intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nứt đốt sống

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

124
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng xảy ra khi mô xung quanh tủy sống đang phát triển của bào thai không đóng đầy đủ. Nó là một phần trong nhóm dị tật bẩm sinh được gọi là dị tật ống thần kinh, tác động tới cấu trúc phổi thai sau này phát triển thành não, tủy sống của trẻ và các mô xung quanh. Trong hoàn cảnh bình thường, hình thể ống thần kinh ở trẻ đang phát triển trong vài tuần đầu của thời kỳ thai nghén và đóng kín vào ngày thứ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nứt đốt sống

  1. Nứt đốt sống Nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng xảy ra khi mô xung quanh tủy sống đang phát triển của bào thai không đóng đầy đủ. Nó là một phần trong nhóm dị tật bẩm sinh được gọi là dị tật ống thần kinh, tác động tới cấu trúc phổi thai sau này phát triển thành não, tủy sống của trẻ và các mô xung quanh. Trong hoàn cảnh bình thường, hình thể ống thần kinh ở trẻ đang phát triển trong vài tuần đầu của thời kỳ thai nghén và đóng kín vào ngày thứ 28 sau khi thụ thai. Sau đó, phần cao nhất của ống trở thành não trẻ, và phần còn lại của ống trở thành tủy sống của trẻ. Ở trẻ bị nứt đốt sống, vùng dọc thấp nhất của ống thần kinh kém phát triển hoặc đóng không hoàn hảo, gây dị tật tủy sống và các xương hình thành cột sống (xương sống). Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở giữa hoặc trên điểm cuối cột sống, nhưng không phổ biến.
  2. Nứt đốt sống là một trong những dị tật bẩm sinh hay gặp ở Mỹ. Bệnh xảy ra ở khoảng 1/1000-2000 ca sơ sinh mỗi năm. Điều trị nứt đốt sống có thể cần phẫu thuật, nhưng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng Nứt đột sống xuất hiện dưới 3 dạng, mỗi dạng đều có các mức độ nặng sau: Nứt đốt sống ẩn. Dạng nhẹ nhất của bệnh nứt đốt sống ẩn chia  nhỏ hoặc tạo khe ở một hoặc nhiều xương của cột sống. Dạng này có thể xuất hiện ở bất cứ xương sống nào nhưng hay gặp nhất ở nền cột sống lưng hoặc cột sống phía dưới. Vì thần kinh tủy sống không có liên quan, phần lớn trẻ bị dạng nứt đốt sống này không có dấu hiệu hoặc triệu chứng và không b ị các rối loạn thần kinh. Bút tóc bất thường, béo từng phần, núm đồng tiền nhỏ hoặc vết chàm có thể thấy ở da trên vùng dị tật tủy sống của trẻ sơ sinh và có thể chỉ là dấu hiệu của bệnh. Thực tế, phần lớn những người bị nứt đốt sống ẩn không biết mình có bệnh, trừ khi bệnh được phát hiện do chụp X- quang vì các bệnh không có liên quan. Thoát vị màng não. Ở dạng nứt đốt sống hiếm gặp này, màng  bảo vệ xung quanh tủy sống (màng não) đẩy qua khe hở xương sống. Vì tủy
  3. sống phát triển bình thường, màng này có thể được lấy bỏ bằng phẫu thuật theo cách ít gây tổn thương hoặc không gây tổn thương thần kinh. Thoát vị tủy sống màng não. Cũng được biết là nứt đốt sống hở,  thoát vị tủy sống màng não là dạng nặng nhất của bệnh và là dạng bệnh người ta thường nghĩ đến khi họ dùng thuật ngữ nứt đốt sống. Trong thoát vị tủy sống màng não, ống tủy của trẻ vẫn hở dọc theo một vài xương sống ở phía dưới lưng hoặc giữa lưng. Vì dạng hở này, cả màng não và tủy sống lồi ra vào lúc sinh, hình thành một túi trên lưng trẻ. Trong một vài trường hợp, da che phủ túi này. Nhưng ở những trường hợp khác, mô và thần kinh bị hở, làm cho trẻ có xu hướng bị nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Suy thần kinh phía dưới túi thường liệt một phần hoặc liệt hoàn toàn là rất phổ biến. Vì vậy có các rối loạn đường ruột và bàng quang, động kinh và các biến chứng khác. Nguyên nhân Bác sĩ không chắc chắn tại sao một số trẻ ống thần kinh không phát triển hoặc đóng hoàn toàn. Nhưng có vẻ là sự kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường có thể gây nứt đốt sống. Những yếu tố này bao gồm:
