Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VIÊM RUỘT THỪA CÓ BIẾN CHỨNG:<br />
CẮT RUỘT THỪA NỘI SOI MỘT VẾT MỔ<br />
Nguyễn Thanh Phong*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Ngày nay, cắt ruột thừa qua nội soi ổ bụng được thực hiện cho hầu hết các trường hợp viêm<br />
ruột thừa cấp tại các bệnh viện. Vai trò của phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa có biến chứng còn nhiều bàn cãi vì<br />
nhiễm khuẩn ổ bụng sau phẫu thuật cao. Tại bệnh viện Bình Dân chúng tôi đã thực hiện cắt ruột thừa qua ngả<br />
nội soi ổ bụng, sử dụng 1 đường rạch da quanh rốn với 2 trocars và những dụng cụ phẫu thuật nội soi thường<br />
dùng để cắt ruột thừa hoàn toàn trong ổ bụng cho các ruột thừa viêm có biến chứng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật cắt ruột thừa có biến chứng qua<br />
ngả nội soi ổ bụng, sử dụng 1 đường rạch da qua rốn với 2 trocars so với cắt ruột thừa nội soi kinh điển với 3<br />
trocars.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Từ 9/2010 đến 9/2011, chúng tôi thực hiện 59 trường hợp cắt ruột thừa qua<br />
ngả nội soi với 1 đường rạch da qua rốn. Chúng tôi sử dụng 1 trocar 5mm và 1 trocar 10mm đặt qua đường rạch<br />
da này, dùng kính soi 5mm và dụng cụ phẫu thuật nội soi thường dùng tại bệnh viện. Ruột thừa được xử lý<br />
hoàn toàn trong ổ bụng. Sau đó ruột thừa được lấy ra ngoài qua lỗ 10mm.<br />
Kết quả: Chúng tôi thực hiện 59 trường hợp, tuổi trung bình 45, thời gian mổ 40,17 phút (15-80).<br />
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 7 ngày. Tất cả đều thực hiện với 1 đường mổ qua rốn, có 7 trường<br />
hợp chuyển mổ mở vì khó khăn trong việc bóc tách và xác định gốc ruột thừa. 10 TH thêm trocar 5mm ở hố<br />
chậu phải để bóc tách và dẫn lưu sau mổ. 4 TH nhiễm khuẩn vị trí trocar rốn, 1 TH nhiễm khuẩn ổ bụng và<br />
1 trường hợp rò phân sau mổ từ mỏm ruột thừa hoại tử mủn nát mặc dù đã được khâu cột gốc ruột thừa,<br />
không có tử vong. Trong thời gian theo dõi từ 2 tuần đến 1 tháng, chúng tôi cũng không gặp bất kỳ biến<br />
chứng nào liên quan đến cuộc mổ viêm ruột thừa.<br />
Kết luận: nghiên cứu này cho thấy cắt ruột thừa có biến chứng qua ngả nội soi với 2 trocar 1 đường rạch da<br />
qua rốn, sử dụng các dụng cụ phẫu thuật nội soi thường dùng tại bệnh viện và xử lý ruột thừa trong ổ bụng có<br />
thời gian mổ ngắn hơn, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ thấp và giảm thời gian nằm viện và không làm tăng nguy cơ<br />
nhiễm khuẩn ổ bụng sau mổ.<br />
Từ khóa: cắt ruột thừa qua nội soi, 2 trocar, 1 đường rạch da ở rốn, ruột thừa có biến chứng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPLICATED APPENDICITIS: SINGLE- INCISION LAPAROSCOPIC APPENDECTOMY (SILA)<br />
<br />
Nguyen Thanh Phong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 185 – 192<br />
Backgound: Laparoscopic appendectomy (LA) is used for almost acute appendicitis at hospitals. The place of<br />
laparoscopic appendectomy in the management of complicated appendicitis remains controversially with reports of<br />
a higher incidence of postoperative intraperitoneal abscess. In Binh Dân hospital, we applied two trocars singleincision laparoscopic appendectomy (SILA) for complicated appendicitis, the appendix was removed completely<br />
intra-abdominally.<br />
<br />
* ĐHY Dược TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thanh Phong,<br />
