Núi lửa
lượt xem 33
download
Núi lửa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Mặt cắt núi lửa 1. Magma chamber- Lò mácma 9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ 2. Country rock- đất đá trước 3. Conduit (pipe)- ống dẫn 4. Base- chân núi 10. Throat- họng núi lửa 5. Sill- mạch ngang 11. Parasitic cone- chóp "ký sinh" 6. Branch pipe- ống dẫn nhánh 12. Lava flow- dòng dung nham 7. Layers of ash emitted by the 13. Vent- lỗ thoát volcano- lớp tro đọng lại từ trước 14. Crater- miệng núi lửa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Núi lửa
- Núi lửa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Mặt cắt núi lửa 1. Magma chamber- Lò mácma 9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ 2. Country rock- đ ất đá trước 3. Conduit (pipe)- ống dẫn 10. Throat- họng núi lửa 4. Base- chân núi 5. Sill- m ạch ngang 11. Parasitic cone- chóp "ký sinh" 6. Branch pipe- ống dẫn nhánh 12. Lava flow- dòng dung nham 13. Vent- lỗ thoát 7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước 14. Crater- miệng núi lửa 8. Flank- sườn núi 15. Ash cloud- mây bụi tro Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển d i chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Trên thế giới, Indonesia, N hật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.
- Phân loại núi lửa Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành 3 loại: Núi lửa hoạt động Núi lửa đang ngủ Núi lửa đã tắt Liên quan giữa núi lửa và động đất Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần.Động đất có thể làm d ịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa . Quan sát từ thực địa nhiều vùng và suy luận rằng: Núi lửa, động đất, đứt gẫy đều do sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.Quan sát thấy núi lửa luôn nằm tại giao điểm của 4 đứt gẫy. Do đó có thể nói: Núi lửa sinh ra động đát và đứt gẫy. Đến lượt mình, các đ ứt gẫy lại tạo điều kiện cho núi lửa chui ra mặt đ ất tại điểm yếu nhất của vỏ quả đất: nơi giao điểm của 4 đứt gẫy.[[Thành viên Lê Huy Y[[ Các núi lửa hoạt động trong lịch sử Hai núi lửa Bromo và Semeru đang bốc khói tại đảo Java, Indonesia.
- Sự phun lửa có thể tàn phá thú vật và cây cối, cũng như người xung quanh Pinatubo, Philippines: lần hoạt động gần đây nhất là vào năm 1991. Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt Trái Đất. Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ N hật Bản tới Alaska và Nam Mỹ. Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính ít nhất 500 triệu người sống gần khu vực núi lửa hoạt động,[1] tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17.[cần dẫn nguồn] Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đ ã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người. [cần dẫn nguồn] Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới Núi lửa Mauna Loa tháng 5/2009, nhìn từ trên trực thăng Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương.[2] Mauna Loa có
- đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét. Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đ ỉnh núi Everest. Việt Nam Hiện tại (2010) V iệt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên trong lịch sử, cùng với vận động vỏ Trái Đất trong khu vực (Đông Dương, Đông Nam Á) đã có nhiều đợt núi lửa phun trào còn để lại vết tích trong kiến trúc địa lý[cần dẫn nguồn]. 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra lần nữa[3]. Những núi lửa thay đổi lịch sử nhân loại Hoạt động của núi lửa tại Iceland khiến hàng không thế giới lao đao suốt mấy ngày qua, nhưng ảnh hưởng của nó rất nhỏ bé so với nhiều ngọn núi lửa khác trong quá khứ. > Hàng không thế giới rối loạn vì núi lửa
- Khói, bụi và nham thạch thoát ra từ miệng núi lửa dưới sông băng Eyjafjallajokull vào ngày 17/4. Ảnh: Reuters. Ngày 12/6/1991, núi lửa Pinatubo trên đảo Luzon của Philippines tỉnh giấc. BBC cho biết, trong suốt những lần phun trào, nó giải phóng một lượng tro bụi có thể tích khoảng 10 tỷ m khối vào không khí. Đây là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20. Khi bay tới tầng bình lưu của khí quyển, tro bụi có thể gây nên tác động ngắn hạn đối với khí hậu trái đất vì nó chặn một phần ánh sáng mặt trời khiến nhiệt độ trên m ặt đất giảm. Theo BBC, hoạt động của núi lửa Pinatubo khiến nhiệt độ trung bình trái đ ất giảm từ 0,4 tới 0,5 độ C. Ngoài ra, tro bụi núi lửa còn làm giảm chất lượng không khí, gây nên vô số vấn đề về sức khỏe. Lịch sử còn ghi nhận nhiều vụ phun trào núi lửa khủng khiếp hơn. Khi một núi lửa trên đảo K rakatoa của Indonesia phun trào vào năm 1883, nó gây nên sóng thần khiến hàng nghìn người thiệt mạng, 2/3 diện tích đảo bị phá hủy. Đáy đại dương cũng thay đổi sau đợt phun trào này.
