intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nụ Hôn Dưới Mưa

Chia sẻ: Phi Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vừa bước vào nhà Chương vừa cất tiếng hét lớn: - Mẹ ơi ! Con về rồi nè. Có tiếng bước chân lẹp xẹp từ phiá nhà sau vọng lên, một người phụ nữ đã đứng tuồi, gương mặt hiền lành phúc hậu. Bà mỉm cười khi thấy con trai và hơi ngạc nhiên khi thấy bên cạnh Chương còn có thêm một thanh niên khác trạc tuổi con mình, nhưng trắng trẻo và có nét công tử hơn, cậu ta lể phép lên tiếng khi thấy bà. - Cháu chào bác. Chương vui vẻ giới thiêu. - Đây là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nụ Hôn Dưới Mưa

  1. vietmessenger.com Dạ Thủy Nụ Hôn Dưới Mưa Chương 1 Vừa bước vào nhà Chương vừa cất tiếng hét lớn: - Mẹ ơi ! Con về rồi nè. Có tiếng bước chân lẹp xẹp từ phiá nhà sau vọng lên, một người phụ nữ đã đứng tuồi, gương mặt hiền lành phúc hậu. Bà mỉm cười khi thấy con trai và hơi ngạc nhiên khi thấy bên cạnh Chương còn có thêm một thanh niên khác trạc tuổi con mình, nhưng trắng trẻo và có nét công tử hơn, cậu ta lể phép lên tiếng khi thấy bà. - Cháu chào bác. Chương vui vẻ giới thiêu. - Đây là Quân, bạn học của con hồi phổ thông. Lúc còn ở nhà củ Quân có đến nhà mình rồi, nhưng chắc lâu quá mẹ không nhớ đâu. Bà Phúc, mẹ Chương cười hiền lành: - Ừ! Mẹ già rồi, bạn bè con hồi đó lại đông. Làm sao mẹ nhớ được. Thế hôm nay hai đứa gặp nhau ở đâu ? Quân nhanh nhẩu: - Dạ! Hôm nay con vào bệnh viện tìm bác sĩ quen thì gặp Chương ạ ! Thật bất ngờ, con đâu hề biết Chương học y và đã ra trường làm bác sĩ. - Mình cũng mới ra trường được hơn một năm thôi, còn cậu ? Biết hai người bạn lâu ngày gặp nhau cần tâm sự, bà mẹ lên tiếng rút lui. - Hai đứa ngồi nói chuyện chơi. Chương trong nhà cho mẹ nhé ! Mẹ sang bên bác Cảnh lấy hàng. Cả hai cùng đứng lên. Chương ân cần
  2. - Có gì nạng mẹ để đấy chốc nữa con mang về cho mẹ, mẹ đừng có cố mà đổ bệnh đấy. Bà Phúc khoát tay: - Ái chà! Có vài ba ký nếp với đậu mà nặng nhọc gì đâu con. Chờ cho mẹ đi khuất, Chương quay sang bạn hồ hởi - Thế nào ! Cậu kể về mình cho tớ nghe xem nào. Lâu lắm rồi tớ chẳng gặp lại ai cả. Quân nhìn bạn cười cười - Thì mình cũng như cậu, lâu lắm rôi chẳng gặp ai ! À ! Mà sao hồi đó khi phổ thông không thấy cậu thi đại học. Khi không đùng lại dọn nhà đi mất tiêu. Chương trầm giọng: - Thì phổ thông xong thì ba mình ngã bệnh bất ngờ phải nằm viện, mình phải bỏ thi đại học để lo cho ba. Nhưng căn bệnh ung thư gan đã đến thời kỳ. Ba mình mất, nhà mình túng quẩn, bao nhiêu tiền bạc đổ vào lo cho ba mình, mẹ mình còn phải vay mượn để lo đám tang. Cuối cùng hai mẹ con mình phải bán nhà để trả nợ và dọn ở khu xóm này. Quân khẻ thở dài - Mình xin chia buồn cùng cậu, thế mà mình chẳng nghe bạn bè nói gì cả, tụi mình cứ tiếc sao cậu lại bỏ thi đại học, hồi học phổ thông cậu nổi tiếng là học sinh xuất sắc toàn diện mà. - Tớ cảm ơn cậu, hồi đó đám học trò tụi mình đứa nào cũng cấm đầu lo học thi, đâu còn thời gian mà thăm viếng nhau. Chuyện gia đình mình cũng xảy ra bất ngờ thành ra cũng chẳng kịp báo cho ai... Mà thôi, chuyện đã qua lâu rồi và mình cũng đã nguôi ngoai, giờ gia đình mình còn lại hai mẹ con. Mẹ rất thương mình, mình đang cố gắng làm việc để bù đắp lại phần nào những sự khổ cực mà mẹ mình đã hy sinh để lo cho mình ăn học suốt bao năm trời. Quân nắm tay người bạn thật chặt: - Xin chúc mừng cậu, nếu mình nhớ không lầm thì lúc ở bệnh viện nghe bác sĩ trưởng khoa giới thiệu cậu hiện giờ là một bác sĩ chuyên về tim rất "mát" tay, phải không ? Chương phì cười - Mình là học trò của thầy Khang, mà thầy thương nên thầy nói thế thôi, chứ mình mới ra trường chưa được bao lâu, mình còn phải học hỏi và làm việc cật lực hơn nữa mới vững tay nghe. Rồi rất thân tình, Chương vỗ vai bạn mỉm cười - Còn cậu, bây giờ thế nào ! Vợ con gì chưa ? Bọn mình năm nay đưá nào cũng đã 27, 28 tuổi rồi, nhanh thật. - Vợ con gì đâu, mình học kinh tế ra trường về làm ở công ty xuất nhập khẩu đã được ba năm rồi. Công việc cũng bình thường, nói chung lạl cuộc đời mình êm xuôi chứ không sóng gió như cậu. Chương thoáng nhíu mày: - Ừ! Mình học hành vất vả lao đao lắm. Năm đầu mình bỏ thi, năm sau định thi lại tổng hợp học cho nhanh. Nhưng mẹ mình không đồng ý, bà biết mình vốn thích bác sĩ từ nhỏ. Thế là mình vào
  3. y chậm mất một năm so với các bạn, suốt bảy năm trời theo đuổi việc học hành mình đã được mẹ nuôi bằng cái xe bán xôi ở đầu ngã tư này đây. Quân reo lên vui vẻ - Ái chà ! Tuyệt vời. Thế giờ chắc cậu là chuyên gia nấu xôi 7 món rồi chứ ? Chương vui vẻ búng tay nghe cái chóc - Bảo đảm không ngon không ăn tiền. Phụ trách nấu nướng là phần mình mà. Cứ thế câu chuyện của họ lan man không dứt cho đến khi Quân chợt hỏi bạn: - À Chương này! Thế ngoài giờ làm ở bệnh viện cậu còn làm thêm ở phòng mạch khác không ? Chương cười gượng: - Cậu xem hoàn cảnh nhà mình lấy tiền đâu ra mà mở phòng mạch, cho đến giờ này mẹ mình vẫn bán xôi. Mà đồng lương của một bác sĩ mới ra trường như mình chỉ đủ để sống và đổ xăng cho cái xe 78 cà tàng của tớ, cái xe mà ba tớ để lại đó, nhớ không ? Quân im lặng mật lát rồi lên tiếng - Thế này Chương à ! Mình có hai cô em gái Diễm Quỳnh là em gái kế mình. Con nhỏ có bệnh tim bẩm sinh, lúc nãy mình vào bệnh viện tìm bác sĩ Khang cũng vì chuyện đó. Bác sĩ Khanh là bác sĩ theo dõi thường xuyên bệnh trạng của Diễm Quỳnh. Nhưng cậu cũng thấy đó ông ấy bận rộn suốt, một tuần chỉ ghé lại một lần. Mà con bé Quỳnh lúc nào cũng cần có bác sĩ theo dõi, mình định đề nghị cậu ngoài giờ làm việc ở bệnh viện, thì cậu sẽ là bác sĩ theo dõi thường xuyên bệnh tim của nhỏ Quỳnh. Thế nào ? Cậu thấy sao ? Chương ngạc nhiên, giọng hơi ngập ngừng: - Nhưng còn bác sĩ Khang ? Mình ... ngại thầy ấy hiểu lầm. Quân vung tay hồ hởi - Cậu đừng lo, từ lâu bác sĩ Khanh đã muốn tìm một bác sĩ khác thay thế vi ông ấy sợ không có thời gian, mà nhà mình thì không muốn cho con bé đến phòng mạch của bác sĩ vì sợ con nhỏ hoang mang và mặc cảm bệnh tật. Nay biết cậu là học trò của bác sĩ lại là bạn mình, mình tin chắc bác sĩ sẽ bằng lòng. Thế cậu có bằng lòng giúp đở gia đinh mình không? Chương ngặp ngừng, anh biết Quân là một ngưòi bạn tốt và thật tình muốn giúp đỡ mình vì gia đinh Quân rất giàu, từ hồi học phổ thông anh đã biết điều này, vì sự giàu có luôn toát ra từ anh bạn có gương mặt đẹp trai kiểu công tử và quý tộc thời nay. Nhưng không vì thế mà Quân t ỏ ra kênh kiệu, tự mãn. Trái lại Quân sống chan hòa với bạn bè và rất được thầy cô và bạn bè mến phục. Chương tìm hiểu thêm: - Thế cô em gái cậu năm nay bao nhiêu tuổi rồi ? - Diễm Quỳnh thua mình 4 tuổi, năm nay 23 tuổi rồi, nhưng còn trẻ con nhõng nhẽo lắm. Chương ngạc nhiên: - Hả ! Lớn thế rồi cơ à, mình tưởng cô bé mới là học sinh phổ thông vì mình nhớ có tới nhà cậu một lần và gặp cô bé nào đó còn nhỏ xíu chơi trước sân.
  4. - À ! Đó là nhỏ út, Diễm Quỳnh là em gái kế mình, con nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh chỉ ráng học hết phổ thông rồi ở nhà, tính tình nhút nhát chẳng đi đâu bao giờ nên chẳng mấy ai biết. - Thế tình trạng hiện thời của cô ấy ra sao ? Quân lắc đầu thở dài - Mình cũng chẳng biết nữa, cái bệnh gì mà cứ như giả đò. Mới khỏe đó rồi bệnh đó, ba mẹ mình đã tốn bao nhiêu tiền bạc công sức mà cứ vẩn vậy. Tuy nhiên con bé ăn, ngủ, sống bình thường, có điều vì bệnh tật nên hơi ... khó tính. - Những người bị bệnh vẩn mang tâm trạng đó, ai cũng vậy, họ dễ mặc cảm với những người xung quanh vì tình trạng sức khỏe của mình. Quân bật cười vổ vai Chương: - Đúng là giọng điệu của bác sĩ, thế là chịu nhận lời rồi phải không ? - Mình muốn gặp thầy Khang để hỏi ý kiến. - Ngày mai mình sẽ đi với cậu, nhất định sẽ tốt đẹp. Ba mẹ mình sẽ rất vui vì sự giúp đỡ của cậu. - Mình cụng hy vọng thế, giúp đỡ bệnh nhân mau bình phục là phương châm của bác sĩ tụi mình mà. Quân đứng lên - Cứ thế nhé! Chiều mai mình sẽ ghé vào bệnh viện để gặp bác sĩ Khang và cậu. Bây giờ mình về, mong cậu sẽ là khách thường xuyên của gia đình mình. À !Cậu vẫn nhớ nhà mình chứ, vẫn chỗ cũ thôi . Chương cũng đứng lên tiễn bạn và nói - Mình vẫn nhớ, nhà cậu có vườn cây rất rộng và tấm biển ghi "Coi chừng chó dữ" phải không ? - Vườn cây thì vẩn còn nhất là cây ổi, nhưng tấm biển thì đã dẹp, vì con Berger nhà to đã ngủm củ tỏi rồi, giờ chỉ còn con chó nhật làm kiểng thôi. - Được rồi, chắc chắn mai mình sẽ đến. - Chiều mai chờ tớ ở bệnh viện nha ! Bye ! - OK ! Bye ! Nhìn theo Quân phóng nhanh với chiếc Dream bóng láng bất giác Chương mỉm cười. Đúng ra hồi còn học phổ thông anh và Quân không thân nhau lắm. Bởi vì một điều rất dễ hiểu là anh không thích chơi với Quân lắm. Người ta vẩn bảo Quân là con trai nhà giàu. Chương cũng vậy, anh hiểu rằng mình là nổi lo toan của ba mẹ, mặc dù chỉ mình anh, nhưng anh rất chuyên tâm vào việc học. Và lúc nào cũng đem kết quả học tập của mình là món quà dâng tặng ba mẹ. Chương học rất giỏi, ngoan ngoãn và ... nhát gái. Một nỗi tự ti mặc cảm vẩn bám lấy anh, nên mặc dù bạn chung lớp rất đông nhưng Chương vẩn không chơi thân với ai. Nay đã trôi qua một thời gian dài, giờ gặp lại người bạn thời phổ thông Chương rất vui. Vì giờ đây bạn bè mỗi người một phương, đã lâu lắm rồi anh chẳng hề gặp ai. Có lẽ người bạn này là một điềm may mắn cho anh chăng? Nếu mọi việc được như mong muốn chắc mẹ anh vui lắm.
  5. Đã từ lạu bà vẫn thầm buồn vì Chương không tìm thêm được công việc làm để có thể nâng cao tay nghề như lời anh nói. Nhưng trong thâm tâm điều anh mong mỏi hơn cả là có thể phụ giúp mẹ anh phần nào những chi tiêu trong gia đình vốn rất khiêm nhường và thanh bạch này. +++++ Chương dựng xe trước cổng nhà Quân, xuống xe anh đưa tay vào ô cửa nhỏ và tự mở cổng. Thấm thoát thế mà anh đã là "bác sĩ riêng" cho gia đình này hơn 2 tháng. Mỗi tuần anh ghé lại đây ngày 3,5,7 ngoài việc theo dõi thường xuyên bệnh tim của Diễm Quỳnh, đôi khi anh còn phụ trách thêm vài việc linh tinh như khám qua cho bà Trúc mẹ của Quân mỗi khi bà có triệu chứng tăng xông, hay thỉnh thoảng dạy cho Diễm Quỳnh vài câu sinh ngữ ngắn ngắn nếu cô thích. Ông bàTrúc trả lương rất hậu hỉnh cho anh mặc công việc của anh rất nhàn hạ. Dựng xe trước sân, Chương bước vào phòng khách. Phòng vắng không có ai nhưng anh nghe từ trên lầu những nốt nhạc thánh thót vang lên từ chiếc đàn dương cầm "Diễm Quỳnh đang chơi đàn". Không muốn phá vỡ những giây phút riêng tư của cô. Chương lững thững bước ra vườn đến ngồi trên chiếc ghế đá được kê sát bụi dạ lý hương. Nhà của Quân là một trong những căn nhà biệt lập xây giống nhau trong khu cư xá. Khu cư xá này yên tĩnh, sạch đẹp và luôn mát rượi bóng cây xanh vì những hàng rào quanh nhà nào cũng thường trồng hoa. Nhà thì trồng dâm bụt, nhà trồng tóc tiên, huỳnh anh, dạ quỳ, hoa phấn trong rất nên thơ. Riêng nhà Quân là một căn nhà cổng được sơn trắng, hàng rào sắt được đan kín bởi vô số dây tigôn mang những chùm hoa hồng lợt. Chương nhắm mắt hơi ngã đầu ra sau lắng nghe mỗi âm thanh xào xạc của cành lá đong đưa, tiếng trầm bổng của ve sầu, mùa này đang là mùa hè nên chim về đầy vuon, chúng làm nơi đây có nhạc điệu dễ yêu. Dường như cây trong vườn có ngôn ngữ riêng của nó ... - Anh Chương đang mơ mộng gìđó Khẽ giật mình, Chương mở choàng mắt. Diễm Quỳnh đang đứng trước mặt anh xinh đẹp mê hồn trong chiếc áo đầm trắng. Phải nói tất cả những nét đặc sắc của ba mẹ đều tập trung ở nơi cô con gái. Diễm Quỳnh có nét đẹp kiêu sa đài các của các cô tiểu thư con nhà quyền quý. Cử chỉ và lời nói của Quỳnh thường được trau chuốt và tập tành điệu đàng đôi khi đến mức ... khó chịu. Diễm Quỳnh cười rất tươi khiến Chương ngẩn ra nhìn đôi gò mà ửng hồng của cô gái. - Mơ mộng gì đâu, tôi đến lúc nãy nhưng thấy Diễm Quỳnh đang say sưa với tiếng đàn tôi ra đây ngồi chờ và .. Lắng nghe. Liếc Chương một cái rất yểu điệu. Quỳnh mĩm cười e ấp - Em đàn dỡ lắm, anh Chương đừng có nhạo em. Anh bật cười đứng lên - Thôi mà Quỳnh, tôi thuộc loại vịt nghe sấm mà. Thế nào, Quỳnh đã uống thuốc hôm trước tôi cho chưa ?
