Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
NỘI SOI Ổ BỤNG MỘT VẾT MỔ MỞ NIỆU QUẢN LẤY SẠN VÀ TẠO<br />
HÌNH KHÚC NỐI BỂ THẬN-NIỆU QUẢN: KINH NGHIỆM BAN ĐẦU<br />
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Chung Tuấn Khiêm*, Phạm Phú Phát*, Đỗ Vũ Phương*, Vũ Lê Chuyên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Báo cáo và đánh giá tính khả thi, độ an toàn của phẫu thuật nội soi ổ bụng một vết mổ<br />
(LaparoEndoscopic Single-Site, LESS) mở niệu quản lấy sạn và tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản lần đầu tiên<br />
thực hiện tại khoa Niệu C bệnh viện Bình Dân.<br />
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Trình bày 13 trường hợp mổ mở niệu quản lấy sạn và tạo hình<br />
khúc nối bể thận niệu quản qua nội soi ổ bụng một vết mổ ở rốn từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010. Bệnh<br />
nhân nằm ở tư thế mổ thận biến đổi hoặc nằm ngửa. Rạch da dài 2 cm qua rốn hay theo đường vòng cung<br />
ở rốn, đặt một trocar 10mm Storz® ở rốn cho máy soi và 2 trocar ở quanh rốn (một 10mm và một 5mm)<br />
cho dụng cụ. Những trường hợp sau chúng tôi dùng SILS Port™ (Covidien) và dụng cụ bẻ cong chuyên<br />
dụng để phẫu tích. Tiến hành hạ góc đại tràng vào vùng sau phúc mạc, tìm và phẫu tích niệu quản lưng<br />
(trong sạn niệu quản trên hay tạo hình khúc nối) hay chậu (trong sạn niệu quản chậu). Mở niệu quản lấy<br />
sạn, đặt thông niệu quản lưu, khâu lại niệu quản. Trong hẹp khúc nối bể thận niệu quản sẽ đặt thông JJ<br />
ngay sau khi gây mê bệnh nhân trong phòng mổ, tạo hình khúc nối trên thông JJ tại chỗ. Kết thúc phẫu<br />
thuật các trocar được rút ra và gắp sạn ra ngoài qua lỗ trocar rốn, đặt ống dẫn lưu qua lỗ trocar rốn. Bệnh<br />
nhân được đánh giá và dữ liệu thu thập trong và sau cuộc mổ.<br />
Kết quả: Có 10 bệnh nhân nam và 3 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình: 38 (26-48). ASA trước mổ: I:<br />
8/12, II: 4/12, III: 1/12. Hẹp khúc nối bể thận-niệu quản: 6 (Trái: 3, Phải: 3), Sạn niệu quản: 6 (Trái:2,<br />
Phải:4), Sạn bể thận (khúc nối):1. Thời gian mổ trung bình: 116,6 phút (80-180). Lượng máu mất trung<br />
bình: 33,3mL (10-50). Không có trường hợp nào chuyển sang nội soi ổ bụng cổ điển hay chuyên mổ hở.<br />
Một trường hợp tạo hình cắt rời khúc nối bể thận niệu quản phải dùng thêm port phụ 5 mm. Thời gian<br />
mang ống dẫn lưu: 3,15 ngày (2-4). Thời gian nằm viện sau mổ: 3,25 ngày (2-4). Biến chứng sau mổ: 1<br />
trường hợp chảy máu vết trocart rốn được khâu cầm máu.<br />
Kết luận: Tuy phẫu thuật nội soi một vết mổ mới chỉ được ứng dụng rất gần đây, kết quả của<br />
<br />
chúng tôi trong các bệnh lý sạn niệu quản và hẹp khúc nối bể thận-niệu quản là rất đáng khích lệ với tỉ<br />
lệ biến chứng thấp. Cần thêm số liệu nghiên cứu để xác nhận vai trò của phẫu thuật LESS.<br />
Từ khóa: Nội soi ổ bụng một vết mổ, mở niệu quản lấy sạn, tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản.<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROENDOSCOPIC SINGLE-SITE (LESS) URETEROLITHOTOMY AND PYELOPLASTY:<br />
PRELIMINARY EXPERIENCE IN A SINGLE INSTITUTION<br />
Nguyen Phuc Cam Hoang, Chung Tuan Khiem, Pham Phu Phat, Do Vu Phuong, Vu Le Chuyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 94 - 100<br />
