệnh nặng, về lâu dài sẽ giảm được gánh nặng bệnh tật và chi phí y tế cho xã hội, góp phần phát<br />
triển bền vững cho đất nước.<br />
Kết quả cho thấy khả năng tiếp cận và mức độ nhận thức về bảo hiểm y tế khác nhau giữa các<br />
nhóm cư trú. Tỷ lệ có thẻ bảo hiểm y tế của dân di cư không đăng ký thấp hơn hẳn tất cả các nhóm còn<br />
lại. Đây cũng là những đối tượng chưa đăng ký và chưa có thời gian tìm hiểu bảo hiểm y tế ở nơi đến,<br />
<br />
3<br />
Đây là cuộc điều tra có quy mô lớn do Tổng cục Thống kê tiến hành dưới sự hỗ trợ của UNFPA nhưng chỉ tập<br />
trung tại 5 vùng là những vùng nhập cư chủ yếu của dòng di dân nội địa, trong đó bao gồm cả khu vực nông<br />
thôn, khu công nghiệp và các thành phố lớn, bao gồm: 1) Hà Nội; 2) Vùng Kinh tế Đông Bắc, bao gồm Quảng<br />
Ninh, Hải Phòng và Hải Dương; 3) Tây Nguyên: gồm Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng; 4) Thành phố<br />
Hồ Chí Minh; và 5) Vùng Đông Nam Bộ gồm Bình Dương và Đồng Nai.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
50 Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế ở Việt Nam<br />
<br />
những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn (không thể đăng ký cũng như không thể tiếp cận bảo<br />
hiểm y tế, hoặc không thể mua bảo hiểm y tế do không có địa chỉ thường trú).<br />
Lý do không có thẻ bảo hiểm y tế chủ yếu được đưa ra là không cần thiết, không biết mua ở<br />
đâu, không được mua cho, chi phí quá cao và không biết về thẻ bảo hiểm y tế. Các nguyên nhân này<br />
khác nhau đáng kể theo các nhóm cư trú (Bảng 4). Lấy ví dụ, trong khi những đối tượng chưa đăng ký<br />
cho rằng bảo hiểm y tế là không cần thiết, thì nhóm KT1 lại có mức độ nhận thức rất tốt về tầm quan<br />
trọng của bảo hiểm y tế. Chỉ có 28% nhóm KT1 có ý kiến cho rằng bảo hiểm y tế là không cần thiết<br />
đối với mình. Ngược lại, trong khi một tỷ trọng đáng kể trong nhóm KT2 cho rằng lý do không có bảo<br />
hiểm y tế là vì không được ai mua cho (52%) thì nhóm KT1 ít có tư tưởng mong chờ hay ỷ lại này.<br />
Vẫn có đến 16% nhóm KT3 và 10% nhóm KT4 không biết gì về thẻ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ này không<br />
phải là nhỏ, thể hiện hạn chế trong nhận thức về bảo hiểm y tế của lao động di cư và hiệu quả của công<br />
tác tuyên truyền của chương trình. Rất có thể rằng, việc phổ biến các thông tin đầy đủ, chi tiết về bảo<br />
hiểm y tế cho người dân nói chung và lao động di cư nói riêng sẽ góp phần thay đổi nhu cầu và tỷ lệ<br />
tham gia bảo hiểm y tế trong dân cư hiện nay.<br />
Bảng 4: Các nguyên nhân hạn chế tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức đăng ký cư trú (%)<br />
Nguyên nhân Chưa đăng<br />
KT1 KT2 KT3 KT4<br />
ký<br />
Không cần thiết 52 28 48 39 47<br />
Không biết về thẻ bảo hiểm y tế 12 11 3 16 10<br />
Không biết mua ở đâu 16 27 4 24 16<br />
Chi phí quá cao 11 13 12 18 12<br />
Không được ai mua cho 20 11 52 18 23<br />
Nguyên nhân khác 10 27 5 9 5<br />
N 178 413 153 1111 1324<br />
Ghi chú: Tổng cột dọc không bằng 100% do câu hỏi là đa lựa chọn.<br />
Nguồn: Số liệu Điều tra Di cư Việt Nam 2004.<br />
Những khác biệt giữa các đặc tính của lao động di cư về bảo hiểm y tế có thể là do tác động của<br />
nhiều yếu tố như tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp,... gắn với vị thế và đặc điểm của lao động di cư. Để có thể<br />
bóc tách và kiểm soát được những ảnh hưởng đó, mô hình phân tích hồi quy đa biến logit được sử dụng<br />
nhằm tìm hiểu tác động của di dân đến sở hữu thẻ bảo hiểm y tế trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh<br />
hưởng khác.<br />
Số liệu trên Bảng 5 trình bày kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia bảo hiểm y<br />
tế, trong đó nơi cư trú và vùng cư trú có vai trò làm biến kiểm soát. Các kết quả phân tích trong mô<br />
hình 1 cho thấy, sau khi kiểm soát theo các biến số nhân khẩu xã hội, sự khác biệt giữa các nhóm dân<br />
di cư và không di cư vẫn rất rõ trên bình diện tham gia bảo hiểm y tế. So với những người không di cư<br />
tại nơi đến, xác suất có thẻ bảo hiểm y tế của những người chưa đăng ký nhân khẩu là thấp nhất, tiếp<br />
đến là những người diện KT3.<br />
Sự khác biệt vùng miền đối với lao động di cư khá rõ nét, phản ánh những khác biệt chính<br />
sách và việc vận dụng chính sách với các nhóm dân di cư khác nhau theo từng địa phương. Trong mô<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Đặng Nguyên Anh và cộng sự 51<br />
<br />
hình 2, sau khi nơi cư trú được thay bằng vùng cư trú và vẫn kiểm soát theo cùng hệ các biến kinh tế<br />
xã hội khác, khả năng sở hữu thẻ bảo hiểm y tế của nhóm KT4 thấp hơn đáng kể so với nhóm dân<br />
không di dân. Điều này là do nhóm KT4 chủ yếu cư trú ở đô thị và khả năng tiếp cận đến các dịch vụ<br />
xã hội của họ là rất hạn chế.<br />
Bảng 5: Di dân và các yếu tố ảnh hưởng việc sở hữu thẻ bảo hiểm y tế<br />
Mô hình phân tích 1 Mô hình phân tích 2<br />
Biến số độc lập Tỷ số CI tại 95% CI Tỷ số CI tại 95%<br />
chênh Dưới Trên chênh Dưới Trên<br />
Tình trạng cư trú<br />
Không di dân (ref) 1 - - 1 - -<br />
Chưa đăng ký 0,26 *** 0,16 0.40 0,29 *** 0,19 0,45<br />
KT1 0,98 0,77 1.24 1,26 * 0,98 1,62<br />
KT2 0,81 0,62 1.07 1,20 0,90 1,59<br />
KT3 0,72 *** 0,62 0.84 0,81 *** 0,69 0,94<br />
KT4 1,04 0,91 1.19 0,86 ** 0,75 0,99<br />
Tuổi 0,99 *** 0,98 1.00 0,99 *** 0,98 1,00<br />
Nữ giới 1,48 *** 1,33 1.64 1,36 *** 1,22 1,51<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Chưa vợ/chồng (ref) 1 - - 1 - -<br />
Đang kết hôn 0,61 *** 0,53 0.70 0,63 *** 0,55 0,73<br />
Khác 0,53 *** 0,39 0.73 0,58 *** 0,43 0,80<br />
Số năm đi học 1,26 *** 1,24 1.29 1,27 *** 1,24 1,29<br />
Dân tộc Kinh 0,83 0,66 1.05 0,61 *** 0,47 0,78<br />
Thu nhập (nghìn đồng)<br />
Nghèo (ref) 1 - - 1 - -<br />
Cận nghèo 0,77 * 0,58 1,04 0,64 *** 0,47 0,86<br />
Trung bình 1,90 *** 1,42 2,56 1,38 ** 1,01 1,88<br />
Khá 1,83 *** 1,36 2,47 1,28 0,94 1,75<br />
Giàu 1,36 ** 1,01 1,83 0,90 0,66 1,23<br />
Nơi cư trú<br />
Thành phố lớn (ref) 1 - - - - -<br />
Thị trấn thị xã 1,31 *** 1,16 1.48 - - -<br />
Nông thôn 0,73 *** 0,65 0.83 - - -<br />
Vùng cư trú<br />
Hà Nội - - - 1 - -<br />
Đông-Bắc - - - 0.67 *** 0.57 0.78<br />
Tây Nguyên - - - 0.31 *** 0.25 0.39<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - - - 0.99 0.84 1.16<br />
Đông Nam Bộ - - - 1.53 *** 1.31 1.78<br />
2<br />
Pseudo R 0,156 0,172<br />
Ghi chú: *** p