  6. Cô nũng nịu: - Uống thuốc hoài, ngán muốn chết. Em thấy mình khỏe rồi đâu cần thuốc men gì nữa đâu. Chương mỉm cười nhưng giọng nói nghiêm nghị: - Khỏe nhưng không hẳn là hết bệnh, Quỳnh phải uống thuốc đều đặn rồi siêng năng hoạt động cho tinh thần thoải mái. Tôi thấy hai bác trong nhà lo lắng cho sức khỏe Quỳnh rất nhiều đấy. Diễm Quỳnh chớp chớp đôi mắt: - Thì em vẩn uống thuốc đấy chứ, nhưng sao em... lười quá anh Chương à ! Em chẳng muốn đi đâu và làm việc gì hết. Chương nhỏ nhẹ lên tiếng vì biết cô gái này là "cục vàng" của ông bà Trúc - Quỳnh chẳng cần phải đi đâu xa, hàng ngày Quỳnh chỉ cần đi dạo trong vườn hí thở bầu không khí trong lành, hoặc rãnh rỗi thì trồng vài luốn hoa hoặc tỉa những lá sâu trong vườn. Tôi tin là Quỳnh sẽ thấy tâm hồn sảng khoái ngay, đó là một cách đẩy lui bệnh tật hữu hiệu nhất đấy. - Được rồi, em sẽ cố thế xem nào. Rồi với dáng bộ e ấp rất điệu, Diễm Quỳnh chớp nhẹ ánh mắt, thỏ thẻ lên tiếng: - Mẹ bảo em dạo này rất ngoan, em chỉ nghe lời ... anh Chương thôi đó nghe ! Chương phì cười bước theo cô gái vào nhà, bao giờ cũng vậy anh chỉ biết cười mỗi khi nghe thấy nhưng lời nói tưởng chừng như vô hại, chúng có tình yêu của Diễm Quỳnh. Mặc dù làm công việc này mới hơn hai tháng nhưng cũng đủ cho anh có vài nhận xét về gia đình ông chủ mình. Ông Trúc là một người đàn ông thành công trên thương trường, ông là một trong những người thành công nhờ vào địa ốc. Nhất là trong thời kỳ này khi mà thời mở cửa đang rộng mở. Ông Trúc điềm đạm hơi ít nói, đôi khi có phần nghiêm khắc nhưng rất thương con. Trái lại bà Trúc là một người sắc sảo, bà còn trẻ lại rất đẹp. Lúc nào miệng cũng tươi cười và giọng nói ngọt ngào. Bà giúp chồng rất nhiều trong công việc kinh doanh, điều đó thể hiện rất rõ qua thái độ có phần hơi... nể vợ quá đáng của ông Trúc. Anh còn nghe nói tới cô gái Út, chưa từng gặp bao giờ, chỉ thỉnh thoảng nghe mọi người nhắc đến "bé Na" thế thôi. Chương nghe dì Năm bảo cô đang đi nghỉ hè ở Nha Trang nhà người em gái của ông Trúc. ++++ Ngồi xuống trước mặt Diễm Quỳnh, Chương vừa hỏi vừa đưa tay mở quyển tập trên bàn: - Hôm trước tôi cho Quỳnh mấy câu bài tập ngắn Quỳnh làm chưa ? Diễm Quỳnh lắc đầu - Chưa ! Tự dưng bữa trước nhức đầu quá em không làm được, thôi để em làm sau nha ! Chương im lặng không trả lời. Diễm Quỳnh là một cô gái không có ý chí. Nhiều khi anh tự hỏi không biết cô có bệnh thật hay không nữa, bề ngoài trong cô khỏe mạnh bình thường tuy mang nét xanh xao vì ít ra ngoài nắng.
  7. Trong hồ sơ bệnh án, Diễm Quỳnh bị hở van tim nhưng đã lâu không phát triễn gì thêm. Cô vẫn sinh hoạt bình thường và rất nhõng nhẽo, làm nư với mọi người, đã đôi lần anh tự nghĩ có lẽ sự nuông chiều quá mức của mọi người đã làm tăng thêm phần quan trọng hóa bệnh tật của Quỳnh. Dưới mắt mọi người đó là hiện thân của sự yếu đuối mong manh cần được che chở, chỉ cần cô than mệt, rên rỉ là mọi người cuống lên. Nhưng ngày đầu tiên khi mới tiếp xúc với Diễm Quỳnh, Chương cũng đã rung động bồi hồi trước vẻ yếu đuối dịu dàng của cô gái. Cái rung động rất thật của con người đứng trước cái đẹp, đã nhiều lần anh mơ ước phải chi cô gái ấy là của mình. Nhưng chỉ với một thời gian ngắn, Chương đã nhận ra hình như đó chỉ là hào quang bên ngoài của một ngôi sao sáng, nó chỉ phát sáng trong đêm tối khi mà mọi vật đã ngủ yên. Chương đã kịp nhận ra rằng đó chỉ là hào quang ảo tưởng, dù đôi lần anh đã xao xuyến trước tình cảm mà Diễm Quỳnh đã dành cho anh một cách có tính lo liệu. Vì ngại mọi người sẽ hiểu lầm anh nên Chương cố hết sức bình thản và tránh né. Mặc dù anh biết qua sự đối sử cua mọi người trong nhà, sẽ chẳng ai ngăn cản nếu anh tiến tới với Diễm Quỳnh. - Mời anh Chương uống nước ! Đặt trước mặt Chương ly cam tươi vàng óng, Quỳnh tươi cười mời Chương. - Cảm ơn Quỳnh, bây giờ Quỳnh chịu khó ngồi yên, tôi muốn xem lại mạch cho Quỳnh và Quỳnh phải nói rõ với tôi về cơn đau đầu vừa qua nhé. Vén tay áo lên, cô gái thật ngoan đưa cánh tay trắng nõn ra trước mặt anh. Chương cầm lấy bàn tay có những móng dài chải chuốt nhưng không sơn, những ngón tay trắng xanh nổi rõ những đường gân. Bất giác anh mỉm cười khi thấy những ngón tay của Quỳnh được phủ kín bẳng những chiếc nhẫn đủ kiểu. Đúng là con gái có khác, thiên hạ khối kẽ làm giàu vì những món trang sức đỏm dáng của các cô tiểu thư đài các này. - Mạch của Quỳnh bình thường, nhưng dạo này đang vào mùa mưa. Quỳnh đừng nên ra hứng mưa như bửa trước nữa nhé, không tốt đâu. Hôm nay nhất định Quỳnh phải uống thuốc đều đặn đấy, bộ Quỳnh không muốn lành bệnh à ? Diễm Quỳnh chợt buột miệng: - Nếu em hết bệnh anh Chương sẽ không đến đây nữa à ? Anh bật cười - Dĩ nhiên rồi, tôi là thầy thuốc mà. Ai mà không vui khi công việc mình có kết quả chứ ? Cô nhìn anh - Nhưng em muốn anh Chương vẫn đến đây chơi với em nếu em thật sự khỏi bệnh. Chương gật đầu: - Nếu Quỳnh cố gắng uống thuốc, hoạt động luôn vui tươi thỏai mái tôi tin Quỳnh sẽ khỏi bệnh. Và nếu Quỳnh muốn, và hai bác cho phép, tôi sẽ vẫn đến đây để dạy thêm cho Quỳnh sinh ngữ. Tôi thấy Quỳnh có khiếu sinh ngữ nên Quỳnh ... siêng năng một chút. Quỳnh cười tươi vỗ tay hòn nhiên: - Ôi! Thích quá! Em sẽ báo với ba mẹ, chắc chắn ba mẹ sẽ bằng lòng.