  4. Di truyền. Nứt đốt sống có tính di truyền. Tuy nhiên, 95% số trẻ  nứt đốt sống được sinh từ cha mẹ không biết tiền sử gia đình bị bệnh này. Thiếu hụt acid folic. Vitamin này rất quan trọng đối với sự phát  triển sức khỏe thai nhi. Thiếu hụt acid lactic làm tăng nguy cơ nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác. Bệnh nhiễm trùng ở mẹ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm  virus trong giai đoạn đầu thai nghén có thể gây nứt đốt sống. Một số thuốc. Các thuốc chống động kinh, như acid valproic  (Depaken), gây dị tật ống thần kinh khi được dùng trong thời kỳ mang thai, có lẽ vì chúng gây trở ngại cho khả năng sử dụng acid folic của cơ thể. Các yếu tố nguy cơ Mặc dù bác sĩ và các nhà nghiên cứu không biết chắc tại sao lại nứt đốt sống, họ đã phát hiện một số yếu tố nguy cơ sau: Chủng tộc. Nứt đốt sống hay gặp ở người Tây Ban Nha và  những người da trắng gốc châu Âu. Tiền sử gia đình dị tật ống thần kinh. Các cặp vợ chồng đã có 1  con bị dị tật ống thần kinh sẽ có 1/40 khả năng lại sinh con có dị tật như vậy.
  5. Nguy cơ tăng lên 1/20 nếu 2 đứa con trước đã bị bệnh này. Ngoài ra, phụ nữ bị dị tật ống thần kinh, hoặc có người thân bị bệnh, thì sẽ có nhiều khả năng sinh con bị nứt đốt sống. Tuy nhiên, 95% số trẻ bị nứt đốt sống được sinh từ cha mẹ không biết tiền sử gia đình bị bệnh này. Bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nứt đốt  sống, đặc biệt khi đường huyết của mẹ tăng trong thời kỳ đầu mang thai. Hầu như nguy cơ này có thể phòng tránh được bằng cách kiểm soát và xử trí đường huyết chặt chẽ. Béo phì. Một nghiên cứu năm 2003 của Trung tâm Kiểm soát  và Phòng chống bệnh tật Mỹ đã chứng minh mối liên quan giữa béo phì trước khi mang thai và dị tật bẩm sinh ống thần kinh, bao gồm nứt đốt sống. Phụ nữ béo phì có thể có con bị nứt đốt sống nhiều hơn vì thiếu dinh dưỡng do thói quen ăn ít hoặc do họ cũng bị tiểu đường - một yếu tố nguy cơ khác được biết cũng gây dị tật ống thần kinh. Khi nào cần đi khám Nếu bạn là phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, hãy nói với bác sĩ về việc dùng multivitamin hằng ngày chứa 400mcg vitamin acid folic B. Tới 70% số dị tật
  6. ống thần kinh ở Mỹ, kể cả nứt đốt sống, có thể phòng tránh được nếu tất cả phụ nữ dùng đủ acid folic hằng ngày trước và trong thời kỳ đầu mang thai. Nếu bạn biết có các yếu tố nguy cơ nứt đốt sống, nói với bác sĩ để xác định xem liệu bạn có nên dùng liều acid folic cao hơn hay không, ngay cả trước khi có thai. Ngoài ra thảo luận các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể đảm bảo cho bạn. Nếu đứa trẻ sinh ra bị thoát vị tủy sống màng não, bạn cần thảo khảo ý kiến của nhóm chuyên gia gồm các bác sĩ, phẫu thuật viên và bác sĩ điều trị tại một trung tâm chuyên môn hóa về điều trị nứt đốt sống. Trẻ bị thoát vị tủy sống màng não có thể cần chăm sóc y tế suốt đời để kiểm soát bệnh và điều trị các biến chứng. Sàng lọc và chẩn đoán Nếu có thai, bạn sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để kiểm tra về nứt đốt sống và các dị tật bẩm sinh khác. Các xét nghiệm này có thể cung cấp bằng chứng cho thấy thai nhi không bị dị tật bẩm sinh nặng. Hoặc họ có thể phát hiện dị tật bẩm sinh và giúp bạn xử trí trong thời kỳ mang thai hiệu quả hơn, bằng cách lập kế hoạch đẻ tại một trung tâm y tế được trang bị đặc biệt.