- Cột khói bụi khổng lồ bốc lên từ núi lửa Pinatubo trên đảo Luzon của Philippines vào năm 1991. Ảnh: andaman.org. Tuy nhiên, mức độ khủng khiếp của Krakatoa chẳng là gì nếu so sánh nó với vụ phun trào núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa, Indonesia vào năm 1815. Đó là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000 m, giết chết ngay lập tức khoảng 10.000 người. Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển. BBC cho biết, đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè. Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ. Hậu quả của núi lửa Tambora cũng để lại dấu ấn trong khoa học và nghệ thuật. Giới khoa học cho rằng đám mây bụi từ núi lửa Tambora là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều bức tranh tả cảnh hoàng hôn khá lạ lùng của Joseph Mallord William Turner (1775-1851), một danh họa nổi tiếng người Anh.
- Tại châu Âu, giá yến mạch – được dùng làm thức ăn cho ngựa – tăng vọt khiến nhà phát minh người Đức Karl Drais tạo ra một dạng phương tiện giao thông không cần sức ngựa: xe đẩy chân. Đây được coi là “tổ tiên” của xe đạp. Nếu ngược dòng thời gian thêm nữa, tới một thời điểm cách đây khoảng 70.000 năm, chúng ta sẽ thấy một siêu núi lửa từng đe dọa sự tồn vong của loài người. Đó là núi lửa Toba trên đảo Sumatra của Indonesia. Sau khi siêu núi lửa Toba thức giấc, thế giới trải qua một mùa đông dài tới 6 năm. Sau đó tình trạng băng giá vẫn tiếp tục thống trị địa cầu thêm khoảng 1.000 năm nữa. Những siêu núi lửa thường giải phóng một lượng vật chất có thể tích từ 1.000 tỷ m khối trở lên. Giới khoa học cho rằng sự phun trào của Toba khiến thực vật tuyệt chủng hàng loạt và nhiều loài động vật chết đói vì không có thức ăn. Các nhà sinh học còn tìm thấy bằng chứng cho thấy núi lửa Toba còn tác động tới ADN của người. Cụ thể, số lượng đột biến trong ADN giảm mạnh trong giai đoạn sau khi núi lửa phun trào. Theo tính toán của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng con người trên địa cầu sau thảm họa này chỉ vào khoảng 5.000-10.000, khiến chủng Homo sapiens đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng chính nguy cơ tuyệt chủng buộc con người phải trở lên thông minh và khéo léo hơn để có thể tồn tại. Chẳng hạn, tổ tiên của chúng ta biết cách chế tạo công cụ và vẽ tranh trên đá sau khi núi lửa Toba hoạt động. Tiếp tục ngược dòng thời gian thêm nữa, chúng ta sẽ gặp một ngọn núi lửa từng gây tuyệt chủng hàng loạt trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm. Nó tiêu diệt tất cả đối thủ cạnh tranh của khủng long, đưa loài này lên vị thế thống trị địa cầu trong suốt hàng trăm triệu năm. Một ngọn núi lửa phun trào cách đây 250 triệu năm cũng gây nên tình trạng tuyệt chủng hàng loạt. Ngày nay, những siêu núi lửa như Toba vẫn còn là hiểm họa. Các chuyên gia về núi lửa vẫn tiếp tục theo dõi chúng, song họ hầu như không thể dự đoán chính xác thời điểm chúng sẽ phun trào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Địa chất môi trường - Tìm hiểu về núi lửa
37 p | 483 | 124
-
Động đất và núi lửa
5 p | 340 | 66
-
Núi lửa dưới mắt các nhà địa chất
15 p | 163 | 60
-
Chương 8: HOẠT ĐỘNG NÚI LỬA
19 p | 206 | 39
-
Năm dạng phun của núi lửa
3 p | 130 | 27
-
Núi lửa Piton de la Fournaise gần Madagascar là một trong những núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới
5 p | 169 | 20
-
Núi lửa
5 p | 215 | 18
-
Bao giờ núi lửa phun ở Việt Nam ?
2 p | 128 | 17
-
Con người có thể dự báo được núi lửa ?
1 p | 105 | 14
-
Với môi trường, máy bay đáng sợ hơn núi lửa
5 p | 74 | 10
-
Nghiên cứu động vật không xương sống trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
3 p | 45 | 3
-
Ứng dụng mạng trí tuệ nhân tạo dự báo phân bố vật liệu núi lửa trong tập D, mỏ X, bể Cửu Long
10 p | 28 | 3
-
Đặc điểm thành phần thạch học các thành tạo trầm tích lục nguyên - carbonat và mối quan hệ với các đá núi lửa khu vực Tú Lệ
13 p | 71 | 3
-
Vài nét tổng quan về núi lửa bùn trên thềm lục địa
7 p | 51 | 3
-
Nghiên cứu phân loại hang động núi lửa Tây Nguyên
6 p | 8 | 3
-
Đặc điểm tầng cuội kết núi lửa vùng Ba Vì và giá trị địa di sản của chúng
17 p | 46 | 2
-
Khôi phục cổ môi trường và cổ khí hậu khu vực Tây Nguyên dựa trên trầm tích hồ núi lửa biển hồ Gia Lai
4 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn