Nước thề.
lượt xem 3
download
Với cánh kĩ sư chúng tôi,ra trường thất nghiệp là chuyện thường ngày ở huyện rồi.Nhất là hạng tứ cố vô thân như tôi nữa,lang thang đầu trời cuối đất mới xin được chân chạy việc nối điện ở công ty điện lực quèn.Thế mà hay,học trong trường Đại học mấy năm với bao kiến thức sách vở ra chẳng áp dụng được là mấy,có cơ hội học việc thế này kể cũng chẳng tồi
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nước thề.
- Nước thề
- Với cánh kĩ sư chúng tôi,ra trường thất nghiệp là chuyện thường ngày ở huyện rồi.Nhất là hạng tứ cố vô thân như tôi nữa,lang thang đầu trời cuối đất mới xin được chân chạy việc nối điện ở công ty điện lực quèn.Thế mà hay,học trong trường Đại học mấy năm với bao kiến thức sách vở ra chẳng áp dụng được là mấy,có cơ hội học việc thế này kể cũng chẳng tồi.Đợt này nhóm chúng tôi đi nối điện về bản cho một làng ở sâu trong núi,tiếng là dân bản nhưng nơi đây đã tiếp xúc với văn minh từ lâu rồi,giao thương từ bản về phố cũng chẳng khó khăn,chỉ mất một buổi đi rừng.Người dân tộc thiệt thà chất phác lắm,bởi thế anh em trong nhóm nháy mắt bấm bụng dặn dò nhau làm gì hay nói gì cũng phải nghĩ trước sau,kẻo lại ảnh hưởng đến dân bản,tội họ.Ba tiếng đi xe đường rừng ai nấy đều thấm mệt,thằng Thiên vốn say xe,đường lại xóc như nhảy ngựa,mặt nó xanh như tàu lá chuối,ngán ngẩm lắc đầu nói chẳng ra hơi.
- Khi chúng tôi đến bản đã quá trưa,tôi nom thấy có cô gái của bản mắc võng nằm,lại khe khẽ hát.Tôi đoán chắc cô đang ru mình vào giấc ngủ. Tiếng ồn của đoàn người làm cô gái mở mắt. Đôi mắt đen, trong và huyền bí làm sao. Vốn tánh ghịch ngợm, tôi đẩy nhẹ chiếc võng cho nó đu đưa... Cô gái vùng dậy, quắc mắt: - Một ngan mẹ đẻ mười ngan con, có đủ sức đền không? Tôi hoảng, rụt tay lại. Con gái dân tộc dữ thật.Tôi thoáng chùn mình chạy biến
- theo nhóm người phía trước. Kéo dây điện vào bản không phải là việc khó. Cái khó là làm sao dựng được cột điện qua những thung lũng lởm chởm đá núi. Xe cẩu hai cầu dù vượt được ngầm đá gập ghềnh, cũng phải dừng trước con suối nhỏ như dải lụa vắt qua hẻm núi. Từ đó trở đi, chỉ còn dựa vào sức người. Chuyện mỗi nhà sắp có cái đèn sáng như mặt trời mà không tốn dầu thắp là chuyện chấn động với dân thôn bản. Già làng Bọ Pha mời chúng tôi ăn, uống rượu ở nhà Rông. Thịt bò, cá nướng, cháo nấu với măng. Cách nấu lạ, vị hơi tanh, nhiều người cầm đũa lên rồi lại đặt xuống. Tôi rỉ tai thằng Thiên: - Ráng đi. Nơi đây không có hàng quán chi đâu. Ngày mai còn vác cột qua núi. Già làng Bọ Pha đứng lên: - Anh em đem cái sáng về cho dân bản, dân bản thương lắm, quý lắm. Tới ngày có cái sáng, anh em ưng ăn chi, dân bản cũng chiều ý hết. Thằng Thiên đứng dậy,mặt còn tái vì say xe nửa đùa nửa thật: - Thưa với già làng, cháu chỉ thích thịt heo rừng, ngày nào hoàn công, bản làng có thương thì đãi cho tụi cháu một bữa heo nướng! Không hiểu sao già làng khựng lại. Có tiếng ai gọi: “K’Lơi ơi, thêm rượu cần!”
- K’Lơi? Tôi quay lại. Một đôi mắt đen, đồng tử rất to, đã nhìn là xoáy vào mắt... Rượu cần, thứ rượu nhạt như bia, uống một lúc cũng say.Tôi vừa uống vừa nhắm mắt giả say,vừa cố nhớ cô gái rót rượu có cặp mắt to tròn đó?
- Phải rồi, cô gái hôm qua nằm lắc lư trên võng. Xem chừng cô ta phổng phao, xinh gái, chắc cũng lắm anh trêu ghẹo nên lúc nào cũng thủ thế như vậy.Tôi cười thầm trong bụng,hôm qua hôm nay mà trông khác thật,nom thật ngộ . Làm việc ở vùng cao tuy vất vả nhưng cũng có cái sướng. Khí hậu ở đây ban ngày mát mẻ như có máy điều hòa,nhưng hễ đêm đến là lạnh thấu xương. Trời nắng chang chang mà vẫn mát, suốt ngày nghe tiếng gió vun vút giữa các lũng núi. Ráy, cháu của già làng thường đến thăm chúng tôi. Nhà Ráy thuộc loại khá trong thôn. “Làm gì mà có tiền, có chum, có nhiều nồi đồng?” Nghe hỏi ,Ráy bảo: “Mình săn được thú rừng”. Tôi chạm vào cánh tay Ráy, chắc nhưng gầy như thanh củi. “Gầy nhom vậy, đuổi sao kịp hươu nai?” Ráy cười: “Không đuổi thú như xưa đâu. Mất công. Từ khi người Kinh lên săn bắn, thú rừng còn ít lắm. Bọn mình bây giờ chỉ đặt bẫy. Mỗi lần thăm rẫy, đặt cái bẫy dây, ba hôm sau đi làm nương, nếu dính mồi thì đem về bán”.Thằng Thiên lại chậc lưỡi xuýt xoa,ước bắn được con lợn rừng nhắm rượu,Ráy cười ha hả:
- -Rồi sẽ có,anh em yên tâm… Thằng Thiên giả lả cười đưa mắt qua tôi vẻ lo lắng,tôi lừ mắt nhìn nó,ra điều không vừa lòng.
- Thằng Thiên hỏi lảng sang chuyện khác:
- -Nghe vợ Ráy là người Kinh chúng tôi à? Ráy cười phô hàm răng xỉn vàng gật gù,mắt nheo nheo nhìn về con suối đầu bản.
- Lúc Ráy về,thằng Thiên huých tay tôi, bảo: “tao nghe vợ Ráy đi buôn,lên đây buôn nồi đồng về phố bán,gặp Ráy rồi say nó như điếu đổ,mà nó là hoa khôi cớ sao lại đi ưng trai bản,tao nghĩ chắc vợ Ráy bị thư rồi,đó là ngải mến, tức là bùa yêu, ăn phải bùa phải bả rồi thì có chết cũng đi không đứt. Bởi vậy tao phải báo với trạm điện của huyện chuẩn bị chỗ, đêm đến làm xong là rút quân về ngủ, sáng sớm mai lại lên làm”. Tôi ngạc nhiên: “Nhà Rông rộng mà, đủ chỗ ở lại?” Thiên cười,lè lưỡi vẻ run sợ: “Ngày tụi bây làm è cổ đâu có thời giờ mà cua gái. Chứ đêm ở lại đây, nhàn cư vi bất thiện, rồi ít nhất cũng có bảy tám thằng ở lại rừng”.Cả nhóm lại cười vang,tiếng cười len lỏi qua từng hàng cây,vách đá nghe âm u.Ở đây chưa có điện,nói gì đến sóng điện thoại,tối nay chắc lại như mọi đêm,quay về thời đồ đá sống,trời mới sẩm tối đã ăn no rồi lên giường ngủ,ai hát hò thì hát hò,riết cũng chán,lại nằm lăn ra ngủ.Độ rày trúng đợt lạnh,người trong bản ngủ đất là đa số,có anh em chúng tôi về nối điện,nhường anh em ngủ rơm,xót nhưng được cái ấm.Nghĩ lại mới thấy quý và thương bản nhiều…..
- Tối đến cũng chẳng có việc gì làm,mấy tay thợ khác rỗi việc chong đèn tù mù ngồi sát phạt,thằng Thiên thì đã về dưới kia từ hồi chiều.Lang thang qua mấy con đường rừng,tôi thấm lạnh,cái lạnh làm sức người yêú đi,tôi vừa đi vừa thở ra hơi,nhủ bụng giờ này có chén rượu bỏ bụng thật sướng không sao kể xiết. Nhà Ráy thấp thoáng đằng xa,thấy tôi bước vào,Ráy chạy chân trần xuống cười to: -Tối nay ngủ lại với vợ chồng tôi. Tôi xua tay,co ro lại tỏ ý lạnh,vợ Ráy biết ý chạy đi rót cho tôi cốc Rượu cần. “Khà”-đã thật.Rượu cần uống bằng cần đã thú,nay uống bằng bát đầy kể cũng ngon. Vốn hay đùa,tôi giả vờ than trời:”Trời ơi,khổ quá,sướng chịu không nổi”.Cả ba cười sảng khoái.Đêm xuống đã lâu,cái lạnh ngày càng tăng độ,không ai nhủ ai đều xích lại gần bếp lửa hơn,khề khà mấy mẩu chuyện vặt. Vợ Ráy cho hay, ông già làng- tức Bọ Pha - định cắt cô nấu ăn cho anh em công nhân, vì cô người Kinh, biết nấu nướng kiểu miền xuôi. Nhưng vì thằng bé quấy quá, cô không làm được, phải bày cho K’Lơi nấu nướng. Tôi bảo:
- - Cái cô K’Lơi dữ quá, chưa chi đã dọa tụi tôi mất vía. Mà “một ngan mẹ đẻ mười ngan con là sao, hả chị Hai? Vợ Ráy cười dòn: - Tục ở đây ai làm quấy phải đền. Đã bị đền là phải đền ngay, qua một năm thì phải gấp mười, qua hai năm gấp hai mươi... Hồi trước có một cậu lái buôn dưới xuôi lên, vuốt mông con gái của bản một cái, dân làng bắt trói phải đền năm trâu mới về được đó...
- Tôi cười thầm trong bụng: “Thằng ngu!cho mày chết.” Chúng tôi nói chuyện hồi lâu nữa rồi đi ngủ,đêm vẫn lạnh như băng.Tôi lâu lâu lại giật thót vì xót bởi lớp rơm ở dưới. Sáng cũng đến sớm như đêm,cả nhóm bắt tay hì hục khuân vác trụ.Chẳng mấy chốc đã gần trưa,mấy cô gái đem cơm tới sớm hơn thường lệ. -K’Lơi à, ở đây cưới vợ có mất nhiều tiền lắm không? Thiên hỏi. K’Lơi chăm chú bày cơm canh ra chiếu, nói nhát gừng:
- - Nhiều. - Nhiều là bao nhiêu? - Thiên hỏi làm chi?
- - Hỏi coi anh có đủ sức làm rể rừng không. Trên vùng này con gái đẹp quá. Cả bọn cười, vì ai cũng biết Thiên nổi tiếng dẻo miệng,hồi xưa ở trường lừa dành của bọn tôi không biết bao nhiêu em,thế nên cả bọn giờ mới ế thế này. Tưởng gái núi khù khờ, ai ngờ cô ta cũng đáo để: - Anh Thiên có vợ rồi.K’Lơi biết mà. Vợ anh Ráy bảo, đàn ông miền xuôi có vợ rồi thì đeo nhẫn ở tay. Tiếng cười lại nổi lên ồn ào. Chẳng có gì đáng cười, nhưng hầu như câu nói nào ở miệng cô gái đẹp cũng làm cho bọn đàn ông cảm thấy thú vị. Thằng Thiên chỉ vào tôi:
- - Em coi thử, thằng này thì có vợ chưa? K’Lơi nhìn tôi. Đôi mắt thăm thẳm ấy khi nheo lại dưới cặp lông mi dày cong với một nét cười khó tả, chợt làm tôi bất giác rùng mình. Nhìn một lát,K’Lơi nói: - Chưa...
- - Vậy cưới con gái bản nạp lễ bao nhiêu, em bày cho nó đi. - Ba trâu, năm heo, hai bò. Ở đây, con trai mười tuổi cha mẹ đã nuôi trâu, nuôi bò rồi... Mà em biết mấy anh nói giỡn, mấy anh không lấy vợ trên núi đâu. - Sao lại không, cưới con gái bản ba trâu, cưới K’lơi phải nhiều hơn nữa... Nghe Ráy nói, k’Lơi đẹp nhất làng mà.
- -K’Lơi không đẹp đâu, con gái dưới xuôi đẹp hơn. Mà K’Lơi có đẹp mấy anh cũng không ưng ở rừng. Thằng Thiên nhấm nháy bảo nhỏ tôi: “Con bé này khôn lắm. Té ra trên núi cũng có xương cá liệt, coi chừng hóc”. Bông hồng đẹp vì nó có nhiều gai. K’Lơi là hoa rừng, đâu phải hoa hồng. Nhưng bông hoa này mọc trên vực thẳm, nhiều nguy cơ lộn cổ xuống vực sâu quá nên cả bọn không ai dám láng cháng. Chỉ ngắm từ xa thôi, vì trưa nào chiều nào cô cũng đem cơm. Hôm nào cũng vậy, mặt trời lên đến gần đỉnh, bụng bắt đầu đói là ngong ngóng vào làng chờ.K’Lơi được vợ Ráy chỉ dạy cách nấu cơm của người Kinh lần đầu nên nấu còn bỡ ngỡ,món cần mặn lại nhạt,món nếu mặn ngon hơn cô lại nêm
- nhạt,thế là tôi lại góp ý rồi bày vẽ thêm cho coo,dù gì tôi cũng có kinh nghiệm nấu nướng suốt mấy năm tháng đại học cơ mà. Ngồi vặn vít trên cột cao, lúc nào tôi cũng thấy nàng sớm nhất. Tôi bắt chước kiểu người đi rừng, hú lên một tiếng vang dội, át cả tiếng gió quần vun vút trong thung lũng. Cả bọn đang hì hục đập đập gõ gõ, nghe tiếng hú liền reo lên như ong vỡ tổ. Phía bên kia suối,K’Lơi cùng hai người đàn bà tộc mang gùi đang nối đuôi nhau bước tới. Mặt trời chiếu sáng lóa trên rặng lau đang trổ bông trắng xóa, dội xuống lòng suối sáng rực. K’Lơi hiện ra giữa cái vầng sáng rực rỡ ấy. Từ trên cột ba mét sáu, tôi tụt xuống, chạy ào qua suối, đỡ lấy cái gùi trên vai nàng.Nàng giật mình giãy nảy: - Ê, đừng anh. Không được đâu.
- - Sao không được. - Đàn bà con gái phải vác những cái nặng mới phải chớ. - “Ở dưới xuôi, cái gì nặng là đàn ông phải mang -Tôi cố thuyết phục nàng nhường lại cái gùi. Hai người đàn bà về hùa với K’Lơi: - Người tộc khác. Tay đàn ông chỉ cầm dao, lưng chỉ mang cung thôi. Lỡ khi gặp thú dữ hay kẻ thù mới kịp rút dao, rút tên. - Chuyện đó xưa rồi. Bây giờ hòa bình, thú dữ cũng không có, bây giờ trời sinh ra đàn ông là để che chở, giúp đỡ cho phái yếu. - Phái yếu là gì? Tôi phì cười,mấy cô gái của bản nom thế mà vẫn ngô nghê lắm,thấy tôi cười K’Lơi liếc đôi mắt sắt lẹm,miệng chúm chím ra vẻ giận nhìn thật đáng yêu. Nói qua nói về, rồi tôi cũng giành được cái gùi. Ôi chao nó nặng,tôi cố vác mà lưung muốn trẹo,đúng là muốn lấy le trước con gái khổ thế đây mà,nhưng mà kệ- Tôi chậc lưỡi. Nhiêu đây bỏ bẽn gì, tôi đi băng băng qua suối. Hai người đàn bà khen tôi:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 công viên nước tuyệt đỉnh trên thế giới
8 p | 99 | 18
-
Luyện tập dưới nước
6 p | 109 | 18
-
Thể thao dưới nước – Bơi lội
12 p | 135 | 9
-
Top 10 hồ nước độc đáo nhất trái đất
6 p | 101 | 9
-
Thư giãn với suối nước nóng nổi tiếng nhất thế giới
7 p | 84 | 9
-
7 hồ nước nóng hấp dẫn nhất hành tinh!!!
8 p | 68 | 8
-
Những thác nước hoành tráng nhất trái đất
14 p | 92 | 8
-
Văn hóa du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển – nhìn từ vai trò chủ thể trong thể tài du ký người Việt đến nước Pháp nửa đầu thế kỷ XX
5 p | 17 | 5
-
10 đài phun nước ngoạn mục nhất thế giới
7 p | 86 | 4
-
Thác nước Niagara
3 p | 99 | 4
-
Nền thể dục thể thao mới Việt Nam hình thành từ phong trào “Khỏe vì nước” do Bác Hồ phát động
3 p | 45 | 3
-
Khám phá 12 mạch nước phun và suối nước nóng nổi tiếng thế giới
5 p | 65 | 3
-
10 đài phun nước độc đáo nhất thế giới
7 p | 68 | 2
-
Tác động của bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước tới định hướng phát triển kinh tế thể thao ở nước ta đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
7 p | 4 | 2
-
Xây dựng chương trình ngoại khóa môn Bơi lội và kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh khối 8, trường Trung học cơ sở Mai Thị Út, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
7 p | 3 | 2
-
Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho sinh viên học tập môn Bơi lội tại trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 2
8 p | 4 | 2
-
Một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh thể thao trong giai đoạn mở cửa, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
5 p | 3 | 1
-
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn