intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ổ đẻ cho thỏ

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

228
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qui cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, kích thước ngăn chuồng: Dài 50 – 60cm, rộng 45 – 55cm, cao 45-55cm, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ổ đẻ cho thỏ

  1. Ổ đẻ cho thỏ Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn 1. Chuồng nuôi: Qui cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, kích thước ngăn chuồng: Dài 50 – 60cm, rộng 45 – 55cm, cao 45-55cm, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao… Chuồng nuôi thỏ nên chia ra làm nhiều ngăn, thỏ ở ngăn này không chui sang ngăn kia được. Thỏ đực, cái sinh sản nhất thiết mỗi con một ngăn. Đối với thỏ thịt có thể nhốt 4 – 8 con/ngăn. Thỏ sau cai sữa có thể nhốt nhiều hơn 10 – 15 con/ngăn. Chuồng nuôi thỏ có thể làm 1 tầng hoặc 2 – 3 tầng, 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 –3 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân. Chuồng tầng nuôi được nhiều thỏ, thao tác chăn nuôi giảm, đi lại thuận tiện, năng suất lao động tăng, góp phần hạ giá thành sản phẩm thỏ giống, thỏ thịt và như vậy lợi nhuận sẽ cao. Chuồng nuôi thỏ có thể làm bằng mắt cáo 1cm2 hoặc song tre. Đáy chuồng có thể làm bằng lưới mắt cáo 1cm2 hoặc tre già (ít thấm phân, nước tiểu thỏ), nan to bằng ngón tay vót tròn, đóng như dát giường, nan cách nhau từ 8 – 15mm, dễ dàng vệ sinh, sát trùng. Như vậy, phân và rác lọt xuống dễ dàng, nhưng không làm lọt chân thỏ khi chạy nhảy hay bị què hoặc sây sát. Phía trên trần hoặc phía dưới có nắp đậy đóng, mở dễ dàng khi bắt thỏ. Chuồng nuôi thỏ là môi trường sống trực tiếp của thỏ hằng ngày, hằng năm, nếu không chuẩn bị tốt và đúng kỹ thuật thì sẽ gây thiệt hại kinh tế lớn. Có khi rắn, chuột chui vào bắt hết đàn thỏ sơ sinh hoặc đáy chuồng làm phân và nước tiểu đọng lại, không thoát, gây bệnh cho thỏ… 2. Ổ đẻ:
  2. Kích thước vừa phải, dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm, mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. 1 –2 ngày trước khi đẻ, thỏ mẹ sẽ vào ổ nhổ lông bụng trộn với đồ lót để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27- 28 ngày và lấy ra khi thỏ con trên 20 ngày. Chuồng nuôi thỏ phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa, quét dọn vệ sinh dễ dàng, cách xa chuồng heo, chuồng gà…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2