intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Công Trứ .

Chia sẻ: Nguyen Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

155
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cụ Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tư chất thông minh, tính người hào phóng. Cụ xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cụ thân sinh là Nguyễn Tần, đỗ Hương Cống đời nhà Lê . Buổi thiếu thời, dù sống trong cảnh hàn vi, cụ luôn cố công trau dồi kinh sử để mong thi đỗ ra làm quan giúp dân, giúp nước. Sau nhiều lần thi hỏng, Cụ cuối cùng đậu Tú Tài năm 1813...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Công Trứ .

  1. Nguyễn Công Trứ
  2. Cụ Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tư chất thông minh, tính người hào phóng. Cụ xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cụ thân sinh là Nguyễn Tần, đỗ Hương Cống đời nhà Lê . Buổi thiếu thời, dù sống trong cảnh hàn vi, cụ luôn cố công trau dồi kinh sử để mong thi đỗ ra làm quan giúp dân, giúp nước. Sau nhiều lần thi hỏng, Cụ cuối cùng đậu Tú Tài năm 1813 và đậu Giải Nguyên năm Gia Long thứ 18 (1819) và đến năm Minh Mệnh nguyên niên 1820, bắt đầu ra làm quan, bấy giờ Cụ đã 42 tuổi . Cụ trải thờ ba triều: Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Từ chức hành tẩu Sử quán, thăng lên đến Binh bộ thượng thư lãnh chức Tổng đốc (bởi vậy tục thường gọi là Cụ Thượng Trứ). Nhưng hoạn lộ của Cụ lên voi xuống chó, chìm nổi nhiều phen: mấy lần bị giáng chức, một lần bị cách tuột; kết cục lúc về hưu (Tự Đức nguyên niên, 1848) chỉ còn lại hàm Thừa Thiên phủ doãn. Bấy giờ Cụ đã 71 tuổi . Khi về hưu, lúc Cụ ở quê nhà , lúc Cụ ở chùa, lúc Cụ đến ở hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải là nơi Cụ đã có công khai thác, gác bỏ việc đời, ngao du sơn thủy, sinh hoạt trong cảnh an nhàn. Cụ mất ngày 7 tháng 12 năm 1858 tại chính quán, thọ 81 tuổi, được phong tước Dinh Bình Hầu .
  3. Cụ tuy làm quan văn, nhưng có tài thao lược, nên Cụ từng đi đánh giặc nhiều phen, giúp triều đình nhà Nguyễn đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, Phan Bá Vành ...). Nhưng cái công nghiệp to nhất của Cụ lúc làm Doanh Điền Sứ, giúp dân khai khẩn đất hoang (1828) ở vùng bãi biển tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình để lập ra hai huyện Tiền Hải (nay thuộc Thái Bình) và Kim Sơn (vẫn thuộc Ninh Bình). Cụ có biệt tài về văn nôm. Văn Cụ làm đủ các lối, (chữ Hán (câu đối, sớ) cũng như chữ Nôm (thơ, hát nói, phú, câu đối, ca trù ...), nhưng sở trường nhất là lối hát nói . Văn Cụ lỗi lạc khác thường; không thiên về tình buồn như phần nhiều các thơ ca của ta; trái lại, Cụ thường khuyên người ta phải gắng gổ làm tròn phận sự, lập nên công nghiệp và lúc nào cũng nên vui vẻ, dầu gặp cảnh nghèo khó cũng vậy . Lời văn lại hào hùng và ngạo nghễ, biểu lộ một bản lĩnh vững chắc, một chí khí mạnh mẽ, và thái độ cầu tiến, vươn lên, thật rõ là khẩu khí của một người suốt đời hăng hái làm việc cho đời, tận tụy với chức vụ . =========================== Gánh Gạo Ðưa Chồng
  4. Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất Thương cái cò lặn lội bờ sông Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồng Ngoài nghìn dặm, một trời, một nước. Trông bóng nhạn, bâng khuâng từng bước, Nghe tiếng quyên, khắc khoải năm canh. Nghĩa tép tôm ai nỡ dứt tình, Ơn thủy thổ phải đền cho vẹn sóng, Trường tên đạn, xin chàng bảo trọng. Thiếp lui về nuôi cái cùng con. Cao Bằng cách trở nước non, Mình trong trắng có quỉ thần a hộ .
  5. Sức bay nhảy một phen năng nổ Đá Yên Nhiên còn đó chẳng mòn, Đông Hưu rạng chép thẻ son, Chàng nên danh giá, thiếp còn trẻ trung. Yêu nhau khăng khít giải hồng. Cây Thông Ngồi buồn mà trách ông xanh, Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người, Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Giữa trời, vách đá cheo leọ Ai mà chịu rét thời trèo với thông
  6. Vịnh Cảnh Nghèo Chẳng phải rằng ngây chẳng phải đần Bởi vì nhà khó hóa bần thần. Mấy đời thầy kiện mà thua mẹo, Nghĩ phận thằng nghèo phải biết than. Số khá bĩ rồi thời lại thái Cơ thường đông hết hẳn sang xuân. Trời đâu riêng khó cho ta mãi, Vinh nhục dù ai cũng một lần. Đi Thi Tự Vịnh Đi không há lẽ trở về không ? Cái nợ cầm thư phải trả xong. Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
  7. Dở đem thân thế hẹn tang bồng. Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Trong cuộc trần ai, ai dễ biết Rồi ra mới rõ mặt anh hùng. Chí Làm Trai Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc. Nợ tang bồng (1) vay trả, trả vay. Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. (2) Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
  8. Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ. Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ, Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông, Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ. Đường mây rộng thênh thênh cử bộ, Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi rượu bầu. (1) Tang bồng: từ "tang bồng hồ thỉ" -- cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng. Theo Lễ Kinh: cha mẹ mới sinh con trai, lấy cung tên bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng treo ở ngoài cửa, có ý mong cho con mình sau này lấy cung tên làm nên sự nghiệp vang thiên hạ. (2) Hai câu thơ trong bài Quá Linh Đinh Dương của Văn Thiên Tường đời Tống. Người ở đời chẳng ai mà không chết, phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh.
  9. Phận Sự Làm Trai Vũ trụ chức phận nội (1) Đấng trượng phu một túi kinh luân. (2) Thượng vị đức, hạ vị dân, (3) Sắp hai chữ "quân, thân" mà gánh vác, Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh thà nát với cỏ cây. Chí tang bồng hồ thỉ (4) dạ nào khuây, Phải hăm hở ra tài kinh tế (5) Người thế trả nợ đời là thế Của đồng lần thiên hạ tiêu chung, Hơn nhau hai chữ anh hùng. (1) Chức phận mình ở trong vũ trụ.
  10. (2) Kinh luân: Trong việc kéo tơ, lấy tơ chia ra gọi là kinh, hợp những sợi tơ lại mà se thì gọi là luân (chỉ những người giỏi việc chính trị). (3) Trên vì người có đức (tức vua), dưới vì dân hưng lơ.i. (4) tang bồng hồ thỉ: cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng. Theo Lễ Kinh: cha mẹ mới sinh con trai, lấy cung tên bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng treo ở ngoài cửa, có ý mong cho con mình sau này lấy cung tên làm nên sự nghiệp vang thiên hạ. (5) Kinh tế: từ cụm từ kinh bang tế thế -- giúp nước cứu đời. Chữ Tình Mưỡu: Chữ tình là chữ chi chi, Dẫu chi chi cũng chi chi với tình. Sầu ai lấp cả vòm trời, Biết chăng chăng biết hỡi người tình chung ?
  11. Nói: Đa tình là dở, Đã mắc vào đố gỡ cho ra ! Khéo quấy người một cái tinh ma, Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy ! Đã gọi người nằm thiên cổ dậy, Lại đưa hồn lúc ngũ canh đi. Nực cười thay lúc phân kỳ, Trông chẳng nói, xiết bao nhiêu biệt lệ. Tình huống ấy dẫu bút thần khôn vẽ, Càng tài tình càng ngốc, càng si. Cái tình là cái chi chi ? Tương Tư
  12. Tương tư không biết cái làm sao, Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào ? Lúc đứng, khi ngồi, khi nói chuyện, Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao. Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào. Một nước một non người một ngả, Tương tư không biết cái làm sao ? ==================== Kẻ Sĩ .... Trần Hy .... Nói tới Khổng Giáo thì phải nói ngay tới kẻ sĩ. Mục đích duy nhất của Khổng Giáo là đào tạo ra kẻ sĩ. Kẻ sĩ được coi là một lý tưởng mà mọi người phải hướng tới....
  13. Sau đây xin mời các ACE đọc 1 bài viết do một kẻ sĩ chân chính viết về chính kẻ sĩ. Đó là Nguyễn Công Trứ qua bài Kẻ Sĩ của ông. Kẻ sĩ không thể có một đại diện nào hoàn hảo hơn Nguyễn Công Trứ. Ông trải qua tất cả tiến trình học tập, sống và hành động của một kẻ sĩ lý tưởng. Ông cũng là một mẫu mực thành công của kẻ sĩ. Cả văn nghiệp lẫn võ nghiệp của ông ít ai bì kịp, ông cũng rất dũng cảm và thanh liêm. Điều làm người ta quí mến ông hơn nữa là ông lại phóng khoáng và đầy nghệ sĩ tính. Ông là một trong những kẻ sĩ lỗi lạc nhất và đáng kính phục nhất trong lịch sử Việt nam. Nguyễn Công Trứ trải qua một thời thanh niên lận đận, ông đậu Giải Nguyễn (thủ khoa kỳ thi hương) năm đã 43 tuổi. Sự muộn màng này không phải do ông không thành công trong các bài thi mà vì quan trường thấy giỏi quá sợ ông thành kiêu căng nên đánh rớt ông để tập cho ông tính khiêm nhường. Nguyễn Công Trứ mất hơn hai mươi năm cường tráng nhất của đời minh vì chữ khiêm của kẻ sĩ ông theo đúng phương châm vững lòng tin, chăm học, kiên trì, cải thiện trình độ nho học (độc tín, háo học, thủ tử, thiện đạo) trong lúc chưa gặp thời. Sau đó ông thi đậu rồi làm quan và làm tướng một cách thật xuất sắc, thăng lên những chức vụ rất cao, đánh Nam dẹp Bắc lập những chiến công thật lẫy lừng. Ông cũng đã đem dân đi dinh điền lập ra nhiều huyện trù phú tại tỉnh Thái Bình. Nguyễn Công Trứ rất hài lòng về sự nghiệp của mình, ông tự thuật như sau:
  14. Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây cờ đại tướng... Hoạn lộ của ông khá nhiều gian truân. Có lúc ông bị gièm là có ý làm phản, có lúc ông bị cách chức tuột xuống làm lính, nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn kiên trì bày tỏ tài năng và lòng trung nghĩa và rồi lại vươn lên. Ông về hưu sau ba mươi năm hoạt động mãnh liệt. Nhưng mặc dầu công việc dồn dập ông vẫn để lại một văn nghiệp to lớn về cả phẩm lẫn lượng. Tác giả đã đặc sắc như vậy, bài Kẻ Sĩ cũng đặc sắc không kém. Nó tóm gọn một cách đẹp đẽ tất cả nhân sinh quan của kẻ sĩ. Nó lại được viết bằng một thể văn đặc biệt, thể hát nói. Đó là loại thơ được sáng tác trong lúc hát cô đầu, lúc kẻ sĩ phóng khoáng nhất. Cái gì quá đẹp thì khó đúng, có thể bức chân dung kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ không trung thực vì đã được lộng lẫy hóa quá đáng. Kẻ sĩ mà Nguyễn Công Trứ mô tả là kẻ sĩ tráng lệ nhất. Nên nhớ là Trung Quốc không có bài thơ hay bài văn nào mô tả kẻ sĩ đẹp đẽ và hùng tráng hơn bài Kẻ Sĩ sau đây của Nguyễn Công Trứ, và xin chép lại nguyên văn : 1. Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
  15. 2. Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên 3. Có giang sơn thì sĩ đã có tên 4. Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quí 5. Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị 6. Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường 7. Khí hạo nhiên chí đại, chí cương 8. So chính khí đã đầy trong trời đất 9. Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất 10. Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn 11. Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang Văn 12. Phù thế giáo một vài câu thanh nghị 13. Cầm chính đạo để tịch tà, cự bí 14. Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên 15. Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
  16. 16. Đem quách cả sở tồn làm sở dụng 17. Trong lăng miếu ra tài lương đống 18. Ngoài biên thùy rạch mũi Can Tương 19. Làm sao cho bách thế lưu phương 20. Trước là sĩ sau là khanh tướng 21. Kinh luân khởi tâm thượng binh giáp tàng hung trung 22. Vũ trụ chi gian giai phận sự 23. Nam nhi đáo thử thị hào hùng 24. Nhà nưóc yên mà sĩ được thung dung 25. Bấy giờ sĩ sẽ tìm ông Hoàng Thạch 26. Dăm ba chú tiểu đồng lếch thếch 27. Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn 28. Nào xe, nào ngựa, nào địch, nào đờn 29. Đồ thích chí chất đầy trong một túi
  17. 30. Mặc ai hỏi mặc ai không hỏi tới 31. Nhắm cuộc đời mà ngẫm kẻ trọc thanh 32. Này này, sĩ mới hoàn danh. Bài thơ này dùng khá nhiều chữ Hán nên có lẽ một số độc giả cần vài giải thích. Hai câu (1) và (2) nói rằng trong năm tước quan (công, hầu, bá, tử, nam), kẻ sĩ đều có mặt và trong bốn giai cấp xã hội (sĩ, nông, công, thương), kẻ sĩ đứng đầu. Thật là hãnh diện được làm kẻ sĩ. (1) Tước có năm bậc thì sĩ cũng dự vào; dân có bốn nghề thì sĩ đứng đầu tiên. Quả như vậy, trong năm tước, công, hầu, bá ,tử, nam của vua ban cho, thì Sĩ đã đứng trong hàng ngũ ấy. Kẻ Sĩ là chuyên viên của một triều đại. Hơn nữa là những chuyên viên đào tạo, rèn đúc nên từng thế hệ. Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. (Dân có bốn hạng, thì sĩ là trước hết). Trong câu (4), Chu và Hán là hai triều đại lớn của Trung Quốc gần sát nhau, từ thế kỷ 12 trước Tây lịch tới thế kỷ 3 sau Tây lịch.
  18. Hai câu (5) và (6): ở xóm làng (lưỡng đảng), kẻ sĩ đã được tôn kính là người có lý luận (hiếu nghị) nên phải sống đúng tam cương (quân, sư, phụ hay bổn phận đối với vua, với cha mẹ và với thầy dạy học) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Hai câu (7) và (8): Bản chất của kẻ sĩ (khí hạo nhiên) rất lớn và rất vững (chí đại, chí cương), tinh thần (chính khí) của kẻ sĩ đầy trời đất. Hai câu (9) và (10): Khi chưa gặp (lúc vị ngộ) được minh chúa thì ở yên (hối tàng) trong lều cỏ (bồng tất) nghèo nàn, cứ thanh thản mà vui chơi bằng cách câu cá trên sông Vị (điếu Vị) hay trồng trọt trên đất Sằn (canh Sẵn). Đầu đời nhà Chu, Khương Tử Nha ngồi câu cá trên sông Vị đợi minh chúa tới năm đã ngoài 80 tuổi mới được Chu Văn Vương đem xe đến đón về làm quan. Trước đó một nhân vật huyền bí khác của Trung Quốc, làm ruộng ở đất Sằn cho đến khi được minh chúa tới đón. Tất cả những hoạt động câu cá, trồng trọt này không có mục đích sản xuất (Chương Tử Nha câu cá bằng lưỡi câu thẳng) mà chỉ có mục đích chờ thời mà thôi. Hai câu (11) và (12): Dù chưa gặp được các minh chúa như vua Thang, vua Văn đem xe có quấn cỏ vào bánh (bờ luân) cho êm tới đón về, vẫn giữ đạo nho bằng cách nói lên những lời đúng (thanh nghị).
  19. Ba câu (13), (14) và (15): Giữ vững chính đạo, tức Khổng Giáo, để tiêu diệt những tà thuyết (tịch tà), chống lại những khó khăn của cuộc sống (cự bi). Quyết tâm quay ngược lại sóng dữ (hồi cuồng lan) ngăn nước của cả trăm con sông. Năm câu từ (16) đến (20): Khi đã được ra làm quan (kẻ sĩ được làm quan cũng sung sướng như rồng gặp mây) thì đem lết cả tài mình có (sở tồn) ra sử dụng. Trong triều đình (lăng miếu là mộ các vua, thường chôn ở ngay triều đình, kẻ sĩ coi là một diễm phúc được nhìn mộ các vua trước) thì trổ tài làm quan (tài lương đống), ngoài trận mạc biên thùy thì vung gươm báu (Can và Tương là một cặp vợ chồng thời xưa ở Trung Quốc làm nghề luỵện kiếm và đã hy sinh vì kiếm báu). Làm thế nào để cả trăm thế hệ về sau biết đến tiếng thơm (bách thế lưu phương) mới hay. Trước là làm đẹp hình ảnh kẻ sĩ, sau là làm quan lớn (khanh tướng). Ba câu (21), (22) và (23) tóm lược thế nào là một người trai anh hùng: phải có kiến thức trị nước (kinh luân) ở sẵn trong đầu (tâm trương) và phải chứa sẵn tài cầm binh ở trong bụng (binh giáp tàng hung trung). Khắp nơi đều là phạm vi hoạt động (vũ trụ chi gian giai phận sự). Làm trai như thế mới đúng là anh hùng hào kiệt. Những câu cuối nói rằng khi đã làm tròn phận sự thì kẻ sĩ lại rút về ở ẩn ngao du danh lam thắng cảnh, hưởng thể đàn
  20. hát và không màng đến xã hội nữa. Như thế là kẻ sĩ hoàn tất một cuộc đời đẹp (hoàn danh). Và dĩ nhiên chỉ có người con trai mới đáng kể, phụ nữ không thể là kẻ sĩ vì thế không đáng đếm xỉa tới .... Nguyễn Công Trứ là tinh hoa của lịch sử Việt nam, là người đã có công lớn với đất nước và cũng là những người mà chúng ta có thể tự hào. Nguyễn Công Trứ và vô số kẻ sĩ lỗi lạc khác nếu thi thố được hết tài năng và sáng kiến của mình thì còn vĩ đại gấp trăm lần và còn cống hiến cho đất nước những thành quả to lớn gấp trăm lần. Nhưng họ là kẻ sĩ và đã phải chấp nhận cuộc sống vong thân của kẻ sĩ. Tâm lý kẻ sĩ vẫn còn hiện diện mạnh lắm trong chúng ta. Không thiếu những người rất đáng quí trọng hiện nay ao ước được sống như kẻ sĩ hay hãnh diện đã sống như kẻ sĩ. Nhiều người đã viết kháng thư trách chính quyền cộng sản đối xử tệ bạc với trí thức mà họ coi là những kẻ sĩ của thời nay. Chúng ta có nên làn như vậy không ... nếu chúng ta muốn một tầm vóc khác cho đời mình và một tương lai khác cho đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2