  7. Các xét nghiệm không hoàn hảo. Thậm chí nếu xét nghiệm âm tính, vẫn có ít khả năng bị nứt đốt sống và phần lớn các bà mẹ có xét nghiệm máu dương tính đều sinh con bình thường. Hãy nói với bác sĩ về xét nghiệm trước sinh, những nguy cơ của nó và bạn có thể kiểm soát những kết quả này như thế nào. Xét nghiệm trước sinh là sự lựa chọn ở mỗi người. Xét nghiệm máu Xét nghiệm ban đầu được dùng để kiểm tra thoát vị tủy sống màng não là xét nghiệm fetoprotein alpha trong huyết thanh mẹ (MSAFP). Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ lấy mẫu máu gửi tới phòng xét nghiệm, nơi kiểm tra fetoprotein alpha (AFP) là protein được sinh ra từ thai nhi. Bình thường một lượng nhỏ AFP qua rau thai và vào dòng máu mẹ, nhưng nồng độ AFP cao bất thường có thể cho thấy thai nhi bị dị tật ống thần kinh, hay gặp nhất là nứt đốt sống hoặc thiếu một phần não bẩm sinh, là bệnh đặc trưng bởi não không phát triển và xương sọ không hoàn chỉnh. Kết quả chính xác nhất khi làm xét nghiệm vào tuần thứ 16-18 của thời kỳ mang thai, nhưng thường không thể chẩn đoán được nứt đốt sống bằng xét nghiệm máu đơn thuần. Tới 20% số trường hợp nứt đốt sống không có nồng độ AFP cao. Sự thay đổi nồng độ AFP có thể là do các yếu tố khác bao gồm tính nhầm tuổi thai hoặc đa thai vì vậy bác sĩ có thể làm xét nghiệm
  8. máu sau đó để xác nhận điều này. Nếu kết quả vẫn cao, bạn sẽ cần thêm các xét nghiệm chẩn đoán, như siêu âm và chọc ối. Bác sĩ có thể kết hợp xét nghiệm MSAFP với 2-3 xét nghiệm máu khác, để tìm: Gonadotropin màng đệm người (HCG), là hormon được sản  sinh từ rau thai Inhibin A, một hormon khác được sản sinh từ rau thai  Estriol, là estrogen được sản sinh từ cả thai nhi và rau thai  Tùy theo số lượng xét nghiệm, việc kết hợp này được gọi là sàng lọc 3-4 lần. Ngoài kiểm tra dị tật ống thần kinh, xem xét thêm các chất này có thể giúp bác sĩ xác định liệu có bất thường nhiễm sắc thể không. Siêu âm Nếu xét nghiệm máu có nồng độ AFP cao, bác sĩ có thể gợi ý kiểm tra siêu âm để xác định nguyên nhân. Xét nghiệm siêu âm phổ biến nhất đẩy sóng âm thanh tần số cao ra khỏi mô trong cơ thể tạo các hình ảnh đen và trắng trên màn hình video nhỏ. Sự hình thành các hình ảnh này có thể chứng minh xem có đa thai hay không và có thể xác định được tuổi thai là 2 yếu tố
  9. có thể làm tăng nồng độ AFP. Siêu âm cải tiến cũng có thể phát hiện các dấu hiệu của nứt đốt sống, như cột sống hở hoặc các đặc điểm đặc trưng ở não trẻ bị nứt đốt sống. Siêu âm được thực hiện tại một trung tâm chu sinh sẽ phát hiện được trên 95% số trẻ nứt đốt sống khi nồng độ AFP cao đã làm tăng nghi ngờ của bác sĩ. Siêu âm là an toàn cho cả mẹ và con. Chọc ối Nếu xét nghiệm máu thấy nồng độ AFP trong máu bạn cao, bác sĩ có thể khuyên chọc ối thêm ngoài siêu âm. Trong khi chọc ối, bác sĩ lấy các mẫu dịch từ túi ối bao quanh thai nhi. Phân tích cho biết nồng độ AFP trong dịch ối. Một lượng nhỏ AFP thường thấy trong dịch ối. Tuy nhiên, khi bị tật ống thần kinh hở, dịch ối chứa nhiều AFP vì da bao quanh xương sống trẻ bị tiêu và AFP lọt vào túi ối. Mặc dù chọc ối không cho biết mức độ trầm trọng của nứt đốt sống, khả năng thai nhi có dị tật ống thần kinh khi lượng AFP cao trong dịch ối và tất cả các nguyên nhân khác đều bị loại trừ. Xét nghiệm này không có nguy cơ cho sự phát triển thai nhi. Khoảng 1/200 phụ nữ có thai bị sẩy sau khi chọc ối. Biến chứng
  10. Đôi khi nứt đốt sống có thể gây tàn phế nhẹ. Thông thường, bệnh có thể gây tàn phế về thể chất và tâm thần nặng. Các yếu tố tác động tới mức độ nặng của các biến chứng bao gồm: Kích thước và vị trí dị tật ống thần kinh  Có da phủ vùng bị bệnh hay không  Liệu thần kinh tủy sống có lộ ra ngoài vùng bị bệnh của tủy  sống hay không Trẻ thoát vị tủy sống màng não có thể bị các rối loạn thể chất và thần kinh, bao gồm thiếu kiểm soát đường ruột và bàng quang bình thường và liệt chân một phần hoặc hoàn toàn. Trẻ em và người lớn bị dạng nứt đốt sống này có thể cần dùng nạng, khung đỡ hoặc xe lăn để giúp họ đi lại, t ùy thuộc vào kích thước khe hở và chăm sóc sau sinh. 70-90% số trẻ sinh ra bị thoát vị cột sống màng não cũng bị tích tụ dịch trong não (não úng thủy). Phần lớn trẻ bị thoát vị màng não cần đặt shunt – là phẫu thuật đặt 1 ống cho phép dẫn lưu dịch trong não vào bụng. Ống này có thể được đặt ngay sau khi sinh, trong khi phẫu thuật đóng túi ở lưng dưới, hoặc sau đó khi dịch tích tụ.
  11. Phần lớn trẻ sơ sinh bị thoát vị tủy sống màng não vẫn sống. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị viêm màng não. Viêm màng não có thể gây tổn thương não và có thể đe doạ tính mạng. Những rối loạn thêm có thể tăng khi trẻ bị nứt đốt sống lớn lên. Trẻ bị thoát vị tủy sống màng não có thể gặp trục trặc về đường học hành, bao gồm khó tập trung, rối loạn nhận thức ngôn ngữ và đọc, và khó học toán. Trẻ bị nứt đốt sống cũng có thể dị ứng nhựa, bệnh về da, viêm đường tiết niệu, rối loạn đường ruột, động kinh, trầm cảm, các rối loạn về xã hội và cảm xúc. Điều trị Điều trị nứt đốt sống tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nứt đốt sống ẩn không cần điều trị, trong khi thoát vị màng não cần phẫu thuật để đặt màng não về đúng vị trí và đóng kín khe hở ở cột sống. Phẫu thuật này thường thực hiện ngay sau khi sinh. Thoát vị cột sống màng não cũng cần phẫu thuật, thường trong vài giờ tới vài ngày sau khi sinh. Tiến hành phẫu thuật sớm có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng do thần kinh bị bộc lộ và cũng có thể giúp bảo vệ tủy sống khỏi bị chấn thương thêm. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa thần kinh đặt tủy sống và mô bị bộc lộ vào bên trong cơ thể và phủ cơ và da
  12. lên. Đôi khi, shunt để kiểm soát não úng thủy được đặt trong khi phẫu thuật tủy sống. Thỉnh thoảng, không cần thiết đặt shunt cho tới vài tuần hoặc vài tháng sau. Tuy nhiên, điều trị không kết thúc khi phẫu thuật lần đầu. Ở trẻ thoát vị tủy sống màng não, tổn thương thần kinh mất bù đã xuất hiện, và thường cần được tiếp tục theo dõi bởi một nhóm phẫu thuật viên, bác sĩ và các bác sĩ điều trị đầy kinh nghiệm. Liệt và các rối loạn bàng quang và đường ruột thường vẫn tồn tại, và điều trị những rối loạn này được bắt đầu sớm ngay sau khi sinh. Trẻ thoát vị cột sống màng não cũng có thể bắt đầu tập luyện để chuẩn bị cho chân đi bộ bằng khung đỡ hoặc nạng khi chúng lớn lên. Ngoài ra, trẻ thoát vị cột sống màng não có thể cần phẫu thuật thêm đối với các biến chứng khác nhau. Nhiều trẻ phải chịu tủy sống bị buộc - một bệnh mà tủy sống nổi lên thành sẹo kín và ít có thể phát triển hoàn hảo khi trẻ lớn lên. Việc “trói buộc” này có thể làm mất chức năng cơ ở chân, đường ruột hoặc bàng quang. Phẫu thuật có thể hạn chế mức độ tàn phế và cũng có thể hồi phục một số chức năng.
  13. Mổ đẻ cũng có thể là một phần trong điều trị nứt đốt sống. Vì nhiều trẻ nứt đốt sống bị dị tật trước khi sinh, các nhà nghiên cứu đã đánh giá phương pháp đẻ an toàn nhất đối với những trẻ này. Có một vài bằng chứng cho thấy mổ đẻ trước khi bắt đầu chuyển dạ có thể giảm được mức độ tổn thương thần kinh bị bộc lộ của đứa trẻ, vì vậy hiện nay nhiều chuyên gia khuyên mổ đẻ. Sinh con theo kế hoạch này có thêm những thuận lợi cho phép nhóm phẫu thuật thần kinh nhi khoa sẵn sàng can thiệp sớm sau khi sinh. Phẫu thuật trước khi sinh Các nhà khoa học đang nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật trước sinh đối với nứt đốt sống. Từ năm 1997, hơn 200 thai nhi đã được giải quyết thoát vị tủy sống màng não trong tử cung qua phẫu thuật mẹ-thai nhi mở. Trong thử nghiệm và thủ thuật gây tranh cãi này, chỉ được thực hiện ở một số ít bệnh viện, các phẫu thuật viên nâng tử cung của bà mẹ đang mang thai ra khỏi bụng và đặt nó lên trên bụng cô ấy, ở đây họ có thể rạch tử cung và chỉnh sửa tủy sống của thai nhi. Cuộc phẫu thuật được thực hiện vào tuần thứ 19-25 của thời kỳ mang thai. Những người đề xuất phẫu thuật thai nhi tin rằng chức năng thần kinh của đứa trẻ bị nứt đốt sống sẽ xấu đi trong quá trình mang thai, vì vậy có thể
  14. tốt hơn khi chỉnh sửa dị tật nứt đốt sống trong tử cung. Cho tới nay, những đứa trẻ được phẫu thuật thai nhi có chức năng não tốt hơn và nứt ít hơn, nhưng chức năng đường ruột và bàng quang của chúng dường như không cải thiện được. Và phẫu thuật này là một nguy cơ quan trọng gây tử vong cho thai nhi được sinh quá sớm. Phòng ngừa Acid folic (vitamin B9) đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Khi dùng ở dạng bổ sung ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai và trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, acid folic là m giảm tới 70% nguy cơ nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác. Điều quan trọng là dùng đủ acid folic trong chế độ ăn của bạn vào những tuần đầu của thời kỳ mang thai, trước khi đóng kin ống thần kinh. V ì nhiều phụ nữ không nhận ra rằng vào thời điểm này họ đang mang thai, the March of Dimes, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật đã khuyên tất cả phụ nữ ở tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400mcg acid folic hằng ngày. Viện Nghiên cứu Y học khuyên phụ nữ mang thai dùng 500mcg acid folic và phụ nữ đang cho con bú dùng 600mcg acid folic, nhưng những khuyến nghị này không với mục đích phòng tránh dị tật ống thần kinh. Cần phải tăng số