Objective: Report and assess the feasibility and safety of LaparoEndoscopic Single-Site (LESS)<br />
ureterolithotomy and pyeloplasty initially performed at the Department of Urology C, Binh Dan hospital.<br />
Materials and Method: From January to April 2010, 13 patients underwent LESS ureterolithotomy or<br />
* Khoa Niệu C, Bệnh Viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: Ts.Bs. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346<br />
<br />
94<br />
<br />
Email: npchoang@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
pyeloplasty. Patients were placed in the modified nephrolithotomy or supine position. A transumbilical or<br />
periumbilical skin incision of 2 cm was made for insertion of 3 standard trocars (2 trocars Storz® 10mm and one<br />
trocar Storz® 5mm) or a SILS Port™ of Covidien. Standard and roticular laparoscopic instruments (roticular<br />
EndoDissect 5mm, EndoGrasp 5 mm, EndoShears 5mm) were used for dissection-section during the procedures.<br />
Colon reflection for accessing the retroperitoneum. Dissection of the proximal or distal ureter, ureterolithotomy,<br />
placement of an ureteral stent, and ureteral suturing. In case of pyeloplasty, an intraoperative cystocopy and<br />
placement of a DJ stent were done after general anesthesia and pyeloplasty performed over the in-site DJ stent. At<br />
the end of the procedure, the trocars were removed, the stone retrieved through the umbilicus and a drain placed<br />
the umbilicus. Patients were assessed and data recorded.<br />
Results: There were 10 male and 3 female patients. Mean age: 38 (26-48). ASA score: I: 8/12, II: 4/12, III:<br />
1/12. LESS pyeloplasty: 6 (Left: 3, Right: 3), LESS ureterolithotomy: 6 (Left: 2, Right:4), LESS pyelolithotomy: 1.<br />
Mean operating time: 116.6 mins (80-160). Mean estimated blood loss: 33.3 mL (10-50). There was no conversion<br />
to standard laparoscopy or open surgery. One additional port of 5 mm was required in 1 dismembered pyeloplasty<br />
for suturing. Drain removal in 3.15 days (2-4). Postoperative hospital stay: 3.25 days (2-4). Postoperative<br />
complications: 1 bleeding at umbilical site requiring hemostatic suturing.<br />
Conclusions: Although LESS surgery is recently applied in Urology, our outcomes in LESS<br />
ureterolithotomy and pyeloplasty is encouraging with low rate of complications. Further studies are needed to<br />
better define the appropriate role of LESS surgery.<br />
Key words: LaparoEndoscopic Single-Site Surgery (LESS), ureterolithotomy, pyeloplasty.<br />
và 6 bệnh nhân người lớn bị hẹp khúc nối bể<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
thận-niệu quản một bên thể hiện trên UIV và /<br />
Nội soi ổ bụng một vết mổ<br />
hoặc CT/MSCT bụng. Tiêu chuẩn loại trừ là<br />
(LaparoEndoscopic Single-site Surgery, LESS)<br />
những bệnh nhân đã phẫu thuật thận cùng bên<br />
là kỹ thuật mổ nội soi mới, được giới thiệu và<br />
hoặc những bệnh nhân có chống chỉ định phẫu<br />
ứng dụng trong các trung tâm lớn trên thế<br />
thuật nội soi ổ bụng cổ điển.<br />
giới trong thời gian rất gần đây. Kỹ thuật này<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
lần đầu tiên được ứng dụng tại bệnh viện<br />
Dụng cụ phẫu thuật<br />
Bình Dân từ tháng 9/2009. Bài viết này báo cáo<br />
lại loạt 13 trường hợp mở niệu quản lấy sạn<br />
Port: ở những bệnh nhân đầu tiên chúng tôi<br />
và tạo hình khúc nối bể thận niệu quản từ<br />
sử dụng các trocar Storz® 10mm và 5mm cổ<br />
tháng 1 đến tháng 4 năm 2010.<br />
điển đặt qua rốn và quanh rốn. Ở những bệnh<br />
nhân sau chúng tôi dùng port đa kênh chuyên<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
dụng loại SILS Port™ (Covidien, USA) (Hình 1)<br />
<br />
Đối tượng<br />
<br />
Bảy bệnh nhân sạn niệu quản (lưng, chậu)<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 1: A, B, C. SILS Port ™ (Covidien, USA)<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
95<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Dụng cụ phẫu tích: ở những bệnh nhân<br />
dùng trocar cổ điển sẽ dùng dụng cụ cổ điển, ở<br />
những bệnh nhân dùng SILS Port™ sẽ dùng<br />
dụng cụ chuyên dụng gồm: Rotic EndoDissect<br />
5mm, Rotic EndoGrasp 5 mm, Rotic EndoShears<br />
5mm (Covidien) (Hình 2)<br />
<br />
Hình 2C: Rotic EndoShears 5mm<br />
<br />
Kỹ thuật đặt port<br />
Bệnh nhân nằm ở tư thế nằm nghiêng mổ<br />
thận biến đổi nếu mổ sạn niệu quản đoạn lưng<br />
hay tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản, nằm<br />
ngửa nếu mổ sạn niệu quản đoạn chậu. Trong<br />
tạo hình khúc nối, sau khi gây mê bệnh nhân sẽ<br />
được soi bàng quang và đặt thông JJ số 7 Fr bên<br />
phẫu thuật.<br />
Ở những bệnh nhân đầu tiên chúng tôi dùng<br />
kỹ thuật đặt 3 trocar qua rốn: rạch da dài 2-2,5<br />
cm, vòng sát qua rốn hoặc xuyên qua rốn, bóc tách<br />
da ở rốn. Đặt một trocar Storz® 10mm ở ngay<br />
rốn theo kỹ thuật chọc trực tiếp. Bơm hơi CO2 ổ<br />
bụng qua trocar này. Đặt thêm 2 trocar Storz®<br />
(một 10 mm, một 5 mm) ở quanh rốn. Ống soi<br />
đặt ở trocar rốn, dụng cụ phẫu tích đặt qua 2<br />
trocar còn lại. (Hình 3A,B).<br />
<br />
Hình 2A: Rotic EndoDissect 5mm<br />
<br />
Hình 2B: Rotic EndoGrasp 5 mm<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 3: A. Đặt 3 trocar tiêu chuẩn qua rốn. B. Thao tác nắm ngược cán dụng cụ. C. Khâu đóng rốn<br />
sẽ đặt 2 trocar 5mm cho dụng cụ phẫu thuật và<br />
Ở những bệnh nhân sau chúng tôi chúng tôi<br />
1 trocar 10mm cho ống soi. (Hình 4B). Phẫu<br />
dùng SILS Port™: rạch da dài 2cm xuyên rốn, xẻ<br />
thuật tiến hành như nội soi ổ bụng trong phúc<br />
cân cơ thẳng bụng và dùng một kềm kelly đặt<br />
mạc.<br />
SILS Port™ qua rốn (Hình 4A). Qua SILS Port™<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 4: A. SILS Port™ đặt ở rốn. B. Cách phân bố dụng cụ. C. Khâu đóng rốn<br />
hình khúc nối chỉ xẻ dọc khâu ngang (Fenger)<br />
Dùng dao điện cắt mở niệu quản lấy sạn,<br />
nếu khúc nối hẹp nhẹ, tạo hình cắt rời nếu hẹp<br />
trước khi khâu niệu quản sẽ đặt thông niệu<br />
nặng hay có mạch máu bắt ngang.<br />
quản lưu là một thông thở oxy số 7. Trong tạo<br />
<br />
96<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
3), Sạn niệu quản chậu (P) (+ nang thận P): 1,<br />
Sạn niệu quản chậu (T): 1, Sạn bể thận (P): 1,<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010, có 7<br />
trường hợp mổ mở niệu quản lấy sạn và 6<br />
trường hợp tạo hình khúc nối bể thận niệu<br />
quản. Cả 13 trường hợp đều nội soi thành công,<br />
không có trường hợp nào phải chuyển sang nội<br />
soi ổ bụng cổ điển hay mổ mở.<br />
<br />
Thời gian mổ: 106,6 phút (80 – 150),<br />
mất: 26,6 mL (10 – 50).<br />
<br />
Máu<br />
<br />
Số bệnh nhân dùng dụng cụ cổ điển: 2, số<br />
bệnh nhân dùng SILS Port™: 4<br />
Rút ống dẫn lưu: 2,8 ngày (2 - 3), Nằm viện<br />
sau mổ: 3 ngày (2 – 4).<br />
<br />
Bênh nhân mổ sạn niệu quản: 7<br />
<br />
Biến chứng sau mổ: Chảy máu vết trocart<br />
rốn (khâu): 1.<br />
<br />
Nam: 6 Nữ: 1 Tuổi trung bình: 43 (32-48)<br />
ASA: I: 4 / 7<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
II: 2 / 7 III: 1 / 7<br />
<br />
Bệnh lý: Sạn niệu quản lưng: 4 (Trái: 1 ; Phải:<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 5: Mở niệu quản chậu (T) lấy sạn. A. Phẫu tích niệu quản. B. Xẻ niệu quản nạy sạn. C. Đặt thông niệu<br />
quản lưu. D. Khâu đóng niệu quản<br />
mất: 40 mL (10 – 50)<br />
Bênh nhân mổ tạo hình khúc nối bể thận-<br />
<br />
niệu quản: 6<br />
Nam: 4. Nữ: 2. Tuổi trung bình: 33 (26-43)<br />
ASA: I: 4/6<br />
<br />
Số bệnh nhân dùng dụng cụ cổ điển: 4, số<br />
bệnh nhân dùng SILS Port™: 2<br />
Kỹ thuật tạo hình: Xẻ dọc khâu ngang<br />
(Fenger): 3/6<br />
<br />
II: 2/6<br />
<br />
Bên bệnh lý: Trái: 3/6; Phải: 3/6<br />
Hẹp tiên phát; 5/6 ; Hẹp tái phát (sau<br />
endopyelotomy): 1/6<br />
Thời gian mổ: 126,6 phút (90 – 180), Máu<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
Cắt rời: 2 / 6 (1 cắt rời + chuyển vị ra trước<br />
mạch máu)<br />
Niệu quản giải: 1/6<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
E<br />
<br />
F<br />
<br />
Hình 6: Tạo hình cắt rời khúc nối bể thận niệu quản trái. A. Phẫu tích bể thận. B. Phẫu tích niệu quản. C. Mạch<br />
máu bắt ngang. D. Cắt rời khúc nối và chuyển vị ra trước mạch máu bắt ngang. E. Khâu nối bể thận niệu quản.<br />
F. Phẫu thuật hoàn thành<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
97<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Một trường hợp dùng thêm port phụ 5mm<br />
(tạo hình cắt rời, dùng dụng cụ cổ điển).<br />
<br />
bệnh nhân nằm ngửa và vùng có thể phẫu tích<br />
niệu quản rộng lớn hơn.<br />
<br />
Rút ống dẫn lưu: 3,5 ngày (2 - 4), Nằm viện<br />
sau mổ: 3,5 ngày (2 – 4).<br />
<br />
Trong tạo hình cắt rời khúc nối bể thận niệu<br />
quản, việc khâu nối đặc biệt khó khăn. Desai(4)<br />
dùng một port phụ 2 mm đặt ở hạ sườn giúp<br />
việc khâu nối. Trong loạt này chúng tôi dùng 1<br />
port phụ 5 mm chỉ trong một trường hợp tạo<br />
hình cắt rời đầu tiên, trường hợp tạo hình cắt rời<br />
sau chúng tôi dùng mũi khâu vắt và cột nơ cuối<br />
cùng dùng kềm bẻ cong thấy giải quyết tốt khâu<br />
khâu nối. Như các tác giả(4,15,16), chúng tôi đặt<br />
thông JJ ngay sau khi gây mê bệnh nhân và tạo hình<br />
khúc nối trên thông JJ đặt tại chỗ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tại sao phẫu thuật nội soi một vết mổ?<br />
Thời gian rất gần đây nổi lên 2 kỹ thuật nội<br />
soi ổ bụng mới: nội soi qua lỗ tự nhiên (Natural<br />
orifice translumenal endoscopic surgeryNOTES)<br />
và<br />
nội<br />
soi<br />
một vết mổ<br />
(Laparoendoscopic single-site surgery – LESS).<br />
Mục đích của NOTES và LESS là làm tăng kết quả<br />
thẩm mỹ và giảm thương tật của phẫu thuật nội<br />
soi ổ bụng cổ điển (LAP).<br />
Trong LESS, người ta dùng một port đa<br />
kênh chuyên biệt duy nhất và các dụng cụ phẫu<br />
thuật bẻ cong được nên không cần đặt các trocar<br />
xa nhau. Các thử nghiệm labo và các báo cáo<br />
lâm sàng đều cho thấy tính khả thi và độ an<br />
toàn của LESS. Rất nhiều loại phẫu thuật Tiết<br />
niệu đã được thực hiện bằng LESS, bao gồm cả<br />
phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình(3,5,6,8,9,13,14,17).<br />
<br />
Các khó khăn trong thao tác kỹ thuật và<br />
cách khắc phục<br />
Trong LESS, việc đặt các dụng cụ nằm sát<br />
nhau qua rốn gây ra những hiện tượng sau:<br />
Mất thế “triangulation” của nội soi cổ điển.<br />
Kinh nghiệm của chúng tôi là trong thời gian<br />
đầu nên phối hợp một dụng cụ cổ điển với một<br />
dụng cụ bẻ cong thì dễ thao tác hơn.<br />
“Instruments crossing”: nhất là khi dùng<br />
port chuyên biệt. Thao tác của tay trái sẽ tác<br />
động lên vùng bên phải và ngược lại. Khắc<br />
phục: tập sử dụng 2 tay như nhau.<br />
“Instrument crowding”, “clashing”: khắc<br />
phục bằng cách nắm ngược cán dụng cụ, hoặc<br />
kết hợp dùng Robot(5), dùng camera 5mm, đầu<br />
mềm hoặc đầu cong.<br />
Trong mổ sạn niệu quản cắt xẻ niệu quản<br />
thường phải dùng dao điện vì là dụng cụ 5 mm.<br />
Phẫu thuật LESS trong sạn niệu quản chậu khá<br />
thuận lợi so với nội soi ngoài phúc mạc(11) vì<br />
<br />
98<br />
<br />
LESS có thời gian mổ dài hơn LAP? Lợi ích<br />
nào của LESS so với LAP?<br />
Bảng 1: Đối chiếu phẫu thuật LESS so với LAP theo<br />
kinh nghiệm của chúng tôi<br />
Mở niệu<br />
quản lấy<br />
sạn<br />
<br />
Kích Máu<br />
thước mất<br />
sạn<br />
(mL)<br />
<br />
LESS (n=7)<br />
(loạt này)<br />
<br />
15,8<br />
mm<br />
<br />
26,6<br />
<br />
LAP (n=148)<br />
(12)<br />
<br />
16,6<br />
mm<br />
<br />
15,6<br />
<br />
Tạo hình<br />
khúc nối<br />
bể thậnniệu quản<br />
LESS (n=6)<br />
(loạt này)<br />
LAP (n=24)<br />
(10)<br />
<br />
Thời<br />
Nằm<br />
gian<br />
viện<br />
mổ (ngày)<br />
(phút)<br />
106,6<br />
3<br />
<br />
78,8<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
BC: chảy<br />
máu vết<br />
trocar rốn: 1<br />
5,58 Chuyển mổ<br />
hở:1<br />
<br />
Tạo Máu Thời Nằm<br />
Ghi chú<br />
hình mất gian viện<br />
cắt (mL) mổ (ngà<br />
rời<br />
(phút) y)<br />
3 / 6 40 126,6 3,5 Dùng thêm port phụ<br />
5 mm: 1<br />
16 /<br />
24<br />
<br />
-<br />
<br />
136<br />
<br />
4,9<br />
<br />
Chuyển mổ hở: 1.<br />
BC: sốt:1, xì nước<br />
tiểu: 2, viêm thận bể<br />
thận: 1<br />
<br />
Ta thấy mở niệu quản lấy sạn LESS có thời<br />
gian mổ dài hơn LAP, trong loạt tạo hình khúc<br />
nối LESS chỉ có 3/6 trường hợp tạo hình cắt rời<br />
nên không kết luận được.<br />
Raybourn(14) so sánh 11 trường hợp cắt thận<br />
đơn giản LESS với 10 trường hợp cắt thận LAP<br />
nhận thấy không có khác biệt giữa 2 nhóm về<br />
thời gian mổ (151 so với 165 phút, p=0,63), về<br />
lượng thuốc giảm đau trong và sau mổ (P=0,15<br />
và P=0,55, theo thứ tự).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />