intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ợ Chua - Heart Burn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gastroesophageal reflux (GERD) là chứng ợ chua, chất lỏng hay nước chua dội ngược từ bao tử lên thực quản. Người Mỹ thường than phiền bị heartburn. Trước đây người ta nghĩ là người Á Đông ít bị GERD hơn người Mỹ hay dân Âu Châu. Có người cho rằng do tính chất di truyền. Nhưng bây giờ thì dân Á Động càng ngày càng bị GERD nhiều hơn. Một số nghiên cứu cho rằng lối sống người Á Đông bây giờ thay đổi hơn. Chúng tôi gặp bệnh nhân người Mỹ gốc Việt thường xuyên than phiền GERD....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ợ Chua - Heart Burn

  1. Ợ Chua - Heart Burn Gastroesophageal reflux (GERD) là chứng ợ chua, chất lỏng hay nước chua dội ngược từ bao tử lên thực quản. Người Mỹ thường than phiền bị heartburn. Trước đây người ta nghĩ là người Á Đông ít bị GERD hơn người Mỹ hay dân Âu Châu. Có người cho rằng do tính chất di truyền. Nhưng bây giờ thì dân Á Động càng ngày càng bị GERD nhiều hơn. Một số nghiên cứu cho rằng lối sống người Á Đông bây giờ thay đổi hơn. Chúng tôi gặp bệnh nhân người Mỹ gốc Việt thường xuyên than phiền GERD. Ngay cả bệnh nhân không tơí khám bệnh vì GERD, nhưng nếu hỏi kỹ tiểu sử bệnh lý, thì tỉ số GERD có vẻ cao hơn dự đóan. Nếu bệnh nhân đích thực bị GERD thì người Á Đông có những yếu tố bệnh lý giống như người tây phương. Thí dụ, dội ngược chất chua do chức năng bắp thịt (valve) phần dưới thực quản suy yếu, viêm ống thực quản, sức co thắt ống thực quản suy yếu, nhu động kém (chalasia), chất chua dội ngược vì bệnh lý, hay do thoát vị khe (hiatal hernia).
  2. Chưa rõ có liên hệ gì giữa nhiễm vi trùng H. Pylori và GERD. Mập hay đồ ăn nhiều chất mỡ có thể là một trong những nguyên nhân chất chua dội ngược thực quản của người Á Châu. Người bị hôi chứng này phải tránh ăn uống đồ chua, cay, rượu, thuốc lá, cà phê, chocolate, v…v… Cao calcium trong máu (tăng cao gastrin và tăng cao chất chua), bệnh scleroderma hay systemic scleroderma (đọng cao mô collagen), có thể gây GERD, nhưng hiếm. Khi nghi là bị heartburn hay GERD mà thử thuốc PPI (Proton pump inhibitor, thuốc giảm chất chua acid tiết ra trong bao tử) trong một thời gian ngắn (một tháng chẳng hạn) mà không thuyên giảm, thì bác sĩ chuyên khoa bao tử và đường ruột thường nghĩ tơí nôi soi EGD (Esophago-gastro- duodenoscopy). Nôi soi giúp truy tầm một số nguyên nhân chính gây chứng dội ngược thực quản (GERD) như truy tầm bệnh Barett (tiền ung thư thực quản), viêm ống thực quản trầm trọng, nghi ngờ bị ung thư thực quản. Giúp thêm tìm hiểu viêm bao tử, GERD do hội chứng Zolliger-Ellison (gastrin ra nhiều quá). Bệnh nhân có triệu chứng tương tự như GERD nhưng là do lở loét bao tử hay tá tràng (duodenum). GERD có thể do sỏi trong túi mật giảm chất bilirubin, do đó giảm khả năng khử chất chua (bởi vậy đôi khi cần phải siêu âm túi mật). GERD cũng
  3. có thể do một số triệu chứng hay bệnh như viêm thanh quản, ho kinh niên, suyễn, xơ phổi, đau tai, suyễn hay lở thanh quản. Chẩn định GERD có thể dùng phương pháp khác như đo độ acid (pH, impedence, manometry) trong thực quản, nhưng chỉ thấy dùng trong các môi trường đại học chứ ít thấy trong việc hành nghề hàng ngày. Cũng ít người chụp hình ống thực quản nuốt chất phản quang barium (nhưng nếu nghi ngờ bị túi nang nằm giữa họng và ống thực quản, pharyngoesophageal diverticulum, thì bác sĩ sẽ gửi làm barium swallowing). Có nhiều tường trình cho biết thoát vị khe (hiatal hernia) liên hệ thiếu máu do thiếu chất sắt nhưng liên hệ giữa viêm ống thực quản (esophagitis) với thiếu máu do thiếu chất sắt chưa được biết rõ. Có nghiên cứu cho rằng vùng hẹp trong ống thực quản, gọi là esophageal webs, có thể bị viêm, dễ nhỉ máu và gây bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Theo tôi, những thí nghiệm cô đề cập là chỉ muốn biết bệnh nhân có bệnh gì khác ngoài hội chứng GERD, (hoặc đúng như Bs Nguyễn Văn Đích nói: thử chức năng gan thận trước khi cho thuốc để an toàn), chứ không thể dùng để định bệnh GERD.
  4. Bệnh nhân nên thăm khám trực tiếp bác sĩ chuyên môn bệnh bao tử và đường ruột. Bs Trần Mạnh Ngô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2