intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 - 258 tr.CN) 5

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

122
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 - 258 tr.CN) 5 Theo Đại Việt sử ký toàn thư, 15 bộ/quận của Văn Lang lại là: Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Phú) Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình) Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng) Vũ Ninh (Bắc Ninh) Lục Hải (Lạng Sơn) Nình Hải (Quảng Yên- Quảng Ninh, Hải Phòng) Tân Hưng (Hưng Hoá - Tuyên Quang) Phúc Lộc (Sơn Tây) Chu Diên (Sơn Tây) Dương Tuyền (Hải Dương) Cửu Chân (Thanh Hóa) Hoài Hoan (bắc Nghệ An) Cửu Đức (nam Nghệ An và Hà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 - 258 tr.CN) 5

  1. Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 - 258 tr.CN) 5 Theo Đại Việt sử ký toàn thư, 15 bộ/quận của Văn Lang lại là: Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Phú) Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình) Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng) Vũ Ninh (Bắc Ninh) Lục Hải (Lạng Sơn) Nình Hải (Quảng Yên- Quảng Ninh, Hải Phòng) Tân Hưng (Hưng Hoá - Tuyên Quang) Phúc Lộc (Sơn Tây) Chu Diên (Sơn Tây) Dương Tuyền (Hải Dương) Cửu Chân (Thanh Hóa) Hoài Hoan (bắc Nghệ An) Cửu Đức (nam Nghệ An và Hà Tĩnh)
  2. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị) Bình Văn (Hải Dương) Ngoài triều đình có các hàng quan lại, ở địa phương còn có quan võ gọi là Lạc tướng, quan văn là Lạc hầu, đều có thái ấp riêng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ) Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, có những tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, theo chế độ mẫu hệ, tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như Thần núi, Thần sông, Thần gió... Trên bề mặt trống đồng Đông Sơn còn thể hiện các phong tục lễ hội của người Việt cổ thời ấy, thường được miêu tả trong trang phục của chim Lạc. Trích Lĩnh Nam chích quái: "Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tu ng lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ c on ra lấy lá
  3. chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân." Các truyền thuyết Thời Hồng Bàng được gắn với nhiều truyền thuyết. Dù có thể độ chính xác không cao do được truyền miệng qua nhiều thế hệ, các truyền thuyết cho thấy nhiều khía cạnh đời sống văn hóa và chính trị ở Việt Nam thời kỳ này. Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy gợi ý, về chính trị, các vua Hùng đã có thể công khai tổ chức các cuộc thi để tìm người kế vị; về nông nghiệp, người Việt thời này đã phát triển trồng lúa nước (có thể bao gồm cả lúa nếp) và chăn nuôi (có thể bao gồm lợn/heo, ...); về triết học, bánh chưng và bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm vũ trụ gồm có mặt đất hình vuông màu xanh lá cây và bầu trời hình tròn màu trắng. Tuy nhiên có học giả, như Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét; đồng thời bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam [2]. Bánh tét, dùng thay cho bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng
  4. người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc V ượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh thể hiện phần nào thiên tai chủ yếu mà người Việt cổ phải chống chọi có thể là thuỷ tai. Nó cũng cho thấy các sức mạnh thiên nhiên, hay những nhân vật quan trọng giúp người dân chống trọi với thiên nhiên được thần tượng hoá (Sơn Tinh, Thủy Tinh). Các vị thần này vẫn có thể có quan hệ hôn nhân với các công chúa của vua Hùng, vốn là những người bình thường. Thông lệ cống nạp sản vật quý hiếm như là một thước đo cho giá trị đã thịnh hành vào thời các vua Hùng, theo lời kể của truyền thuyết này. Các truyền thuyết khác như Phù Đổng Thiên Vương miêu tả một cuộc xâm lấn của giặc Thương Ân vào thời Hùng Vương thứ 6, Mai An Tiêm miêu tả sự khai phá vùng đất phía nam (Thanh Hoá) với giống hoa quả mới (dưa hấu), sự tích trầu cau giải thích về phong tục ăn trầu ... Suy tàn Đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán ở phía đông bắc Văn Lang sang đánh, Hùng Vương thua nhảy xuống sông tự tử năm 258 TCN, kết thúc thời kỳ Hồng Bàng. Ngày nay ở vùng cao nguyên Đà Lạt, vẫn còn một tộc người thiểu số tự
  5. xưng là con cháu loài chim Lạc, có thể giả định là di dân của các bộ lạc Lạc việt cổ sau nhiều thời kỳ chiến tranh loạn lạc. Ảnh hưởng Đền thờ các vua Hùng, Đền Hùng, đã được xây dựng ở Phú Thọ và hàng năm nhiều người Việt vẫn về đây giỗ tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngày giỗ tổ đã đi vào ca dao Việt Nam: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba Từ năm 2007, Chính phủ Việt Na m đã quyết định người lao động sẽ được nghỉ lễ vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Phong tục làm bánh chưng vào dịp năm mới (Tết) vẫn được người Việt thực hiện ngày nay. Nhiều người già ở Việt Nam vẫn ăn trầu, và nhiều phụ nữ Việt Nam đến giữa thế kỷ 20 vẫn nhuộm răng đen Nghi vấn lịch sử Trong sách giáo khoa bậc phổ thông, đời Hồng Bàng được dạy đầy đủ từ Kinh Dương Vương cho tới 18 vua Hùng như một sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, trong giới sử học, một số nghi vấn vẫn được đặt ra về đời Hồng Bàng.
  6. Có đời Hồng Bàng hay không? Có người cho rằng di tích lịch sử chưa chứng minh được sự hiện hữu của một chế độ cai trị nh ư sử vẫn chép về đời Hồng Bàng. Người khác cho rằng sự hiện diện của trống đồng có tuổi vào những năm 200-300 TCN, nếu chưa chứng minh được đời Hồng Bàng, cũng đủ để không bác bỏ những điều sử cũ chép về đời Hồng Bàng. Có phải đời Hồng Bàng là sản phẩm tưởng tượng của một sử gia thế kỷ 14? Người đặt nghi vấn này dựa trên việc sử cổ không viết về đời Hồng Bàng: Đại Việt Sử Ký (1272) của Lê Văn Hưu không chép gì về đời Hồng Bàng mà bắt đầu từ đời Triệu Vũ Vương. An Nam Chí Lược của Lê Tắc, viết tại Trung Hoa khoảng 1333, cũng không viết gì về đời Hồng Bàng mặc dù có nói nước An Nam đã giao thiệp với Trung Hoa từ thời Nghiêu Thuấn. Phải đến khoảng 1377, trong Việt Sử Lược, một cuốn sách không rõ tác giả, mới có nhắc sơ qua đến đời Hồng Bàng. Truyền thuyết Kinh Dương Vương được ghi lại lần đầu là do Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư năm 1479. Trong Việt Sử Tiêu Án (1775), Ngô Thời Sĩ đặt nghi vấn về Kinh Dương Vương, Xích Quỷ, và nhiều truyền thuyết liên quan. Niên đại của đời Hồng Bàng có bắt đầu từ 2879 trước công nguyên? Sử gia đặt nghi vấn này (như Trần Trọng Kim) tính từ con số truyền thuyết về vua Kinh
  7. Dương Vương (2879 trước CN), qua Lạc Long Quân và 18 vua Hùng (kết thúc 257 trước CN), tính ra 2322 năm cho 20 ông vua, trung b ình mỗi người 121 năm. Nhiều người chấp nhận niên đại khoảng 600 trước CN là năm bắt đầu đời Hồng Bàng vì Việt Sử Lược ghi rằng nước Văn Lang bắt đầu từ đời vua Chu Trang Vương (696-682 trước CN). Một vấn đề khác là họ Hùng: Các sử gia cho rằng, người Việt cổ tới tận thời Hai Bà Trưng vẫn chưa có họ. Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Viện Sử học Việt Nam, chữ Hùng trong Hùng Vương thực ra là lấy từ tên các vua nước Sở, một nước chư hầu thời nhà Chu của Trung Quốc. Các vua Sở đều có tên mang chữ Hùng như: Hùng Thông (Sở Vũ vương), Hùng Vận (Sở Thành vương), Hùng Hòe (Sở Hoài vương)... Tổ tiên nước Sở vốn có tên là Hùng Dịch. Bởi Bách Việt ở gần nước Sở của Trung Hoa nhất nên những người Việt đã lấy theo tên các vua nước này. Mặt khác, người Việt ở Việt Nam còn tự gọi là người Kinh, mà chữ Kinh vốn xuất phát từ vùng Kinh châu, sông Kinh mà nước Sở cai quản. Như vậy Hùng Vương nói riêng và Hồng Bàng nói chung, với nhiều tình tiết lịch sử pha lẫn truyền thuyết, có thể còn là sản phẩm pha trộn của người Việt gốc và người Việt lai Hán - người Kinh sau này.
  8. Một số thần phả còn ghi chép rõ thụy hiệu của các vua H ùng (như Hùng Hy vương, Hùng Duệ vương...) nhưng các nhà nghiên cứu không cho rằng đó là đáng tin. Mặt khác, lại có thuyết tính Kinh Dương Vương là Hùng Vương đầu tiên và Lạc Long Quân là Hùng vương thứ hai, sau đó chỉ có 16 Hùng Vương là hết thời Hồng Bàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2