<br />
ĐT: 0903643310<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011<br />
<br />
Email: phongy89@yahoo.com,<br />
<br />
185<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
The aim of the study: to evaluate the feasibility and safety of this technique.<br />
Method: From September 2010 to September 2011, we performed 59 two-port single incision laparoscopic<br />
appendectomy perumbilical for complicated appendicitis. In our technique, after establishing umbilical carbon<br />
dioxide pneumoperitoneum per 10 mm trocar, a 45° scope was inserted, and a second 5-mm trocar was positioned<br />
to the right of this trocar, using common laparoscopic instruments in our hospital, the appendix was removed<br />
completely intra-abdominally then pulled out through the umbilical port.<br />
Results: fifty nine cases of two-port single incision laparoscopic appendectomy perumbilical for complicated<br />
appendicitis have been performed. The median age was 45 years (range, 14- 75). The average operating time was<br />
40.17 minutes (range, 15- 80) and the median hospital stay was 7 days. Of these, 52 patients had the<br />
appendectomy completely by laparoscopy, but 10 patients who underwent SILA needed an additional port for<br />
dissection and drainage and 7 patients required a conversion to open appendectomy because of difficulty in<br />
dissection and confirm the base of the appendix. 4 patients (6.7%) had superficial umbilical port site wound<br />
infection, one (1.6%) patient with intra-abdominal infection and postoperative fecal fistula that occurred in 1<br />
(1.6%) case due to leakage from the friable appendicular stump, inspite of a transfixing ligature of the stump.<br />
There have been no deaths. During 2 week to 1 month follow up, no problems related to the appendectomy have<br />
been reported.<br />
Conclusion: Laparoscopic appendectomy using two trocars with a single- incision perumbilical for<br />
complicated appendicitis with common laparoscopic instruments and intra-abdominal removal completely of<br />
appendix has confirmed that the shorter the operating time, the lower incidence of wound infection, the shorter the<br />
postoperative stay and having no increased rate of postoperative infectious complications.<br />
Keywords: Two-trocar single incision laparoscopic appendectomy, Complicated appendicitis, appendectomy<br />
xe trong phúc mạc(7).<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Kể từ 1982 khi phẫu thuật nội soi cắt ruột<br />
thừa được thực hiện đầu tiên(15), cho đến nay<br />
cắt ruột thừa nội soi được coi như tiêu chuẩn<br />
vàng trong điều trị các viêm ruột thừa cấp<br />
không biến chứng(2). Trong nhiều nghiên cứu,<br />
cắt ruột thừa nội soi kinh điển có nhiều ưu<br />
điểm hơn như giảm đau sau mổ, giảm thời<br />
gian nằm viện và hiệu quả thẩm mỹ so với mổ<br />
mở(7). Mặc dù cắt ruột thừa nội soi hiện nay<br />
được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện<br />
nhưng phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa có<br />
biến chứng như viêm ruột thừa hoại tử hay vỡ<br />
có viêm phúc mạc khu trú hay toàn thể còn<br />
nhiều bàn cãi, nhiều tác giả ủng hộ mổ mở để<br />
điều trị các viêm ruột thừa có biến chứng(2).<br />
Cắt ruột thừa nội soi có thuận lợi là với<br />
đường rạch da tối thiểu giúp quan sát và<br />
đánh giá tình trạng ổ bụng tốt hơn so với mổ<br />
mở. Vì vậy cắt ruột thừa nội soi thì thuận lợi<br />
hơn trong điều trị các viêm ruột thừa có biến<br />
chứng như khối viêm, dính mạc nối lớn và áp<br />
<br />
186<br />
<br />
Gần đây khi phẫu thuật xâm hại tối thiểu<br />
được chú ý và phẫu thuật nội soi được sử dụng<br />
ngày càng rộng rãi thì phẫu thuật nội soi 1<br />
đường mổ đang được áp dụng như là một kỹ<br />
thuật mới.<br />
Có nhiều nghiên cứu so sánh giữa cắt ruột<br />
thừa nội soi một vết mổ so với cắt ruột thừa nội<br />
soi kinh điển dùng 3 trocar mặc dù tỉ lệ giảm<br />
đau sau mổ, tính thẩm mỹ và tỉ lệ biến chứng<br />
không có sự khác biệt(10). Tuy nhiên nghiên cứu<br />
cắt ruột thừa nội soi một vết mổ cho những<br />
viêm ruột thừa biến chứng như hoại tử, vỡ, áp<br />
xe thì chưa thấy có báo cáo.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của<br />
phẫu thuật cắt ruột thừa có biến chứng qua ngả<br />
nội soi ổ bụng, sử dụng 1 đường rạch da qua<br />
rốn với 2 trocar so với cắt ruột thừa nội soi kinh<br />
điển với 3 trocar.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả trường hợp có chỉ định cắt ruột thừa<br />
được chẩn đoán viêm ruột thừa thừa có biến<br />
chứng và chấp nhận phẫu thuật bằng phương<br />
pháp mổ nội soi với chỉ một lỗ vào ổ bụng tại<br />
khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Bình Dân<br />
từ tháng 9/2010 đến 9 /2011.<br />
Tình trạng toàn thân của bệnh nhân không<br />
có chống chỉ định phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả lâm sàng.<br />
Theo định nghĩa viêm ruột thừa có biến<br />
chứng bao gồm có vỡ ruột thừa (được xác định<br />
khi thủng ruột thừa và có mủ trong ổ bụng),<br />
viêm ruột thừa hoại tử (được xác định khi có<br />
hoại tử xuyên thành ruột thừa mà không có<br />
thủng thật sự và dịch cấy có vi khuẩn) và khối ở<br />
ruột thừa hay áp xe phát hiện trong lúc mổ.<br />
<br />
Dụng cụ<br />
Kính nội soi 5mm 45 .<br />
0<br />
<br />
Các dụng cụ nội soi cắt ruột thừa thường<br />
dùng tại bệnh viện.<br />
<br />
Thao tác thực hành<br />
Kỹ thuật mổ: gồm 5 bước<br />
Bước 1: bố trí phòng mổ: màn hình, nguồn<br />
sáng, bơm hơi và đốt điện bên phải bàn mổ.<br />
Bệnh nhân nằm đầu thấp nghiêng T, Phẫu thuật<br />
viên bên trái và phụ mổ bên phải bàn mổ.<br />
Phẫu thuật viên điều khiển camera 5mm<br />
bằng tay T và tay P điều khiển dụng cụ nội soi<br />
như grasper, móc đốt, kéo, kẹp clip.<br />
Bước 2: đường rạch da qua rốn dài 2 cm. Tất<br />
cả 2 trocar được đặt qua đường rạch da này.<br />
Bước 3: đặt trocar: trocar đầu tiên 10mm bơm<br />
hơi khí CO2 với áp lực 10 -15 mm Hg.Trocar<br />
5mm cạnh trocar 10mm đầu tiên, với sự quan sát<br />
của kính soi để giảm nguy cơ tổn thương tạng<br />
trong phúc mạc.<br />
Bước 4: Máy hút luôn sẵn sàng, để hút mủ.<br />
Cố gắng hút sạch mủ, bóc tách và xác định gốc<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ruột thừa. Xử lý ruột thừa giống như mổ viêm<br />
ruột thừa không biến chứng: dùng kim Vicryl 1<br />
uốn thành kim thẳng, treo ruột thừa lên thành<br />
bụng ở hố chậu P. Kéo chỉ căng ruột thừa nhẹ<br />
nhàng thuận lợi cho việc giải phóng mạc treo,<br />
điều này sẽ tránh cắt đứt ruột thừa viêm hoại tử.<br />
Trường hợp ruột thừa viêm dính nhiều cố<br />
gắng bóc tách và xác định gốc ruột thừa, khâu<br />
treo gốc ruột thừa lên thành bụng ở hố chậu P,<br />
cắt ruột thừa ngược dòng.<br />
Trường hợp có khó khăn thì thêm trocar<br />
5mm ở hố chậu phải hay chuyển qua mổ mở.<br />
Có nhiều cách xử lý gốc ruột thừa chúng tôi<br />
dùng 2 clip để kẹp gốc ruột thừa và 1 clip để kẹp<br />
phần xa gốc ruột thừa. Nếu ruột thừa hoại tử sát<br />
gốc khâu cột gốc ruột thừa bằng vicryl 20.<br />
Cắt ruột thừa và lấy ra ngoài qua trocar<br />
10mm. Bỏ ruột thừa vào bao trong trường hợp<br />
ruột thừa to hoại tử có nguy cơ vỡ khi lấy<br />
ra ngoài.<br />
Lau kỹ hố chậu phải là quan trọng để ngừa<br />
biến chứng tụ dịch nhiễm khuẩn sau cắt ruột<br />
thừa. Đặt dẫn lưu khi nghi ngờ có tiết dịch<br />
sau mổ.<br />
Bước 5: đóng vết mổ. Đóng vết mổ thì đơn<br />
giản, dùng 1 mủi khâu vicryl 1 đóng lỗ trocar 10<br />
mm. May da.<br />
Theo dõi hậu phẫu bằng lâm sàng, và<br />
siêu âm.<br />
Theo dõi tái khám khi bệnh nhân xuất viện.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 9/2010 đến tháng 9/2011 tại khoa<br />
hồi sức cấp cứu bệnh viện Bình Dân, chúng tôi<br />
đã thực hiện cắt ruột thừa qua nội soi ổ bụng sử<br />
dụng 1 đường rạch da qua rốn với 2 trocar và<br />
các dụng cụ phẫu thuật nội soi dùng để cắt ruột<br />
thừa tại bệnh viện cho 59 trường hợp viêm ruột<br />
thừa biến chứng.<br />
Có 30 nam (50,8%) và 29 nữ (49,2%), trung<br />
bình là 45 tuổi (14‐75), tất cả ruột thừa sau mổ<br />
đều được gửi giải phẫu bệnh.<br />
Bảng 1. Thời gian phẫu thuật và thời gian nằm viện<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011<br />
<br />
187<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Thời gian<br />
Phẫu thuật (phút)<br />
Nằm viện (ngày)<br />
<br />
Trung bình Ngắn nhất Lâu nhất<br />
40,17<br />
15<br />
80<br />
7<br />
3<br />
20<br />
<br />
Bảng 2. Thương tổn ruột thừa trong khi mổ<br />
Thương tổn<br />
Bệnh nhân<br />
Viêm ruột thừa hoại tử<br />
18<br />
Viêm phúc mạc ruột thừa vỡ<br />
18<br />
Áp xe ruột thừa<br />
23<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
30,5<br />
30,5<br />
39<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
23<br />
25<br />
4<br />
3<br />
4<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
39<br />
42,3<br />
6,7<br />
5<br />
6,7<br />
<br />
Cắt ruột thừa ngược dòng: 20 TH.<br />
Cắt ruột thừa ngược dòng dưới niêm: 7 TH.<br />
Chuyển mổ mở: 7 TH.<br />
Thêm trocar: 10 TH.<br />
Dẫn lưu: 15 TH trong đó 5 TH dẫn lưu kín<br />
dự phòng qua rốn<br />
Không dẫn lưu: 37 TH.<br />
Có 6(10,1%) TH có biến chứng bao gồm:<br />
nhiễm khuẩn vết mổ rốn: 4 TH, nhiễm khuẩn ổ<br />
bụng: 1 TH, rò phân: 1 TH.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đa số những kỹ thuật nội soi cắt ruột thừa<br />
có biến chứng hiện nay áp dụng tại hầu hết<br />
bệnh viện là dùng 3 trocar. Để giảm chi phí điều<br />
trị và tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cũng như tăng<br />
tính thẩm mỹ, kỹ thuật cắt ruột thừa nội soi với<br />
2 trocar và 1đường rạch da tối thiểu được mô tả.<br />
Chọn đường vào ổ bụng qua 1 đường rạch<br />
da rốn: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa qua 1<br />
đường rạch da là kỹ thuật mới, qua một đường<br />
rạch da này các trocar và dụng cụ nội soi được<br />
đưa vào ổ bụng để cắt ruột thừa, chúng tôi chọn<br />
đường vào ổ bụng qua rốn vì:<br />
- Là lỗ tự nhiên của cơ thể, nơi mỏng nhất để<br />
vào ổ bụng và không thấy sẹo mổ.<br />
- Tránh được những biến chứng do tổn<br />
thương động mạch thượng vị dưới hoặc các<br />
nhánh khác cấp máu cho thành bụng và tổn<br />
<br />
188<br />
<br />
- Nếu có nhiễm khuẩn vết mổ thì nhiễm<br />
khuẩn được khu trú không lan rộng vào các lớp<br />
cơ thành bụng.<br />
- Có thể mở rộng vết mổ để lấy ruột thừa<br />
trong trường hợp khó với ít nguy cơ chảy máu<br />
và tổn thương thành bụng nhất.<br />
Bảng 4. So sánh tỉ lệ chuyển mổ mở, thêm trocar<br />
<br />
Bảng 3. Vị trí ruột thừa trong khi mổ<br />
Vị trí<br />
Hố chậu phải<br />
Sau manh tràng<br />
Tiểu khung<br />
Sau manh tràng, dưới gan<br />
Sau hồi tràng<br />
<br />
thương bàng quang nếu đặt trocar vùng hạ vị.<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
Cách Chuyển Thêm<br />
Lý do<br />
mổ<br />
mổ mở trocar<br />
Deepak(5) 3 trocar<br />
1/26<br />
Vpm toàn bộ mủ,<br />
(3,8%)<br />
phân ổ bụng<br />
Đổ Minh 3 trocar<br />
1/62<br />
Các quai ruột<br />
(6)<br />
Đại<br />
(1,6%)<br />
chướng hơi nhiều<br />
(10)<br />
Kyung<br />
surgical<br />
0<br />
6/15(40 Viêm dính nhiều<br />
gloves<br />
%)<br />
bóc tách khó khăn<br />
(11)<br />
Michael<br />
3 trocar<br />
4/11<br />
Bóc tách khó khăn<br />
(36,3%)<br />
Thambidor 3 trocar<br />
6/51<br />
(18)<br />
a<br />
(11,7%)<br />
Văn<br />
3 trocar<br />
13%<br />
Apxe RT hoại tử<br />
(20)<br />
Tần<br />
sau manh tràng<br />
Chúng tôi 2 trocar7/59<br />
10/59 Viêm dính nhiều<br />
SILA (11,8%) (16,9%) bóc tách khó khăn,<br />
không xác định<br />
được gốc ruột<br />
thừa<br />
<br />
Thêm trocar<br />
Theo nhiều ý kiến nghiêm khắc cho rằng<br />
không nên phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa 1<br />
đường mổ (SILA) cho những trường hợp viêm<br />
ruột thừa biến chứng. Tuy nhiên, lúc đầu phẫu<br />
thuật nội soi cắt ruột thừa 1 đường mổ được<br />
thực hiện cho những trường hợp viêm ruột thừa<br />
cấp nhưng sau đó có nhiều nghiên cứu cho thấy<br />
SILA áp dụng cho tất cả mọi dạng ruột thừa<br />
viêm và cho rằng trong khi SILA nếu phát hiện<br />
viêm ruột thừa biến chứng vẫn có thể cắt ruột<br />
thừa và nếu diễn tiến cuộc mổ khó khăn thì có<br />
thể thêm 1 trocar như mổ 3 trocar kinh điển và<br />
có thể đặt dẫn lưu qua lỗ trocar thêm này(9,10).<br />
Vì vậy SILA có thể áp dụng cho các viêm<br />
ruột thừa biến chứng và là một kỹ thuật an<br />
toàn(10). Trong tương lai khi mà SILA được tiến<br />
hành nhiều hơn thì kỹ thuật mổ ngày càng hoàn<br />
thiện và không gặp khó khăn gì thì hiệu quả sau<br />
mổ sẽ càng được cải thiện(10).<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 10 TH<br />
khi SILA với 2 trocar gặp khó khăn khi bóc tách<br />
do dính phải thêm 1 trocar 5mm hố chậu phải<br />
và dùng để dẫn lưu sau mổ.<br />
<br />
Chuyển mổ mở<br />
Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cắt<br />
ruột thừa nội soi thì an toàn và hiệu quả trong<br />
những trường hợp viêm phúc mạc, thủng và áp<br />
xe với tỉ lệ chuyển mổ mở là 39%(2). Tình trạng<br />
viêm dính, không thấy ruột thừa, thất bại về mặt<br />
kỹ thuật và chảy máu là những lí do phải<br />
chuyển mổ mở. Những dữ kiện lâm sàng trước<br />
mổ cũng không có giá trị trong việc tiên đoán<br />
khả năng chuyển mổ mở.<br />
Tirabassi(19) báo cáo có tỉ lệ chuyển mổ mở<br />
cao (36%) khi tiến hành nội soi cắt ruột thừa<br />
viêm có biến chứng, tất cả đều xảy ra trên bệnh<br />
nhân có mass ở ruột thừa gây khó khăn trong<br />
việc bóc tách và xác định gốc ruột thừa. Sự hiện<br />
diện của liệt ruột, viêm phù nề và dính giữa ruột<br />
thừa với ruột non và mạc nối lớn gây khó khăn<br />
cho việc xác định vị trí của ruột thừa, trong<br />
trường hợp này kinh nghiệm của chúng tôi là cố<br />
gắng xác định gốc ruột thừa, nếu không xác<br />
định được gốc ruột thừa thì nên chuyển mổ mở<br />
để cắt ruột thừa. Chúng tôi có 7/59(11,8%)TH<br />
phải chuyển mổ mở do khối áp xe to dính sau<br />
manh tràng không tìm thấy gốc ruột thừa.<br />
<br />
Vị trí ruột thừa<br />
Vị trí của ruột thừa rất thay đổi, theo<br />
Muthukumaran(12) ruột thừa sau manh tràng là<br />
65,28%, tiểu khung 31%, dưới manh tràng<br />
2,26%, sau hồi tràng 1,4%. Ruột thừa dưới gan<br />
rất hiếm, khó khăn trong chẩn đoán ruột thừa ở<br />
vị trí này thường được mổ trễ khi đã có biến<br />
chứng.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 28 TH<br />
(47,4%) ruột thừa sau manh tràng trong đó có 3<br />
TH ruột thừa nằm cao dưới gan khó khăn khi<br />
cắt ruột thừa phải cắt ruột thừa ngược dòng và<br />
cắt ruột thừa ngược dòng dưới niêm.<br />
Cắt ruột thừa ngược dòng dưới niêm được<br />
thực hiện để cắt ruột thừa do tình trạng viêm<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dính nhiều. Cắt ruột thừa dưới niêm là một kỹ<br />
thuật biến đổi trong cắt ruột thừa nội soi.<br />
Trong trường hợp viêm dày dính mạc treo<br />
ruột thừa nhiều hay đặc biệt khi mạc treo ruột<br />
thừa ngắn khó bóc tách ruột thừa khỏi mạc<br />
treo ruột thừa, hồi tràng hay manh tràng và<br />
việc kiểm soát mạc treo ruột thừa khó khăn<br />
hay không an toàn ngay cả khả năng có thể<br />
gây thương tổn cho ruột bên cạnh.<br />
Áp dụng kỹ thuật này có thể tránh những<br />
tai biến trong lúc mổ, các biến chứng sau mổ<br />
cũng ít bởi vì toàn bộ niêm mạc ruột thừa<br />
bệnh lý đã được loại bỏ. Ngay cả mổ mở khi<br />
gặp những khó khăn tương tự chúng tôi cũng<br />
dùng kỹ thuật này.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7 TH<br />
phải tiến hành cắt ruột thừa ngược dòng dưới<br />
niêm có kết quả tốt sau mổ.<br />
<br />
Thời gian mổ<br />
Thời gian mổ SILA của viêm ruột thừa có<br />
biến chứng tuỳ thuộc vào độ nặng của tình<br />
trạng trong ổ bụng, tình trạng liệt ruột kèm theo,<br />
viêm phù nề, dính giữa các quai ruột và vị trí<br />
của ruột thừa có thể gây khó khăn trong việc xác<br />
định vị trí của ruột thừa qua camera quan sát.<br />
Bảng 5. Thời gian mổ<br />
Thời gian (phút) Cách mổ<br />
(5)<br />
<br />
Deepak<br />
(6)<br />
Đổ Minh Đại<br />
(10)<br />
Kyung<br />
(11)<br />
<br />
Michael<br />
(18)<br />
Thambidorai<br />
(20)<br />
Văn Tần<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
3 trocar<br />
86,7<br />
3 trocar 64,2- 82,8<br />
surgical<br />
64,8 ±<br />
gloves<br />
23,5<br />
3 trocar<br />
79<br />
3 trocar<br />
112<br />
3 trocar<br />
55<br />
2 trocar40,17<br />
SILA<br />
<br />
Ngắn<br />
nhất<br />
75<br />
<br />
Dài<br />
nhất<br />
120<br />
<br />
50<br />
<br />
163<br />
<br />
15<br />
<br />
80<br />
<br />
Thời gian mổ của chúng tôi có ngắn hơn<br />
các tác giả khác do chúng tôi chỉ sử dụng có 2<br />
trocar, phẫu thuật viên cũng là người cầm<br />
camera nên tránh được những hạn chế do sử<br />
dụng 3 trocar như:<br />
Phẫu thuật viên được thao tác trong phẫu<br />
trường quen thuộc.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011<br />
<br />
Dụng cụ nội soi và kính soi được thao tác<br />
<br />
189<br />
<br />