intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi dưỡng và cho bé ăn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

101
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc cho bé ăn không chỉ là cung cấp chất dinh dưỡng. Những cảm giác đầu tiên của bé về tình yêu thương, an toàn, tin cậy và dễ chịu nảy sinh từ đáp ứng tức thời và chung thủy của bạn với tiếng khóc của bé khi đói. Cho ăn là một hoạt động giao tiếp cũng nhiều như là một hoạt động dinh dưỡng vì sự tăng trưởng và phát triển của bé phần nào dựa trên sự gắn kết mạnh mẽ hình thành mỗi lần cho ăn. Trong những ngày đầu sau khi sinh, khi có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi dưỡng và cho bé ăn

  1. Nuôi dưỡng và cho bé ăn Việc cho bé ăn không chỉ là cung cấp chất dinh dưỡng. Những cảm giác đầu tiên của bé về tình yêu thương, an toàn, tin cậy và dễ chịu nảy sinh từ đáp ứng tức thời và chung thủy của bạn với tiếng khóc của bé khi đói. Cho ăn là một hoạt động giao tiếp cũng nhiều như là một hoạt động dinh dưỡng vì sự tăng trưởng và phát triển của bé phần nào dựa trên sự gắn kết mạnh mẽ hình thành mỗi lần cho ăn. Trong những ngày đầu sau khi sinh, khi có vẻ như bạn phải cho bé ăn suốt ngày, thật khó mà nghĩ đến chuyện đáp ứng nhu cầu giao tiếp của bé mỗi lần cho ăn. Tuy nhiên, điều này không cần một nỗ lực nào khác ngoài việc bạn hãy có mặt ở đó và tỏ ra ân cần với bé. Bé ăn gì? Trong 3 tháng đầu, sữa mẹ và sữa bột trẻ em là những thức ăn duy nhất bé cần. Bổ sung thêm nước là không cần thiết, nhưng một lượng nhỏ cũng chẳng hại gì. Tuy nhiên, cho bé uống những chất lỏng khác như nước
  2. quả, thứ mà hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa xử lý được, có thể dẫn đến dị ứng hoặc gây ỉa chảy. Bé ăn như thế nào? Phản xạ, sự phát triển vận động và kỹ năng ăn của bé là hoàn toàn độc lập. Các phản xạ đẩy lưỡi, ngậm và mút rất mạnh. Những phản xạ này là kỹ năng hoàn hảo cần thiết để lấy chất dinh dưỡng từ bầu vú mẹ hoặc từ bình sữa. Ngũ cốc, hoa quả và những thức ăn rắn đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn là kỹ năng mà bé có thể nắm vững vào lúc này. Vào cuối tháng thứ 2, bạn sẽ thấy bé bắt đầu tiết ra nhiều nước bọt hơn. Nước bọt cần thiết cho tiêu hóa. Tuy nhiên sự chảy dãi và phì bong bóng ở lứa tuổi này cho thấy khả năng nuốt của bé chưa phát triển đủ để tiêu hóa thức ăn đặc. Cho ăn theo nhu cầu Bé sẽ dần dần ăn có hiệu quả hơn. Khi bé lớn, lịch ăn của bé sẽ dễ đoán hơn. Dần dần bé sẽ ăn ít bữa mỗi ngày hơn, ăn nhiều hơn ở mỗi bữa và mất ít thời gian hơn để ăn cùng một lượng thức ăn. Đến 1 tháng tuổi, việc bú mẹ sẽ giảm còn khoảng 6-8 lần/ ngày. Đến 2 tháng tuổi, bé chỉ cần bú từ 5-7 lần/ngày. Bé bú bình có thể còn bú thưa hơn.
  3. Chính xác bao nhiều lâu phải cho bé ăn một lần còn tùy vào việc bao nhiêu lâu thì bé đói. Đối với hầu hết các bé, dù bú mẹ hay bú bình, thì cho ăn theo nhu cầu là tốt nhất. Ðể bé quyết định giờ ăn có thể khiến bạn bối rối trong một vài tuần đầu, nhưng sau 1 hoặc 2 tháng, giờ ăn của bé sẽ được xác lập. Việc cho ăn theo nhu cầu đòi hỏi bạn phải linh hoạt và đọc được những dấu hiệu của bé. Bé sẽ cho bạn biết khi nào thì bé đói. Cảm giác mà cơn đói tạo ra thường khiến bé khóc. Bạn sẽ sớm phân biệt được giữa khóc đòi ăn và khóc do các nguyên nhân khác. Đièu quan trọng là phải cho bé ăn kịp thời khi có dấu hiệu đói. Ðiều này giúp bé biết được rằng có một sự khó chịu mang tên là đói và rằng có thể thỏa mãn cơn đói bằng cách bú, là động tác đem lại thức ăn. Nếu bạn không đáp ứng kịp thời, bé sẽ bị quá khích. Việc cố cho bé ăn ở thời điểm này có thể làm cho bé cáu kỉnh hơn là hài lòng. Bé cũng sẽ cho bạn biết khi nào thì nên dừng. Khi đã thoả mãn, bé sẽ thôi bú, ngậm miệng và quay ra khỏi núm vú. Bé có thể đẩy núm vú ra khỏi miệng hoặc ưỡn lưng lên nếu bạn cố tiếp tục cho bú. Tuy nhiên, nếu bé cần ợ hoặc sắp đánh hơi, bé sẽ không để tâm đến việc bú. Hãy thử cho bé ợ hoặc đợi một vài phút trước khi cho bú lại. Nếu bé có vẻ không thích thú, có thể
  4. bé đã ăn đủ. Hãy để bé quyết định sẽ bú bao nhiêu và với tốc độ nào. Các bé thường bú, tạm dừng, nghỉ, chơi một chút rồi quay lại bú tiếp. Đừng trông đợi là bé sẽ ăn lượng như nhau mỗi ngày. Các bé thường thay đổi lượng ăn, đặc biệt nếu đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh. Vào những thời điểm này, bé sẽ cần và đòi hỏi nhiều sữa hơn và bú nhiều lần hơn, cứ như thể bé không biết no. Trong những thời gian này, bạn cần cho bé bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên hơn. Bé sơ sinh có thể bộc lộ những tín hiệu tinh tế khó nhận biết hơn so với những bé lớn hơn. Ðừng cố ép bé ăn. Hãy theo sự chỉ dẫn của bé. Việc cho ăn có tác dụng tốt nhất khi bé nắm quyền điều khiển và cha mẹ đóng vai trò hỗ trợ. Bé sẽ dần tin tưởng rằng bạn luôn đáp ứng nhu cầu của bé. Nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kiểu ăn của bé. Trong thời kỳ tăng trưởng mạnh, bé có thể ăn nhiều hơn mỗi bữa hoặc cần ăn nhiều bữa hơn. Sau một vài ngày, bé sẽ trở về lịch ăn dễ đoán hơn. Nếu bé ngủ suốt đêm và bỏ bữa ăn đêm thì rất có thể bé sẽ ăn bù vào buổi sáng. Do sự khác nhau trong cách ăn uống của các bé cũng như trong nhu cầu dinh dưỡng và mô hình tăng trưởng của từng bé, cần quan sát để biết lịch ăn của bé, thời gian của bữa ăn và lượng ăn cần thiết. Nhận biết những
  5. dấu hiệu cho thấy khi nào bé đói và khi nào bé đã ăn đủ. Chú trọng mong muốn và nhu cầu của bé hơn là lượng thức ăn mà bé ăn. Nếu bé có vẻ ăn nhiều nhưng bạn vẫn đang theo đúng những tín hiệu của bé, không nên lo lắng rằng bé ăn quá mức. Lượng ăn của bé ở độ tuổi này không phải là dấu hiệu của vấn đề về trọng lượng trong tương lai. Đừng để bé vừa ngậm bình sữa vừa đi ngủ. Bên cạnh việc khiến bé không chú ý đến bạn, bình sữa có thể làm cho bé bị ngạt nếu bé không thể đẩy bình sữa ra để nghỉ uống. Sữa mẹ hoặc sữa bột thường đọng lại trong miệng bé nếu bé ngủ thiếp đi trong khi đang bú b ình. Sau khi răng bé bắt đầu mọc, tiếp xúc lâu với đường có trong sữa có thể gây sâu răng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2