  8. Chương hơi nhíu mày khi nghe Quỳnh dùng từ "bảo" khi nói với ba mẹ, đúng ra cô ấy phải dùng từ lễ phép hơn là "xin phép" chứ nhỉ! - Sắp hết mùa hè rồi anh Chương nhỉ ! Đột nhiên Quỳnh lên tiếng hỏi anh. Anh mỉm cười bâng quơ: - Ừ ! Mùa mưa là mùa hè mà. Hồi còn đi học tôi thích hè lắm, được nghĩ ngơi thoải mái sau một năm miệtmài học tập. - Em cũng vậy, nhưng mà em ghét nhất cứ hè là mưa nên chẳng đi đâu được. - Nhưng tắm mưa cũng là một cái thú vị chứ Quỳnh. Giọng cô gái buồn hiu: - Nhưng em có bao giờ được tắm mưa đâu mà biết, nội nhìn thấy sét đánh là em chết khiếp. - Ừ nhỉ. Tôi quên. Rồi anh lên tiếng dụ khị như đối với trẻ con. - Vậy thì phải ráng uống thuốc, hăng say hoạt động, khi nào hết bệnh tha hồ tắm mưa. - Xí! Anh Chương làm như em là con nít như bé Na không bằng. Nghe nhắc đến tên nhân vật "Bí Mật" đã từng nghe tên nhiều lần, Chương tò mò: - Bé Na được mấy tuổi rồi Quỳnh ? Cô gái trợn tròn đôi mắt - Đâu mà mấy tuổi, năm nay hắn 19 tuổi rồi. - Thế à ! Tôi nghe bé Na cứ tưởng mới lên .. 3 còn đi mẩu giáo. Diễm Quỳnh nhíu mày, chặt lưỡi - Xì ! 19,20 tuổi rồi mà con nhỏ Na cứ như một thằng con trai, lóc cha, lóc chóc suốt ngày chọc ghẹo người khác, hắn tuổi con khỉ mà. Lúc nào cũng thấy hắn leo trèo ngoài vườn. Để anh Chương xem vài hôm nữa hắn về nhà là cái nhà không ai yên được với hắn đâu. Anh buồn cười khi tưởng tượng ra trước mắt cô bé đúng như lời Quỳnh tả chân dung. - Thế bé Na học ở đâu mà nghĩ hè xa thế? Quỳnh lên giọng: - Cái con nhỏ Na nổi tiếng là bướng bỉnh, lì lợm mà. Hắn đang học tổng hợp năm thứ nhất, ba em bảo hắn học kinh tế để ra trường làm việc như anh Quân nhỏ không nghe. Hắn nhất định thi vào khoa Đông Nam Á gì đó ở tổng hợp, con nhỏ mộng làm hướng dẫn viên du lịch mà. Từ hồi nhỏ đến giờ, năm nào nghĩ hè cũng ra nhà cô út Trâm ở Nha Trang chơi, mà cũng chẳng riêng gì nghĩ hè, cứ hễ có dịp được nghĩ là hắn khăn gói lên đường ra đó. Trời ơi ! Nó còn đòi học ở ngoài đó, nhưng ba em làm dữ lắm hắn mới thôi đó, mẹ bảo chân hắn là chân chạy rong như ngựa .. Nói không bao giờ biết nghe. Nghe Diễm Quỳnh nói một hơi với cái kiễu không được ... ngọt ngào cho lắm, anh có cảm giác
  9. cô chị không ... hợp với cô em chút nào. Chắc cũng phải thôi với một con người bệnh hoạn quanh năm cần được nghĩ ngơi, mà cái cô bé Na nào đó cứ luôn chọc ghẹo, lí lắc thì làm sao mà chịu nỗi. Anh dò hỏi - Chắc Quỳnh là nạn nhân của những trò nghịch ngợm của bé Na hả ? Quỳnh bĩu môi - Còn lâu con nhỏ mới chọc ghẹo tới em, chỉ cần em .. Nhức đầu thôi là hắn ăn đòn với mẹ. Nhưng mà cả nhà này hắn không chừa một ai hết, anh Chương không tin cứ hỏi anh Quân xem .. ờ ! Mà không chừng mai mốt gặp anh hắn cũng không tha đâu. Chương bật cười thích thú vì những điều Quỳnh kể, anh chợt nôn nao mong sao chóng gặp cô bé có cái tên gọi ... thèm đến thế. - Quỳnh làm tôi tò mò ghê, mong sao sớm gặp cô bé để xem cô bé ... phá đến cỡ nào. - Anh Chương đừng lo, con nhỏ mới viết thư về cho em nè, sắp hết hè rồi, vài ngày nữa là hắn về tới cho xem. Vừa nói cô vừa đứng lên mở ngăn kéo và lấy ra một bức thư đưa cho Chương. - Cho anh xem thư con nhỏ gửi cho em nè, đọc phát tức anh ách. Biết đọc thư người khác là bất lịch sự, nhưng trí tò mò của anh bị kích thích dữ dội vì những lời úp mở của Diễm Quỳnh, Chương hơi ngần ngừ khi đưa tay ra - Thư bé Na gởi cho Quỳnh mà. - Thì anh Chương cứ xem đi, con nhỏ lúc nào cũng vậy. Đón lấy bức thư, anh đưa mắt nhìn những dòng chữ trước mắt "Anh Hai, chị Ba nhớ ơi là nhớ ! Nhỏ Út này đã vui chơi hết mấy tháng hè rồi, "hai người" chuẩn bị đón út về nhe. Em cũng vừa viết thư cho ba mẹ rồi, nhớ cả nhà khủng khiếp, ở nhà có ai nhớ út chút nào không ? Hic .. Hic ... không ai nhớ phải không, mai mốt em về em không tha đâu. Anh Quân ơi ! Hôm em lên đường em gởi anh Quân trông nom dùm em mấy cây ổi, anh Quân có thực hiện không dzậy, hôm đó em đếm kỹ rồi đó, thiếu trái nào em bắt đền anh Quân đó. Chị Quỳnh ơi ! Đừng thèm bệnh nữa, em có món thuốc mới bảo đảm trị bách bệnh, biết thuốc gì không ? Đó là "tắm biển". Em nói thật mai mốt em về chị Quỳnh theo em ra đây tắm biển, thích lắm. Xuống nước bao nhiêu bệnh tật biến rửa sạch hết. Chị Quỳnh biết không ? Ngày nào em cũng tắm biễn, cô Trâm la quá trời luôn, bây giờ em đen thui à (gần đen bằng hột .. Na rồi ... hi .. hi ) Thôi em dừng bút để đi ... tắm biền đây, phải tắm cho thỏa thích vì vài ngày nữa em phải về Sài Gòn tắm nước máy rồi. Hôn hai anh chị một cái thật kêu trên má nha ! Chờ em về em sẽ có quà.
  10. Em Út Na" Chương cười khanh khách khi đọc xong lá thư của bé Na, cô bé lí lắc thật. Anh đưa trả lại bức thư cho Quỳnh. - Cô bé này nghịch thật, kể ra bé Na cũng có sáng kiến tốt. Tắm biển là một hoạt động rất bổ ích cho những con bệnh đó Quỳnh. Diễm Quỳnh nguýt Chương một cái thật sắc. - Hừ ! Anh lại còn về phe con nhỏ đó, còn lâu em mới thèm đi với hắn. Anh ngạc nhiên buột miệng: - Sao thế ! Vậy ra hai chị em không đi đâu chung với nhau à ? Có lẽ thấy thái độ của mình có vẽ kỳ cục, Diễm Quỳnh giả lả - Tại con nhỏ đó hay làm cho người ta .. . quê lắm, đã bảo hắn như con trai mà. - À ra thế ! Để xem cô bé như thế nào khi gặp mặt. Quỳnh làm tôi tò mò thật. Chương 2 Nha Trang bước đi ung dung như những người nhàn hạ đang dạo chơi. Đi như thế về đến nhà cũng mất bốn mươi phút, coi chừng trễ giờ cơm. Chậc ! Mặc kệ, lâu lắm rồi cô mới được đi dạo chơi trong cư xá như thế này. Trang mới về nhà ngay hôm qua, cả ngày hôm nay cô nghe đầy hai lỗ tai vì những lời tâm sự của chị Quỳnh. Thật không ngờ, chưa đến 3 tháng xa cách giờ mới gặp lại, chị Quỳnh lại thay đổi nhiều đến thế. Từ một cô gái im lìm, thâm trầm đến kiêu kỳ, Diễm Quỳnh đã trở thành một co gái khác hẳn. Dịu dàng e ấp, nói nhiều hơn, vui nhiều hơn và nhất là văn ... nhõng nhẽo nhiều hơn. Tất cả chỉ vì một gã bác sĩ riêng kiêm thầy dạy kèm tên Chương nào đó. Mà cả nhà cô đều nhắc đến với vẻ thân tình, tình yêu kỳ diệu thật, Trang biết chị Quỳnh đang yêu ... mãnh liệt rồi. Ôi! Mong sao cái gã đàn ông nào đó làm thay đổi thật nhiều nơi chị Quỳnh thật đáng mừng. Nha Trang bước men theo hàng rào của những căn nhà trong khu cư xá. Cô lớn lên ở đây nên không ngỏ ngách nào cô không biết, hầu như ngôi nhànào cũng có kỷ niệm với Trang. Rảo bước thật nhẹ, cô nhón chân nghiêng đầu nhìn vào nhà cổng trắng, hàng rào sắt đang được kín bởi vô số dây tigôn mang những chùm hoa màu hồng thắm gần như màu cánh sen, chứ không phải màu hồng lợt như nhà Trang. Những chùm hoa này hồi nhỏ cô hay bện lại thành vòng tròn đội làm đầu cô dâu. Lâu lắm rồi Trang không chơi trò đó cô những tưởng hàng rào tigôn giờ này cằn cỗi, ai ngờ chúng vẫn xanh tươi mơn mởn và dường như nhiều hoa hơn xưa nữa là khác. Đưa tay hái một dây tigôn. Trang thầm nghĩ. Hoa nhiều cũng phải thôi, con nít bây giờ ít đứa nào chơi trò chơi đám cưới như Trang ngày xưa. Có lẽ thế nên loại hoa đang như tim vỡ này mới phải kín mít cái hàng rào dài như vậy. Từ ngôi nhà xây tường cao với toàn hoa giấy đỏ chói trên cổng và cái biển ghi "Coi chừng chó
  11. dữ" bên dưới mà cô rất ghét, giống như nhà cô cũng có thời treo nó mà cô là người phản đối dữ dội. Nha Trang không nén được tật phá phách, cô nhìn quanh rồi đưa tay bấm một hồi chuông thật dài. Đợi đến lúc nghe tiếng chân người cô mới ù té chạy. Chạy được một đoạn cô chợt nhớ đến bé Na ngày nào đã thành thiếu nữ. Ai dám nghĩ một cô gái dịu dàng khép nép trong bộ jupe ngắn màu hồng phấn, bấm chuông phá họ cơ chứ ! Nên cô đi chậm lại. Giả vờ làm rơi dây tigôn, Trang quay người cúi xuống nhặt. Cô cười thầm khi thấy gương mặt ngơ ngác rồi bực mình của khổ chủ .. Có thể người ta nghĩ cô làm chứ, nhưng họ không chửi theo, hoặc ném cái vung tay hăm dọa về phía Trang, vì cô đã lớn. Người lớn có làm trò trẻ con cũng không bị mắng. Chân Nha Trang ngần ngừ dừng lại trước căn nhà không gài cổng, cỏ mọc đầy lối trong khá hoang tàn. Ngôi nhà này của Minh Thư, bạn thân với Trang khi gia đình xuất ngoại, họ đã bán toàn bộ căn nhà và đồ đạc bên trong cho người khác, nhưng Trang không thấy có ai đến ở cả. Nha Trang ngước nhìn hàng rào là những cây tường vi nó đỏ rực như lụa, mùi hoa ngọt ngào quyến rũ những con ong vàng có vằn đen cần mẫn bay vo ve. Trước đây anh trai của Minh Thư siêng cắt tỉa nên hàng tường vi trong gọn gàng đẹp mắt chứ không chỉa những cành đầy gai góc như vậy ra ngoài. Lòng bâng khuâng nhớ lại những ngày hồn nhiên nô đùa dưới những bóng mát trong vườn cây với Minh Thư, chân Nha Trang theo lối mòn bước vào trong. Từng quảng một, những bụi hoa trước đây được chăm trồng cẩn thận nay lại bị khuất lắp bởi cỏ may. Hoa và cỏ quấn quýt vào nhau, lấp lánh gờn gợn như những làn sóng đầy nắng. Cả một khu vườn trước đây gọn gàng do tay người chăm sóc này đã bỗng um tùm lộn xộn đủ thứ hoa lá chen nhau. Cúc vạn thọ trắng đỏ xen lẩn với cúc đại vàng nâu, hoa mõm chó tím chen với hoa móng tay hồng nhung. Hùng dũng rực rỡ làm choáng ngộp hồn Nha Trang. Trang bắt đầu hái hoa và tưởng tượng trên bàn của mình sẽ có một bình hoa dại đủ màu duyên dáng. Đang chăm chú tránh những gai nhọn hoắt của nhánh Tường Vi, Trang chợt bủn rủn cả tay chân khi nghe tíêng hú thật hung tợn của con chó. Trước mắt Trang là một con chó berger Đức to lớn. Nó cách cô vài mét và đang lao tới với tất cả sự hăm doạ của con chó sàn sắp bắt được mồi. Trang hét to lê, cô chạy bực trên có ra lối trái đá xanh. Đôi giày ba ta có cột giây vướng víu bị cô luýnh quýnh đạp nhằm sợi dây khiến cô ngã bò ra. Vừa chồm ngồi dậy, Trang hốt hoảng ngó xuống. Hai đầu gối cô vừa dính đất vừa ruom mau, no rát buốt khiến cô nhăn nhó. Thôi chết rồi ! Điều Trang nghĩ đền trước tiên là đôi mắt dữ tợn nghiêm khắc của mẹ và lòng thương yêu cô dành cho dì Năm. Mẹ rầy mình thì đã đành rồi , nhưng chỉ sợ những lời mai mỉa rất khéo léo của mẹ nặng làm dì Năm buồn lòng. Mớ chiều hôm qua dì đã dặn dò Trang đừng đi rong, mẹ mà biết thế nào dì cũng bị rầy, thế mà hôm nay đã có chuyện. Cô lạnh người khi nghĩ rẳng con quỷ dữ này đã táp trúng chân mình. Nếu phải đi chích ngừa chó dại thì sao ! Nha Trang sợ nhất là chích. Ối trời ! Sao mà xui xẻo thế không biết. +++
  12. Trang rón rén bước dọc hành lang vòng vào nhà bếp để lên lầu, cô nghe tiếng cười nói râm ran trong phòng khách. May phước, cà nhà và khách đang ở đó nên không ai nhìn thấy bộ dạng thiểu nảo của cô lúc này. Cô thấy dì Năm đang lúi húi một góc bếp, nghe tiềng động dì quay lại thấy Trang cằn nhằn rên rỉ: - Trời ơi ! Trang ơi, cô đi đâu mất tâm mất dạng vậy. Trang lè lưỡi: - Nhà có khách hả dì Năm ? - Có ông bà Tiến Phát bạn của ông nhà với cậu Chương bác sĩ. Liệu hồn con đó ! Không dám nói gì thêm, Trang nhón từng bước lên nhà. Mới đi tới cầu thang, Trang đã nghe giọng mẹ vừa lạnh, vừa sắc vang lên - Nha Trang ! Quá lắm rồi, ba con địinh xách xe đi tìm con đó. Như một phản xạ, Trang khép vội hai chân vào để dấu đi vết tích của sự cố lúc nảy . - Còn đứng đó nữa à ? Có mau mau lên nhà trên chào khách không ? - Dạ để con thay quần áo đã . - Khỏi cần, ít ra con cũng phải hiểu rằng mình được ba mẹ giáo dục đến nói đến chốn, đi học về đến nhà trước tiên phải ra chào khách chứ không nhưcon nhàvô học lén lén, lén lút vào ngõ sau, chui tót lên lầu để trốn mọi người và trốn cả công việc. Nha Trang phản ưng ngay: - Con đang nghỉ hè chưa đi học, với lại khách của ba mẹ với chị Quỳnh mà, con đâu biết gì về họ. Bà Phương đùng đùng nổi giận: - A! Thì ra không phải là khách của mày nên mày đi rong, đi dại chứ gì. Hừ ! Mày ỷ có ba mày cưng chiều nên cứng đầu hả ? Trang đứng cúi đầu làm thinh, sau cùng cô đành lên phòng khách. Cô bước đi thản nhiên chẳng cần che dấu những vết đỏ vết trầy trên quần áo và đầu gối nữa. Trang bực mình quá rồi ! Giờ này mọi người đang ngồi uống trà ở salon.. Thấy cô bước ra ai cũng giương mắt nhìn. Ông Trúc kêu lên - Con làm sao vậy ? Nha Trang chớp chớp mi, rưng rưng mắt: - Con ... con ... bị xe tông . - Trời ơi ! Có sao không ? Ông Trúc đứng dậy bước đến gần con gái giọng ông hốt hoảng - Xe gì tông ? Trúng vào đâu ? Nó tông con rồi chạy luôn hả ?
  13. - Dạ tụi nó dđuổi bắt nhau hay sao ấy mà vượt cả đèn đỏ, con đang b ăng qua đường nó quẹt trúng con té. Ông Trúc lo lắng nhìn Trang khắp người: - Có trúng đâu không ? Trang chậm chạp lắc đầu. Bà Lan Phương ngọt ngào lên tiếng: - Cháu nó đi nghĩ hè mới về nhà ngày hôm qua, hôm nay muốn đi rong chơi vài vòng cho đở nhớ Sài Gòn. Khi đi tôi đã dặn nhớ về sớm, ai ngờ lại bị xe tông. Lúc nảy về lén lút đi lên lầu, chắc nó định giấu chuyện xe tong. Quân trìu mến nhìn em gái - Sao bé dại vậy ? Xe đụng trúng phải cho người lớn biết để coi nặng nhẹ thế nào chứ ? - Dạ em không sao, thật mà anh Quân. Cô bé bối rối trước bao nhiêu đôi mắt đang hướng về mình và càng bối rối hơn khi có lời khen. - Hai bác có cô con gái xinh quá ! Ông Trúc cười hãnh diện - Con bé này rất giống bà nội cháu khi còn trẻ .. Nha Trang ra ba bảo coi ! Trang vòng tay ngượng ngùng bước tới cạnh ông Trúc - Ánh mắt cô chạm phải ánh mắt một người ngồi kế chị Diễm Quỳnh. À ! Anh chàng bác sĩ kiêm gia sư ấy mà. - Con chào hai bác và anh Chương đi Trang. Nha Trang nhìn chị Quỳnh đang ngồi e ấp, nhu mì bên cạnh chàng ta mà chợt thấy buồn cười. Trang cũng phải thnẹ thùng, nhút nhát cho m ẹ vui lòng mới được. Hơi cắn môi một chút, Trang rụt rè nghiêng đầu, giọng nói trong trẻo của cô kéo dài ra vừa đủ thành tiếng ngân ngọt ngào nũng nịu thật ngây ngô. - Dạ... thưa hai bác, anh Chương ! Con có lỗi đã làm hai bác, ba mẹ, anh Quân, chị Quỳnh lo lắng, mọi người mất vui. Xin hai bác và anh Chương đùng la em sao ham vui, đi đường không cẩn thận bị xe tông đến nỗi trầy hai đầu gối. Mọi người đều cười trước câu nói dài dòng ca kệ của Trang, cô nghe bà khách lên tiếng - Ai lại đi trách con búp bê xinh xắn này nhỉ, chắc anh chị cưng con bé phải biết. Vừa ngoan ngoãn vừa dịu dàng nhút nhát như hai cô con gái anh chị đây là cô gái nhà lành. Ai đâu như tụi choai choai ngoài phố con gái ngỗ ngáo hơn con trai, nhìn thôi đã sợ ... Xoay xoay cái hoa trên tay, Trang liếc với anh bác sĩ một cái, cô bắt gặp anh ta đang nhìn mình cười . Cái cười ấy như ngầm bảo rằng "Cô bé ơi ! Cô bé giả vờ hay quá, thực tế thế nào, tôi đây thừa biết". Ông Trực tỏ vẻ hài lòng, ông nói đỡ lời con - Xin phép hai bác và anh Chương cho cháu vào trong. Nha Trang nghiêng đầu nhún mình giống trẻ con chào người lớn . Cô biết mẹ và cả chị Quỳnh
  14. nhìn mình rất hậm hực, từ bé cô đã biết mình là một cái gai trong mắt mẹ và chị Quỳnh mặc dù cô chẳng hiểu lý do tại sao . Cô đã hỏi dì Năm nhiều lần và dì chỉ trả lời lấp lửng "Thì mẹ con không ưa cái tính lì lợm, bướng bỉnh của con, còn con Quỳnh thì đau ốm rề rề lắm sao con không ghét những người khoẻ mạnh hơn nó, cả dì Năm đây nó cũng đâu ưa đâu". Trang đành chấp nhận lý do đó, và cô hết sức tránh chọc giận mẹ và chị Quỳnh . Nhưng ... khó khăn lắm, vì một khi mà cái tính trời cho vốn bướng bỉnh tự ái và ngang như ... cua của cô nổi lên thì cô bất chấp . Nhưng điều Trang bận tâm hiện giờ là chuyện thăng cha bác sĩ .. tư ở dưới nhà . Hắn ta mớI gặp cô lần đầu, hắn ta đã biết gì về cô chưa mà dám cười như thế chứ . Trút bỏ được bộ đồ lem luốc Nha Trang nằm xoài ra giường, hai đầu gối cô rát đỏ bắt đầu đen, Trang vừa xoa dầu vừa chắt lưỡi hít hà, ngày hôm nay là ngày kỵ tuổi mình hay sao ấy, toàn gặp xui xẻo không thôi ! Xuống ăn cơm Trang ! Nghe dì Năm gọi, cô nhõng nhẽo Đau chân quá .. Năm ơi ! Dì Năm nhíu mày Có bị bong gân, sai khớp gì không ? Năm nhìn nè, bầm hết trơn, đã vậy còn rướm máu nữa nên vừa nhức vừa rát con chịu trận từ đó về đến nhà, đã vậy còn bị mẹ bắt ra phòng khách trình diện nữa . Không lẽ hồi nãy con khóc chứ . Bà dì nhìn Trang Dì đã dặn đi đứng phải đàng hoàng chắc nhắm mắt nhắm mũi cười giỡn nên mới không thấy xe mà tránh chứ gì ? Nha Trang nhăn nhó đổ thừa Tại đôi giày ba ta có sợi dây mắc dịch làm vướng chân con, không thì sức mấy ... Dì Năm nhíu mày Con nói cái gì sức mấy ... Dạ đâu có ! Cô ngập ngừng bắt qua chuyện khác Khách về hết rồi hở dì ? Còn ! Trời đất ! Sao họ ... dai dữ vậy . Bộ định ăn luôn cơm chiều hay sao mà ? Đừng rùm lên, mẹ con lại giận . Dì đã nói là đi nhớ về sớm . Từ lúc con đi tới giờ bà nhằn dì nhức xương, bà bảo dì cố tình cho con đi suốt buổi không ở nhà tiếp đãi khách làm mất mặt ông bà . Nha Trang ngang ngược
  15. Sao lại mất mặt ! Hỏng lẽ mẹ với chị Quỳnh bắt con đứng bên tục trực hầu hạ khách của mẹ chỉ như "bồi" trong nhà hàng đấy hở ? Trang ! Dì biểu con bớt cái mồn lại một chút mà, động chút gì là rùm beng lên như muốn ăn thua đủ, ba con lại cưng chiều con . Rốt cuộc trăm tội lại trút lên đầu dì . Nhìn vẻ cam chịu, mệt mỏi trên mặt dì Năm . Nha Trang xót xa bực tức Lúc nào dì cũng nhịn nhục, có bao giờ mẹ tốt với dì đâu ? Sao dì sợ mẹ quá vậy ? Dì Năm gượng cười Vì ông bà nội, rồi ba mẹ con là người ơn của dì, Trang ạ ! Nhưng ông bà nội mất rồi, mẹ lúc nào cũng xem dì như đầy tớ trong nhà . Con nghe ba nói dì là người thân trong nhà như bà con . Con không khi nào quên những chuyện ba kể hồi xưa dì đã cực khổ chăm sóc mấy chị em con ra sao, nhất là con . Vì mẹ con lúc sinh con bị bệnh không nuôi con được . Dì Năm hiền lành Lúc nào dì cũng vẫn mang ơn ông bà nội con đã thương yêu, lo toan cho dì . Cả ba mẹ con nữa vẫn cho dì tiếp tục ở đây khi ông bà con mất, để được chăm lo cho các con, nhất là con khi mới sinh ra không được tay mẹ ẵm bồng . Lúc nào dì cũng yêu thương con nhất Trang ạ ! Có điều gì không thích con có những cái thẳng thắn bộc trực và hơi quá khích, vì con là con gái . Mà con gái phải dè dặt, kín đáo và đôi khi phải làm màu một chút mới được . Nha Trang cười tủm tỉm Làm màu như chị Quỳnh con đã chào khách chứ gì ? Thấy chị Quỳnh vờ e ấp, ngồi hiền như thỏ bên cái thằng cha bác sĩ ấy mà mắc nóng . Mà Năm nè ! Anh ta là ... bồ ruột chị Quỳnh thiệt hả ? Con hai ông kia là ai vậy . Nghe nói ông ba này hồi xưa là bạn của ba mẹ con lâu rồi, giờ mới gặp lại . Còn cậu Chương là bạn của cậu Quân nhà này, cậu ấy là bác sĩ giỏi đó nghen, mới theo dõi chữa bệnh cho cô Quỳnh mấy tháng nay mà thấy cổ khoẻ hẳn ra . Anh chàng coi cũng sáng sủa đó chứ . Sức mạnh tình yêu mà, bệnh nan y nào lại chẳng chữa được , huống chi chị Quỳnh cứ nhai đi nhai lại cái điệp khúc đau tim muôn thuở, thật tội nghiệp cho trái tim vô phúc có một cô chủ lúc nào cũng muốn nói đau ... Nhìn Trang với đôi mắt không bằng lòng, dì Năm trách Nói bậy ! Con lúc nào cũng độc miệng, nói toàn điều ác . Liệu mà xưng hô cho đàng hoàng không thôi lại bị mắng, không ai bênh đâu . Ôi Năm ơi ! Người như hắn ta ngoài phố thiếu gì, muốn kiếm cứ đến chỗ nào có trồng sơ đũa sẽ thấy ngay . Dì Năm nghiêm mặt Ăn nói kiểu gì kỳ vậy Trang ? Con biết gì về cậu ChưƠng mà nói kỳ thế . Dì Năm không thấy chứ . Hắn ta là bồ của Chị Quỳnh mà lại đá lông nheo với con, không phai sư phụ thì là gì ?
  16. Dì Năm gắt lên Cái con ranh này, để tao mách ba mẹ mày về cái tội tào lao mới được . Ba sẽ về phe con, con dám cá với dì điều đó . Bà dì lắc đầu nhìn nét tinh nghịch hiện rõ trên mặt cô gái . Ông chủ nhà này cũng quý Nha Trang tới mức con bé tự tung, tự tác muốn làm gì thì làm, nhưng may mắn là mấy cô chị nhà này ai cũng ngoan, trừ cô Quỳnh hơi kiêu kỳ một chút . Các cô chị chỉ phá phách, nghịch ngợm thôi chứ không đua đòi theo bạn bè ăn chơi hư hỏng . Thấy Nha Trang chăm chú vết thương ở đầu gối, bà dì bỗng nghi ngờ Con bị xe tông thật không ? Hay bày trò phá phách gì rồi té ? Trang ngơ ngác nhìn dì Năm Con bị xe tông thật mà .. Liệu hồn con đó ! Không ai thương được con gái nói dối đâu . Nha Trang nói cho qua chuyện Con có dối bao giờ đây mà Năm lo . Tự nhiên hôm nay Năm lại rầy con những chuyện gì kỳ cục . Dì Năm thở dài Dì có thương con thì mới rầy la chứ . Con phải sửa đổi tính tình đi Trang ạ, mỗi lân nghe mẹ con dè bĩu, chê bai con, dì đau lòng lắm Trang à . Nhưng ý dì muốn sửa đổi như thế nào ? Chẳng lẽ con phải rập khuôn giả dối như chị Quỳnh, hay lúc nào con cũng chỉ vâng dạ nghe lời mẹ dù mẹ mắng oan ? Con không thể nào làm như vậy được và ba con cũng không bằng lòng và ba đã từng dạy con, mình phải là mình chứ không vì lẽ gì phải là người khác . Rồi cô hỏi nhỏ, giọng rất thơ ngây Mà dì Năm ơi ! Con như thế này có phải là con mất nết hư thân không ? Không ! Không phải đâu . Vậy dì Năm đừng bắt con phải sửa đổi tính tình, vì con không biết mình phải sửa đổi như thế nào . Bà dì lắc đâU, nhìn Trang nhắc Xuống nhà ăn cơm đi, chiềU quá rồì, con không đói sao ? Nha Trang nũng nịu Con đói muốN rã ruột, nhưng về tới nhà tự nhiên no ngang . Bây giờ nghe dì nhắc, con mới nhớ ra là mình chưa có gì trong bụng hết . Dì Năm đứng dậy bảo Vậy thì xuống bếp ăn đi, đừng ở lì trên đây nữa, ông nhà lại hỏi đấy !
  17. Trang lẳng lặng bước theo dì Năm . Ở trong nhà này dì Năm là người Trang thương yêu nhất, nói như thế cô không hề dối mình . Vì đúng là ba cô luôn cưng chiều cô, nhưng cũng có giới hạn thôi, cô phải biết nhõng nhẽo đúng lúc và đúng nơi, vì ba mẹ đâu phải chỉ có mình Trang là con . Cả anh Quân nữa, Trang cũng thương anh Quân lắm, nhưng mà hồi nhỏ cơ, lớn rồi anh Quân có bạn bè, lại đi làm suốt ngày đâu mà có thời gian gần gũi cô nhiều . Còn mẹ với chị Quỳnh ấy hả ? ... Miễn bàn ... Đấy cũng là một trong những lý do vì sao cứ hễ có ngày nghỉ là Trang "biến" ngay sang nhà cô út Trâm, mặc dù mỗi lần đi là cô viện lý do mình yêu biển, nhớ biển ... Trang nhớ như in hôm cô xin phép nghỉ hè ở nhà cô Trâm, mẹ bĩu môi Con lớn rồi mà vẫn chứng nào tật nấy đó, cứ làm như phải ra tận ngoài đó mới là nghỉ hè . Con người ta hè đến là lo học hành chuyện nữ công gia chánh . Còn con ... đúng là có dòng máu giang hồ y như một thằng con trai, chỉ thích lông bông rong chơi không ra làm sao . Mặc dù trong bụng ấm ức nhưng Trang không dám hó hé, cô sợ mẹ cáu lên mà đổi ý là nguy . Còn chị Quỳnh thì dài giọng Cũng tốt thôi . Bé đi cho cái nhà này yên tĩnh một chút, chứ có ngày chị sẽ ... đứng tim vì cái trò tai quái của bé thôi . Ba thì luôn ân cần Con cứ đi cho thoải mái, cả năm miệt mài học rồi, mà nhớ ra đó không được chọc phá cô út với mấy đứa em nghe . Anh Quân nhéo tai cô - Bé Na thích thật ! Tha hồ mà tắm biển . Mai mốt ra trường đi làm như anh khó mà có thời gian rong chơi . Bé là chịu chơi số một mà . Hình như cái bản tính lóc chóc như cô chỉ thích hợp với ... đàn ông con trai thôi, vì ra Nha Trang cô cũng thân với thằng bé Huy con trai cô Trâm hơn là nhỏ Hà chị nó . Chương 3 Trang lang lang bước lại tủ đựng thức ăn xem xét coi có những món gì, rồi bưng tô cà ri với ổ bánh mì bước ra sau hè. Ăn uống không ngồi vào bàn, mà bưng tô đi là mẹ cô tối kỵ, nhưng giờ này mẹ cô đang mãi mê nói chuyện với bà khách, nên sẽ chẳng để ý xem cô ăn uống ra sao. Nha Trang để tô thức ăn lên lan can gạch bông mát rượi, cô nhón người lên ngồi đưa lưng vào cột, đong đưa hai chân và bắt đầu bẻ bánh mì chấm cà ri. Đói quá nên cô ăn vô cùng ngon. Vừa ăn, Trang vừa bâng quơ nhớ tới chuyện trong phòng khách hồi trưa và tủm tỉm cười. Dì Năm nấu càri ngon hết biết! Nha Trang tự nhiên đưa ngón tay vào nhón miếng xương đưa vào miệng ngậm. Ăn thế này mới thích chứ. Nếu lúc này mà vào bàn ngồi cùng với khách thì khổ phải biết, uống nước không dám hà hơi, lỡ cắn nhầm hạt tiêu không dám xuýt xoa vì cay và chắc chắn không đời nào được bóc bằng tay như vầy. Mới cho miếng khoai vào miệng, chưa kịp nhai nuốt, Trang đã thấy ông bác sĩ bước tới. Quái anh ta ở đâu chui ra thế này ? Vờ như không thấy ai hết, Trang tỉnh bơ nút ngón tay ngon lành. Cô nghe giọng chị Diễm Quỳnh nhỏ nhẹ nhưng không ngọt ngào chút nào
  18. - Nha Trang ! Đây không phải phòng ăn. Trợn mắt nuốt vội miếng khoai, Trang ngơ ngác một cách láu lỉnh: - Vâng! Em có nói đây là phòng ăn hồi nào đâu ? Em nghĩ chắc không ai ra sau hè làm gì nên mới .. mới … Giọng Diễm Quỳnh khó chịu - Chị hiểu rồi, nhưng em đâu bé bổng gì để đụng đâu ngồi đó hở Trang ? Trang làm thinh, cô nhảy xuống bưng tô càri đi một mạch vào bếp. Chiều nay mẹ lại "mất công dạy dỗ con bé lì" .. như lời mẹ thường bảo cho mà xem. Cô bâng khuâng tự nhủ: - Sao mình cứ luôn bị chiếu cố thế nhỉ ? Có phải tại mình đáng ghét lắm không ? Vậy thì Nha Trang có thể trở nên đáng yêu được không ? Hãy tập đi Trang à ! Biết đâu đúng như lời dì Năm nói, đàn ông con trai thích con gái dịu dàng ngọt ngào … mình sẽ "câu" được một gã con trai nào đó cho riêng mình thì sao nhỉ ? - Bé Na ơi bé Na ! Em đâu rồi ? Ra anh biều. Có đúng cô em út mày .. trốn ngoài vườn này không ? Quân gật đầu - Chắc chắn, nó với khu vườn này là bạn tâm đầu ý hợp mà . Trang ơi ! Em trốn đâu rồi. Chương tủm tỉm cười bước theo Quân, dạo sao này tình bạn giữa anh và Quân đã trở nên thân tình hơn, cái khoảng cách giàu nghèo đã được xóa bỏ bằng cách xưng hô mày tao thật tự nhiên. Chương đã thấy mình thật gắn bó với gia đình này và anh đã khẵng định điều đó trong hồn mình từ khi bắt gặp đôi mắt của cô bé .. Na đang tròn xoe nhìn mình. Nếu không phải đang ngồi trong phòng khách với đầy đủ bá quan văn vỏ, nếu anh gặp cô bé ở một nơi nào khác, anh đã không ngần ngại reo lên: - Mắt nâu ! … Đôi mắt nau đơn độc lạ lùng trong một gia đình có bốn đôi mắt đen. Sự hồn nhiên trong sáng nhưng lém lỉnh của cô bé hiện ra ở đôi mắt, đôi mắt nâu rất lạ với các đôi mắt dài tinh nghịch mỗi lúc trêu chọc ai. Hôm ấy anh đã không thể nín cười vì cái trò qua mắt qua mặt tất cả mọi người của cô bé, nhìn điệu bộ ra vẻ nhu mì, hiền lành của cô thật không sao .. chịu được, và cả cái cách trả lời không thua ai, nhất là cái vẻ ngơ ngác của cô bé khi trả lời Diễm Quỳnh lúc bị bắt tại trận đang ăn bốc bằng tay cang to đùng ! Ối trời ! Thế này thì hai chị em như nước với lửa là đúng quá rồi. +++++ Nha Trang đang ngồi đong đưa trên nhành ồi, miệng nhóp nhép nhai ổi rao ráo, hai vạt áo sơ mi được cô buộc túm lại trước bụng và đựng .. ổi. Nghe tiếng anh Quân réo gọi, Trang chuyền cành trèo lên cao hơn và nhận ra anh Quân đã đến
  19. góc vườn. Anh Quân không ra đây một mình mà bên anh có một thanh niên khác. Đó chính là bác sĩ kiêm gia sư của chị Diễm Quỳnh, cô yên lặng nhìn xuống đất, đám cỏ đã giấu dùm Trang đôi dép. - Nha Trang ơi ! Ra anh hai bảo ! "Ái chà ! Giở giọng đường mật ra để dụ chắc. Ngu sao mà leo xuống cho ông ấy cóc đầu" Trang chờ hai người đi qua, cô tiếp tục ăn ổi. - Con khỉ này trốn đâu mất rồi ta ! Trang nghe một giọng nam rất trầm tiếp theo giọng Quân vang lên ở phía cuối vườn. - Cô út nhà mày chắc khoái làm đệ tử? Tề thiên không ? Coi chừng cô bé đang làm khỉ trên cây. Bất giác Trang quay lại nhì kẻvừa ác miệng đóan già đoán non, cô lẩm bẩm: - Đàn ông gì mà lắm chuyện . .. Quân nghe bạn nói vậy liền gậ gù: - Chắc nó ở trên cây thật rồi. Mà Chương này ! Bé Na nó bướng lắm, mày sẽ vất vả khi nhận dạy nó đó. Chương cười tự tin: - Bướng hay lì cũng phải gặp mặt mới biết chứ ! Tao đâu phải anh hai, chị ba trong nhà đâu mà phải làm nũng nịu .. mày đừng lo. Nha Trang bậm môi rầu rĩ - "Gì nữa đây ? Lại bắt mình học thêm nữa rồi. Anh hai thật dễ ghét. Mình đâu còn phải là học sinh trung học nữa đâu." Quan nhún vai - Tao cũng mong mày điều khiển được nó, mấy năm trước mỗi lần cho nó học thêm là mỗi lần phải năn nỉ, hăm dọa đủ kiểu .. chẳng ai dạy được nó lâu. Họ xin nghỉ vì bực mình, vì tự ái .. Trang ấm ức: - "Tự dưng khai tùm lum". Cô chưa tiếp dòng suy nghĩ thì cô đã nghe cái giọng trầm ấm vang lên thật to: - Có kẻ nghe lén chuyện của người lớn kìa Quân ! Bối rối chưa biết sao, Nha Trang đứng trên ngọn ổi nhìn hai người trân trân - Leo xuống chưa bé Na ! Ở trên cây nãy giờ anh kêu thản cả cổ mà im thin thít nha! - Ở trên cây mất hồn ! Trang không xuống. - Ủa ? Chưa chi đã sợ oai thầy rồi sao ? Xuống đây đi bé Na. Chẳng ai ăn thịt, ăn cá gì đâu mà sợ.
  20. - Sợ à ! Nha Trang mà sợ à ? Chủ quan khi nói vậy đấy anh thầy lóc chóc , chưa chi đã tán dốc để làm oai rồi. Quên là đang mang một bụng ổi. Trang ào ào leo trở xuống, đứng chống tay vào hông cô kênh kênh: - Anh hai ơi ! Trang nghe nói trường sư phạm mẫu giáo năm nay có nhận cả nam. Ông thầy này chắc mới tốt nghiệp trường đó chứ gì? Trang đưa đôi mắt nhìn Chương đang nheo lại, anh ta vừa nhìn cô một cách chăm chú như soi mói vừa giễu cợt cười đùa. - Sai rồi bé ơi ! Anh tốt nghiệp trường sơ cấp nuôi dạy trẻ ấy chứ ! Có vậy anh mới nhận lời dạy bé, trường đó chuyên đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật mà. Quân nghiêm trang nhìn cô: - Trang ! Anh Chương là bạn anh ! Chương sẽ giúp em trao dồi sinh ngữ. Đó là ý của ba mẹ, vì em vẫn có khiếu môn này và từng ao ước được làm hướng dẫn viên du lịch mà, phải không ? Nhác trong thấy Chương tủm tỉm cười, Trang bổng nồi nóng, cô trợn mắt ngạc nhiên một cách rất kích: - Hả ? Anh Chương là bác sĩ … riêng của Chị Quỳnh mà, mà anh Quân nhờ anh Chương chi mất công, em ghi danh học ở mấy trung tâm sinh ngữ được rồi, vài bữa nhập học em đâu còn thời gian trống nào nữa để nhặt thêm kiến thức. Bắt đầu thứ hai tới thời biểu của em đặc kín hết trơn. Quân trợn mắt, lắc đầu - Không tin được ! Anh Chương sẽ kèm cho cả bé và Diễm Quỳnh. Quỳnh dạo này khỏe nhiều rồi lại còn chịu khó học thêm, bé không được cãi người lớn, học ở nhà tốt hơn mấy trung tâm nhiều. Nha Trang bĩu môi: - Trang đâu phải là trẻ mẩu giáo. Nhất định Trang không học đâu. - Và tôi cũng không nhận dạy. Chẳng phải vì sỉ diện khi nghe "bị" phân đôi nãy giờ, cũng chẳng phải vì sợ gặp học trò ngang bướng chống từ đầu, mà vì lý do khác. Nhìn Trang, Chương cười cười: - Có lẽ Nha Trang hiểu lý do đó rồi. Bối rối cô nhìn anh Quân, đúng là anh Quân của cô đang ngơ ngác - Là sao ? Tao chẳng hiểu nổi ? Hai người có bí mật riêng à ? Hay lại trò phá phách gì của bé Na ? Nó đã từng phá mày phải không ? - Không ! Trang chưa hề quen biết gì anh Chương hết . Vừa lắc đầu liên tục Trang vừa đi lui về phía cửa nhà. Cô định "chuồn" cho xong chuyện thì Quân đã gắt gỏng - Nha Trang ! Chưa dứt khoát đâu đó, sao bỏ đi hả ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2