NỔI MỀ ĐAY
lượt xem 6
download
Mùa nào thức nấy. Hè về, Hè về, chứng mề đay lại đến viếng nhiều người chúng ta. Ôi, ngứa! ngứa! ngứa! Mề đay (urticaria, nôm na hives, wheals) hay xảy ra lắm. Cứ 100 người, đến 15-20 người (15-20%), trong suốt cuộc đời, thế nào cũng có lúc nổi mề đay, lắm khi nhiều lần. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn đàn ông. Mề đay đến thăm lứa tuổi 20 đến 40 thường nhất. Theo sử sách, chứng mề đay được nhận ra đầu tiên vào thời Celsus, 30 năm trước Thiên-Chúa giáng sinh. Thủ phạm chính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NỔI MỀ ĐAY
- NỔI MỀ ĐAY Mùa nào thức nấy. Hè về, Hè về, chứng mề đay lại đến viếng nhiều người chúng ta. Ôi, ngứa! ngứa! ngứa! Mề đay (urticaria, nôm na hives, wheals) hay xảy ra lắm. Cứ 100 người, đến 15-20 người (15-20%), trong suốt cuộc đời, thế nào cũng có lúc nổi mề đay, lắm khi nhiều lần. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn đàn ông. Mề đay đến thăm lứa tuổi 20 đến 40 thường nhất. Theo sử sách, chứng mề đay được nhận ra đầu tiên vào thời Celsus, 30 năm trước Thiên-Chúa giáng sinh. Thủ phạm chính là những tế bào tên gọi mast cells, hiện diện tại nhiều cơ quan, ở cả da nữa, nhất là quanh các mạch máu. Chúng hiện diện rất đông nơi mí mắt, môi, da đầu. Mast cells chứa các chất gây ngứa, trong có histamine, chất quan trọng trong cơ chế gây các bệnh dị ứng. Vô số tác nhân có thể khiến mast cells tiết ra các chất gây ngứa: thức ăn, thuốc dùng, côn trùng cắn (insect bite), những thứ trong không khí vào cơ thể qua đường hô hấp, nhiễm trùng, một số bệnh nội thương. Một số yếu
- tố vật lý cũng gây nổi mề đay. Vài cơ chế tác dụng cùng lúc trong chứng nổi mề đay: sự hiện diện của quá đông tế bào mast cells, mast cells tiết các chất gây ngứa nhiều hơn bình thường, cơ thể không kịp đào thải các chất gây ngứa, ... Nhiều người chúng ta quen thuộc với chứng này lắm: có lúc, tự nhiên thấy nổi cộm trên da những vết ngứa hồng hồng, to nhỏ khác nhau, từ 2-5 mm tới hơn 30 cm. Chúng tròn tròn hay như những ráng mây chiều vần vũ, hình dạng khác nhau. Chúng có thể nổi lên ở khắp nơi. Có khi cùng lúc với những vết mề đay ngứa ngáy, mí mắt, môi cũng sưng vêu. Sưng mí mắt, môi, tai, ..., cùng lúc với những vết mề đay trên da, được gọi là angioedema (sưng phù mạch máu). Khi nổi lên, các vết mề đay thế nào cũng ngứa, song nhiều ít còn tùy người. Chỗ da dầy như bàn tay, bàn chân thường ngứa nhiều hơn chỗ khác. Những vết mề đay biến đi trong vòng 6-18 tiếng (ít hơn 4 tiếng, nếu do các nguyên nhân vật lý), rồi lại mọc ở chỗ khác. Khi lặn, mề đay không để lại trên da vết tích gì. Thỉnh thoảng, ở trẻ con, vết tích của mề đay là những vết tim tím nơi mông và chân. Còn những chỗ sưng angioedema thường 2-3 ngày sau mới tan hết. Mề đay cấp tính
- Đau khổ vì mề đay, nhiều hay ít, kéo dài bao lâu? Nếu bạn bị mề đay cấp tính (acute urticaria), bạn sẽ đau khổ không quá 4-6 tuần lễ (thường chỉ trong vòng 2-3 ngày). Mề đay cấp tính hay xảy ra ở người trẻ, thường là người có “máu” dị ứng (mang các bệnh suyễn, dị ứng mũi, ...). Nguyên nhân của mề đay cấp tính có khi rất hiển nhiên: - Do thức ăn: đêm qua vừa đi nhậu đồ biển (seafood) với bạn bè chẳng hạn. - Do thuốc dùng: các thuốc chứa chất nha phiến (Tylenol số 2, Tylenol số 3, Vicodin, ...), thuốc trụ sinh (penicillins, sulfa, ...), thuốc Aspirin hoặc những thuốc “giảm đau không có chất steroid” (Advil, Ibuprofen, Aleve, ...). Người ta cho rằng những thuốc vừa kể làm các tế bào mast cells tiết ra nhiều histamine. - Do sâu bọ, muỗi mòng chích, cắn (insect sting or bite): nay đang Hè, sâu bọ, muỗi mòng nhiều lắm, bạn nên cẩn thận. Bọ chó, bọ mèo (fleas) từ chó, mèo nuôi trong nhà cũng có thể là thủ phạm.
- Tuy vậy, trong hơn nửa số người nổi mề đay cấp tính, người ta không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt. Mề đay cấp tính cho những vết ngứa lớn nổi cộm trên da, đôi khi có những chỗ sưng angioedema dưới da đi kèm. Có người nặng hơn, choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp tro ng lúc nổi mề đay cấp tính (gọi là cơn kích-xúc anaphylaxis). Mề đay kinh niên Sau 6 tuần lễ, nếu mề đay vẫn lưu luyến chưa rời xa bạn, sách bảo nó là thể kinh niên. Tương lai bạn ra sao? Sau một thời gian, mề đay kinh niên có khuynh hướng bớt dần. Nhưng 50% các trường hợp mề đay kinh niên sẽ thích người bệnh, và tiếp tục đến chơi với họ cả năm. Nếu nó mê bạn, nó có thể dai dẳng, theo đuổi bạn đến 20 năm. Mề đay kinh niên thường chỉ nổi vào một lúc nào đó trong ngày, và khi nó đến, bạn chỉ bị vài vết cộm trên da, nhỏ hơn các vết của loại mề đay cấp tính. Kể cũng may, thường mề đay ít khi nổi vào những lúc ta đang bận hoạt động thể chất hoặc tinh thần. Rất khó tìm nguyên nhân gây mề đay kinh niên. Trong một số nhỏ các trường hợp, bác sĩ tìm ra mề đay kinh niên gây do:
- - Bệnh nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn diện, do vi trùng (bacteria), siêu vi trùng (virus), nấm (fungus), hoặc ký sinh trùng (parasites). - Bệnh “lupus” (systemic lupus): một bệnh kỳ lạ, cơ thể tạo những kháng thể tấn công các cơ quan của chính mình, khiến chúng hư hoại. - Bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disease): bệnh cường hay suy tuyến giáp trạng (hyperthyroidism or hypothyroidism) đều có thể gây nổi mề đay. - Các bệnh ung thư: ung thư máu (leukemia), ung thư hạch (lymphoma), ung thư ruột già, ung thư phổi, gan, buồng trứng. Lại có nhiều loại mề đay gây do các nguyên nhân vật lý (physical urticaria): nổi lên ở chỗ da bị chà xát mạnh (firm stroking), hoặc chịu sức đè ép trong một thời gian dài (sustained pressure); nổi lên sau lúc ta tập thể dục, toát mồ hôi (exercise, sweating), khi ta ra nắng, hoặc tiếp xúc với nước, nước đá hay nước nóng. Loại mề đay do những nguyên nhân vật lý (lành, không đáng sợ) thường lặn sớm hơn loại gây do những nguyên nhân khác. Nhưng trong hơn 75% các trường hợp mề đay kinh niên, nguyên nhân không tìm ra. Chứng mề đay kinh niên không rõ nguyên nhân có tên chronic idiopathic urticaria.