  15. lượng vì cơ thể bạn dùng thêm acid folic trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, ăn một chế độ ăn khỏe mạnh, bao gồm thực phẩm giàu folat - là một dạng tự nhiên của acid folic. Vitamin này có trong nhiều thực phẩm, bao gồm đậu khô, nước cam, sản phẩm từ lúa nguyên chất, và các rau màu xanh thẫm như câu bông cải xanh và rau bina. Tuy nhiên, cơ thể bạn không hấp thu folat dễ như hấp thu acid folic tổng hợp, và phần lớn mọi người không dùng đủ lượng folat khuyến nghị trong chế độ ăn đơn thuần, vì vậy việc bổ sung vitamin là cần thiết để phòng ngừa nứt đốt sống. Có thể acid folic cũng sẽ giúp giảm nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh khác, bao gồm sứt môi, hở hàm ếch và một vài dị tật tim bẩm sinh. Acid folic cũng có thể giúp bảo vệ chống lại một vài dạng ung thư và bệnh tim. Nếu bạn bị nứt đốt sống hoặc nếu con bạn bị nứt đốt sống, bạn cần bổ sung acid folic trước khi mang thai. Nếu bạn đang dùng các thuốc chống động kinh hoặc bị bệnh tiểu đường, bạn cũng có thể có lợi từ việc dùng liều cao vitamin B này. Trong những trường hợp này, liều acid folic được khuyến nghị có thể tới 4.000mcg trong 3 tháng trước khi thụ thai. Nếu bạn cho rằng cần tăng lượng acid folic, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều vitamin kê
  16. đơn. Không đơn giản là bổ sung nhiều vitamin vì lượng bổ sung các vitamin khác có thể có hại cho bạn và con bạn. Kỹ năng đối phó Trẻ sơ sinh bị bệnh phá hủy như nứt đốt sống đương nhiên có thể khiến cha mẹ có cảm giác buồn, tức giận, thất vọng, lo sợ và tuyệt vọng. Mặc dù, cùng với thời gian, nhiều gia đình dần dần thấy rằng những đứa trẻ bị nứt đốt sống có thể có cuộc sống tương đối nhanh nhẹn. Phần lớn trẻ nứt đốt sống có thể đi bộ ít nhất được một quãng ngắn, thường cần trợ giúp của khung đỡ, gậy hoặc nạng, mặc d ù chúng có thể cần xe lăn đối với quãng đường dài hơn. Dùng các thiết bị này có thể giúp đứa trẻ hồi phục cử động đã mất đi do bệnh và trở nên sống tự lập hơn. Nhiều trẻ nứt đốt sống có trí thông minh bình thường. Nhưng chúng có thể cần can thiệp giáo dục sớm với những rối loạn hiểu biết, và chúng có thể cần sự giúp đỡ thêm của giáo viên và cố vấn để thích nghi với trường học. Tàn phế thể chất do nứt đốt sống cũng có thể gây rối loạn cảm xúc và xã hội. Nhưng cần khuyến khích trẻ nứt đốt sống tham gia các hoạt động với bạn cùng lứa và để có cuộc sống tự lập, trong những hạn chế về thể chất và năng lực.
  17. Nếu con bạn bị nứt đốt sống, bạn có thể được lợi từ việc tìm kiếm một nhóm các bậc cha mẹ khác có liên quan tới bệnh. Có thể có lợi từ việc nói chuyện với nhau để hiểu biết những thách thức khi sống với nứt đốt sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0