- Định bệnh Bao giờ cũng vậy, một triệu chứng có thể rất lành, hoặc là biểu hiệu của một bệnh rất độc. Vấn đề, làm thế nào ta phân biệt được nó là lành hay độc. Khi đi khám bệnh vì nổi mề đay, xin bạn mạch lạch kể cho bác sĩ nghe bạn bị chứng mề đay đã bao lâu, thường nổi mề đay hoặc nổi nhiều hơn trong trường hợp nào (ăn một thức ăn, dùng một thuốc nào đó, khi ra nắng, lúc tập thể dục, ...). Vết mề đay, khi nổi lên, ở đâu, hình thù như thế nào, ở chơi với bạn bao lâu? (Những vết bất thường, hiện diện trên da liên tục ngày này sang ngày khác, thường không phải mề đay.) Cùng với chứng mề đay, thời gian qua, bạn có những triệu chứng gì khác không: nóng sốt, xuống cân, đau s ưng các khớp xương, ...? Bạn có đang bị bệnh nhiễm trùng: hư răng, sưng nướu răng, viêm các xoang quanh mũi, nhiễm trùng đường tiểu, ...? Các bệnh khác: cường hoặc suy tuyến giáp trạng, ung thư, ... Mang thai cũng có thể gây nổi mề đay: bạn có trễ kinh không? Nhé, bạn cũng đừng quên đem theo tất cả những thuốc men, kể cả thuốc mua không cần toa bạn đang dùng ở nhà. Chuyện đời bao giờ chẳng
- hai mặt, thuốc men dùng chữa bệnh, song thuốc men có thể gây bệnh. Những thuốc chứa chất Aspirin như Alka-Seltzer, những thuốc chống đau nhức như Advil, Ibuprofen có thể gây mề đay, bạn chưa quên? Những thuốc có chất Penicillin, Ampicillin, Sulfa có thể gây nổi mề đay, bạn cũng còn nhớ? Sau khi nghe bạn kể bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám bạn. Đầu tiên, bác sĩ khám da trước để xác định có phải bạn nổi mề đay không đã. Nếu đúng là mề đay, nhìn những vết mề đay đang hiện diện, có khi bác sĩ đoán được những nguyên nhân lành gây mề đay sau đây: - Vết nổi cộm trên da nhỏ, đường kính chỉ từ 1-3 mm, nhưng bao quanh bởi những khoảng đỏ lớn: có thể mề đay gây do sức nóng (chẳng hạn, khi bạn tắm nước nóng, hoặc khi bạn vận động khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên) hoặc do nước (cholinergic or aquagenic urticaria). - Mề đay nổi ở những vùng không che bởi quần áo: mề đay do ánh sáng hay khí lạnh (light or cold induced urticaria). - Những vết mề đay lớn và dầy, ở nơi có sự chà xát hay đè nén: mề đay gây do đè nén (pressure), thí dụ mề đay ngang vùng thắt lưng do dây lưng quần thắt chặt trên da.
- - Mề đay tại vùng tiếp xúc với chất có thể gây dị ứng (như ở đùi, vùng tiếp xúc với chùm chìa khóa kim loại để trong túi quần): mề đay do tiếp xúc (contact urticaria). - Các vết mề đay dài: mề đay do gãi, chà xát (dermatographism), một chứng rất hay xảy ra. Bác sĩ khám xem bạn có bị chứng mề đay do gãi hay chà xát bằng cách kẻ mạnh trên tay bạn, chờ vài phút, xem có vết mề đay nổi lên không. Sau da, bác s ĩ sẽ khám các cơ quan khác, tìm những ổ nhiễm trùng (răng, nướu, viê m xoang, ...) hoặc dấu chứng của những bệnh nguy hiểm. Trong chứng mề đay cấp tính (dưới 6 tuần), chúng ta không cần làm các thử nghiệm để cố tìm hiểu nguyên nhân gây mề đay, trừ khi bạn có thêm những triệu chứng bất thường khác như nóng sốt, xuống cân, đau sưng các khớp xương, ... Trường hợp mề đay kinh niên, sau khi hỏi bệnh và thăm khám cho bạn, song vẫn chưa rõ nguyên nhân nào gây mề đay, và để biết chắc chứng mề đay của bạn không gây bởi những nguyên nhân nguy hiểm, bác sĩ có thể sẽ cho bạn thử máu, thử nước tiểu, thử phân, và chụp phim ngực (chest X-ray: ta hay gọi “phim phổi”, nhưng đúng ra phải gọi “phim ngực”).
- Chữa trị 1. Mề đay cấp tính: Các thuốc antihismines (thuốc có tác dụng chống chất histamine) như Chlor-Trimeton, Benadryl, Atarax, ... hay được dùng để trị mề đay cấp tính. Chlor-Trimeton, Benadryl mua bên ngoài không cần toa bác sĩ. Bạn mới nổi mề đay nhẹ và lười đi bác sĩ? Cũng được. Biết đâu, những vết mề đay sẽ lặng lẽ ra đi sau vài ngày. Hơi ngứa, bạn có thể dùng tạm những thuốc Chlor-Trimeton, Benadryl, trong lúc tìm nguyên nhân gây mề đay để tránh (chẳng hạn, ngưng dùng thuốc Aspirin, Advil, Nuprin, Aleve, ..., nếu đang dùng chúng; thử tránh ăn đồ biển một thời gian; tránh để sâu bọ, muỗi mòng cắn, đốt, ...). Nhớ cẩn thận, khi bạn lái xe hoặc làm việc với những máy móc nguy hiểm, vì các thuốc Chlor-Trimeton, Benadryl hay làm buồn ngủ. Chúng còn có thể gây khô miệng, bí tiểu, mờ thị giác (blurry vision), ù tai (tinnitus), chóng mặt, hồi hộp, bứt rứt, khó ngủ, hoặc các triệu chứng tiêu hóa khó chịu. Nếu chứng mề đay của bạn nặng quá làm bạn mất vui, nếu bạn chán cảnh lái xe trong mơ do dùng các thuốc Chlor-Trimeton, Benadryl, hoặc nếu chứng mề đay của bạn đã kéo dài quá 4-6 tuần lễ, bạn nên đi khám bác sĩ.
- Nhớ đem theo thuốc bạn đang dùng và cho bác sĩ biết kết quả của sự dùng thuốc. Sau khi hỏi bệnh và thăm khám kỹ lưỡng, có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc có tên Atarax, một trong những thuốc được xem rất hữu hiệu để chữa chứng mề đay, lại vừa túi tiền. Atarax thường cũng làm bạn lừ nhừ, song giống các thuốc Benadryl, Chlor-Trimeton, có khi trong vòng vài ngày, tác dụng buồn ngủ của thuốc sẽ bớt dần. Sau vài ngày, bạn vẫn chưa thực sự lai tỉnh, và muốn đổi thuốc, bác sĩ sẽ đổi sang những thuốc chống histamine mới không hoặc ít gây buồn ngủ: Allegra, Claritin, Clarinex, Zyrtec. Chúng được xem hữu hiệu ngang với Atarax. Thuốc lại tiện lợi, chỉ cần dùng 1-2 lần mỗi ngày. Phải cái chúng đắt (1 đến 2 mỹ-kim một viên). Khi chứng mề đay cấp tính của bạn nặng quá, thuốc antihistamine không ăn thua, có lẽ ta sẽ phải dùng thêm thuốc có chất steroid như Prednisone trong một thời gian ngắn, giúp bạn bớt ngứa. Rồi, hai ta cùng ngồi chờ: mề đay dần biến mất trước 6 tuần lễ ư, bạn quả chỉ bị mề đay cấp tính; còn nó cứng đầu cứ tiếp tục xuất hiện ư, nó sang thể kinh niên.
- 2. Mề đay kinh niên: Mề đay kinh niên nếu nhẹ, không làm phiền bạn mấy, sau khi tìm hiểu và biết nó lành, ta kệ nó, không cần chữa. Ta chỉ chữa khi nó gây bực bội, căng thẳng cho bạn. Thuốc chính để chữa mề đay kinh niên cũng vẫn là các thuốc antihistamines (loại làm buồn ngủ, hoặc loại không làm buồn ngủ), như trong chứng mề đay cấp tính. Dùng đều, mà mề đay vẫn tiếp tục không để bạn yên, bác sĩ sẽ phải giở thêm những vũ khí khác: - Các thuốc H2 blocker như Tagamet, Zantac: Những thuốc này thường được dùng trong các bệnh bao tử, khi dùng phối hợp với thuốc antihistamine, chúng tăng cường tác dụng của thuốc antihistamine. - Thuốc Doxepin: Doxepin thuộc nhóm thuốc chống sầu buồn (antidepressants), có tính chống mề đay rất mạnh. Đáng tiếc, thuốc hay gây buồn ngủ, mờ mắt, bí tiểu, khô miệng.
- Doxepin có thể được dùng riêng để chống mề đay. Nhiều bác sĩ dùng Doxepin ban đêm, thuốc antihistamine loại mới, không hoặc ít gây buồn ngủ ban ngày để kiểm soát mề đay kinh niên và ngoan cố. - Thuốc có chất steroid: Trong những trường hợp mề đay kinh niên nặng và quá ngoan cố (refractory cases), bác sĩ có thể sẽ phải dùng đến bửu bối cuối cùng: chất steroid. Ở Mỹ, Prednisone là thuốc steroid hay được dùng, vì ít hại hơn các thuốc khác cùng loại. Prednisone dùng với lượng 20-30 mg cách ngày (ngày uống ngày nghỉ) cho đến khi chứng mề đay của bạn chịu đầu hàng, sau đó lượng Prednisone sẽ được giảm dần. Trong lúc chữa trị với Prednisone, ta vẫn tiếp tục thuốc antihistamine. Do tính độc hại, Prednisone không nên dùng mỗi ngày, chỉ nên dùng cách ngày, và bác sĩ sẽ cân phân bạn có thực sự cần đến loại vũ khí nặng này lâu hay không. Trong y học, một chứng có thể rất nhẹ, hoặc rất nặng, có thể cấp tính, hoặc kinh niên, có thể lành, hoặc do một nguyên nhân độc. Mề đay quả là một chứng đặc biệt, vì nó có thể là tất cả những thứ kể trên. Do vậy, sự định ra nguyên nhân và chữa trị mề đay sẽ tùy từng người bệnh, và nhận định của bác sĩ. May thay, trong hầu hết các trường hợp mề đay, nó lành và sự trị liệu cũng không khó khăn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tự học chữa bệnh: Tập 6 - Đỗ Đức Ngọc
72 p | 205 | 41
-
Bài giảng Mề đay chẩn đoán và điều trị
31 p | 169 | 18
-
Bệnh mày đay có lây nhiễm không?
5 p | 167 | 16
-
Điều trị bệnh nổi mày đay
4 p | 178 | 9
-
Mề đay
5 p | 159 | 9
-
Bài giảng Hướng dẫn đánh giá và điều trị mề đay trên người lớn và trẻ em - BS. Phạm Đăng Trọng Tường
25 p | 87 | 8
-
Bài thuốc chữa bệnh mề đay, da ngứa.
4 p | 151 | 8
-
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân mề đay đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 94 | 7
-
Ban mề đay
4 p | 103 | 7
-
Bệnh mề đay
2 p | 130 | 6
-
Mày đay (Urtcaire – Urticaria – Hives - Wheals) (Kỳ 1)
5 p | 88 | 5
-
Chuyển mùa, khổ vì mề đay Mề đay
6 p | 54 | 4
-
Hiệu quả phương pháp cung cấp oxy lưu lượng cao khi ngừng thở trong phẫu thuật nội soi dây thanh
6 p | 13 | 4
-
Ban mày đay và phù mạch ( Urticaria and Angioedema ) (Kỳ 3)
5 p | 73 | 4
-
Cháo thuốc hỗ trợ trị mề đay
4 p | 68 | 4
-
Cần làm gì khi nổi mề đay?
2 p | 114 | 3
-
Chất lượng cuộc sống bệnh nhân mề đay mạn tính tự phát và đa hình đơn nucleotide C5AR1 (rs11673309)
4 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn